DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT

Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh


Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT

Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh


Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GĐĐC TRUNG TÍNWelcome to http://www.tuoitretrungtin.forum-viet.com GĐĐC TRUNG TÍN tỉnh BRVT CHUNG SỨC PHỤNG SỰ ĐẮP XÂY GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG VỮNG MẠNH
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
www.tuoitretrungtin.forum-viet.com CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU! địa chỉ: thánh thất TRUNG TÍN đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu website: http://www.thanhthattrungtin.com
trong quá trình sử dụng có mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến các bạn vui lòng liên hệ Administrators số điện thoại nóng :0978652249
dây là diễn đàn tôn giáo nên mấy mem spam mình sẽ ban nick nha
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Similar topics
    Tìm kiếm
     
     

    Display results as :
     
    Rechercher Advanced Search
    Poll
    Thống Kê
    Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm :: 1 Bot

    Không

    Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 16 người, vào ngày Wed Apr 17, 2024 10:47 am
    Admin Suri Ken
    trantuananh1991
    tonghopvltk1
    nguyendinhnhan
    Võ Minh Nguyệt
    XemDjjjj
    DQD
    chungnguyen
    wtzmogtnmf
    flower86
    chungnguyen nhắn với»Tất cả thành viên
    gửi vào lúc Wed Oct 19, 2011 9:41 pm ...
    :THONG BAO CHO CAC BAN TÂN SINH VIÊN: 6/11/2011 TẬP THỂ TU TẬP DINH TPHCM TỔ CHỨC LỄ CẦU NGUYỆN NHẬP HỌC, THÂN MỜI CÁC BẠN TÂN SINH VIÊN VỀ THAM DỰ LÚC 8H TẠI TT.TRUNG MINH ĐƯỜNG BÌNH THỚI QUẬN 11.
    trantuananh1991 nhắn vớiMAT THU HI
    gửi vào lúc Fri Oct 14, 2011 3:31 pm ...
    :MỘT SỐ MẬT MÃ THÔNG DỤNG
    1/ HỆ THỐNG THAY THẾ
    MẬT MÃ DÙNG CHỮ THAY CHỮ DẠNG CHUẨN:
    ( còn gọi là mật mã Caesar )
    Giải mật thư: SGZHR AHMGE Chìa khóa: H = i
    Giải:
    + Lập bảng tra:
    A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
    B c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z a
    + Dùng bảng tra vừa thành lập đối chiếu từng ký …
    trantuananh1991 nhắn với»Tất cả thành viên
    gửi vào lúc Fri Oct 14, 2011 3:25 pm ...
    :CHIEU THU 7 VA CHU NHAT GAN NGAY RAM THANG 10 CO ANH EM NAO RANH MOI VAO LIEN HOA CUU CUNG CONG LAM QUA
    chungnguyen nhắn với»Tất cả thành viên
    gửi vào lúc Tue Aug 09, 2011 4:21 pm ...
    :NGÀY 13/8/2011 TỔ CHỨC SINH NHẬT TRÒN 18 TUỔI CHO THANH ĐOÀN CHƠN KHAI, BẮT ĐẦU LÚC 19H, KÍNH MỜI QUÝ ANH CHỊ EM VỀ THAM DỰ. THÂN CHÀO!
    HỖ TRỢ XÂY DỰNG WEBSITE
    Thu vien Java

    eCHIP

    Thư viện Java

    Dịch vụ thiết kế web miễn phí

    Thiết kế
    Chủ đề web
    Email của bạn
    *Nội dung*
    Đường dẫn Tựa đề
    Thêm vào



    Đây là đoạn mã nguồn trang web của bạn. Hãy tìm một Domain+Host để đưa nó lên mạng
    Suri Ken hân hạnh đồng hành cùng các bạn. cùng nhau học tập các bạn nhé!
    Thanh Sinh: NGuyễn Đình Thảo




    Share
     

     kynang cap guu

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
    Tác giảThông điệp
    trantuananh1991



    Tổng số bài gửi : 76
    Points : 222
    Reputation : 0
    Join date : 13/05/2011
    Age : 33
    Đến từ : trungtin

    kynang cap guu Empty
    Bài gửiTiêu đề: kynang cap guu   kynang cap guu I_icon_minitimeMon Oct 10, 2011 8:49 pm

    Kỹ năng sơ cấp cứu
    Định nghĩa: Sơ cấp cứu là dùng phương tiện tại chỗ với những kỹ thuật, kiến thức đã được trang bị trước để giúp đỡ nạn nhân có hiệu qủa và chuyển đến trạm y tế hay bệnh viện gần nhất.

    A. CÁCH XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG THÔNG THƯỜNG
    1. SAY NẮNG
    Triệu chứng: Da đỏ, rất nóng và khô. Nhức đầu, khó chịu, chóng mặt, mệt, đau lưng.Nôn mửa, xây xẩm mặt mày, khó thở. Cuối cùng là hôn mê, trụy mạch nếu không được cứu chữa. Thân nhiệt cao: 40 – 41 độ C. Đôi khi trên 42 độ C, lúc này người bị nạn có thể bất tỉnh.
    Xử trí:
    - Đưa nạn nhân đến chỗ râm mát. Đặt nằm, đầu hơi cao, cởi quần áo. Quạt cho nạn nhân. Chườm lạnh bằng khăn ở đầu (trán, gáy), ở ngực, bụng và hai đùi. Cho uống nhiều nước lạnh có pha nước muối (nửa thìa cà phê cho 1 lít nước). Chuyển nạn nhân đến bệnh viện, không đắp chăn. Tiếp tục chườm lạnh.

    2. SAY NÓNG:
    Khái niệm: Là hiện tượng trúng nóng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc một nhiệt độ quá cao như trong hầm lò, một số nguyên nhân thuận lợi nhất định như gắng sức, đau ốm, ẩm ướt. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hống ngoại.
    Nguyên nhân:
    - Nhiệt độ môi trường tăng quá cao: nông dân làm việc ngoài trời, binh lính tập trận, khách du lịch.
    - Trẻ em cảm sốt nhẹ được bố mẹ chăm sóc không đúng qui cách: đóng kín cửa, chùm chăn kín mít...
    Triệu chứng: Mới đầu: vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa. Sau đó: chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít. Sốt cao có khi lên tới 42. Da niêm mạc khô kèm theo trụy mạch, tình trạng người bệnh li bì, giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, co giật.
    Xử trí chung
    - Hạ thân nhiệt xuống dần từng bước, càng sớm càng tốt: đặt nạn nhân nằm chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo, cho uống nước lạnh có muối. Chườm lạnh bằng nước đá khắp người, ở đầu thì chườm trán và gáy. Hoặc phun nước lạnh vào người bệnh (tránh phun vào mũi, miệng). Nếu chườm lạnh phải liên tục thay khăn, nhúng lại vào nước lạnh.
    - Theo dõi đến khi thân nhiệt hạ xuống đến 380 đưa bệnh nhân vào nằm nghỉ chỗ mát.
    Trưòng hợp nặng hơn phải đưa bệnh nhân đến tuyến y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
    Phòng bệnh
    - Khi lao động ngoài trời phải đội mũ nón. Khi đi cấy phải tìm cách tránh cho ánh nắng mặt trời chiếu vào gáy. Khi khát phải uống nhiều nước co pha muối, mỗi giờ phải uống một lượng muối chừng một nhúm.

    3. ONG ĐỐT
    Triệu chứng: Đau nhức kịch liệt, sưng tấy đỏ, nóng sốt cao độ, lợm giọng, nôn mửa, lòng bồn chồn hay kích động; nặng hơn có thể bị hôn mê hoặc tử vong.
    Xử lý: Tìm cách gắp ngòi và túi độc của ong. Có thể rửa bằng một trong những loại nước sau: Nước xà phòng, dung dịch Amoniac, nước vôi hoặc không có thì nước sạch cũng được. Tán nhỏ Aspirin và rắc lên nơi bị chích để giảm đau. Nếu là ong vàng thì rửa bằng giấm hoặc hành tươi.

    4. SỐT CAO
    Triệu chứng:Sốt cao có nhiều nguyên nhân, nhưng bản thân sốt cao trên 39 độ C có thễ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
    Xử trí:
    - Đối với trẻ nhỏ, cởi hết quần áo, mũ trên người đứa trẻ.
    - Ở người lớn chỉ cho mặc quần lót.
    - Chườm khăn, nước lạnh hoặc nước mát lên đầu, ngực, bụng, đùi, háng và sau gáy – khi hết lạnh, thay khăn khác. Quạt cho người bệnh. Chỉ ngừng khi nhiệt độ hạ xuống dưới 38 độ C. Cho uống nhiều nước lạnh, nước trái cây.
    Nếu sốt cao qúa 40 độ C có thể xuất hiện co giật. Phải chườm lạnh tích cực hơn.
    - Khi đỡ sốt, mời bác sĩ khám để tìm nguyên nhân.
    - Không được cho uống Aspirin nếu bệnh nhân hay đau vùng dạ dày (bụng trên).

    5. CHẢY MÁU CAM
    Xử trí: Ngồi yên, không khịt mũi, khạc nhổ, không nuốt máu. Bóp chặt hai cánh mũi bằng hai ngón tay trong 10 phút cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu vẫn chảy, làm một nút bông gòn dài thấm bông vào một nửa ống Adrenalin rồi nút vào lỗ mũi, để thò đầu bông ra ngoài.
    - Tiếp tục bóp chặt mũi.Vài giờ sau, bỏ tay ra kiểm tra xem máu còn chảy không?
    - Ở người nhiều tuổi, máu thường chảy ở lỗ mũi sau, khó cầm, cho nạn nhân cúi đầu về phía trước, ngậm một hăn tay mùi xoa đã gấp nhỏ, không được nuốt.
    - Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

    B. CÁC CÁCH BĂNG CỨU THƯƠNG CƠ BẢN:
    1. Bǎng cuộn: Bǎng cuộn là loại bǎng thường dùng để giữ vật liệu bǎng tại chỗ thường áp dụng bǎng ép để chặn đứng sự chảy máu, hạn chế cử động, cố định trong trường hợp gãy xương.
    - Bǎng cuộn được làm bằng vải, vải thô, vải thưa, len hay vải thun
    - Bǎng thun là loại bǎng tốt nhất dùng để bǎng nén ép cầm máu, giữ vật liệu bǎng đó tại chỗ không bị xê dịch nhờ tính chất co giãn của nó.
    - Bǎng cuộn có nhiều loại và nhiều cỡ, tùy theo vị trí tổn thương của cơ thể mà dùng các loại bǎng thích hợp.
    + Bǎng gạc mịn: Thích hợp với cơ thể trẻ em
    + Bǎng vải: Dùng để bǎng ép cố định và nâng đỡ
    + Bǎng thun: Là loại tốt nhất để bǎng ép
    + Bǎng Esmarch: Bằng cao su dùng trong phòng mổ khi phẫu thuật cắt đoạn chi.
    Một cuộn bǎng gồm có 3 phần:
    + Đuôi bǎng: là phần chưa cuộn lại
    + Đầu bǎng: là phần lõi
    + Thân bǎng: phần đã cuộn chặt
    - Kích thước trung bình của cuộn bǎng dùng cho người lớn
    + Bǎng ngón tay: 2,5cm x 2m
    + Bǎng cẳng tay, bàn tay: 5cm x 3m
    + Bǎng cánh tay: 5-6cm x 6m
    + Chân: 7-8cm x 7m
    + Thân người: 10-15cm x 10m
    2. Bǎng dính: Dùng trong các trường hợp thuận tiện nhưng không có tác dụng ép chặt.
    3. Bǎng tam giác: Loại bǎng này đơn giản và nhanh chóng hơn bǎng cuộn, rất thích hợp cho các trường hợp cấp cứu.
    Thường dùng để nâng đỡ che chở chi trên hay giữ yên vật liệu bǎng bó ở
    đầu ở tay và ở chân.
    Giới thiệu về bǎng tam giác.
    a) Các phần của một bǎng tam giác.
    b) Cách gấp bǎng tam giác để dự phòng
    1. Gấp đôi, gấp 4 để bǎng tam giác nhỏ lại
    2. Xếp 2 đấu mút bǎng vào giữa
    3. Tiếp tục xếp 2 đầu vào giữa cho đến khi hoàn tất
    c) Cách gấp bǎng tam giác (khi cần để làm bǎng cột)
    * Bǎng gấp lớn dùng để bất động chi khi di chuyển hay cố định gãy xương.
    * Bǎng gấp nhỏ dùng để cố định khớp như cổ chân, cổ tay không có bǎng cuộn.
    d) Cách buộc nút an toàn (khi dùng bǎng tam giác)
    Khi kết thúc bǎng tam giác phải buộc nút an toàn. Có nhiều loại nút: nút quai chèo, nút nội trợ và nút dẹt.
    e) Cách làm nút dẹt.
    (1)- Mỗi tay nắm giữ một đầu mút của bǎng tam giác. Đưa đầu mút trái lên trên đầu mút phải rồi luồn xuống dưới.
    (2)- Đầu mút phải đưa lên trên đầu mút trái rồi luồn xuống dưới.
    (3)- Kéo 2 đầu mút bǎng tam giác bǎng tam giác thắt lại tạo thành mút an toàn.
    4. Bǎng xoáy ốc
    - Khởi đầu bằng bǎng vòng khóa.
    - Lǎn tròn cuộn bǎng trên bộ phận cần bǎng từ trái sang phải.
    - Đường sau chếch lên trên và song song với những đường bǎng trước. Đường sau chồng lên đường trước 1/2 hoặc 1/3 bề rộng cuộn bǎng.
    - Kết thúc với 2 vòng tròn và cố định.
    Dùng để bǎng những chỗ đều nhau và dài trên cơ thể như cánh tay, ngón tay, nửa người trên.
    5. Bǎng chữ nhân
    - Giống như bǎng xoáy ốc nhưng mỗi vòng đều gấp lại.
    - Bắt đầu mối bǎng bằng 2 vòng tròn quanh phần cơ thể cần bǎng bó.
    - Quấn 1 vòng xoáy.
    - Ngón cái tay trái đè lên chỗ định gấp giữ chặt vòng bǎng.
    - Nới dài cuộn bǎng khoảng 15cm.
    - Tay phải lật bǎng kéo xuống dưới và gấp lại.
    - - Sau đó quấn chặt chỗ bǎng, kết thúc với 2 vòng tròn và cố định.
    - Để ý các phần lật đều nhau và khoảng cách đều nhau, không để chỗ gấp trên vết thương hay trên chỗ xương lồi. Thường áp dụng bǎng những chỗ thon không đều như cẳng tay, cẳng chân.
    6. Bǎng số 8
    - Bắt đầu bằng bǎng vòng khóa
    - Các đường bǎng sau bǎng chéo và lần lượt thay đổi hướng lên và xuống mỗi lần cuốn vòng bǎng.
    - Vòng sau chồng lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3 làm thành hình số 8
    - Kết thúc bằng 2 vòng bǎng cố định

    KỸ THUẬT SƠ CẤP CỨU VẾT THƯƠNG





    Hai điều ghi nhớ:


    1. Tất cả vết thương đều nhiễm trùng: Vi trùng xâm nhập vào vết thương, có thể gây ra những hậu quả tai hại. Vì vậy tất cả những vết thương đều phải được săn sóc dù chỉ là một vết thương nhỏ.


    2. Vi trùng sinh sản rất nhanh: Vì thế các vết thương cần phải được săn sóc ngay càng sớm càng tốt.


    Như vậy, sự săn sóc đầu tiên của người cứu thương có tầm mức quan trọng cho việc bình phục vết thương sau này.


    Sự vô trùng: là tình trạng của một vật mà trên đó không có vi trùng. Thí dụ: dụng cụ y khoa đã được khử trùng bằng lò hấp. Người cứu thương khó thực hiện việc băng bó trong điều kiện hoàn toàn vô trùng. Tuy nhiên, càng sạch chừng nào càng tốt chừng nấy.


    Sự khử trùng là các phương pháp giết vi trùng. Vi trùng xâm nhập vào vết thương, thông thường bị tiêu diệt bằng các hóa chất gọi là chất sát trùng. Công hiệu của chất này hoàn hảo khi nào vết thương đã được rửa sạch cẩn thận.


    Hành động của người cứu thương sẽ tùy thuộc vào vết thương nặng hay nhẹ. Vết thương nhẹ là những vết thương trầy trụa, hay xây xát ngoài da. Ngoài ra các vết thương khác được xem là nặng.


    Cách săn sóc một vết thương:


    • Chuẩn bị vật dụng.


    • Rửa sạch hai tay.


    • Khử trùng dụng cụ.


    • Săn sóc vết thương.


    • Săn sóc vết thương do phỏng


    Người cứu thương phải thành thạo cách săn sóc một vết thương nhẹ, vì họ thường gặp nhất trong các tai nạn thường ngày.





    CHUẨN BỊ VẬT DỤNG


    1. 1 tấm vải dầy (cạnh 50x50cm) để trải ra khi làm việc cho sạch sẽ.


    2. Gạc 5x10cm đựng trong hộp hay trong bao kín đã khử trùng.


    3. Bông gòn thấm nước cắt thành từng ô để sẵn trong hộp kim khí đã khử trùng.


    4. Bông gòn không thấm nước đã khử trùng và còn nguyên trong bao, khi cần dùng sẽ cắt theo ý muốn.


    5. Một hộp kim khí đựng dụng cụ: 1 kéo đầu tròn, 2 kẹp.


    6. Thuốc sát trùng để rửa vết thương:


    7. Xà phòng nước.


    8. Dung dịch Dakin hay nước ôxy già, hai loại này rất dễ bay hơi.


    9. Thuốc đỏ.


    10. Cồn 900 (chỉ dùng để khử trùng dụng cụ)


    11. Băng keo dài bề ngang 2cm, hay băng cá nhân loại ở thân băng có sẵn thuốc sát trùng.


    12. Vài cuộn băng: chiều ngang 5,7 hay 10cm.


    13. Kim băng.





    RỬA SẠCH HAI TAY


    Cắt ngắn móng tay. Dùng bàn chải và xà phòng chà xát từ bàn tay đến khủy tay trong 10 phút rồi rửa sạch với nước và không được lau tay. Xoa hai tay với cồn 900 và để khô.





    KHỬ TRÙNG DỤNG CỤ


    Chỉ có 2 cách khử trùng tuyệt đối dụng cụ: đó là chưng và hấp khô dùng trong phẩu thuật. Tuy cách chỉ dưới đây không khử trùng tuyệt đối, nhưng cũng đủ dùng trong lúc cấp cứu: nấu sôi, đốt nóng, hay nhúng vào cồn.


    1. Đun sôi: phải đun sôi khoảng 20 phút.


    2. Đốt nóng: để dụng cụ vào trong một cái mâm kim loại (hay nắp hộp) với một ít cồn 900 rồi châm lửa. Chờ cho nguội lại rồi mới xử dụng.


    3. Nhúng dụng cụ và ngâm thường xuyên trong cồn 900.





    SĂN SÓC VẾT THƯƠNG


    1. Rửa vết thương từ trong ra ngoài, và chung quanh vết thương bằng thuốc sát trùng.


    2. a Cạo, cắt tóc, hay lông cho thật sạch.


    3. Lấy ngoại vật thấy rõ ra.


    4. Cắt bỏ da lòng thòng bằng kéo.


    5. Nếu vết thương chảy máu, ta đắp gạc có tẩm ôxy già.


    6. Khi vết thương đã sạch và khô, ta bôi thuốc sát trùng. Tránh dùng hỗn hợp nhiều loại thuốc, có thể gây phản ứng, nguy hiểm.


    7. Nếu có thể được, nên để trần vết thương. Những vết thương xây xát chút ít không nên băng lại. Ta chỉ băng vết thương bị chảy máu hay rỉ nước.


    8. Băng vết thương bằng cách đắp gạc rồi dùng băng keo dán lại. Nếu vết thương chảy máu hay cần che chở đầy đủ, ta đắp thêm một lớp bông gòn thấm nước rồi một lớp bông không thấm nước sau đó băng lại.


    9. Thay băng: Cách 3 hay 4 ngày ta thay băng một lần. Nếu vết thương chảy máu hay làm mủ, mỗi ngày ta thay băng 1 hay 2 lần. Lúc mở băng nên cẩn thận: nên thấm ôxy già hay Dakin trước rồi mới gỡ miếng gạc ra khỏi vết thương.


    10. Phải xem chừng vết thương: nếu vài hôm sau có dấu hiệu làm độc (đỏ, sưng, nhức, nóng) ta phải mời Y sĩ đến.





    Vết thương nặng là những vết thương:


    • Rộng (cần khâu lại).


    • Sâu (xuyên qua da thịt)..


    • Dính ngoại vật (đất, cát, mảnh kim loại…).


    • Bầm dập (mô bị dập nát là chỗ cho vi trùng sinh sống).


    • Phức tạp (gãy xương, xuất huyết).


    • Làm độc.


    • Ở nơi nguy hiểm (mặt, ngón tay, xoang).





    Cấp cứu khi đứng trước một vết thương nặng: Người cứu thương không được sờ mó vào vết thương nặng. Hành động của họ là tóm tắt trong ba công việc: Bao bọc, làm phiếu, tải thương. Chỉ có y sĩ mới có thẩm quyền săn sóc vết thương nặng.


    1. Bao bọc vết thương bằng vải thưa vô trùng, nếu có, hay vải sạch - Thực dụng nhất là băng cá nhân, băng này được làm sẵn để cấp cứu, (ngoài ra người cứu thương cần lưu ý để ngăn chận xuất huyết động mạch trầm trọng hay bó im xương gãy)


    2. Cài 1 tấm phiếu vào áo nạn nhân trong đó ghi tên họ nạn nhân, tính chất, giờ và độ khẩn của vết thương.


    3. Di chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện gần nhất, không được chần chờ, vì họ có thể chết vì kích xúc (chock) hay nhiễm trùng.





    Vài trường hợp đặc biệt:


    Người cứu thương phải biết hành động khi gặp trường hợp vết thương ở ngực hay ở bụng.


    I. Vết thương ngực:


    Nạn nhân bị vết thương ở trước ngực hay lưng có thể chết vì ngưng thở nếu người ta để đầu thấp. Sau khi băng kín vết thương, nạn nhân được tải thương theo tư thế nửa nằm, nửa ngồi hay nằm nghiêng về phía vết thương, đầu cao (xem phần thế nằm của nạn nhân)..


    Nếu vết thương thủng phổi (không khí ở phổi thoát ra bằng vết thương), ta phải bịt chỗ thủng ngay, bằng cách dùng nhiều miếng gạc (compresse) phủ vải hay nylon ở ngoài rồi dùng băng keo hay băng 3 đuôi giữ chặt. Nếu không có vật dụng ta có thể dùng khăn tay hay bàn tay giữ chặt lại.


    II. Vết thương ở bụng:


    Nếu lòi ruột ra ngoài, không nên tìm cách nhét vào. Bao bọc bằng vải sạch (không nên dùng compresse). Lúc tải thương để đầu nạn nhân thấp, chân co lên.


    Nếu dao vật nhọn, còn nằm tại chỗ, ta nên để nguyên, không được tìm cách lấy ra.


    NÊN NHỚ: Vết thương ở ngực và bụng thường hay gây ra nội xuất huyết.








    HIỂU BIẾT VÀ CHĂM SÓC CÁC VẾT PHỎNG


    Phỏng do nhiều nguyên-nhân:


    • Sức nóng (vật rắn, lỏng hay hơi rất nóng hoặc do sự bốc cháy).


    • Ánh nắng mặt trời.


    • Hóa chất (A-xít, ba-dờ…).


    • Điện.


    • Tia ngoại tuyến.





    Những sự cọ sát như mang giày chật cũng tạo ra những vết thương như phỏng.





    Thế nào là phỏng nặng: Một vết phỏng là nặng nếu: rộng lớn, hoặc sâu.


    Một vết phỏng dù nhỏ cũng được coi là nặng:


    • Khi ở vài nơi trên cơ-thể: nhiễm độc ở mông trẻ em, ở bàn tay những chỗ nếp gấp, ở mặt, hoặc ngộp thở dần dần bởi hít phải khí nóng làm cháy đường hô-hấp.


    • Khi bị bẩn.


    • Khi nạn-nhân yếu: Trẻ em, người già, người bệnh kinh niên (nghiện rượu, tiểu đường,...)





    Người ta phân biệt 3 độ phỏng như sau:


    • Phỏng độ 1: da bị đỏ, bị phỏng nắng.


    • Phỏng độ 2: da nổi lên một hay nhiều bong bóng nước.


    • Phỏng độ 3: da bị cháy hay gây tổn-thương tới lớp mỡ, thần kinh, bắp thịt, mạch máu hay xương.


    Phỏng độ 2 và 3 được kể là những vết thương. Sự nguy-hiểm là vì nhiễm độc. Vết phỏng nào cũng sạch (không có vi trùng) lúc xảy ra, nhưng sẽ bị nhiễm trùng rất nhanh nếu ta không cẩn thận. Người cứu thương không nên bôi thuốc hay pommade vào vết phỏng.


    Hậu quả toàn thể: đó là phỏng sẽ gây ra tình trạng sốc. Đối với người cứu-thương đầu tiên phải tránh làm tình trạng này trầm trọng hơn.


    Nạn nhân thường khát nước. Nếu họ không bị vết thương khác, hay ói mửa, người cứu thương có thể cho họ uống một ít nước ấm hay nước đường. Rượu tuyệt đối cấm.





    Cấp cứu người bị phỏng


    Người cứu thương phải phân biệt:


    • Phỏng thường (nhẹ) có thể trị tại chỗ.


    • Phỏng nặng: phải mang vào bệnh viện.





    1) Phỏng Nhẹ


    a) Vết phỏng độ 1 và nhỏ, thí dụ: vết đỏ vì nắng trên một diện tích nhỏ. Ta rắc bột khử trùng (Talc stérile) và nên canh chừng nạn-nhân trong 24 giờ đồng hồ.


    b) Vết-thương phỏng độ 2 rất nhỏ: bằng một đồng bạc chì, phỏng bởi đầu thuốc lá, vì đi giày chật.


    Vết phỏng dễ bị nhiễm trùng nếu ta làm bể mộng nước (bong bóng nước), ta nên bôi thuốc đỏ lên bong bóng nước và xung quanh, rồi dùng compresse vô trùng đắp lên.


    Nếu bong bóng nước đã bể, ta chữa như vết thương thường: rữa tay sạch, bôi thuốc đỏ, cắt những chỗ da cháy, bôi thuốc đỏ, đắp compresse rồi dán băng keo để tránh đụng chạm và làm bẩn vết thương.


    Sau 48 giờ, tháo băng ra, bôi thuốc đỏ và để trần vết thương.


    Nếu có dấu hiệu làm độc ta phải mời y sĩ.





    2) Phỏng Nặng


    Người cứu-thương hành động như đứng trước vết thương nặng:


    - Băng vô trùng, nếu được, hoặc bao bọc nạn nhân bằng vải sạch.


    - Khi di chuyển đến bệnh viện: quấn chăn, để nằm dài, đầu thấp.


    Khi nạn nhân chưa được quấn chăn, không nên sờ mó vào trên chỗ bị phỏng.


    Nếu quần áo cháy: cuốn nạn nhân bằng chăn hay lăn dưới đất. Tránh dùng bình cứu hỏa.


    Chỉ nên cởi quần áo nạn nhân trong hai trường hợp:


    - Quần áo đang thấm nước sôi (dội nước lạnh ngay, chỉ trong trường hợp này người ta không được cởi lớp vải cuối cùng, lớp tiếp xúc với da).


    - Quần áo hay quần áo lót bằng sợi tổng hợp tiếp tục cháy âm ỉ (nhiều khi không có ngọn lửa).


    Những chỗ hở: bàn tay bàn chân bị phỏng nước sôi; đổ nước lạnh ngay.


    Lưu ý: không bao được đổ nước lên chất hóa chất cháy (xăng, dầu hỏa, rượu) ta dập tắt bằng cát hay bình chữa lửa (cẩn thận tránh xịt vào mặt nạn nhân hay người khác)





    3) Phỏng Do Hóa Chất


    - Phỏng A-xít (acide sulfuric, clorhyric, nitric…): Rửa bằng nước xà bông (savon) hay nước pha bicarbonate de soude (1 muỗng biacarbonate de soude trong 1 lít nước)


    - Phỏng Ba-dờ (soude, potasse, vôi sống): ta rửa bằng nước dấm.


    Nói chung: dội ngay thật nhiều nước, băng vô trùng di chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất.

    Khi hóa chất văng vào mắt: rửa ngay bằng dòng nước cho chảy ngay vào mắt (được giữ cho mở ra) rồi đưa đến bác sĩ chuyên khoa mắt hay bệnh-viện.





    trích từ internet
    Trả Lời Với Trích Dẫn Promote to Article
    ________________________________________

    03-06-2008 01:48 PM #2
    ThachKhe Thành Viên Ưu Tú
    Thông tin
    Xem hồ sơ
    Gởi nhắn tin tới ThachKhe
    Tới trang web của ThachKhe
    Tìm bài gởi bởi ThachKhe
    Tham gia ngày
    Jan 2006
    Bài viết
    349

    Kính huynh Quang Hưng,

    Những kỹ thuật này (Sơ cấp cứu vết thương), tuy cũ nhưng vẫn còn mới, đôi khi nghĩ không cần thiết nhưng lại rất cần thiết.

    Ngày nay, khi ra đường thường hay gặp người bị tai nạn (như xe cộ), nếu chúng ta biết được kỹ thuật này thì thật có ích, chúng ta có thể cấp cứu kịp thời trước khi được đưa đi cấp cứu (có thể giảm thiểu nguy cơ tử vong).

    Nghe thì xa lạ nhưng đều có thể ứng dụng. Chắc các anh chị em ở các Hội thánh khác cũng đang quan tâm vì lợi ích này.

    Mong được đón nhận nhiều bài viết tham khảo như vậy.

    Xin cảm ơn!
    Trả Lời Với Trích Dẫn Promote to Article
    ________________________________________

    09-06-2008 03:43 AM #3
    Thiện Minh Thành Viên Tích Cực
    Thông tin
    Xem hồ sơ
    Gởi nhắn tin tới Thiện Minh
    Tìm bài gởi bởi Thiện Minh
    Tham gia ngày
    Mar 2008
    Bài viết
    48

    Kính cùng Anh Chị Em,

    Rất cám ơn bài viết của Huynh Quang Hưng đã giúp ích chúng ta trong cuộc sống,nay mạo muội bổ sung thêm vài ý nhỏ trong phần sơ cấp cứu

    Chấn thương cột sống - tủy sống là lọai bệnh lý nguy hiểm vì gây hậu quả nặng nề,tàn phế hoặc tử vong cao ,chi phí đều trị rất tốn kém...Đặc biệt những thương tổn thứ phát tức là những di chứng xảy ra sau tai nạn thường rất nguy hiểm trong đó sớm nhất có thể kể đến đó là sơ cấp cứu không đúng cách làm tổn thương tủy sống

    SƠ CỨU BAN ĐẦU TẠI NƠI XẢY TAI NẠN (trước khi chuyển viện)

    1.Bất động :

    Lăn tròn bệnh nhân khi di chuyển

    Đặt BN trên tấm ván

    Chèn 2 túi cát 2 bên đầu BN

    Có thể mang nẹp cổ cứng

    Lưu ý :Tháo nón bảo hiểm phải đúng cách,sơ cứu tùy thư thế,vị trí chấn thương

    2.Duy trì huyết áp :

    Nâng huyết áp nếu có tụt huyết áp (Nếu có chỉ định của BS)

    Bù dịch cho bệnh nhân (nếu được)

    Mặc quần áo chống sốc

    3.Duy trì Oxy và sự thông khí



    Trả Lời Với Trích Dẫn Promote to Article
    ________________________________________

    10-06-2008 01:32 AM #4
    Quang Hung Thành Viên Tích Cực
    Thông tin
    Xem hồ sơ
    Gởi nhắn tin tới Quang Hung
    Tìm bài gởi bởi Quang Hung
    Tham gia ngày
    Mar 2006
    Bài viết
    43

    chào cả nhà!!!

    rất cám ơn sự quan tâm của các ACE đến các bài viết tài liệu tham khảo của mình

    cám ơn thiện minh đã bổ sung thêm phần sơ cứu và rất mong AC E bổ sung thêm tài liệu liên quan để diễn đàn đầy đủ hơn cũng như góp ý những ý tưởng hay khuyết đểm cần sửa chữa

    chào phụng sự!
    Trả Lời Với Trích Dẫn Promote to Article
    ________________________________________

    01-07-2008 09:59 AM #5
    Thiện Minh Thành Viên Tích Cực
    Thông tin
    Xem hồ sơ
    Gởi nhắn tin tới Thiện Minh
    Tìm bài gởi bởi Thiện Minh
    Tham gia ngày
    Mar 2008
    Bài viết
    48

    Sơ cứu nạn nhân gãy xương
    Nếu gãy xương do chấn thương nên gọi ngay cấp cứu. Bạn cũng nên gọi cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:

    - Nếu nạn nhân không đáp ứng, không thở hoặc không cử động, thực hiện hô hấp nhân tạo nếu không thấy nạn nhân thở hoặc không có nhịp tim.







    - Chảy máu nhiều

    - Ấn nhẹ hoặc cử động cũng gây đau

    - Biến dạng chi hoặc khớp

    - Xương chọc ra da

    - Đầu chi có cảm giác châm chích, tái nhợt

    - Bạn nghi ngờ gãy xương vùng cổ, vùng đầu, hoặc vùng lưng

    - Bạn nghi ngờ gãy xương vùng háng, vùng chậu, chi trên…

    Sơ cứu ngay trong khi chờ đợi đội cấp cứu tới:

    • Cầm máu

    • Bất động vùng gãy xương bằng nẹp

    • Chườm lạnh vùng gãy xương

    • Điều trị sốc: nếu nạn nhân ngất hoặc thở nhanh nông, cho nạn nhân nằm đầu thấp hơn thân mình và nếu có thể được nên chân kê cao.
    1. CẦN BIẾT KHI SƠ CỨU NẠN NHÂN

    TTO - Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta gặp phải trường hợp nạn nhân bị chấn thương hoặc bị ngưng thở, ngưng tim vì một lý do nào đó. Trước khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến, bạn có thể duy trì sự sống cho nạn nhân hay giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu.

    HÔ HẤP NHÂN TẠO

    Hô hấp nhân tạo là động tác sơ cứu nhằm cung cấp oxy cho não và các cơ quan quan trọng khác trong khi chờ đợi sự điều trị tích cực từ đội cấp cứu chuyên nghiệp.

    Não sẽ chết sau năm phút thiếu oxy, do vậy động tác này là rất quan trọng nếu được thực hiện sớm nhằm tránh tình trạng thiếu máu nuôi não.

    Bạn cần xác định nạn nhân tỉnh hay mê bằng cách lay gọi, hỏi thật to. Nếu nạn nhân mê bạn gọi ngay cấp cứu hoặc nhờ ai đó gọi. Nhưng nếu bạn chỉ có một mình và nạn nhân từ 1-8 tuổi thì nên thực hiện hô hấp nhân tạo trong hai phút trước khi gọi cấp cứu.

    Bạn thực hiện các bước ABC sau:

    Airway (thông đường thở): đặt nạn nhân trên nền cứng, quì cạnh cổ và vai bệnh nhân. Mở đường thở của nạn nhân bằng thủ thuật ngửa đầu nâng cằm. Kiểm tra bệnh nhân có thở bằng cách nghe hơi thở, nhìn lồng ngực di động. Nếu nạn nhân không thở thực hiện ngay giúp thở miệng - miệng hoặc miệng - mũi.

    Breathing (thở): giúp thở miệng - mũi. Thực hiện cái đầu tiên và nhìn xem lồng ngực bệnh nhân có phồng lên? Nếu không thực hiện tiếp cái thứ hai sau khi mở đường thở bằng thủ thuật ngửa đầu và nâng cằm. Sau đó thực hiện ép ngực.

    Circulation (giúp máu lưu thông): ấn ngực đi xuống 3,8-5cm (1.5 -2 inches). Ấn hai lần/giây hoặc 100 lần/phút. Khi bạn làm động tác này sẽ giúp tim bơm máu đi để đưa máu đến não và các cơ quan quan trọng khác.

    Sau 30 lần ấn ngực bạn làm thủ thuật ngửa đầu, nâng cằm bệnh nhân để thổi hơi. Thổi hai hơi liên tiếp. Bịt mũi nạn nhân, thổi một hơi trong một giây, xem lồng ngực có phồng lên? Nếu có, thổi tiếp hơi thứ hai, nếu không ngửa đầu nạn nhân và thổi hơi thứ hai. Mỗi chu kì gồm 30 lần ấn ngực và hai lần thổi hơi.

    Nếu sau hai phút nạn nhân vẫn không cử động bạn nên tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho đến khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến.
    1. Sơ cứu bỏng

    - Đặt nạn nhân nằm trên tấm drap sạch, chỗ bị bỏng ở phía trên. Nếu trẻ đang bị cháy, dập tắt lửa càng mau càng tốt:

    - Hắt nước lên người trẻ để dập tắt ngọn lửa nếu có sẵn xô nước.

    - Chụp kín trẻ bằng tấm vải hay mền (không dùng nilông vì sẽ cháy) và lăn trên nền đất, làm như vậy sẽ hạn chế oxy gặp lửa nên lửa sẽ tắt.

    - Cởi bỏ quần áo bị cháy, bị dính hóa chất, nước nóng…

    - Làm mát ngay vùng bị bỏng để không cho nhiệt gây tổn thương thêm da bằng cách giội nước lạnh lên vết thương liên tục khoảng 10 phút.

    - Đắp lên vết bỏng bằng băng, gạc hoặc vải sạch không có lông tơ để tránh nhiễm trùng. Nếu không có sẵn băng gạc, bạn có thể dùng túi nhựa bao vùng bị bỏng ở tay chân lại.

    - Nếu vết bỏng rộng và trẻ không nôn mửa, hãy cho trẻ uống nước để thay thế phần dịch mất qua vết bỏng.

    - Nếu vết bỏng nhỏ, bỏng nông độ 1, luôn quan sát vết bỏng ít nhất 24-48 giờ để phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng: đỏ, sưng, đau. Nếu có thì nên đến cơ sở y tế.

    - Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu nguy hiểm như: ngất xỉu, bất tỉnh, tay chân lạnh, khó thở; bỏng diện rộng trên 1/10 diện tích cơ thể, bỏng sâu hoặc bỏng vùng mặt vì nạn nhân có thể bị mất một lượng lớn dịch tiết qua vết bỏng gây thiếu dịch đưa đến sốc bỏng.

    Chú ý:

    - Khi bị bỏng ở vùng mặt, trong miệng thường gây sưng, nghẽn đường thở làm khó thở, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

    Những điều nên làm:

    - Trấn an nạn nhân

    - Làm nguội vết bỏng và giảm đau cho nạn nhân

    - Hô hấp nhân tạo nếu cần thiết

    - Hạn chế khả năng nhiễm trùng

    - Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế

    Những việc cần tránh:

    - Đừng bóc đi phần da chết hoặc làm bể các vết bỏng bọng nước do bỏng gây nên vì có thể gây nhiễm trùng vết bỏng.

    - Đừng dùng đá lạnh hoặc bôi bất cứ thuốc pommade hay mỡ, hóa chất nào lên vết bỏng.

    - Không dùng các loại băng bằng bông có lông tơ mịn hoặc các băng dính dán lên vùng bị bỏng.

    Phòng ngừa bỏng:

    KHÔNG:

    . Dùng loại bình gas nhỏ (bếp gas mini)

    . Châm thêm dầu, alcool khi đang cháy

    . Chơi lửa, gần bếp, đống un khói

    . Ðể bình thủy, nồi nước sôi… , chai hóa chất trong tầm với của trẻ

    Điện giật

    Cách sơ cứu:

    - Ngắt dòng điện bằng cách rút dây điện hoặc ngắt cầu chì.

    - Nếu không thể ngắt được dòng điện, dùng vật không dẫn điện như chổi, ghế, tấm drap hay thảm chùi chân để đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

    - Nếu nạn nhân bất tỉnh, nhanh chóng kiểm tra nhịp thở, mạch đập của nạn nhân, nếu ngưng thở ngưng tim thì gọi ngay cấp cứu và tiến hành hô hấp nhân tạo.

    - Nếu có vết bỏng do điện: cởi bỏ quần áo và rửa vùng bị bỏng dưới vòi nước lạnh cho tới khi cơn đau dịu xuống rồi băng lại bằng băng, gạc không có lông tơ.

    - Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế

    Chú ý:

    - Trong trường hợp điện cao thế hoặc trung thế: không đến gần nạn nhân cho tới khi biết chắc nguồn điện đã bị ngắt. Đứng cách xa ít nhất 18m và không cho những người đứng xem lại gần.

    - Dấu hiệu đưa đi bệnh viện:

    . Bất tỉnh, chóng mặt

    . Khó thở

    . Vết bỏng do điện sâu.

    Những việc cần tránh

    - Chạm tay trực tiếp kéo nạn nhân ra trong khi nguồn điện chưa bị ngắt.

    - Nếu có vết bỏng:

    . Đừng bóc đi phần da chết hoặc làm bể các vết bỏng giộp.

    . Đừng dùng đá lạnh, kem đánh răng hoặc mỡ bôi vào vết bỏng.

    Phòng ngừa

    . An toàn mắc điện

    . An toàn sử dụng điện: giày dép khô, bút điện...

    . Không để dụng cụ điện, ổ cắm ngang tầm tay trẻ.

    . Bịt kín các ổ điện khi không sử dụng.
    Cách cầm máu trong sơ cấp cứu
    Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể bị các vết thương gây chảy máu ít, nhiều, nếu là vết thương đứt mạch máu lớn, có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy việc cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng để cứu sống bệnh nhân. Như vậy, kiến thức về cầm máu để tự cứu mình cứu người rất cần cho mỗi chúng ta.

    Cầm máu không đúng, càng gây nguy hiểm

    Khi có người bị thương chảy máu thì việc cầm máu vết thương để cứu bệnh nhân đòi hỏi phải hết sức khẩn trương, bởi nếu chậm bệnh nhân mất nhiều máu có thể bị sốc nặng hoặc tử vong. Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương. Người cấp cứu phải căn cứ từng vết thương và tính chất chảy máu ở vết thương mà chọn biện pháp cầm máu thích hợp, không làm một cách tùy tiện, hoặc sai kỹ thuật, nhất là khi đặt garô, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
    Các biện pháp cầm máu
    Để cầm máu chúng ta có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp sau đây:
    Ấn động mạch: dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch đoạn trên vết thương tính từ tim đến vết thương. Có thể dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn động mạch, tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn.
    Gấp chi tối đa, khi chi bị gấp, động mạch cũng bị gấp và các khối cơ bao quanh đè ép vào động mạch làm cho máu ngừng chảy, nhưng biện pháp gấp chi tối đa chỉ được áp dụng để cầm máu đối với những vết thương không có gãy xương kèm theo.
    Băng ép: dùng băng với các vòng băng siết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để cầm máu. Biện pháp này thích hợp với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn.
    Băng chèn: là băng ép nhưng có vật chèn lên các vị trí ấn động mạch, vật chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng gần vết thương càng tốt, sau đó băng cố định vật chèn bằng nhiều vòng băng siết tương đối chặt theo kiểu vòng tròn hoặc vòng số 8. Yêu cầu của băng chèn là: đặt vật chèn đúng trên đường đi của động mạch và các vòng băng cố định vật chèn phải siết tương đối chặt.
    Băng đút nút là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Biện pháp này thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vết thương vùng cổ, vùng chậu.
    Dùng kẹp để kẹp mạch máu, áp dụng đối với vết thương rộng, nông, kẹp mạch máu rồi để kẹp tại chỗ sau đó chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.
    Khâu mép vết thương, sau khi đã nhét gạc chặt vào vết thương, khâu ghì chặt mép vết thương lại.
    Đặt garô là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi. Các trường hợp cần đặt garô: vết thương cụt chi, hoặc chi bị đứt gần lìa; chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được; vết thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu nói trên mà không có kết quả; garô khi bị rắn độc cắn.
    Cách đặt garô: ấn động mạch ở phía trên vết thương để cầm máu. Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương, dùng vải hay gạc lót ở chỗ định đặt garô. Đặt garô và xoắn dần, bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương, nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. Cố định que xoắn, nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định. Băng ép vết thương. Garô phải để lộ ra ngoài, không để ống quần, tay áo hay băng che lấp garô. Chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện.
    Chú ý: Cứ 30 phút phải nới garô một lần, làm theo thứ tự: người phụ ấn động mạch ở phía trên garô, người chính nới dây garô từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt bệnh nhân, sự chảy máu ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi ở dưới garô. Nới garô từ 4 - 5 phút. Nếu thấy máu chảy mạnh ở vết thương thì phải ấn lại động mạch ở gốc chi. Nếu thấy sắc mặt bệnh nhân thay đổi đột ngột tím tái hoặc nhợt nhạt phải đặt garô lại ngay. Khi đặt lại dây garô, không đặt ở vết cũ mà nhích lên hoặc nhích xuống một ít để khỏi gây lằn da và thiếu máu kéo dài ở chỗ đặt garô. Khi nới garô mà không thấy chảy máu ở vết thương thì không cần thắt lại garô nữa, nhưng vẫn để dây garô tại chỗ và sẵn sàng thắt lại nếu vết thương lại chảy máu. Những trường hợp không nới garô gồm: chi đã bị hoại tử, đoạn chi dưới garô có dấu hiệu hoại tử, trường hợp bị rắn độc cắn.
    Nhìn vết thương phân biệt tính chất chảy máu
    Bạn có thể nhìn vào vết thương đang chảy máu để phân biệt 3 trường hợp: chảy máu mao mạch, chảy máu tĩnh mạch và chảy máu động mạch.
    Chảy máu mao mạch là máu chảy ra từ những mạch rất nhỏ, nên nhìn vết thương thấy máu chảy tràn ra chậm trên bề mặt vết thương và máu tự cầm sau một thời gian ngắn khoảng vài phút.
    Chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, không thành tia mạnh, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Nhưng phải chú ý đến trường hợp tổn thương các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch dưới đòn thì chảy máu ồ ạt nguy hiểm.
    Chảy máu động mạch, nhìn thấy máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập của tim, hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài như mạch nước đùn từ đáy giếng lên, hoặc nhìn thấy máu thấm ướt đầm ra băng và quần áo, máu màu đỏ tươi.
    Tuy nhiên trên thực tế, hiếm khi một vết thương chỉ có chảy máu đơn thuần mao mạch, tĩnh mạch hoặc động mạch mà thường phối hợp cả động mạch và tĩnh mạch bị tổn thương. Vì vậy, khi gặp một trường hợp chảy máu nhiều cần phải nhanh chóng xác định là chảy máu động mạch, tĩnh mạch hay phối hợp để nhanh chóng quyết định biện pháp cầm máu thích hợp.

    Tai nạn trong lao động, sinh hoạt thường xuyên xảy ra hàng ngày. Đối với các vết thương nhẹ gây chảy máu như đứt tay, bị cây que chọc vào, giẫm phải đinh, trầy xước, rách ra, tổn thương phần mềm,... người bị nạn hoặc người thân cũng cần bình tĩnh xử trí đúng cách để cầm máu và tránh vết thương bị nhiễm trùng.
    Cầm máu
    Trước tiên bạn cần nhanh chóng cầm máu bằng cách đè nhẹ lên vết thương bằng gạc sạch hoặc quần áo hoặc khăn sạch. Đè liên tục trong 20-30 phút. Không nên hé vết thương xem cầm máu hay chưa vì sẽ làm chảy máu trở lại do cục máu đông chưa kịp hình thành.

    Làm sạch vết thương
    Vết thương rách da thường dễ bị nhiễm bẩn do bụi đất, cát. Sau khi cầm máu cần rửa vết thương bằng nước sạch. Trước khi rửa vết thương nên rửa sạch tay bằng xà phòng. Nếu có dị vật còn sót trong vết thương thì dùng nhíp rửa đã bằng cồn lấy ra. Rửa nhiều nước sẽ tránh được nguy cơ uốn ván. Xung quanh vết thương có thể rửa bằng xà phòng.
    Sát trùng vết thương
    Sát trùng vết thương và vùng da xung quanh vết thương bằng dung dịch i-ốt hữu cơ( có bán ở hiệu thuốc) để loại bỏ vi khuẩn.
    .
    Băng vết thương
    Băng vết thương bằng băng gạc sạch đã tiệt trùng (có bán ở hiệu thuốc). Thay băng thường xuyên. khi băng cũ bị bẩn hoặc ướt.
    Tiêm phòng uốn ván
    Bạn nên đi tiêm phòng uốn ván vì cho dù là vết thương nhẹ vẫn có thể bị nhiễm vi trùng uốn ván, nhất là các vết thương do kim loại gỉ như đinh, thanh gang, sắt,...

    Cần lưu ý: Nếu sau khi sơ cứu mà vết thương bị tấy đỏ, sưng nề, đau nhiều, có thể vết thương đã bị nhiễm trùng. Khi đó bạn cần đến ngay cơ sở y tế kiểm tra và điều trị.
    Ngoài ra, trong tủ thuốc gia đình nên trang bị các vật dụng y tế cần thiết như bông gòn, băng, gạc sạch, cồn nước muối sinh lý, thuốc sát trùng để có thể sử dụng khi cần thiết.
    Xử trí như thế nào khi bị súc vật cắn?

    Côn trùng hay súc vật nói chung rất hiếm khi tấn công người ngoại trừ khi bị khiêu khích hay bị tấn công. Những vết thương do súc vật cắn có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, có thể gây bệnh uốn ván hoặc bệnh dại (chó, mèo).
    Những điều cần làm trong sơ cứu
    1. Cố gắng cầm máu
    2. Hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng
    3. Chăm sóc vết thương
    Cách sơ cứu
    - Nếu vết thương chảy máu, cầm máu ngay bằng cách ấn mạnh lên vết thương
    - Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước ấm.
    - Lau khô vết thương, dùng băng, gạc băng kỹ vết thương.
    - Đưa đến cơ sở y tế để chích ngừa uốn ván (VAT hay SAT: huyết thanh kháng uốn ván), khâu vết thương, hoặc chích ngừa dại nếu cần trong trường hợp bị chó mèo cắn
    - Theo dõi các dấu hiệu nghi ngờ vết thương nhiễm trùng như: đau nhức nhiều, sưng đỏ nhiều ở vết cắn, nổi hạch ở nách hoặc bẹn. Khi thấy các dấu hiệu này, nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
    Chú ý: Trong trường hợp bị chó mèo cắn, người bị nạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được hướng dẫn chích ngừa bệnh dại nếu cần và theo dõi con vật ít nhất trong vòng 15 ngày.
    Rắn độc cắn

    Lúc 12 giờ ngày 07/03/2010, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, tiếp nhận trường hợp em Ng. M. Ph..3 tuổi nam, ngụ ở Định Quán, Đồng Nai bị rắn cắn. Cách nhập viện 2 ngày, em đi chơi với anh trai dọc bờ ao có chất củi khô, thì bị rắn cắn ở mặt ngoài cẳng chân trái, gây chảy máu, sừng bầm, đau nhức. Người anh nghe tiếng em kêu khóc, phát hiện Ph. bị vết thương rắn cắn, nên chạy về báo gia đình, đưa cháu đi thầy lang, đắp thuốc nam. Tình trạng không cải thiện, em lơ mơ, gồng chi, nên đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại đây, ghi nhận em lơ mơ, vẻ mặt nhiễm độc, vết thương rắn cắn ở mặt trước trong cẳng chân trái, sưng bầm, hoại tử, đau nhức, sưng lan lên đến đùi và vùng bẹn cùng bên. Qua thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử, các bác sĩ nghi trẻ bị rắn hỗ mèo cắn. Em được điều trị bảo tồn, điều chỉnh rối loạn đông máu, dinh dưỡng, điều chỉnh nước điện giải kiềm toan, chăm sóc vết thương đặc biệt là điều trị oxy cao áp để giảm thiểu tổn thương hoại tử mô, cũng như hội chẩn ngoại khoa để cắt lọc vết thương hoại tử. Kết quả sau gần một tuần điều trị, tình trạng em cải thiện dần, vết thương rắn cắn bớt sưng, bớt đau, tỉnh táo, ăn uống được.
    Sau dây là cách sơ cứu khi bị rắn cắn
    • - Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ
    • - Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc
    • - Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước
    • - Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng
    • - Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
    Những việc nên tránh
    - Không nên garô phía trên vết thương vì có thể gây hoại tử chi
    - Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do hiện nay không thấy hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc
    Những điều nên làm
    - Trấn an nạn nhân để tránh nọc độc lan nhanh
    - Ngăn không cho nọc độc lan khắp cơ thể
    - Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế


    Ng. M. Ph..3 tuổi nam bị rắn hỗ mèo cắn ở cẳng chân trái, sưng, hoại tử , lan lên đùi bẹn, đau nhức
    cứu và phòng ngừa ong đốt, rắn cắn
    Mỗi năm, cứ vào dịp hè, khoa cấp cứu - Hồi sức, Bệnh viện Nhi Đồng 1 lại nhận không ít trường hợp tai nạn sinh hoạt liên quan đến học sinh như ong đốt, rắn cắn, ngạt nước, phỏng, điện giật.
    Trong đó, thống kê hàng năm cho thấy số trường hợp nhập viện cấp cứu vì ong đốt từ 30-50 trẻ, phần lớn có biểu hiện suy thận hoặc tổn thương đa cơ quan, 40-50 trường hợp rắn cắn có biểu hiện tổn thương viêm, xuất huyết, hoại tử tại chỗ và biểu hiện toàn thân như nhiễm độc, suy hô hấp, rối loạn đông máu.
    Sau đây là một số hướng dẫn cách sơ cứu và phòng ngừa tai nạn mùa hè ở học sinh:
    1. Vết thương do rắn cắn
    Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát như là một trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 6 giờ đầu. Đặc biệt khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
    Cách sơ cứu:
    - Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.
    - Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.
    - Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước.
    - Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng.
    - Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
    Những việc nên tránh:
    - Không nên garô phía trên vết thương vì có thể gây hoại tử chi.
    - Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do hiện nay không thấy việc này có hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.
    Những điều nên làm:
    - Trấn an nạn nhân để tránh nọc độc lan nhanh.
    - Ngăn không cho nọc độc lan khắp cơ thể.
    - Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
    Phòng ngừa
    - Mang giày cao ống và mặc quần dài phủ ra ngoài giày là cách tốt nhất khi đi trên cỏ rậm hoặc vùng có nhiều rắn.
    - Tìm hiểu các loại rắn độc, nhận dạng qua hình dạng và nơi sinh sống.
    - Phát hoang rộng xung quanh nhà.
    2. Ong đốt
    Cách sơ cứu
    - Hầu hết ong đốt đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da nạn nhân, ngoại trừ ong vò vẽ. Tốt nhất là lấy vòi chích bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
    - Rửa sạch vùng bị chích bằng xà bông và nước ấm.
    - Đắp băng lạnh lên vết cắn để giảm đau và giảm sưng.
    - Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu: Nổi mề đay, than mệt, tay chân lạnh, tiểu đỏ, tiểu ít, bị ong vò vẽ đốt trên 10 vết.
    Phòng ngừa
    - Giáo dục trẻ em, nhất là vào mùa hè, về tác hại của ong đốt cũng như không chọc phá tổ ong.
    - Phát quang các tổ ong trên cây xung quanh nhà.
    Hai điều ghi nhớ:

    1. Tất cả vết thương đều nhiễm trùng: Vi trùng xâm nhập vào vết thương, có thể gây ra những hậu quả tai hại. Vì vậy tất cả những vết thương đều phải được săn sóc dù chỉ là một vết thương nhỏ.

    2. Vi trùng sinh sản rất nhanh: Vì thế các vết thương cần phải được săn sóc ngay càng sớm càng tốt.

    Như vậy, sự săn sóc đầu tiên của người cứu thương có tầm mức quan trọng cho việc bình phục vết thương sau này.

    Sự vô trùng: là tình trạng của một vật mà trên đó không có vi trùng. Thí dụ: dụng cụ y khoa đã được khử trùng bằng lò hấp. Người cứu thương khó thực hiện việc băng bó trong điều kiện hoàn toàn vô trùng. Tuy nhiên, càng sạch chừng nào càng tốt chừng nấy.

    Sự khử trùng là các phương pháp giết vi trùng. Vi trùng xâm nhập vào vết thương, thông thường bị tiêu diệt bằng các hóa chất gọi là chất sát trùng. Công hiệu của chất này hoàn hảo khi nào vết thương đã được rửa sạch cẩn thận.

    Hành động của người cứu thương sẽ tùy thuộc vào vết thương nặng hay nhẹ. Vết thương nhẹ là những vết thương trầy trụa, hay xây xát ngoài da. Ngoài ra các vết thương khác được xem là nặng.

    Cách săn sóc một vết thương:

    • Chuẩn bị vật dụng.

    • Rửa sạch hai tay.

    • Khử trùng dụng cụ.

    • Săn sóc vết thương.

    • Phòng ngừa phong đòn gánh.

    • Săn sóc vết thương do phỏng

    Người cứu thương phải thành thạo cách săn sóc một vết thương nhẹ, vì họ thường gặp nhất trong các tai nạn thường ngày.



    CHUẨN BỊ VẬT DỤNG

    1. 1 tấm vải dầy (cạnh 50x50cm) để trải ra khi làm việc cho sạch sẽ.

    2. Gạc 5x10cm đựng trong hộp hay trong bao kín đã khử trùng.

    3. Bông gòn thấm nước cắt thành từng ô để sẵn trong hộp kim khí đã khử trùng.

    4. Bông gòn không thấm nước đã khử trùng và còn nguyên trong bao, khi cần dùng sẽ cắt theo ý muốn.

    5. Một hộp kim khí đựng dụng cụ: 1 kéo đầu tròn, 2 kẹp.

    6. Thuốc sát trùng để rửa vết thương:

    7. Xà phòng nước.

    8. Dung dịch Dakin hay nước ôxy già, hai loại này rất dễ bay hơi.

    9. Thuốc đỏ.

    10. Cồn 900 (chỉ dùng để khử trùng dụng cụ)

    11. Băng keo dài bề ngang 2cm, hay băng cá nhân loại ở thân băng có sẵn thuốc sát trùng.

    12. Vài cuộn băng: chiều ngang 5,7 hay 10cm.

    13. Kim băng.



    RỬA SẠCH HAI TAY

    Cắt ngắn móng tay. Dùng bàn chải và xà phòng chà xát từ bàn tay đến khủy tay trong 10 phút rồi rửa sạch với nước và không được lau tay. Xoa hai tay với cồn 900 và để khô.



    KHỬ TRÙNG DỤNG CỤ

    Chỉ có 2 cách khử trùng tuyệt đối dụng cụ: đó là chưng và hấp khô dùng trong phẩu thuật. Tuy cách chỉ dưới đây không khử trùng tuyệt đối, nhưng cũng đủ dùng trong lúc cấp cứu: nấu sôi, đốt nóng, hay nhúng vào cồn.

    1. Đun sôi: phải đun sôi khoảng 20 phút.

    2. Đốt nóng: để dụng cụ vào trong một cái mâm kim loại (hay nắp hộp) với một ít cồn 900 rồi châm lửa. Chờ cho nguội lại rồi mới xử dụng.

    3. Nhúng dụng cụ và ngâm thường xuyên trong cồn 900.



    SĂN SÓC VẾT THƯƠNG

    1. Rửa vết thương từ trong ra ngoài, và chung quanh vết thương bằng thuốc sát trùng.

    2. Cạo, cắt tóc, hay lông cho thật sạch.

    3. Lấy ngoại vật thấy rõ ra.

    4. Cắt bỏ da lòng thòng bằng kéo.

    5. Nếu vết thương chảy máu, ta đắp gạc có tẩm ôxy già.

    6. Khi vết thương đã sạch và khô, ta bôi thuốc sát trùng. Tránh dùng hỗn hợp nhiều loại thuốc, có thể gây phản ứng, nguy hiểm.

    7. Nếu có thể được, nên để trần vết thương. Những vết thương xây xát chút ít không nên băng lại. Ta chỉ băng vết thương bị chảy máu hay rỉ nước.

    8. Băng vết thương bằng cách đắp gạc rồi dùng băng keo dán lại. Nếu vết thương chảy máu hay cần che chở đầy đủ, ta đắp thêm một lớp bông gòn thấm nước rồi một lớp bông không thấm nước sau đó băng lại.

    9. Thay băng: Cách 3 hay 4 ngày ta thay băng một lần. Nếu vết thương chảy máu hay làm mủ, mỗi ngày ta thay băng 1 hay 2 lần. Lúc mở băng nên cẩn thận: nên thấm ôxy già hay Dakin trước rồi mới gỡ miếng gạc ra khỏi vết thương.

    10. Phải xem chừng vết thương: nếu vài hôm sau có dấu hiệu làm độc (đỏ, sưng, nhức, nóng) ta phải mời Y sĩ đến.



    Vết thương nặng là những vết thương:

    • Rộng (cần khâu lại).

    • Sâu (xuyên qua da thịt)..

    • Dính ngoại vật (đất, cát, mảnh kim loại…).

    • Bầm dập (mô bị dập nát là chỗ cho vi trùng sinh sống).

    • Phức tạp (gãy xương, xuất huyết).

    • Làm độc.

    • Ở nơi nguy hiểm (mặt, ngón tay, xoang).



    Cấp cứu khi đứng trước một vết thương nặng: Người cứu thương không được sờ mó vào vết thương nặng. Hành động của họ là tóm tắt trong ba công việc: Bao bọc, làm phiếu, tải thương. Chỉ có y sĩ mới có thẩm quyền săn sóc vết thương nặng.

    1. Bao bọc vết thương bằng vải thưa vô trùng, nếu có, hay vải sạch - Thực dụng nhất là băng cá nhân, băng này được làm sẵn để cấp cứu, (ngoài ra người cứu thương cần lưu ý để ngăn chận xuất huyết động mạch trầm trọng hay bó im xương gãy)

    2. Cài 1 tấm phiếu vào áo nạn nhân trong đó ghi tên họ nạn nhân, tính chất, giờ và độ khẩn của vết thương.

    3. Di chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện gần nhất, không được chần chờ, vì họ có thể chết vì kích xúc (chock) hay nhiễm trùng.



    Vài trường hợp đặc biệt:

    Người cứu thương phải biết hành động khi gặp trường hợp vết thương ở ngực hay ở bụng.

    I. Vết thương ngực:

    Nạn nhân bị vết thương ở trước ngực hay lưng có thể chết vì ngưng thở nếu người ta để đầu thấp. Sau khi băng kín vết thương, nạn nhân được tải thương theo tư thế nửa nằm, nửa ngồi hay nằm nghiêng về phía vết thương, đầu cao (xem phần thế nằm của nạn nhân)..

    Nếu vết thương thủng phổi (không khí ở phổi thoát ra bằng vết thương), ta phải bịt chỗ thủng ngay, bằng cách dùng nhiều miếng gạc (compresse) phủ vải hay nylon ở ngoài rồi dùng băng keo hay băng 3 đuôi giữ chặt. Nếu không có vật dụng ta có thể dùng khăn tay hay bàn tay giữ chặt lại.

    II. Vết thương ở bụng:

    Nếu lòi ruột ra ngoài, không nên tìm cách nhét vào. Bao bọc bằng vải sạch (không nên dùng compresse). Lúc tải thương để đầu nạn nhân thấp, chân co lên.

    Nếu dao vật nhọn, còn nằm tại chỗ, ta nên để nguyên, không được tìm cách lấy ra.

    NÊN NHỚ: Vết thương ở ngực và bụng thường hay gây ra nội xuất huyết.



    PHÒNG NGỪA PHONG ĐÒN GÁNH

    (Xem bài phòng ngừa phong đòn gánh trong website này)



    HIỂU BIẾT VÀ CHĂM SÓC CÁC VẾT PHỎNG

    Phỏng do nhiều nguyên-nhân:

    • Sức nóng (vật rắn, lỏng hay hơi rất nóng hoặc do sự bốc cháy).

    • Ánh nắng mặt trời.

    • Hóa chất (A-xít, ba-dờ…).

    • Điện.

    • Tia ngoại tuyến.



    Những sự cọ sát như mang giày chật cũng tạo ra những vết thương như phỏng.



    Thế nào là phỏng nặng: Một vết phỏng là nặng nếu: rộng lớn, hoặc sâu.

    Một vết phỏng dù nhỏ cũng được coi là nặng:

    • Khi ở vài nơi trên cơ-thể: nhiễm độc ở mông trẻ em, ở bàn tay những chỗ nếp gấp, ở mặt, hoặc ngộp thở dần dần bởi hít phải khí nóng làm cháy đường hô-hấp.

    • Khi bị bẩn.

    • Khi nạn-nhân yếu: Trẻ em, người già, người bệnh kinh niên (nghiện rượu, tiểu đường,...)



    Người ta phân biệt 3 độ phỏng như sau:

    • Phỏng độ 1: da bị đỏ, bị phỏng nắng.

    • Phỏng độ 2: da nổi lên một hay nhiều bong bóng nước.

    • Phỏng độ 3: da bị cháy hay gây tổn-thương tới lớp mỡ, thần kinh, bắp thịt, mạch máu hay xương.

    Phỏng độ 2 và 3 được kể là những vết thương. Sự nguy-hiểm là vì nhiễm độc. Vết phỏng nào cũng sạch (không có vi trùng) lúc xảy ra, nhưng sẽ bị nhiễm trùng rất nhanh nếu ta không cẩn thận. Người cứu thương không nên bôi thuốc hay pommade vào vết phỏng.

    Hậu quả toàn thể: đó là phỏng sẽ gây ra tình trạng sốc. Đối với người cứu-thương đầu tiên phải tránh làm tình trạng này trầm trọng hơn.

    Nạn nhân thường khát nước. Nếu họ không bị vết thương khác, hay ói mửa, người cứu thương có thể cho họ uống một ít nước ấm hay nước đường. Rượu tuyệt đối cấm.



    Cấp cứu người bị phỏng

    Người cứu thương phải phân biệt:

    • Phỏng thường (nhẹ) có thể trị tại chỗ.

    • Phỏng nặng: phải mang vào bệnh viện.



    1) Phỏng Nhẹ

    a) Vết phỏng độ 1 và nhỏ, thí dụ: vết đỏ vì nắng trên một diện tích nhỏ. Ta rắc bột khử trùng (Talc stérile) và nên canh chừng nạn-nhân trong 24 giờ đồng hồ.

    b) Vết-thương phỏng độ 2 rất nhỏ: bằng một đồng bạc chì, phỏng bởi đầu thuốc lá, vì đi giày chật.

    Vết phỏng dễ bị nhiễm trùng nếu ta làm bể mộng nước (bong bóng nước), ta nên bôi thuốc đỏ lên bong bóng nước và xung quanh, rồi dùng compresse vô trùng đắp lên.

    Nếu bong bóng nước đã bể, ta chữa như vết thương thường: rữa tay sạch, bôi thuốc đỏ, cắt những chỗ da cháy, bôi thuốc đỏ, đắp compresse rồi dán băng keo để tránh đụng chạm và làm bẩn vết thương.

    Sau 48 giờ, tháo băng ra, bôi thuốc đỏ và để trần vết thương.

    Nếu có dấu hiệu làm độc ta phải mời y sĩ.



    2) Phỏng Nặng

    Người cứu-thương hành động như đứng trước vết thương nặng:

    - Băng vô trùng, nếu được, hoặc bao bọc nạn nhân bằng vải sạch.

    - Khi di chuyển đến bệnh viện: quấn chăn, để nằm dài, đầu thấp.

    Khi nạn nhân chưa được quấn chăn, không nên sờ mó vào trên chỗ bị phỏng.

    Nếu quần áo cháy: cuốn nạn nhân bằng chăn hay lăn dưới đất. Tránh dùng bình cứu hỏa.

    Chỉ nên cởi quần áo nạn nhân trong hai trường hợp:

    - Quần áo đang thấm nước sôi (dội nước lạnh ngay, chỉ trong trường hợp này người ta không được cởi lớp vải cuối cùng, lớp tiếp xúc với da).

    - Quần áo hay quần áo lót bằng sợi tổng hợp tiếp tục cháy âm ỉ (nhiều khi không có ngọn lửa).

    Những chỗ hở: bàn tay bàn chân bị phỏng nước sôi; đổ nước lạnh ngay.

    Lưu ý: không bao được đổ nước lên chất hóa chất cháy (xăng, dầu hỏa, rượu) ta dập tắt bằng cát hay bình chữa lửa (cẩn thận tránh xịt vào mặt nạn nhân hay người khác)



    3) Phỏng Do Hóa Chất

    - Phỏng A-xít (acide sulfuric, clorhyric, nitric…): Rửa bằng nước xà bông (savon) hay nước pha bicarbonate de soude (1 muỗng biacarbonate de soude trong 1 lít nước)

    - Phỏng Ba-dờ (soude, potasse, vôi sống): ta rửa bằng nước dấm.

    Nói chung: dội ngay thật nhiều nước, băng vô trùng di chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất.

    Khi hóa chất văng vào mắt: rửa ngay bằng dòng nước cho chảy ngay vào mắt (được giữ cho mở ra) rồi đưa đến bác sĩ chuyên khoa mắt hay bệnh-viện.

    Về Đầu Trang Go down
     

    kynang cap guu

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang

     Similar topics

    -
    » http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-to-chuc-cong-viec/70-to-chuc-cong-viec-ca-nhan.html

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU :: KĨ NĂNG :: kĩ năng sống-
    kynang cap guuXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
    Mon Oct 10, 2011 8:49 pm
    kynang cap guu Bgavat18
    kynang cap guu Bgavat10kynang cap guu Bgavat12kynang cap guu Bgavat13
    kynang cap guu Bgavat15kynang cap guu Bgavat17
    kynang cap guu Bgavat19kynang cap guu Bgavat21kynang cap guu Bgavat22
    MaiKhongQuen - trantuananh1991 – []
    Tổng số bài gửi : 76
    Points : 222
    Reputation : 0
    Join date : 13/05/2011
    Age : 33
    Đến từ : trungtin
    Profile trantuananh1991
    Tổng số bài gửi : 76
    Points : 222
    Reputation : 0
    Join date : 13/05/2011
    Age : 33
    Đến từ : trungtin

    kynang cap guu Vide10

    Bài gửiTiêu đề: kynang cap guu

    Tiêu đề: kynang cap guu

    Kỹ năng sơ cấp cứu
    Định nghĩa: Sơ cấp cứu là dùng phương tiện tại chỗ với những kỹ thuật, kiến thức đã được trang bị trước để giúp đỡ nạn nhân có hiệu qủa và chuyển đến trạm y tế hay bệnh viện gần nhất.

    A. CÁCH XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG THÔNG THƯỜNG
    1. SAY NẮNG
    Triệu chứng: Da đỏ, rất nóng và khô. Nhức đầu, khó chịu, chóng mặt, mệt, đau lưng.Nôn mửa, xây xẩm mặt mày, khó thở. Cuối cùng là hôn mê, trụy mạch nếu không được cứu chữa. Thân nhiệt cao: 40 – 41 độ C. Đôi khi trên 42 độ C, lúc này người bị nạn có thể bất tỉnh.
    Xử trí:
    - Đưa nạn nhân đến chỗ râm mát. Đặt nằm, đầu hơi cao, cởi quần áo. Quạt cho nạn nhân. Chườm lạnh bằng khăn ở đầu (trán, gáy), ở ngực, bụng và hai đùi. Cho uống nhiều nước lạnh có pha nước muối (nửa thìa cà phê cho 1 lít nước). Chuyển nạn nhân đến bệnh viện, không đắp chăn. Tiếp tục chườm lạnh.

    2. SAY NÓNG:
    Khái niệm: Là hiện tượng trúng nóng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc một nhiệt độ quá cao như trong hầm lò, một số nguyên nhân thuận lợi nhất định như gắng sức, đau ốm, ẩm ướt. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hống ngoại.
    Nguyên nhân:
    - Nhiệt độ môi trường tăng quá cao: nông dân làm việc ngoài trời, binh lính tập trận, khách du lịch.
    - Trẻ em cảm sốt nhẹ được bố mẹ chăm sóc không đúng qui cách: đóng kín cửa, chùm chăn kín mít...
    Triệu chứng: Mới đầu: vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa. Sau đó: chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít. Sốt cao có khi lên tới 42. Da niêm mạc khô kèm theo trụy mạch, tình trạng người bệnh li bì, giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, co giật.
    Xử trí chung
    - Hạ thân nhiệt xuống dần từng bước, càng sớm càng tốt: đặt nạn nhân nằm chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo, cho uống nước lạnh có muối. Chườm lạnh bằng nước đá khắp người, ở đầu thì chườm trán và gáy. Hoặc phun nước lạnh vào người bệnh (tránh phun vào mũi, miệng). Nếu chườm lạnh phải liên tục thay khăn, nhúng lại vào nước lạnh.
    - Theo dõi đến khi thân nhiệt hạ xuống đến 380 đưa bệnh nhân vào nằm nghỉ chỗ mát.
    Trưòng hợp nặng hơn phải đưa bệnh nhân đến tuyến y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
    Phòng bệnh
    - Khi lao động ngoài trời phải đội mũ nón. Khi đi cấy phải tìm cách tránh cho ánh nắng mặt trời chiếu vào gáy. Khi khát phải uống nhiều nước co pha muối, mỗi giờ phải uống một lượng muối chừng một nhúm.

    3. ONG ĐỐT
    Triệu chứng: Đau nhức kịch liệt, sưng tấy đỏ, nóng sốt cao độ, lợm giọng, nôn mửa, lòng bồn chồn hay kích động; nặng hơn có thể bị hôn mê hoặc tử vong.
    Xử lý: Tìm cách gắp ngòi và túi độc của ong. Có thể rửa bằng một trong những loại nước sau: Nước xà phòng, dung dịch Amoniac, nước vôi hoặc không có thì nước sạch cũng được. Tán nhỏ Aspirin và rắc lên nơi bị chích để giảm đau. Nếu là ong vàng thì rửa bằng giấm hoặc hành tươi.

    4. SỐT CAO
    Triệu chứng:Sốt cao có nhiều nguyên nhân, nhưng bản thân sốt cao trên 39 độ C có thễ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
    Xử trí:
    - Đối với trẻ nhỏ, cởi hết quần áo, mũ trên người đứa trẻ.
    - Ở người lớn chỉ cho mặc quần lót.
    - Chườm khăn, nước lạnh hoặc nước mát lên đầu, ngực, bụng, đùi, háng và sau gáy – khi hết lạnh, thay khăn khác. Quạt cho người bệnh. Chỉ ngừng khi nhiệt độ hạ xuống dưới 38 độ C. Cho uống nhiều nước lạnh, nước trái cây.
    Nếu sốt cao qúa 40 độ C có thể xuất hiện co giật. Phải chườm lạnh tích cực hơn.
    - Khi đỡ sốt, mời bác sĩ khám để tìm nguyên nhân.
    - Không được cho uống Aspirin nếu bệnh nhân hay đau vùng dạ dày (bụng trên).

    5. CHẢY MÁU CAM
    Xử trí: Ngồi yên, không khịt mũi, khạc nhổ, không nuốt máu. Bóp chặt hai cánh mũi bằng hai ngón tay trong 10 phút cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu vẫn chảy, làm một nút bông gòn dài thấm bông vào một nửa ống Adrenalin rồi nút vào lỗ mũi, để thò đầu bông ra ngoài.
    - Tiếp tục bóp chặt mũi.Vài giờ sau, bỏ tay ra kiểm tra xem máu còn chảy không?
    - Ở người nhiều tuổi, máu thường chảy ở lỗ mũi sau, khó cầm, cho nạn nhân cúi đầu về phía trước, ngậm một hăn tay mùi xoa đã gấp nhỏ, không được nuốt.
    - Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

    B. CÁC CÁCH BĂNG CỨU THƯƠNG CƠ BẢN:
    1. Bǎng cuộn: Bǎng cuộn là loại bǎng thường dùng để giữ vật liệu bǎng tại chỗ thường áp dụng bǎng ép để chặn đứng sự chảy máu, hạn chế cử động, cố định trong trường hợp gãy xương.
    - Bǎng cuộn được làm bằng vải, vải thô, vải thưa, len hay vải thun
    - Bǎng thun là loại bǎng tốt nhất dùng để bǎng nén ép cầm máu, giữ vật liệu bǎng đó tại chỗ không bị xê dịch nhờ tính chất co giãn của nó.
    - Bǎng cuộn có nhiều loại và nhiều cỡ, tùy theo vị trí tổn thương của cơ thể mà dùng các loại bǎng thích hợp.
    + Bǎng gạc mịn: Thích hợp với cơ thể trẻ em
    + Bǎng vải: Dùng để bǎng ép cố định và nâng đỡ
    + Bǎng thun: Là loại tốt nhất để bǎng ép
    + Bǎng Esmarch: Bằng cao su dùng trong phòng mổ khi phẫu thuật cắt đoạn chi.
    Một cuộn bǎng gồm có 3 phần:
    + Đuôi bǎng: là phần chưa cuộn lại
    + Đầu bǎng: là phần lõi
    + Thân bǎng: phần đã cuộn chặt
    - Kích thước trung bình của cuộn bǎng dùng cho người lớn
    + Bǎng ngón tay: 2,5cm x 2m
    + Bǎng cẳng tay, bàn tay: 5cm x 3m
    + Bǎng cánh tay: 5-6cm x 6m
    + Chân: 7-8cm x 7m
    + Thân người: 10-15cm x 10m
    2. Bǎng dính: Dùng trong các trường hợp thuận tiện nhưng không có tác dụng ép chặt.
    3. Bǎng tam giác: Loại bǎng này đơn giản và nhanh chóng hơn bǎng cuộn, rất thích hợp cho các trường hợp cấp cứu.
    Thường dùng để nâng đỡ che chở chi trên hay giữ yên vật liệu bǎng bó ở
    đầu ở tay và ở chân.
    Giới thiệu về bǎng tam giác.
    a) Các phần của một bǎng tam giác.
    b) Cách gấp bǎng tam giác để dự phòng
    1. Gấp đôi, gấp 4 để bǎng tam giác nhỏ lại
    2. Xếp 2 đấu mút bǎng vào giữa
    3. Tiếp tục xếp 2 đầu vào giữa cho đến khi hoàn tất
    c) Cách gấp bǎng tam giác (khi cần để làm bǎng cột)
    * Bǎng gấp lớn dùng để bất động chi khi di chuyển hay cố định gãy xương.
    * Bǎng gấp nhỏ dùng để cố định khớp như cổ chân, cổ tay không có bǎng cuộn.
    d) Cách buộc nút an toàn (khi dùng bǎng tam giác)
    Khi kết thúc bǎng tam giác phải buộc nút an toàn. Có nhiều loại nút: nút quai chèo, nút nội trợ và nút dẹt.
    e) Cách làm nút dẹt.
    (1)- Mỗi tay nắm giữ một đầu mút của bǎng tam giác. Đưa đầu mút trái lên trên đầu mút phải rồi luồn xuống dưới.
    (2)- Đầu mút phải đưa lên trên đầu mút trái rồi luồn xuống dưới.
    (3)- Kéo 2 đầu mút bǎng tam giác bǎng tam giác thắt lại tạo thành mút an toàn.
    4. Bǎng xoáy ốc
    - Khởi đầu bằng bǎng vòng khóa.
    - Lǎn tròn cuộn bǎng trên bộ phận cần bǎng từ trái sang phải.
    - Đường sau chếch lên trên và song song với những đường bǎng trước. Đường sau chồng lên đường trước 1/2 hoặc 1/3 bề rộng cuộn bǎng.
    - Kết thúc với 2 vòng tròn và cố định.
    Dùng để bǎng những chỗ đều nhau và dài trên cơ thể như cánh tay, ngón tay, nửa người trên.
    5. Bǎng chữ nhân
    - Giống như bǎng xoáy ốc nhưng mỗi vòng đều gấp lại.
    - Bắt đầu mối bǎng bằng 2 vòng tròn quanh phần cơ thể cần bǎng bó.
    - Quấn 1 vòng xoáy.
    - Ngón cái tay trái đè lên chỗ định gấp giữ chặt vòng bǎng.
    - Nới dài cuộn bǎng khoảng 15cm.
    - Tay phải lật bǎng kéo xuống dưới và gấp lại.
    - - Sau đó quấn chặt chỗ bǎng, kết thúc với 2 vòng tròn và cố định.
    - Để ý các phần lật đều nhau và khoảng cách đều nhau, không để chỗ gấp trên vết thương hay trên chỗ xương lồi. Thường áp dụng bǎng những chỗ thon không đều như cẳng tay, cẳng chân.
    6. Bǎng số 8
    - Bắt đầu bằng bǎng vòng khóa
    - Các đường bǎng sau bǎng chéo và lần lượt thay đổi hướng lên và xuống mỗi lần cuốn vòng bǎng.
    - Vòng sau chồng lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3 làm thành hình số 8
    - Kết thúc bằng 2 vòng bǎng cố định

    KỸ THUẬT SƠ CẤP CỨU VẾT THƯƠNG





    Hai điều ghi nhớ:


    1. Tất cả vết thương đều nhiễm trùng: Vi trùng xâm nhập vào vết thương, có thể gây ra những hậu quả tai hại. Vì vậy tất cả những vết thương đều phải được săn sóc dù chỉ là một vết thương nhỏ.


    2. Vi trùng sinh sản rất nhanh: Vì thế các vết thương cần phải được săn sóc ngay càng sớm càng tốt.


    Như vậy, sự săn sóc đầu tiên của người cứu thương có tầm mức quan trọng cho việc bình phục vết thương sau này.


    Sự vô trùng: là tình trạng của một vật mà trên đó không có vi trùng. Thí dụ: dụng cụ y khoa đã được khử trùng bằng lò hấp. Người cứu thương khó thực hiện việc băng bó trong điều kiện hoàn toàn vô trùng. Tuy nhiên, càng sạch chừng nào càng tốt chừng nấy.


    Sự khử trùng là các phương pháp giết vi trùng. Vi trùng xâm nhập vào vết thương, thông thường bị tiêu diệt bằng các hóa chất gọi là chất sát trùng. Công hiệu của chất này hoàn hảo khi nào vết thương đã được rửa sạch cẩn thận.


    Hành động của người cứu thương sẽ tùy thuộc vào vết thương nặng hay nhẹ. Vết thương nhẹ là những vết thương trầy trụa, hay xây xát ngoài da. Ngoài ra các vết thương khác được xem là nặng.


    Cách săn sóc một vết thương:


    • Chuẩn bị vật dụng.


    • Rửa sạch hai tay.


    • Khử trùng dụng cụ.


    • Săn sóc vết thương.


    • Săn sóc vết thương do phỏng


    Người cứu thương phải thành thạo cách săn sóc một vết thương nhẹ, vì họ thường gặp nhất trong các tai nạn thường ngày.





    CHUẨN BỊ VẬT DỤNG


    1. 1 tấm vải dầy (cạnh 50x50cm) để trải ra khi làm việc cho sạch sẽ.


    2. Gạc 5x10cm đựng trong hộp hay trong bao kín đã khử trùng.


    3. Bông gòn thấm nước cắt thành từng ô để sẵn trong hộp kim khí đã khử trùng.


    4. Bông gòn không thấm nước đã khử trùng và còn nguyên trong bao, khi cần dùng sẽ cắt theo ý muốn.


    5. Một hộp kim khí đựng dụng cụ: 1 kéo đầu tròn, 2 kẹp.


    6. Thuốc sát trùng để rửa vết thương:


    7. Xà phòng nước.


    8. Dung dịch Dakin hay nước ôxy già, hai loại này rất dễ bay hơi.


    9. Thuốc đỏ.


    10. Cồn 900 (chỉ dùng để khử trùng dụng cụ)


    11. Băng keo dài bề ngang 2cm, hay băng cá nhân loại ở thân băng có sẵn thuốc sát trùng.


    12. Vài cuộn băng: chiều ngang 5,7 hay 10cm.


    13. Kim băng.





    RỬA SẠCH HAI TAY


    Cắt ngắn móng tay. Dùng bàn chải và xà phòng chà xát từ bàn tay đến khủy tay trong 10 phút rồi rửa sạch với nước và không được lau tay. Xoa hai tay với cồn 900 và để khô.





    KHỬ TRÙNG DỤNG CỤ


    Chỉ có 2 cách khử trùng tuyệt đối dụng cụ: đó là chưng và hấp khô dùng trong phẩu thuật. Tuy cách chỉ dưới đây không khử trùng tuyệt đối, nhưng cũng đủ dùng trong lúc cấp cứu: nấu sôi, đốt nóng, hay nhúng vào cồn.


    1. Đun sôi: phải đun sôi khoảng 20 phút.


    2. Đốt nóng: để dụng cụ vào trong một cái mâm kim loại (hay nắp hộp) với một ít cồn 900 rồi châm lửa. Chờ cho nguội lại rồi mới xử dụng.


    3. Nhúng dụng cụ và ngâm thường xuyên trong cồn 900.





    SĂN SÓC VẾT THƯƠNG


    1. Rửa vết thương từ trong ra ngoài, và chung quanh vết thương bằng thuốc sát trùng.


    2. a Cạo, cắt tóc, hay lông cho thật sạch.


    3. Lấy ngoại vật thấy rõ ra.


    4. Cắt bỏ da lòng thòng bằng kéo.


    5. Nếu vết thương chảy máu, ta đắp gạc có tẩm ôxy già.


    6. Khi vết thương đã sạch và khô, ta bôi thuốc sát trùng. Tránh dùng hỗn hợp nhiều loại thuốc, có thể gây phản ứng, nguy hiểm.


    7. Nếu có thể được, nên để trần vết thương. Những vết thương xây xát chút ít không nên băng lại. Ta chỉ băng vết thương bị chảy máu hay rỉ nước.


    8. Băng vết thương bằng cách đắp gạc rồi dùng băng keo dán lại. Nếu vết thương chảy máu hay cần che chở đầy đủ, ta đắp thêm một lớp bông gòn thấm nước rồi một lớp bông không thấm nước sau đó băng lại.


    9. Thay băng: Cách 3 hay 4 ngày ta thay băng một lần. Nếu vết thương chảy máu hay làm mủ, mỗi ngày ta thay băng 1 hay 2 lần. Lúc mở băng nên cẩn thận: nên thấm ôxy già hay Dakin trước rồi mới gỡ miếng gạc ra khỏi vết thương.


    10. Phải xem chừng vết thương: nếu vài hôm sau có dấu hiệu làm độc (đỏ, sưng, nhức, nóng) ta phải mời Y sĩ đến.





    Vết thương nặng là những vết thương:


    • Rộng (cần khâu lại).


    • Sâu (xuyên qua da thịt)..


    • Dính ngoại vật (đất, cát, mảnh kim loại…).


    • Bầm dập (mô bị dập nát là chỗ cho vi trùng sinh sống).


    • Phức tạp (gãy xương, xuất huyết).


    • Làm độc.


    • Ở nơi nguy hiểm (mặt, ngón tay, xoang).





    Cấp cứu khi đứng trước một vết thương nặng: Người cứu thương không được sờ mó vào vết thương nặng. Hành động của họ là tóm tắt trong ba công việc: Bao bọc, làm phiếu, tải thương. Chỉ có y sĩ mới có thẩm quyền săn sóc vết thương nặng.


    1. Bao bọc vết thương bằng vải thưa vô trùng, nếu có, hay vải sạch - Thực dụng nhất là băng cá nhân, băng này được làm sẵn để cấp cứu, (ngoài ra người cứu thương cần lưu ý để ngăn chận xuất huyết động mạch trầm trọng hay bó im xương gãy)


    2. Cài 1 tấm phiếu vào áo nạn nhân trong đó ghi tên họ nạn nhân, tính chất, giờ và độ khẩn của vết thương.


    3. Di chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện gần nhất, không được chần chờ, vì họ có thể chết vì kích xúc (chock) hay nhiễm trùng.





    Vài trường hợp đặc biệt:


    Người cứu thương phải biết hành động khi gặp trường hợp vết thương ở ngực hay ở bụng.


    I. Vết thương ngực:


    Nạn nhân bị vết thương ở trước ngực hay lưng có thể chết vì ngưng thở nếu người ta để đầu thấp. Sau khi băng kín vết thương, nạn nhân được tải thương theo tư thế nửa nằm, nửa ngồi hay nằm nghiêng về phía vết thương, đầu cao (xem phần thế nằm của nạn nhân)..


    Nếu vết thương thủng phổi (không khí ở phổi thoát ra bằng vết thương), ta phải bịt chỗ thủng ngay, bằng cách dùng nhiều miếng gạc (compresse) phủ vải hay nylon ở ngoài rồi dùng băng keo hay băng 3 đuôi giữ chặt. Nếu không có vật dụng ta có thể dùng khăn tay hay bàn tay giữ chặt lại.


    II. Vết thương ở bụng:


    Nếu lòi ruột ra ngoài, không nên tìm cách nhét vào. Bao bọc bằng vải sạch (không nên dùng compresse). Lúc tải thương để đầu nạn nhân thấp, chân co lên.


    Nếu dao vật nhọn, còn nằm tại chỗ, ta nên để nguyên, không được tìm cách lấy ra.


    NÊN NHỚ: Vết thương ở ngực và bụng thường hay gây ra nội xuất huyết.








    HIỂU BIẾT VÀ CHĂM SÓC CÁC VẾT PHỎNG


    Phỏng do nhiều nguyên-nhân:


    • Sức nóng (vật rắn, lỏng hay hơi rất nóng hoặc do sự bốc cháy).


    • Ánh nắng mặt trời.


    • Hóa chất (A-xít, ba-dờ…).


    • Điện.


    • Tia ngoại tuyến.





    Những sự cọ sát như mang giày chật cũng tạo ra những vết thương như phỏng.





    Thế nào là phỏng nặng: Một vết phỏng là nặng nếu: rộng lớn, hoặc sâu.


    Một vết phỏng dù nhỏ cũng được coi là nặng:


    • Khi ở vài nơi trên cơ-thể: nhiễm độc ở mông trẻ em, ở bàn tay những chỗ nếp gấp, ở mặt, hoặc ngộp thở dần dần bởi hít phải khí nóng làm cháy đường hô-hấp.


    • Khi bị bẩn.


    • Khi nạn-nhân yếu: Trẻ em, người già, người bệnh kinh niên (nghiện rượu, tiểu đường,...)





    Người ta phân biệt 3 độ phỏng như sau:


    • Phỏng độ 1: da bị đỏ, bị phỏng nắng.


    • Phỏng độ 2: da nổi lên một hay nhiều bong bóng nước.


    • Phỏng độ 3: da bị cháy hay gây tổn-thương tới lớp mỡ, thần kinh, bắp thịt, mạch máu hay xương.


    Phỏng độ 2 và 3 được kể là những vết thương. Sự nguy-hiểm là vì nhiễm độc. Vết phỏng nào cũng sạch (không có vi trùng) lúc xảy ra, nhưng sẽ bị nhiễm trùng rất nhanh nếu ta không cẩn thận. Người cứu thương không nên bôi thuốc hay pommade vào vết phỏng.


    Hậu quả toàn thể: đó là phỏng sẽ gây ra tình trạng sốc. Đối với người cứu-thương đầu tiên phải tránh làm tình trạng này trầm trọng hơn.


    Nạn nhân thường khát nước. Nếu họ không bị vết thương khác, hay ói mửa, người cứu thương có thể cho họ uống một ít nước ấm hay nước đường. Rượu tuyệt đối cấm.





    Cấp cứu người bị phỏng


    Người cứu thương phải phân biệt:


    • Phỏng thường (nhẹ) có thể trị tại chỗ.


    • Phỏng nặng: phải mang vào bệnh viện.





    1) Phỏng Nhẹ


    a) Vết phỏng độ 1 và nhỏ, thí dụ: vết đỏ vì nắng trên một diện tích nhỏ. Ta rắc bột khử trùng (Talc stérile) và nên canh chừng nạn-nhân trong 24 giờ đồng hồ.


    b) Vết-thương phỏng độ 2 rất nhỏ: bằng một đồng bạc chì, phỏng bởi đầu thuốc lá, vì đi giày chật.


    Vết phỏng dễ bị nhiễm trùng nếu ta làm bể mộng nước (bong bóng nước), ta nên bôi thuốc đỏ lên bong bóng nước và xung quanh, rồi dùng compresse vô trùng đắp lên.


    Nếu bong bóng nước đã bể, ta chữa như vết thương thường: rữa tay sạch, bôi thuốc đỏ, cắt những chỗ da cháy, bôi thuốc đỏ, đắp compresse rồi dán băng keo để tránh đụng chạm và làm bẩn vết thương.


    Sau 48 giờ, tháo băng ra, bôi thuốc đỏ và để trần vết thương.


    Nếu có dấu hiệu làm độc ta phải mời y sĩ.





    2) Phỏng Nặng


    Người cứu-thương hành động như đứng trước vết thương nặng:


    - Băng vô trùng, nếu được, hoặc bao bọc nạn nhân bằng vải sạch.


    - Khi di chuyển đến bệnh viện: quấn chăn, để nằm dài, đầu thấp.


    Khi nạn nhân chưa được quấn chăn, không nên sờ mó vào trên chỗ bị phỏng.


    Nếu quần áo cháy: cuốn nạn nhân bằng chăn hay lăn dưới đất. Tránh dùng bình cứu hỏa.


    Chỉ nên cởi quần áo nạn nhân trong hai trường hợp:


    - Quần áo đang thấm nước sôi (dội nước lạnh ngay, chỉ trong trường hợp này người ta không được cởi lớp vải cuối cùng, lớp tiếp xúc với da).


    - Quần áo hay quần áo lót bằng sợi tổng hợp tiếp tục cháy âm ỉ (nhiều khi không có ngọn lửa).


    Những chỗ hở: bàn tay bàn chân bị phỏng nước sôi; đổ nước lạnh ngay.


    Lưu ý: không bao được đổ nước lên chất hóa chất cháy (xăng, dầu hỏa, rượu) ta dập tắt bằng cát hay bình chữa lửa (cẩn thận tránh xịt vào mặt nạn nhân hay người khác)





    3) Phỏng Do Hóa Chất


    - Phỏng A-xít (acide sulfuric, clorhyric, nitric…): Rửa bằng nước xà bông (savon) hay nước pha bicarbonate de soude (1 muỗng biacarbonate de soude trong 1 lít nước)


    - Phỏng Ba-dờ (soude, potasse, vôi sống): ta rửa bằng nước dấm.


    Nói chung: dội ngay thật nhiều nước, băng vô trùng di chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất.

    Khi hóa chất văng vào mắt: rửa ngay bằng dòng nước cho chảy ngay vào mắt (được giữ cho mở ra) rồi đưa đến bác sĩ chuyên khoa mắt hay bệnh-viện.





    trích từ internet
    Trả Lời Với Trích Dẫn Promote to Article
    ________________________________________

    03-06-2008 01:48 PM #2
    ThachKhe Thành Viên Ưu Tú
    Thông tin
    Xem hồ sơ
    Gởi nhắn tin tới ThachKhe
    Tới trang web của ThachKhe
    Tìm bài gởi bởi ThachKhe
    Tham gia ngày
    Jan 2006
    Bài viết
    349

    Kính huynh Quang Hưng,

    Những kỹ thuật này (Sơ cấp cứu vết thương), tuy cũ nhưng vẫn còn mới, đôi khi nghĩ không cần thiết nhưng lại rất cần thiết.

    Ngày nay, khi ra đường thường hay gặp người bị tai nạn (như xe cộ), nếu chúng ta biết được kỹ thuật này thì thật có ích, chúng ta có thể cấp cứu kịp thời trước khi được đưa đi cấp cứu (có thể giảm thiểu nguy cơ tử vong).

    Nghe thì xa lạ nhưng đều có thể ứng dụng. Chắc các anh chị em ở các Hội thánh khác cũng đang quan tâm vì lợi ích này.

    Mong được đón nhận nhiều bài viết tham khảo như vậy.

    Xin cảm ơn!
    Trả Lời Với Trích Dẫn Promote to Article
    ________________________________________

    09-06-2008 03:43 AM #3
    Thiện Minh Thành Viên Tích Cực
    Thông tin
    Xem hồ sơ
    Gởi nhắn tin tới Thiện Minh
    Tìm bài gởi bởi Thiện Minh
    Tham gia ngày
    Mar 2008
    Bài viết
    48

    Kính cùng Anh Chị Em,

    Rất cám ơn bài viết của Huynh Quang Hưng đã giúp ích chúng ta trong cuộc sống,nay mạo muội bổ sung thêm vài ý nhỏ trong phần sơ cấp cứu

    Chấn thương cột sống - tủy sống là lọai bệnh lý nguy hiểm vì gây hậu quả nặng nề,tàn phế hoặc tử vong cao ,chi phí đều trị rất tốn kém...Đặc biệt những thương tổn thứ phát tức là những di chứng xảy ra sau tai nạn thường rất nguy hiểm trong đó sớm nhất có thể kể đến đó là sơ cấp cứu không đúng cách làm tổn thương tủy sống

    SƠ CỨU BAN ĐẦU TẠI NƠI XẢY TAI NẠN (trước khi chuyển viện)

    1.Bất động :

    Lăn tròn bệnh nhân khi di chuyển

    Đặt BN trên tấm ván

    Chèn 2 túi cát 2 bên đầu BN

    Có thể mang nẹp cổ cứng

    Lưu ý :Tháo nón bảo hiểm phải đúng cách,sơ cứu tùy thư thế,vị trí chấn thương

    2.Duy trì huyết áp :

    Nâng huyết áp nếu có tụt huyết áp (Nếu có chỉ định của BS)

    Bù dịch cho bệnh nhân (nếu được)

    Mặc quần áo chống sốc

    3.Duy trì Oxy và sự thông khí



    Trả Lời Với Trích Dẫn Promote to Article
    ________________________________________

    10-06-2008 01:32 AM #4
    Quang Hung Thành Viên Tích Cực
    Thông tin
    Xem hồ sơ
    Gởi nhắn tin tới Quang Hung
    Tìm bài gởi bởi Quang Hung
    Tham gia ngày
    Mar 2006
    Bài viết
    43

    chào cả nhà!!!

    rất cám ơn sự quan tâm của các ACE đến các bài viết tài liệu tham khảo của mình

    cám ơn thiện minh đã bổ sung thêm phần sơ cứu và rất mong AC E bổ sung thêm tài liệu liên quan để diễn đàn đầy đủ hơn cũng như góp ý những ý tưởng hay khuyết đểm cần sửa chữa

    chào phụng sự!
    Trả Lời Với Trích Dẫn Promote to Article
    ________________________________________

    01-07-2008 09:59 AM #5
    Thiện Minh Thành Viên Tích Cực
    Thông tin
    Xem hồ sơ
    Gởi nhắn tin tới Thiện Minh
    Tìm bài gởi bởi Thiện Minh
    Tham gia ngày
    Mar 2008
    Bài viết
    48

    Sơ cứu nạn nhân gãy xương
    Nếu gãy xương do chấn thương nên gọi ngay cấp cứu. Bạn cũng nên gọi cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:

    - Nếu nạn nhân không đáp ứng, không thở hoặc không cử động, thực hiện hô hấp nhân tạo nếu không thấy nạn nhân thở hoặc không có nhịp tim.







    - Chảy máu nhiều

    - Ấn nhẹ hoặc cử động cũng gây đau

    - Biến dạng chi hoặc khớp

    - Xương chọc ra da

    - Đầu chi có cảm giác châm chích, tái nhợt

    - Bạn nghi ngờ gãy xương vùng cổ, vùng đầu, hoặc vùng lưng

    - Bạn nghi ngờ gãy xương vùng háng, vùng chậu, chi trên…

    Sơ cứu ngay trong khi chờ đợi đội cấp cứu tới:

    • Cầm máu

    • Bất động vùng gãy xương bằng nẹp

    • Chườm lạnh vùng gãy xương

    • Điều trị sốc: nếu nạn nhân ngất hoặc thở nhanh nông, cho nạn nhân nằm đầu thấp hơn thân mình và nếu có thể được nên chân kê cao.
    1. CẦN BIẾT KHI SƠ CỨU NẠN NHÂN

    TTO - Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta gặp phải trường hợp nạn nhân bị chấn thương hoặc bị ngưng thở, ngưng tim vì một lý do nào đó. Trước khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến, bạn có thể duy trì sự sống cho nạn nhân hay giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu.

    HÔ HẤP NHÂN TẠO

    Hô hấp nhân tạo là động tác sơ cứu nhằm cung cấp oxy cho não và các cơ quan quan trọng khác trong khi chờ đợi sự điều trị tích cực từ đội cấp cứu chuyên nghiệp.

    Não sẽ chết sau năm phút thiếu oxy, do vậy động tác này là rất quan trọng nếu được thực hiện sớm nhằm tránh tình trạng thiếu máu nuôi não.

    Bạn cần xác định nạn nhân tỉnh hay mê bằng cách lay gọi, hỏi thật to. Nếu nạn nhân mê bạn gọi ngay cấp cứu hoặc nhờ ai đó gọi. Nhưng nếu bạn chỉ có một mình và nạn nhân từ 1-8 tuổi thì nên thực hiện hô hấp nhân tạo trong hai phút trước khi gọi cấp cứu.

    Bạn thực hiện các bước ABC sau:

    Airway (thông đường thở): đặt nạn nhân trên nền cứng, quì cạnh cổ và vai bệnh nhân. Mở đường thở của nạn nhân bằng thủ thuật ngửa đầu nâng cằm. Kiểm tra bệnh nhân có thở bằng cách nghe hơi thở, nhìn lồng ngực di động. Nếu nạn nhân không thở thực hiện ngay giúp thở miệng - miệng hoặc miệng - mũi.

    Breathing (thở): giúp thở miệng - mũi. Thực hiện cái đầu tiên và nhìn xem lồng ngực bệnh nhân có phồng lên? Nếu không thực hiện tiếp cái thứ hai sau khi mở đường thở bằng thủ thuật ngửa đầu và nâng cằm. Sau đó thực hiện ép ngực.

    Circulation (giúp máu lưu thông): ấn ngực đi xuống 3,8-5cm (1.5 -2 inches). Ấn hai lần/giây hoặc 100 lần/phút. Khi bạn làm động tác này sẽ giúp tim bơm máu đi để đưa máu đến não và các cơ quan quan trọng khác.

    Sau 30 lần ấn ngực bạn làm thủ thuật ngửa đầu, nâng cằm bệnh nhân để thổi hơi. Thổi hai hơi liên tiếp. Bịt mũi nạn nhân, thổi một hơi trong một giây, xem lồng ngực có phồng lên? Nếu có, thổi tiếp hơi thứ hai, nếu không ngửa đầu nạn nhân và thổi hơi thứ hai. Mỗi chu kì gồm 30 lần ấn ngực và hai lần thổi hơi.

    Nếu sau hai phút nạn nhân vẫn không cử động bạn nên tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho đến khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến.
    1. Sơ cứu bỏng

    - Đặt nạn nhân nằm trên tấm drap sạch, chỗ bị bỏng ở phía trên. Nếu trẻ đang bị cháy, dập tắt lửa càng mau càng tốt:

    - Hắt nước lên người trẻ để dập tắt ngọn lửa nếu có sẵn xô nước.

    - Chụp kín trẻ bằng tấm vải hay mền (không dùng nilông vì sẽ cháy) và lăn trên nền đất, làm như vậy sẽ hạn chế oxy gặp lửa nên lửa sẽ tắt.

    - Cởi bỏ quần áo bị cháy, bị dính hóa chất, nước nóng…

    - Làm mát ngay vùng bị bỏng để không cho nhiệt gây tổn thương thêm da bằng cách giội nước lạnh lên vết thương liên tục khoảng 10 phút.

    - Đắp lên vết bỏng bằng băng, gạc hoặc vải sạch không có lông tơ để tránh nhiễm trùng. Nếu không có sẵn băng gạc, bạn có thể dùng túi nhựa bao vùng bị bỏng ở tay chân lại.

    - Nếu vết bỏng rộng và trẻ không nôn mửa, hãy cho trẻ uống nước để thay thế phần dịch mất qua vết bỏng.

    - Nếu vết bỏng nhỏ, bỏng nông độ 1, luôn quan sát vết bỏng ít nhất 24-48 giờ để phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng: đỏ, sưng, đau. Nếu có thì nên đến cơ sở y tế.

    - Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu nguy hiểm như: ngất xỉu, bất tỉnh, tay chân lạnh, khó thở; bỏng diện rộng trên 1/10 diện tích cơ thể, bỏng sâu hoặc bỏng vùng mặt vì nạn nhân có thể bị mất một lượng lớn dịch tiết qua vết bỏng gây thiếu dịch đưa đến sốc bỏng.

    Chú ý:

    - Khi bị bỏng ở vùng mặt, trong miệng thường gây sưng, nghẽn đường thở làm khó thở, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

    Những điều nên làm:

    - Trấn an nạn nhân

    - Làm nguội vết bỏng và giảm đau cho nạn nhân

    - Hô hấp nhân tạo nếu cần thiết

    - Hạn chế khả năng nhiễm trùng

    - Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế

    Những việc cần tránh:

    - Đừng bóc đi phần da chết hoặc làm bể các vết bỏng bọng nước do bỏng gây nên vì có thể gây nhiễm trùng vết bỏng.

    - Đừng dùng đá lạnh hoặc bôi bất cứ thuốc pommade hay mỡ, hóa chất nào lên vết bỏng.

    - Không dùng các loại băng bằng bông có lông tơ mịn hoặc các băng dính dán lên vùng bị bỏng.

    Phòng ngừa bỏng:

    KHÔNG:

    . Dùng loại bình gas nhỏ (bếp gas mini)

    . Châm thêm dầu, alcool khi đang cháy

    . Chơi lửa, gần bếp, đống un khói

    . Ðể bình thủy, nồi nước sôi… , chai hóa chất trong tầm với của trẻ

    Điện giật

    Cách sơ cứu:

    - Ngắt dòng điện bằng cách rút dây điện hoặc ngắt cầu chì.

    - Nếu không thể ngắt được dòng điện, dùng vật không dẫn điện như chổi, ghế, tấm drap hay thảm chùi chân để đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

    - Nếu nạn nhân bất tỉnh, nhanh chóng kiểm tra nhịp thở, mạch đập của nạn nhân, nếu ngưng thở ngưng tim thì gọi ngay cấp cứu và tiến hành hô hấp nhân tạo.

    - Nếu có vết bỏng do điện: cởi bỏ quần áo và rửa vùng bị bỏng dưới vòi nước lạnh cho tới khi cơn đau dịu xuống rồi băng lại bằng băng, gạc không có lông tơ.

    - Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế

    Chú ý:

    - Trong trường hợp điện cao thế hoặc trung thế: không đến gần nạn nhân cho tới khi biết chắc nguồn điện đã bị ngắt. Đứng cách xa ít nhất 18m và không cho những người đứng xem lại gần.

    - Dấu hiệu đưa đi bệnh viện:

    . Bất tỉnh, chóng mặt

    . Khó thở

    . Vết bỏng do điện sâu.

    Những việc cần tránh

    - Chạm tay trực tiếp kéo nạn nhân ra trong khi nguồn điện chưa bị ngắt.

    - Nếu có vết bỏng:

    . Đừng bóc đi phần da chết hoặc làm bể các vết bỏng giộp.

    . Đừng dùng đá lạnh, kem đánh răng hoặc mỡ bôi vào vết bỏng.

    Phòng ngừa

    . An toàn mắc điện

    . An toàn sử dụng điện: giày dép khô, bút điện...

    . Không để dụng cụ điện, ổ cắm ngang tầm tay trẻ.

    . Bịt kín các ổ điện khi không sử dụng.
    Cách cầm máu trong sơ cấp cứu
    Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể bị các vết thương gây chảy máu ít, nhiều, nếu là vết thương đứt mạch máu lớn, có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy việc cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng để cứu sống bệnh nhân. Như vậy, kiến thức về cầm máu để tự cứu mình cứu người rất cần cho mỗi chúng ta.

    Cầm máu không đúng, càng gây nguy hiểm

    Khi có người bị thương chảy máu thì việc cầm máu vết thương để cứu bệnh nhân đòi hỏi phải hết sức khẩn trương, bởi nếu chậm bệnh nhân mất nhiều máu có thể bị sốc nặng hoặc tử vong. Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương. Người cấp cứu phải căn cứ từng vết thương và tính chất chảy máu ở vết thương mà chọn biện pháp cầm máu thích hợp, không làm một cách tùy tiện, hoặc sai kỹ thuật, nhất là khi đặt garô, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
    Các biện pháp cầm máu
    Để cầm máu chúng ta có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp sau đây:
    Ấn động mạch: dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch đoạn trên vết thương tính từ tim đến vết thương. Có thể dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn động mạch, tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn.
    Gấp chi tối đa, khi chi bị gấp, động mạch cũng bị gấp và các khối cơ bao quanh đè ép vào động mạch làm cho máu ngừng chảy, nhưng biện pháp gấp chi tối đa chỉ được áp dụng để cầm máu đối với những vết thương không có gãy xương kèm theo.
    Băng ép: dùng băng với các vòng băng siết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để cầm máu. Biện pháp này thích hợp với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn.
    Băng chèn: là băng ép nhưng có vật chèn lên các vị trí ấn động mạch, vật chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng gần vết thương càng tốt, sau đó băng cố định vật chèn bằng nhiều vòng băng siết tương đối chặt theo kiểu vòng tròn hoặc vòng số 8. Yêu cầu của băng chèn là: đặt vật chèn đúng trên đường đi của động mạch và các vòng băng cố định vật chèn phải siết tương đối chặt.
    Băng đút nút là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Biện pháp này thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vết thương vùng cổ, vùng chậu.
    Dùng kẹp để kẹp mạch máu, áp dụng đối với vết thương rộng, nông, kẹp mạch máu rồi để kẹp tại chỗ sau đó chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.
    Khâu mép vết thương, sau khi đã nhét gạc chặt vào vết thương, khâu ghì chặt mép vết thương lại.
    Đặt garô là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi. Các trường hợp cần đặt garô: vết thương cụt chi, hoặc chi bị đứt gần lìa; chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được; vết thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu nói trên mà không có kết quả; garô khi bị rắn độc cắn.
    Cách đặt garô: ấn động mạch ở phía trên vết thương để cầm máu. Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương, dùng vải hay gạc lót ở chỗ định đặt garô. Đặt garô và xoắn dần, bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương, nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. Cố định que xoắn, nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định. Băng ép vết thương. Garô phải để lộ ra ngoài, không để ống quần, tay áo hay băng che lấp garô. Chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện.
    Chú ý: Cứ 30 phút phải nới garô một lần, làm theo thứ tự: người phụ ấn động mạch ở phía trên garô, người chính nới dây garô từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt bệnh nhân, sự chảy máu ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi ở dưới garô. Nới garô từ 4 - 5 phút. Nếu thấy máu chảy mạnh ở vết thương thì phải ấn lại động mạch ở gốc chi. Nếu thấy sắc mặt bệnh nhân thay đổi đột ngột tím tái hoặc nhợt nhạt phải đặt garô lại ngay. Khi đặt lại dây garô, không đặt ở vết cũ mà nhích lên hoặc nhích xuống một ít để khỏi gây lằn da và thiếu máu kéo dài ở chỗ đặt garô. Khi nới garô mà không thấy chảy máu ở vết thương thì không cần thắt lại garô nữa, nhưng vẫn để dây garô tại chỗ và sẵn sàng thắt lại nếu vết thương lại chảy máu. Những trường hợp không nới garô gồm: chi đã bị hoại tử, đoạn chi dưới garô có dấu hiệu hoại tử, trường hợp bị rắn độc cắn.
    Nhìn vết thương phân biệt tính chất chảy máu
    Bạn có thể nhìn vào vết thương đang chảy máu để phân biệt 3 trường hợp: chảy máu mao mạch, chảy máu tĩnh mạch và chảy máu động mạch.
    Chảy máu mao mạch là máu chảy ra từ những mạch rất nhỏ, nên nhìn vết thương thấy máu chảy tràn ra chậm trên bề mặt vết thương và máu tự cầm sau một thời gian ngắn khoảng vài phút.
    Chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, không thành tia mạnh, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Nhưng phải chú ý đến trường hợp tổn thương các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch dưới đòn thì chảy máu ồ ạt nguy hiểm.
    Chảy máu động mạch, nhìn thấy máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập của tim, hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài như mạch nước đùn từ đáy giếng lên, hoặc nhìn thấy máu thấm ướt đầm ra băng và quần áo, máu màu đỏ tươi.
    Tuy nhiên trên thực tế, hiếm khi một vết thương chỉ có chảy máu đơn thuần mao mạch, tĩnh mạch hoặc động mạch mà thường phối hợp cả động mạch và tĩnh mạch bị tổn thương. Vì vậy, khi gặp một trường hợp chảy máu nhiều cần phải nhanh chóng xác định là chảy máu động mạch, tĩnh mạch hay phối hợp để nhanh chóng quyết định biện pháp cầm máu thích hợp.

    Tai nạn trong lao động, sinh hoạt thường xuyên xảy ra hàng ngày. Đối với các vết thương nhẹ gây chảy máu như đứt tay, bị cây que chọc vào, giẫm phải đinh, trầy xước, rách ra, tổn thương phần mềm,... người bị nạn hoặc người thân cũng cần bình tĩnh xử trí đúng cách để cầm máu và tránh vết thương bị nhiễm trùng.
    Cầm máu
    Trước tiên bạn cần nhanh chóng cầm máu bằng cách đè nhẹ lên vết thương bằng gạc sạch hoặc quần áo hoặc khăn sạch. Đè liên tục trong 20-30 phút. Không nên hé vết thương xem cầm máu hay chưa vì sẽ làm chảy máu trở lại do cục máu đông chưa kịp hình thành.

    Làm sạch vết thương
    Vết thương rách da thường dễ bị nhiễm bẩn do bụi đất, cát. Sau khi cầm máu cần rửa vết thương bằng nước sạch. Trước khi rửa vết thương nên rửa sạch tay bằng xà phòng. Nếu có dị vật còn sót trong vết thương thì dùng nhíp rửa đã bằng cồn lấy ra. Rửa nhiều nước sẽ tránh được nguy cơ uốn ván. Xung quanh vết thương có thể rửa bằng xà phòng.
    Sát trùng vết thương
    Sát trùng vết thương và vùng da xung quanh vết thương bằng dung dịch i-ốt hữu cơ( có bán ở hiệu thuốc) để loại bỏ vi khuẩn.
    .
    Băng vết thương
    Băng vết thương bằng băng gạc sạch đã tiệt trùng (có bán ở hiệu thuốc). Thay băng thường xuyên. khi băng cũ bị bẩn hoặc ướt.
    Tiêm phòng uốn ván
    Bạn nên đi tiêm phòng uốn ván vì cho dù là vết thương nhẹ vẫn có thể bị nhiễm vi trùng uốn ván, nhất là các vết thương do kim loại gỉ như đinh, thanh gang, sắt,...

    Cần lưu ý: Nếu sau khi sơ cứu mà vết thương bị tấy đỏ, sưng nề, đau nhiều, có thể vết thương đã bị nhiễm trùng. Khi đó bạn cần đến ngay cơ sở y tế kiểm tra và điều trị.
    Ngoài ra, trong tủ thuốc gia đình nên trang bị các vật dụng y tế cần thiết như bông gòn, băng, gạc sạch, cồn nước muối sinh lý, thuốc sát trùng để có thể sử dụng khi cần thiết.
    Xử trí như thế nào khi bị súc vật cắn?

    Côn trùng hay súc vật nói chung rất hiếm khi tấn công người ngoại trừ khi bị khiêu khích hay bị tấn công. Những vết thương do súc vật cắn có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, có thể gây bệnh uốn ván hoặc bệnh dại (chó, mèo).
    Những điều cần làm trong sơ cứu
    1. Cố gắng cầm máu
    2. Hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng
    3. Chăm sóc vết thương
    Cách sơ cứu
    - Nếu vết thương chảy máu, cầm máu ngay bằng cách ấn mạnh lên vết thương
    - Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước ấm.
    - Lau khô vết thương, dùng băng, gạc băng kỹ vết thương.
    - Đưa đến cơ sở y tế để chích ngừa uốn ván (VAT hay SAT: huyết thanh kháng uốn ván), khâu vết thương, hoặc chích ngừa dại nếu cần trong trường hợp bị chó mèo cắn
    - Theo dõi các dấu hiệu nghi ngờ vết thương nhiễm trùng như: đau nhức nhiều, sưng đỏ nhiều ở vết cắn, nổi hạch ở nách hoặc bẹn. Khi thấy các dấu hiệu này, nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
    Chú ý: Trong trường hợp bị chó mèo cắn, người bị nạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được hướng dẫn chích ngừa bệnh dại nếu cần và theo dõi con vật ít nhất trong vòng 15 ngày.
    Rắn độc cắn

    Lúc 12 giờ ngày 07/03/2010, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, tiếp nhận trường hợp em Ng. M. Ph..3 tuổi nam, ngụ ở Định Quán, Đồng Nai bị rắn cắn. Cách nhập viện 2 ngày, em đi chơi với anh trai dọc bờ ao có chất củi khô, thì bị rắn cắn ở mặt ngoài cẳng chân trái, gây chảy máu, sừng bầm, đau nhức. Người anh nghe tiếng em kêu khóc, phát hiện Ph. bị vết thương rắn cắn, nên chạy về báo gia đình, đưa cháu đi thầy lang, đắp thuốc nam. Tình trạng không cải thiện, em lơ mơ, gồng chi, nên đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại đây, ghi nhận em lơ mơ, vẻ mặt nhiễm độc, vết thương rắn cắn ở mặt trước trong cẳng chân trái, sưng bầm, hoại tử, đau nhức, sưng lan lên đến đùi và vùng bẹn cùng bên. Qua thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử, các bác sĩ nghi trẻ bị rắn hỗ mèo cắn. Em được điều trị bảo tồn, điều chỉnh rối loạn đông máu, dinh dưỡng, điều chỉnh nước điện giải kiềm toan, chăm sóc vết thương đặc biệt là điều trị oxy cao áp để giảm thiểu tổn thương hoại tử mô, cũng như hội chẩn ngoại khoa để cắt lọc vết thương hoại tử. Kết quả sau gần một tuần điều trị, tình trạng em cải thiện dần, vết thương rắn cắn bớt sưng, bớt đau, tỉnh táo, ăn uống được.
    Sau dây là cách sơ cứu khi bị rắn cắn
    • - Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ
    • - Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc
    • - Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước
    • - Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng
    • - Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
    Những việc nên tránh
    - Không nên garô phía trên vết thương vì có thể gây hoại tử chi
    - Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do hiện nay không thấy hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc
    Những điều nên làm
    - Trấn an nạn nhân để tránh nọc độc lan nhanh
    - Ngăn không cho nọc độc lan khắp cơ thể
    - Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế


    Ng. M. Ph..3 tuổi nam bị rắn hỗ mèo cắn ở cẳng chân trái, sưng, hoại tử , lan lên đùi bẹn, đau nhức
    cứu và phòng ngừa ong đốt, rắn cắn
    Mỗi năm, cứ vào dịp hè, khoa cấp cứu - Hồi sức, Bệnh viện Nhi Đồng 1 lại nhận không ít trường hợp tai nạn sinh hoạt liên quan đến học sinh như ong đốt, rắn cắn, ngạt nước, phỏng, điện giật.
    Trong đó, thống kê hàng năm cho thấy số trường hợp nhập viện cấp cứu vì ong đốt từ 30-50 trẻ, phần lớn có biểu hiện suy thận hoặc tổn thương đa cơ quan, 40-50 trường hợp rắn cắn có biểu hiện tổn thương viêm, xuất huyết, hoại tử tại chỗ và biểu hiện toàn thân như nhiễm độc, suy hô hấp, rối loạn đông máu.
    Sau đây là một số hướng dẫn cách sơ cứu và phòng ngừa tai nạn mùa hè ở học sinh:
    1. Vết thương do rắn cắn
    Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát như là một trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 6 giờ đầu. Đặc biệt khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
    Cách sơ cứu:
    - Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.
    - Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.
    - Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước.
    - Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng.
    - Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
    Những việc nên tránh:
    - Không nên garô phía trên vết thương vì có thể gây hoại tử chi.
    - Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do hiện nay không thấy việc này có hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.
    Những điều nên làm:
    - Trấn an nạn nhân để tránh nọc độc lan nhanh.
    - Ngăn không cho nọc độc lan khắp cơ thể.
    - Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
    Phòng ngừa
    - Mang giày cao ống và mặc quần dài phủ ra ngoài giày là cách tốt nhất khi đi trên cỏ rậm hoặc vùng có nhiều rắn.
    - Tìm hiểu các loại rắn độc, nhận dạng qua hình dạng và nơi sinh sống.
    - Phát hoang rộng xung quanh nhà.
    2. Ong đốt
    Cách sơ cứu
    - Hầu hết ong đốt đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da nạn nhân, ngoại trừ ong vò vẽ. Tốt nhất là lấy vòi chích bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
    - Rửa sạch vùng bị chích bằng xà bông và nước ấm.
    - Đắp băng lạnh lên vết cắn để giảm đau và giảm sưng.
    - Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu: Nổi mề đay, than mệt, tay chân lạnh, tiểu đỏ, tiểu ít, bị ong vò vẽ đốt trên 10 vết.
    Phòng ngừa
    - Giáo dục trẻ em, nhất là vào mùa hè, về tác hại của ong đốt cũng như không chọc phá tổ ong.
    - Phát quang các tổ ong trên cây xung quanh nhà.
    Hai điều ghi nhớ:

    1. Tất cả vết thương đều nhiễm trùng: Vi trùng xâm nhập vào vết thương, có thể gây ra những hậu quả tai hại. Vì vậy tất cả những vết thương đều phải được săn sóc dù chỉ là một vết thương nhỏ.

    2. Vi trùng sinh sản rất nhanh: Vì thế các vết thương cần phải được săn sóc ngay càng sớm càng tốt.

    Như vậy, sự săn sóc đầu tiên của người cứu thương có tầm mức quan trọng cho việc bình phục vết thương sau này.

    Sự vô trùng: là tình trạng của một vật mà trên đó không có vi trùng. Thí dụ: dụng cụ y khoa đã được khử trùng bằng lò hấp. Người cứu thương khó thực hiện việc băng bó trong điều kiện hoàn toàn vô trùng. Tuy nhiên, càng sạch chừng nào càng tốt chừng nấy.

    Sự khử trùng là các phương pháp giết vi trùng. Vi trùng xâm nhập vào vết thương, thông thường bị tiêu diệt bằng các hóa chất gọi là chất sát trùng. Công hiệu của chất này hoàn hảo khi nào vết thương đã được rửa sạch cẩn thận.

    Hành động của người cứu thương sẽ tùy thuộc vào vết thương nặng hay nhẹ. Vết thương nhẹ là những vết thương trầy trụa, hay xây xát ngoài da. Ngoài ra các vết thương khác được xem là nặng.

    Cách săn sóc một vết thương:

    • Chuẩn bị vật dụng.

    • Rửa sạch hai tay.

    • Khử trùng dụng cụ.

    • Săn sóc vết thương.

    • Phòng ngừa phong đòn gánh.

    • Săn sóc vết thương do phỏng

    Người cứu thương phải thành thạo cách săn sóc một vết thương nhẹ, vì họ thường gặp nhất trong các tai nạn thường ngày.



    CHUẨN BỊ VẬT DỤNG

    1. 1 tấm vải dầy (cạnh 50x50cm) để trải ra khi làm việc cho sạch sẽ.

    2. Gạc 5x10cm đựng trong hộp hay trong bao kín đã khử trùng.

    3. Bông gòn thấm nước cắt thành từng ô để sẵn trong hộp kim khí đã khử trùng.

    4. Bông gòn không thấm nước đã khử trùng và còn nguyên trong bao, khi cần dùng sẽ cắt theo ý muốn.

    5. Một hộp kim khí đựng dụng cụ: 1 kéo đầu tròn, 2 kẹp.

    6. Thuốc sát trùng để rửa vết thương:

    7. Xà phòng nước.

    8. Dung dịch Dakin hay nước ôxy già, hai loại này rất dễ bay hơi.

    9. Thuốc đỏ.

    10. Cồn 900 (chỉ dùng để khử trùng dụng cụ)

    11. Băng keo dài bề ngang 2cm, hay băng cá nhân loại ở thân băng có sẵn thuốc sát trùng.

    12. Vài cuộn băng: chiều ngang 5,7 hay 10cm.

    13. Kim băng.



    RỬA SẠCH HAI TAY

    Cắt ngắn móng tay. Dùng bàn chải và xà phòng chà xát từ bàn tay đến khủy tay trong 10 phút rồi rửa sạch với nước và không được lau tay. Xoa hai tay với cồn 900 và để khô.



    KHỬ TRÙNG DỤNG CỤ

    Chỉ có 2 cách khử trùng tuyệt đối dụng cụ: đó là chưng và hấp khô dùng trong phẩu thuật. Tuy cách chỉ dưới đây không khử trùng tuyệt đối, nhưng cũng đủ dùng trong lúc cấp cứu: nấu sôi, đốt nóng, hay nhúng vào cồn.

    1. Đun sôi: phải đun sôi khoảng 20 phút.

    2. Đốt nóng: để dụng cụ vào trong một cái mâm kim loại (hay nắp hộp) với một ít cồn 900 rồi châm lửa. Chờ cho nguội lại rồi mới xử dụng.

    3. Nhúng dụng cụ và ngâm thường xuyên trong cồn 900.



    SĂN SÓC VẾT THƯƠNG

    1. Rửa vết thương từ trong ra ngoài, và chung quanh vết thương bằng thuốc sát trùng.

    2. Cạo, cắt tóc, hay lông cho thật sạch.

    3. Lấy ngoại vật thấy rõ ra.

    4. Cắt bỏ da lòng thòng bằng kéo.

    5. Nếu vết thương chảy máu, ta đắp gạc có tẩm ôxy già.

    6. Khi vết thương đã sạch và khô, ta bôi thuốc sát trùng. Tránh dùng hỗn hợp nhiều loại thuốc, có thể gây phản ứng, nguy hiểm.

    7. Nếu có thể được, nên để trần vết thương. Những vết thương xây xát chút ít không nên băng lại. Ta chỉ băng vết thương bị chảy máu hay rỉ nước.

    8. Băng vết thương bằng cách đắp gạc rồi dùng băng keo dán lại. Nếu vết thương chảy máu hay cần che chở đầy đủ, ta đắp thêm một lớp bông gòn thấm nước rồi một lớp bông không thấm nước sau đó băng lại.

    9. Thay băng: Cách 3 hay 4 ngày ta thay băng một lần. Nếu vết thương chảy máu hay làm mủ, mỗi ngày ta thay băng 1 hay 2 lần. Lúc mở băng nên cẩn thận: nên thấm ôxy già hay Dakin trước rồi mới gỡ miếng gạc ra khỏi vết thương.

    10. Phải xem chừng vết thương: nếu vài hôm sau có dấu hiệu làm độc (đỏ, sưng, nhức, nóng) ta phải mời Y sĩ đến.



    Vết thương nặng là những vết thương:

    • Rộng (cần khâu lại).

    • Sâu (xuyên qua da thịt)..

    • Dính ngoại vật (đất, cát, mảnh kim loại…).

    • Bầm dập (mô bị dập nát là chỗ cho vi trùng sinh sống).

    • Phức tạp (gãy xương, xuất huyết).

    • Làm độc.

    • Ở nơi nguy hiểm (mặt, ngón tay, xoang).



    Cấp cứu khi đứng trước một vết thương nặng: Người cứu thương không được sờ mó vào vết thương nặng. Hành động của họ là tóm tắt trong ba công việc: Bao bọc, làm phiếu, tải thương. Chỉ có y sĩ mới có thẩm quyền săn sóc vết thương nặng.

    1. Bao bọc vết thương bằng vải thưa vô trùng, nếu có, hay vải sạch - Thực dụng nhất là băng cá nhân, băng này được làm sẵn để cấp cứu, (ngoài ra người cứu thương cần lưu ý để ngăn chận xuất huyết động mạch trầm trọng hay bó im xương gãy)

    2. Cài 1 tấm phiếu vào áo nạn nhân trong đó ghi tên họ nạn nhân, tính chất, giờ và độ khẩn của vết thương.

    3. Di chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện gần nhất, không được chần chờ, vì họ có thể chết vì kích xúc (chock) hay nhiễm trùng.



    Vài trường hợp đặc biệt:

    Người cứu thương phải biết hành động khi gặp trường hợp vết thương ở ngực hay ở bụng.

    I. Vết thương ngực:

    Nạn nhân bị vết thương ở trước ngực hay lưng có thể chết vì ngưng thở nếu người ta để đầu thấp. Sau khi băng kín vết thương, nạn nhân được tải thương theo tư thế nửa nằm, nửa ngồi hay nằm nghiêng về phía vết thương, đầu cao (xem phần thế nằm của nạn nhân)..

    Nếu vết thương thủng phổi (không khí ở phổi thoát ra bằng vết thương), ta phải bịt chỗ thủng ngay, bằng cách dùng nhiều miếng gạc (compresse) phủ vải hay nylon ở ngoài rồi dùng băng keo hay băng 3 đuôi giữ chặt. Nếu không có vật dụng ta có thể dùng khăn tay hay bàn tay giữ chặt lại.

    II. Vết thương ở bụng:

    Nếu lòi ruột ra ngoài, không nên tìm cách nhét vào. Bao bọc bằng vải sạch (không nên dùng compresse). Lúc tải thương để đầu nạn nhân thấp, chân co lên.

    Nếu dao vật nhọn, còn nằm tại chỗ, ta nên để nguyên, không được tìm cách lấy ra.

    NÊN NHỚ: Vết thương ở ngực và bụng thường hay gây ra nội xuất huyết.



    PHÒNG NGỪA PHONG ĐÒN GÁNH

    (Xem bài phòng ngừa phong đòn gánh trong website này)



    HIỂU BIẾT VÀ CHĂM SÓC CÁC VẾT PHỎNG

    Phỏng do nhiều nguyên-nhân:

    • Sức nóng (vật rắn, lỏng hay hơi rất nóng hoặc do sự bốc cháy).

    • Ánh nắng mặt trời.

    • Hóa chất (A-xít, ba-dờ…).

    • Điện.

    • Tia ngoại tuyến.



    Những sự cọ sát như mang giày chật cũng tạo ra những vết thương như phỏng.



    Thế nào là phỏng nặng: Một vết phỏng là nặng nếu: rộng lớn, hoặc sâu.

    Một vết phỏng dù nhỏ cũng được coi là nặng:

    • Khi ở vài nơi trên cơ-thể: nhiễm độc ở mông trẻ em, ở bàn tay những chỗ nếp gấp, ở mặt, hoặc ngộp thở dần dần bởi hít phải khí nóng làm cháy đường hô-hấp.

    • Khi bị bẩn.

    • Khi nạn-nhân yếu: Trẻ em, người già, người bệnh kinh niên (nghiện rượu, tiểu đường,...)



    Người ta phân biệt 3 độ phỏng như sau:

    • Phỏng độ 1: da bị đỏ, bị phỏng nắng.

    • Phỏng độ 2: da nổi lên một hay nhiều bong bóng nước.

    • Phỏng độ 3: da bị cháy hay gây tổn-thương tới lớp mỡ, thần kinh, bắp thịt, mạch máu hay xương.

    Phỏng độ 2 và 3 được kể là những vết thương. Sự nguy-hiểm là vì nhiễm độc. Vết phỏng nào cũng sạch (không có vi trùng) lúc xảy ra, nhưng sẽ bị nhiễm trùng rất nhanh nếu ta không cẩn thận. Người cứu thương không nên bôi thuốc hay pommade vào vết phỏng.

    Hậu quả toàn thể: đó là phỏng sẽ gây ra tình trạng sốc. Đối với người cứu-thương đầu tiên phải tránh làm tình trạng này trầm trọng hơn.

    Nạn nhân thường khát nước. Nếu họ không bị vết thương khác, hay ói mửa, người cứu thương có thể cho họ uống một ít nước ấm hay nước đường. Rượu tuyệt đối cấm.



    Cấp cứu người bị phỏng

    Người cứu thương phải phân biệt:

    • Phỏng thường (nhẹ) có thể trị tại chỗ.

    • Phỏng nặng: phải mang vào bệnh viện.



    1) Phỏng Nhẹ

    a) Vết phỏng độ 1 và nhỏ, thí dụ: vết đỏ vì nắng trên một diện tích nhỏ. Ta rắc bột khử trùng (Talc stérile) và nên canh chừng nạn-nhân trong 24 giờ đồng hồ.

    b) Vết-thương phỏng độ 2 rất nhỏ: bằng một đồng bạc chì, phỏng bởi đầu thuốc lá, vì đi giày chật.

    Vết phỏng dễ bị nhiễm trùng nếu ta làm bể mộng nước (bong bóng nước), ta nên bôi thuốc đỏ lên bong bóng nước và xung quanh, rồi dùng compresse vô trùng đắp lên.

    Nếu bong bóng nước đã bể, ta chữa như vết thương thường: rữa tay sạch, bôi thuốc đỏ, cắt những chỗ da cháy, bôi thuốc đỏ, đắp compresse rồi dán băng keo để tránh đụng chạm và làm bẩn vết thương.

    Sau 48 giờ, tháo băng ra, bôi thuốc đỏ và để trần vết thương.

    Nếu có dấu hiệu làm độc ta phải mời y sĩ.



    2) Phỏng Nặng

    Người cứu-thương hành động như đứng trước vết thương nặng:

    - Băng vô trùng, nếu được, hoặc bao bọc nạn nhân bằng vải sạch.

    - Khi di chuyển đến bệnh viện: quấn chăn, để nằm dài, đầu thấp.

    Khi nạn nhân chưa được quấn chăn, không nên sờ mó vào trên chỗ bị phỏng.

    Nếu quần áo cháy: cuốn nạn nhân bằng chăn hay lăn dưới đất. Tránh dùng bình cứu hỏa.

    Chỉ nên cởi quần áo nạn nhân trong hai trường hợp:

    - Quần áo đang thấm nước sôi (dội nước lạnh ngay, chỉ trong trường hợp này người ta không được cởi lớp vải cuối cùng, lớp tiếp xúc với da).

    - Quần áo hay quần áo lót bằng sợi tổng hợp tiếp tục cháy âm ỉ (nhiều khi không có ngọn lửa).

    Những chỗ hở: bàn tay bàn chân bị phỏng nước sôi; đổ nước lạnh ngay.

    Lưu ý: không bao được đổ nước lên chất hóa chất cháy (xăng, dầu hỏa, rượu) ta dập tắt bằng cát hay bình chữa lửa (cẩn thận tránh xịt vào mặt nạn nhân hay người khác)



    3) Phỏng Do Hóa Chất

    - Phỏng A-xít (acide sulfuric, clorhyric, nitric…): Rửa bằng nước xà bông (savon) hay nước pha bicarbonate de soude (1 muỗng biacarbonate de soude trong 1 lít nước)

    - Phỏng Ba-dờ (soude, potasse, vôi sống): ta rửa bằng nước dấm.

    Nói chung: dội ngay thật nhiều nước, băng vô trùng di chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất.

    Khi hóa chất văng vào mắt: rửa ngay bằng dòng nước cho chảy ngay vào mắt (được giữ cho mở ra) rồi đưa đến bác sĩ chuyên khoa mắt hay bệnh-viện.

    Tài Sản của trantuananh1991
    Chữ kí của trantuananh1991


    kynang cap guu

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
    * Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
    * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
    * Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

    Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU :: KĨ NĂNG :: kĩ năng sống-
    Đầu trang
    Giữa trang
    Cuối trang