DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT
Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh
Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT
Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh
Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GĐĐC TRUNG TÍN CHUNG SỨC PHỤNG SỰ ĐẮP XÂY GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG VỮNG MẠNH
www.tuoitretrungtin.forum-viet.com CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU! địa chỉ: thánh thất TRUNG TÍN đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu website: http://www.thanhthattrungtin.com
trong quá trình sử dụng có mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến các bạn vui lòng liên hệ Administrators số điện thoại nóng :0978652249
dây là diễn đàn tôn giáo nên mấy mem spam mình sẽ ban nick nha
Tổng số bài gửi : 76 Points : 222 Reputation : 0 Join date : 13/05/2011 Age : 33 Đến từ : trungtin
Tiêu đề: Dân tộc Việt Nam Sun Apr 08, 2012 1:37 pm
Dân tộc Việt Nam Dân tộc Việt Nam là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Địa bàn cư trú của các tổ tiên các Dân tộc Việt Nam.Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai. Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:
Theo các nhà nhân chủng học, nếu phân chia theo hình dáng thì loài người được chia thành bốn đại chủng, đó là: Đại chủng Âu (Caucasoid), Đại chủng Phi (Negroid), Đại chủng Á (Mongoloid), Đại chủng Úc (Australoid, hay còn gọi là Đại chủng Phương Nam). Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai (tiếng Pháp: Indonésien). Người Cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines. Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước đây). Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique). Do hai lần hòa nhập với Đại chủng Á mà chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại Chủng Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc. Cũng chính vì thế chủng Nam Á được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á. Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Thực ra không có đến một trăm (Bách) dân tộc nhưng quả thật đó là một cộng đồng dân cư rất đông đúc bao gồm: Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc), Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt (cư trú tại Quảng Đông, Trung Quốc), Lạc Việt (cư trú tại Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc bộ, Việt Nam),... sinh sống từ vùng nam sông Dương Tử (Trung Quốc) cho đến Bắc bộ (Việt Nam). Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khơ me, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm (xem hình vẽ). Việc xác định về mặt địa lý có thể hình dung như sau:
Địa bàn cư trú của người Bách Việt: là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, Trung Quốc, đỉnh là Bắc trung bộ, Việt Nam (xem hình, tam giác màu đỏ). Địa bàn cư trú của người Bách Việt và Nam Đảo: là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, Trung Quốc, đỉnh là đồng bằng sông Mê kông, Việt Nam (Hình 3:xem hình, tam giác màu vàng).
Các dân tộc Việt Nam hiện nay Theo số liệu thống kê năm 2000, Việt Nam có 54 dân tộc. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh (Việt), chiếm 87% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày (1.190.000), Thái (1.040.000), Mường (914.000), Hoa (900.000), Khmer (895.000), Nùng (706.000), Hmông (558.000), Dao (474.000), Giarai (242.000), Êđê (195.000). Những dân tộc còn lại có dân số dưới 100.000 người, một nửa trong số đó có dân số dưới 10.000 người. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Mê kông.
54 dân tộc Việt Nam (xếp theo hệ ngôn ngữ) Nhóm Việt–Mường: Chứt | Mường | Thổ | Việt (Kinh) Nhóm Tày–Thái: Bố Y | Giáy | Lào | Lự | Nùng | Sán Chay | Tày | Thái Nhóm Môn–Khmer: Ba Na | Brâu | Bru - Vân Kiều | Chơ-ro | Co | Cơ-ho | Cơ-tu | Giẻ-triêng | Hrê | Kháng | Khmer | Khơ-mú | Mạ | Mảng | M'Nông | Ơ-đu | Rơ-măm | Tà-Ôi | Xinh-mun | Xơ-đăng | Xtiêng Nhóm Mông–Dao: Dao | Mông | Pà Thẻn Nhóm Kadai: Cờ lao | La-chí | La ha | Pu péo Nhóm Nam đảo: Chăm | Chu-ru | Ê-đê | Gia-rai | Ra-glai Nhóm Hán: Hoa | Ngái | Sán dìu Nhóm Tạng: Cống | Hà Nhì | La Hủ | Lô Lô | Phù Lá | Si La
Tài liệu tham khảo Nguyễn Đình Khoa, Nhân chủng học Đông Nam Á, NXB ĐH và THCN, 1983 Phạm Đức Dương, Văn hóa học đại cương và cơ sở VHVN, NXB KHXH 1996 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc VHVN, NXB TPHCM 2001 SƯU TẦM
Tổng số bài gửi : 76 Points : 222 Reputation : 0 Join date : 13/05/2011 Age : 33 Đến từ : trungtin
Tiêu đề: Dân tộc Việt Nam
Tiêu đề:
Dân tộc Việt Nam Dân tộc Việt Nam là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Địa bàn cư trú của các tổ tiên các Dân tộc Việt Nam.Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai. Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:
Theo các nhà nhân chủng học, nếu phân chia theo hình dáng thì loài người được chia thành bốn đại chủng, đó là: Đại chủng Âu (Caucasoid), Đại chủng Phi (Negroid), Đại chủng Á (Mongoloid), Đại chủng Úc (Australoid, hay còn gọi là Đại chủng Phương Nam). Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai (tiếng Pháp: Indonésien). Người Cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines. Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước đây). Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique). Do hai lần hòa nhập với Đại chủng Á mà chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại Chủng Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc. Cũng chính vì thế chủng Nam Á được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á. Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Thực ra không có đến một trăm (Bách) dân tộc nhưng quả thật đó là một cộng đồng dân cư rất đông đúc bao gồm: Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc), Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt (cư trú tại Quảng Đông, Trung Quốc), Lạc Việt (cư trú tại Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc bộ, Việt Nam),... sinh sống từ vùng nam sông Dương Tử (Trung Quốc) cho đến Bắc bộ (Việt Nam). Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khơ me, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm (xem hình vẽ). Việc xác định về mặt địa lý có thể hình dung như sau:
Địa bàn cư trú của người Bách Việt: là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, Trung Quốc, đỉnh là Bắc trung bộ, Việt Nam (xem hình, tam giác màu đỏ). Địa bàn cư trú của người Bách Việt và Nam Đảo: là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, Trung Quốc, đỉnh là đồng bằng sông Mê kông, Việt Nam (Hình 3:xem hình, tam giác màu vàng).
Các dân tộc Việt Nam hiện nay Theo số liệu thống kê năm 2000, Việt Nam có 54 dân tộc. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh (Việt), chiếm 87% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày (1.190.000), Thái (1.040.000), Mường (914.000), Hoa (900.000), Khmer (895.000), Nùng (706.000), Hmông (558.000), Dao (474.000), Giarai (242.000), Êđê (195.000). Những dân tộc còn lại có dân số dưới 100.000 người, một nửa trong số đó có dân số dưới 10.000 người. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Mê kông.
54 dân tộc Việt Nam (xếp theo hệ ngôn ngữ) Nhóm Việt–Mường: Chứt | Mường | Thổ | Việt (Kinh) Nhóm Tày–Thái: Bố Y | Giáy | Lào | Lự | Nùng | Sán Chay | Tày | Thái Nhóm Môn–Khmer: Ba Na | Brâu | Bru - Vân Kiều | Chơ-ro | Co | Cơ-ho | Cơ-tu | Giẻ-triêng | Hrê | Kháng | Khmer | Khơ-mú | Mạ | Mảng | M'Nông | Ơ-đu | Rơ-măm | Tà-Ôi | Xinh-mun | Xơ-đăng | Xtiêng Nhóm Mông–Dao: Dao | Mông | Pà Thẻn Nhóm Kadai: Cờ lao | La-chí | La ha | Pu péo Nhóm Nam đảo: Chăm | Chu-ru | Ê-đê | Gia-rai | Ra-glai Nhóm Hán: Hoa | Ngái | Sán dìu Nhóm Tạng: Cống | Hà Nhì | La Hủ | Lô Lô | Phù Lá | Si La
Tài liệu tham khảo Nguyễn Đình Khoa, Nhân chủng học Đông Nam Á, NXB ĐH và THCN, 1983 Phạm Đức Dương, Văn hóa học đại cương và cơ sở VHVN, NXB KHXH 1996 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc VHVN, NXB TPHCM 2001 SƯU TẦM
Dân tộc Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự. * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn. * Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề. Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.