DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT

Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh


Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT

Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh


Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GĐĐC TRUNG TÍNWelcome to http://www.tuoitretrungtin.forum-viet.com GĐĐC TRUNG TÍN tỉnh BRVT CHUNG SỨC PHỤNG SỰ ĐẮP XÂY GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG VỮNG MẠNH
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
www.tuoitretrungtin.forum-viet.com CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU! địa chỉ: thánh thất TRUNG TÍN đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu website: http://www.thanhthattrungtin.com
trong quá trình sử dụng có mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến các bạn vui lòng liên hệ Administrators số điện thoại nóng :0978652249
dây là diễn đàn tôn giáo nên mấy mem spam mình sẽ ban nick nha
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Similar topics
    Tìm kiếm
     
     

    Display results as :
     
    Rechercher Advanced Search
    Poll
    Thống Kê
    Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

    Không

    Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 70 người, vào ngày Tue Jun 11, 2024 2:34 pm
    Admin Suri Ken
    trantuananh1991
    tonghopvltk1
    nguyendinhnhan
    Võ Minh Nguyệt
    XemDjjjj
    DQD
    chungnguyen
    wtzmogtnmf
    flower86
    chungnguyen nhắn với»Tất cả thành viên
    gửi vào lúc Wed Oct 19, 2011 9:41 pm ...
    :THONG BAO CHO CAC BAN TÂN SINH VIÊN: 6/11/2011 TẬP THỂ TU TẬP DINH TPHCM TỔ CHỨC LỄ CẦU NGUYỆN NHẬP HỌC, THÂN MỜI CÁC BẠN TÂN SINH VIÊN VỀ THAM DỰ LÚC 8H TẠI TT.TRUNG MINH ĐƯỜNG BÌNH THỚI QUẬN 11.
    trantuananh1991 nhắn vớiMAT THU HI
    gửi vào lúc Fri Oct 14, 2011 3:31 pm ...
    :MỘT SỐ MẬT MÃ THÔNG DỤNG
    1/ HỆ THỐNG THAY THẾ
    MẬT MÃ DÙNG CHỮ THAY CHỮ DẠNG CHUẨN:
    ( còn gọi là mật mã Caesar )
    Giải mật thư: SGZHR AHMGE Chìa khóa: H = i
    Giải:
    + Lập bảng tra:
    A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
    B c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z a
    + Dùng bảng tra vừa thành lập đối chiếu từng ký …
    trantuananh1991 nhắn với»Tất cả thành viên
    gửi vào lúc Fri Oct 14, 2011 3:25 pm ...
    :CHIEU THU 7 VA CHU NHAT GAN NGAY RAM THANG 10 CO ANH EM NAO RANH MOI VAO LIEN HOA CUU CUNG CONG LAM QUA
    chungnguyen nhắn với»Tất cả thành viên
    gửi vào lúc Tue Aug 09, 2011 4:21 pm ...
    :NGÀY 13/8/2011 TỔ CHỨC SINH NHẬT TRÒN 18 TUỔI CHO THANH ĐOÀN CHƠN KHAI, BẮT ĐẦU LÚC 19H, KÍNH MỜI QUÝ ANH CHỊ EM VỀ THAM DỰ. THÂN CHÀO!
    HỖ TRỢ XÂY DỰNG WEBSITE
    Thu vien Java

    eCHIP

    Thư viện Java

    Dịch vụ thiết kế web miễn phí

    Thiết kế
    Chủ đề web
    Email của bạn
    *Nội dung*
    Đường dẫn Tựa đề
    Thêm vào



    Đây là đoạn mã nguồn trang web của bạn. Hãy tìm một Domain+Host để đưa nó lên mạng
    Suri Ken hân hạnh đồng hành cùng các bạn. cùng nhau học tập các bạn nhé!
    Thanh Sinh: NGuyễn Đình Thảo




    Share
     

     TÂM KINH BÁT NHÃ

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
    Tác giảThông điệp
    trantuananh1991



    Tổng số bài gửi : 76
    Points : 222
    Reputation : 0
    Join date : 13/05/2011
    Age : 33
    Đến từ : trungtin

    TÂM KINH BÁT NHÃ  Empty
    Bài gửiTiêu đề: TÂM KINH BÁT NHÃ    TÂM KINH BÁT NHÃ  I_icon_minitimeSun Apr 08, 2012 1:46 pm

    TÂM KINH BÁT NHÃ

    Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
    Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
    Xá-Lợi-Tử! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
    Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố vô hữu khủng-bố; viễn ly điên-đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết-bàn, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
    Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
    Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề. Tát bà ha.

    * * *

    DICH NGHĨA :Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.
    Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
    Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
    Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
    Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.
    Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.

    * * *


    TÂM KINH
    BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA
    I
    CHÚ GIẢI

    DẪN NHẬP
    Nói đến Phật giáo Ðại thừa là nói đến Bát nhã. Vì, không có Bát nhã, là không có Phật giáo Ðại thừa. Bát nhã là đầu mối, là mạch nguồn từ đó các trào lưu tư tưởng Ðại thừa kể cả Mật giáo dậy khởi.
    Như vậy trong thực chất, Bát nhã là gì mà có một nguồn sinh lực dồi dào bất tận đến thế?
    Bát nhã do Phạn ngữ Prajnõà phiên âm. Tàu dịch nghĩa là Tuệ, Trí Tuệ, Không Trí. Nhưng dù dịch gì đi nữa cũng không một từ nào trong Hoa văn lột được hết ý nghĩa hàm ẩn trong phạn ngữ Prajnõà. Cho nên, văn học Phật giáo Trung Hoa cuối cùng cũng phải dùng từ ngữ phiên âm Bát nhã để chỉ cho loại trí tuệ đặc biệt này, mới có thể tránh mọi ngộ nhận sai lạc cho người học.
    Thông thường, cứ nói đến trí hay tuệ hay trí tuệ, người nghe lập tức liên tưởng đến trí năng, một trong ba năng lực (cảm năng, trí năng và ý chí) của con người mà các sinh vật không có, hoặc có nhưng ở một mức độ thấp kém. Trí hay trí tuệ thường được hiểu như trí khôn hay óc thông minh xán lạn, lãnh hội dễ dàng các kiến thức đã có, hoặc hội ý những kiến thức mới mà loài người sắp phát hiện ra. Cái bộ óc thông minh ấy đối với Phật giáo được mệnh danh là thế trí biện thông, bao gồm cả tốt lẫn xấu ngay trong bản chất, và tác dụng nó thì thường là lành ít dữ nhiều, bởi lẽ trí ấy gắn liền với phiền não khổ đau, hay tệ hơn nữa, nó chính là sản phẩm của chính phiền não khổ đau.
    Khác với thế trí biện thông, Bát nhã là loại trí tuệ siêu thiện ác, trí tuệ vô phân biệt đã rủ sạch phiền não. Cho nên, từ trong bản chất, nó là loại trí tuệ thanh tịnh rỗng lặng, không chút bợn nhơ, trong suốt như hư không, nên cũng được gọi là không trí. Do đó, nó thường xuất hiện như một thứ trí tuệ sâu xa vi diệu, mà Tâm kinh Bát nhã gọi là thâm Bát nhã, trí tuệ sâu xa. Vì tính chất nó như thế nên nó hoàn toàn tự tại trước mọi đối tượng nhận thức, trong mọi hoàn cảnh, nó không bị đối tượng hay hoàn cảnh chi phối buộc ràng. Từ đấy, nó soi suốt thật thể các pháp tức các hiện tượng trên cõi đời, thấy rõ bản chất của chúng. Trí tuệ ấy tự bản chất nó được mệnh danh là Thật tướng Bát nhã. Lại cũng trí tuệ đó, trên phương diện tác dụng soi suốt các hiện tượng, thì mang tên Quán chiếu Bát nhã. Thật tướng trong suốt vắng lặng, quán chiếu cũng trong suốt rỗng lặng, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Và có trong suốt vắng lặng như thế thì mới thấy được cái thực chất nhân duyên sanh của tất cả các pháp. Vì đã do nhân duyên sanh, các pháp thảy đều không có tự thể, thảy đều giả hữu, hết thảy đều không. Không ở đây phải hiểu là không có thật thể. Thuật ngữ Phật giáo gọi cái không ấy là Thuấn nhã đa, tức phiên âm chữ ÚÍnyatË, thường dịch là tánh không.
    Giáo nghĩa tánh không bắt nguồn từ đâu? Vị trí nó trong giáo lý Phật như thế nào? Chính thống chăng? Bàng thống chăng? Ðó là những câu hỏi cần có giải đáp thì may ra mới tạm có một khái niệm tương đối rõ ràng về Bát nhã. Chỉ khái niệm mà thôi, Còn thực chất ra sao, thì phải tu mới chứng được.
    Ai có nghiên cứu Phật giáo cũng đều biết rằng tinh hoa của Pháp mà Phật dạy chỉ tụ tại một điểm và chỉ một điểm mà thôi. Ðó là duyên khởi, cũng gọi là duyên sanh. Phật giáo sở dĩ khác với các thần giáo chỉ một điểm này và ở một điểm này. Và ai đã thừa nhận luật duyên khởi thì không thể nào thừa nhận một đấng tạo hóa sáng thế nữa. Người đó trên hình thức, dù có theo đạo Phật hay không theo đạo Phật, cũng đã là Phật tử trên bình diện tư tưởng rồi. Ngược lại, dù là tăng sĩ, nhưng không thông suốt duyên khởi, thì đó cũng chỉ là ngoại đạo trá hình. Nói thế, cốt để nhấn mạnh vai trò chỉ đạo, vai trò tiên quyết của luật duyên khởi trong toàn bộ giáo pháp Phật. Không có duyên khởi, không có Phật giáo, cũng như không có Bát nhã thì không có Ðại thừa, như đã khẳng định ngay trong câu mở đầu.
    Khi đã thừa nhận duyên khởi thì đương nhiên phải thừa nhận hai hệ luận gắn liền với duyên khởi, đó là vô ngã và vô thường. Ðã là vô thường thì tác dụng do nó gây ra là khổ. Còn vô ngã thì đương nhiên các sự kiện tự nó là không. Không, đây cần nhắc lại, là không có tự thể. Từ những cái mắt thấy tai nghe, cho đến những cái ý thức suy nghĩ, hết thảy đều không có tự thể dù chúng đang hiện hữu trước mặt. Sự hiện hữu ấy do các duyên (pratÌtyasamutpËda) tức các điều kiện giả hợp mà thành, không có ngã thể, dù bất cứ là ngã thể của hữu tình hay ngã thể của vô tình. Vô ngã của hữu tình thì gọi là nhân vô ngã; vô ngã của vô tình thì gọi là pháp vô ngã. Nói rõ ra, tất cả mọi sự vật trong đó gồm cả con người, đều là vô ngã. Trường phái Bát nhã triển khai lý luận về hai thứ vô ngã ấy, tức vô ngã về con người, vô ngã về sự vật, mà thành lập thuyết tánh không, chứng minh cho triết học luận lý bát bất là thành tựu bằng đạo học của phương pháp hành trì thực tế để giải quyết khổ đau.
    Tính chất nhất trí và liên tục từ Phật giáo Nguyên thủy đến Phật giáo Ðại thừa như thế thật quá rõ ràng, trước khi Ðại thừa hưng thịnh, các trường phái A tỳ đàm chỉ chú trọng đến nhân vô ngã, và ít lưu tâm đến pháp vô ngã. Thậm chí có trường phái như nhất thiết hữu bộ chẳng hạn, lại còn chủ trương cực đoan rằng nhất thiết pháp giai hữu với cách ngôn là tam thế thật hữu, pháp thể hằng hữu. Ðể đối kháng với chủ trương cực đoan đó, các trường phái A tỳ đàm thuộc Ðại chúng bộ đưa ra chủ trương đối nghịch và cực đoan không kém là nhứt thiết pháp giai không. Bằng phương tiện triết học phân tích tinh vi, nghĩa là bằng thuần túy luận lýù các trường phái sau đưa giáo nghĩa của họ đến một cái ngoan không rùng rợn thê thảm. Và Niết bàn theo quan điểm này là một trạng thái chết, trong đó xác thân phải biến ra tro bụi, còn ý thức và trí tuệ thì không còn một chút dấu vết lưu lại (khôi thân diệt trí).
    Vô ngã, nếu chỉ hiểu được theo nghĩa nhân vô ngã mà thôi, thì không sao tránh khỏi pháp chấp. Còn vô ngã, dù bao trùm cả pháp vô ngã, nếu chỉ loanh quanh trong khái niệm triết học do thuần túy lý luận tạo dựng nên, thì xa rời thực tế, trở thành khô cằn và đưa đạo Phật vào cõi chết. Nguy hiểm của triết học dù cho đó là triết học tinh vi u huyền cùng cực đi nữa, chính là ở đó.
    Thừa hưởng truyền thống không cả nhân lẫn pháp của Ðại chúng bộ, trường phái Bát nhã chủ trương thực hiện cái không bằng trực quán tổng hợp, nghĩa là bằng hành trì thực tế theo con đường đạo học, để tự mình trực tiếp thể nghiệm cái không ấy trong khi các pháp đương giả hữu. Cái không hiện ra qua công phu tu chứng đó gọi là đương thế tức không, nghĩa là trong khi các pháp đương hiện hữu sờ sờ trước mặt, tự thể của chúng vẫn chỉ là không. Vì do nhân duyên giả hợp chúng không có ngã thể riêng. Sự hiện hữu của chúng chẳng qua chỉ là giả hữu mà thôi. Như vậy, cái sở quán (các pháp) vốn dĩ không, thì cái năng quán (trí) cũng phải là không, như vậy mới không bị chướng ngại và đạt tiêu đích là soi suốt thực tế các pháp. Trí ấy mệnh danh là Bát nhã (Prajnõà).
    Dứt khoát Bát nhã phải do tu chứng mà tựu thành, không do cái học mà un đúc nên. Trong địa hạt này, cái học hoàn toàn bất lực. Cái học chỉ giỏi tạo ra một mớ bòng bong khái niệm. Hiện thực hóa các khái niệm ấy, phải do công phu hành trì thực tế của đạo học. Bởi vì Bát nhã Ba La Mật Ða là một thứ gì sâu xa vi diệu, không dễ gì thể nhập nếu không có sự hành trì. Có thể hiểu được như thế thì mới xác định được ba chữ hành và chiếu kiến trong câu mở đầu của Tâm kinh Bát nhã.
    Hành nghĩa là hành trì. Phương pháp hành trì ở đây là pháp quán Bát nhã, tức là một pháp hành thiền riêng của trường phái này, nhờ đó mà hành giả tự mình trực tiếp thấy được cái không của đương thể bị quán. Thấy được cái không ấy là quán chiếu. Quán chiếu không lìa thực tướng. Tuy hai mà một, như đã nói trên. Bên dụng bên thể. Ngay ở nơi dụng mà bắt được thể. Thể hay dụng cũng chỉ một Bát nhã mà thôi. Rõ ràng cái học từ chương không có giá trị gì ở đây cả. Cũng không có giá trị gì kể cả đến các khái niệm triết học duy lý được tạo dựng trên nền tảng luận lý học hữu danh vô thực.
    Tuy nhiên, nếu phải do tu đắc mới biết có trí Bát nhã, thì những kẻ chưa tu hay không tu làm thế nào để có một khái niệm về cái trí này? Và làm sao khiến họ có được niềm tin để theo đòi hạ thủ công phu? Nhu cầu được đặt ra là phải thuyết minh trí ấy để hé cho người muốn tu biết dung mạo hình dáng của nó ra sao. Vì vậy mà phải dùng phương tiện để mô tả, đó là văn tự Bát nhã. Phạm vi của văn tự Bát nhã bao gồm toàn bộ văn học Bát nhã, từ ngôn thuyết cho đến triết học, nhằm mục đích thuyết minh giáo nghĩa này. Nhưng nói theo nghĩa hẹp thì văn tự Bát nhã chính là triết học Bát nhã. Cần nhấn mạnh lại một lần nữa rằng, triết học Bát nhã chỉ được dùng như một phương tiện để giới thiệu Bát nhã mà thôi. Nó không thể nào thay thế được quán chiếu Bát nhã. Lý thuyết không đem lại kết quả cụ thể như công phu thực tập.
    Nói đến triết học Bát nhã thì phải đề cập đến cơ sở lý luận, căn cứ vào đó triết học này được xây dựng. Ðó là luận lý học bát bất mệnh danh là bát bất Trung đạo.
    Khác với các hệ thống luận lý thông thường đặt cơ bản trên những dữ kiện coi như thực hữu và cố định, hệ thống luận lý mới này là một loại luận lý siêu luận lý, do Long Thọ sáng tạo, nhằm thuyết minh những hiện tượng giả hữu và chuyển biến trong từng sát na, là các pháp duyên sanh như huyễn. Phương pháp luận lý này chuyên môn dùng phủ định để khẳng định. Bởi lẽ văn pháp vốn là duyên sanh vô thường, không có một pháp nào đứng yên một chỗ, thì thử hỏi trong trạng huống đó, ta có thể khẳng định được gì không? Cái hiện thực của lát giây trước, không phải là cái hiện thực của lát giây sau. Dòng sông phút trước không phải là dòng sông tiếp liền theo đấy. Càng không phải là dòng sông năm xưa hay dòng sông trong mười năm tới, tuy cùng mang tên một dòng sông chung. Cho nên, đúng theo sự thật, ta không thể khẳng định được gì cả. Ðể được gần sát với sự thật hơn, phép luận lý chơn chánh và lành mạnh buộc ta phải tìm khẳng định trong phủ định là vì thế.
    Pháp luận lý phủ định này, mãi cho đến giữa thế kỷ XIX mới được các triết gia phương Tây biết đến và được họ tôn xưng là siêu biện chứng. Bát bất nghĩa là tám sự phủ định gồm bốn cặp tám điều: sanh, diệt; thường, đoạn; nhứt, dị; lai, xuất. Thật ra thì, gặp gì phủ định nấy, mới sát với lý vô thường biến chuyển của vạn pháp. Nhưng sở dĩ luận bát bất chỉ quy định có tám điều mà thôi, là vì đấy là tám hiện tượng rõ ràng nhất và tiêu biểu nhất trong tiến trình chuyển biến của sự vật. Hễ phủ định cái nọ thì lại khẳng định cái kia theo hai mặt tương đối của nó. Như nói bất sinh, đồng thời phải nói đến có diệt. Nói bất sinh bất diệt tức là đồng thời phải nói là thường. Nói bất thường thì đoạn tự hiện ra. Nói bất đoạn thì nhứt tự hiện ra. Nói bất nhứt thì dị tự hiện ra. Nói bất dị thì lai tự hiện ra. Nói bất lai thì xuất tự hiện ra. Nói bất xuất thì sanh lại tự hiện ra, v.v... Vì lẽ ấy, và để được sát với sự thật không ngừng biến chuyển, đừng nên khẳng định cái gì hết. Và khi muốn khẳng định thì dùng phủ định mà diễn đạt. Thay vì khẳng định diệt thì nên nói bất sanh. Thay vì khẳng định đoạn nên nói bất thường, v.v...
    Phép phủ định này được Long Thọ phát kiến, và dựng thành một cơ sở luận lý học vĩ đại để thuyết minh giáo nghĩa tánh không của trường phái Bát nhã. Có hiểu được then máy của phép luận lý này, mới hiểu được đoạn: chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm trong bài Tâm kinh. Sáu chữ bất ở trong đoạn này là một loạt phủ định dồn dập, nhằm mục đích khẳng định thực chất của tướng không ở nơi năm uẩn. Nói tướng không ấy bất sanh, tức nói nó tịch diệt. Nói nó bất diệt tức nói nó thường tại, v.v... Trọn cả đoạn này cho đến voâ trí diệc vô đắc là chứng minh tánh không bằng luận lý triết học, để rồi đi đến chỗ dĩ vô sở đắc cố ở đoạn tiếp theo là đưa hành giả vào đoạn thực tế hành trì. Triết học thuyết minh là gieo khái niệm để mở đường chỉ lối. Tiếp theo là công việc của đạo học phải thành tựu bằng công phu tu hành. Thực ích lợi là phần của đạo học, nhưng nếu không nhờ phần triết học soi sáng thì không biết nương tựa vào đâu để lần theo dấu vết mà hành trì. Ngược lại, nếu chỉ thuyết minh suông mà không hạ thủ công phu thì chung quy chỉ dẫm chân một chỗ mà thôi. Có lẽ là tệ hơn nữa: đi giật lùi trên đường tu chứng.
    Trên đây là những khái niêïm căn bản về đạo học Bát nhã và triết học Bát nhã: đạo học thành tựu bằng phép quán chiếu; triết học xây dựng trên căn bản bát bất. Còn nguồn gốc và tiến trình tư tưởng Bát nhã thì như thế nào?
    Như trên đã nói, nội dung của giáo nghĩa Bát nhã hàm ẩn ngay trong giáo nghĩa vô ngã, một trong hai hệ luận của duyên sanh do chính Ðức Thế Tôn phát kiến và truyền dạy. Vô ngã của nhân (nhân không) và vô ngã của pháp (pháp không) đó chính là nội dung của không tính Bát nhã. Giáo nghĩa này đến khoảng giữa thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch thì phát triển mạnh và kết thành đóa hoa đầu tiên là kinh Tiểu phẩm Bát nhã xuất hiện trên lá bối. Qua thế kỷ thứ I sau Tây lịch, tư tưởng Bát nhã được triển khai thêm nữa và kết tập thành Ðại phẩm Bát nhã. Quan điểm lịch sử này, là căn cứ vào quá trình dịch thuật của hai bộ kinh này trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc.
    Chi lâu ca sấm lần đầu tiên dịch Tiểu phẩm thành Ðạo hành Bát nhã kinh vào năm178 sau Tây lịch. Rồi Trúc Pháp Hộ và những người khác dịch Ðại phẩm thành Quang tán và Phóng quang Bát nhã, vào giữa thế kỷ III trở đi. Ðến đầu thế kỷ V, La Thập dịch lại với cái tên ta thường biết là Tiểu phẩm và Ðại phẩm Bát nhã. Vào đầu thế kỷ VII Huyền Tráng du hành sang Ấn Ðộ thu góp tất cả các kinh điển thuộc hệ thống Bát nhã về Trung Quốc dịch thành bộ Ðại Bát nhã 600 quyển chia ra tứ xứ lục thập hội. Kể cả trước lẫn sau, số kinh trong hệ thống Bát nhã hiện lưu giữ trong Ðại Tạng chữ Hán gồm 720 quyển.
    Tư liệu và tư tưởng Bát nhã triển khai phong phú vĩ đại như thế, nhưng nếu đúc kết tinh yếu thì thu gọn lại trong một bài Tâm kinh dịch ra Hán văn chỉ có 260 chữ theo bản của Huyền Tráng. Bản này được dịch lần thứ hai. Người đầu tiên dịch kinh này là ngài La Thập. Cả hai bản dịch này tương đối nhất trí với hai nguyên bản Phạn văn ghi bằng thư pháp Tất đàn trên Lá Bối, được bảo tồn tại Pháp Long tự, Hòryũji, trong thành Nara của Nhật. Thường hai bản này được gọi là Lược bản Bát nhã, ngắn gọn nhất, và được liệt kê theo thứ tự thời gian như sau:
    1. Ma ha Bát nhã Ba la mật đại minh chú kinh, do ngài Tam Tạng Cưu Ma La Thập dịch đời Diêu Tần, vào khoảng năm 402 - 412 sau Tây lịch.
    2. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng phụng chiếu dịch vào đời Ðường, năm 649.
    Ngoài hai lược bản này, kinh tạng còn có bản:
    3. Phật thuyết Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Tam Tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh dịch năm 700. Giống như bản Huyền Tráng, trừ phần chú, không dịch âm mà ghi bằng chữ Tất đàn và sau đó, thêm một đoạn.
    Ngoài ra, còn có những bản khác, dài hơn, được gọi là Quảng bản Bát nhã, như sau:
    4. Phổ biến Trí tạng Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh do Pháp Nguyệt (Dharmacandra) dịch năm 732 đời Ðường.
    5. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, sa môn Pháp Nguyệt dịch; mộc bản được bảo tồn tại Thanh Long tự, Ðông Tháp viện. Tuy trùng tên người dịch với bản trên, nội dung hai bản lại khác nhau.
    6. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Bát nhã (Prajnõà) và Lợi Ngôn (Li yen) dịch năm 790 đời Ðường.
    7. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Trí Tuệ Luân (Prajnõàcakra) dịch năm 850 đời Ðường.
    8. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Pháp Thành dịch năm 856. Bản này vừa tìm thấy được ở Ðôn Hoàng.
    9. Phật thuyết Thánh Phật mẫu Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Thi Hộ (Dãnapãla) dịch năm 980 đời Tống.
    Ngoài các bản trên, kinh lục còn ghi các bản khác, hiện nay không còn, gọi là thất bản:
    10. Ma ha Bát nhã ba la mật đa Chú kinh, do Chi Khiêm dịch năm 223. So sánh tựa bản này với bản La Thập, ta có thể đoán đây là lược bản.
    11. Bát nhã ba la mật đa Na kinh, do Bồ Ðề Lưu Chi (Bodhiruci)dịch năm 693.
    12. Ma ha Bát nhã tùy Tâm kinh, do Từ Hiền (sùiksãnanda) dịch năm 700 đời Ðường.
    13. Phạn bản Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Bất Không Kim Cương (Amoghavajra) dịch năm 720 đời Ðường.
    Trong Ðại Tạng Kinh Trung Hoa, tôi thấy có một bản dịch ghi là của Kim Cương thượng sư, nhưng vì không đủ chứng cớ cụ thể đây là bản của Bất Không Kim Cương, nên tôi liệt bản này ở phần cuối các bản văn. Thêm vào đó, gần đây lại tìm thấy ở Ðôn Hoàng thạch thất bản dịch Phạn âm của ngài Huyền Tráng; bản này đã từng được khắc vào bia đá chùa Bạch Mã, nơi ngài Huyền Tráng trụ trì và dịch kinh.
    Không Hải, tức Hoằng Pháp đại sư, sáng tổ Chân Ngôn tôn ở Nhật, là người đầu tiên dịch bản Huyền Tráng sang Nhật ngữ và chú giải kinh, làm kinh nhật tụng cho chính tôn này. Từ đây, ở Trung Hoa và Nhật Bản, cũng như ở Việt Nam, bản dịch Huyền Tráng là được hâm mộ và phổ biến sâu rộng hơn hết. Cho nên, tôi đã dùng bản Huyền Tráng để dịch và chú thích. Các bản kia ta dùng để nghiên cứu hay tham khảo cho rộng thêm phần kiến văn. Bản Huyền Tráng mọi người ai cũng biết, không ai là không thuộc vì rất ngắn và rất gọn.
    Từ xưa, ngài Minh Châu Hương Hải đã viết bản chú giải tiếng quốc âm xưa nhất hiện còn, mang tên Bát nhã Tâm kinh thích giải. Ngài Toàn Nhật cũng đã từng viết trong Tham thiền vãn:
    Chí dồi mài công phu lựa lọc
    Kết tri âm giảng đọc Tâm kinh
    Cốc mình thức tử tri sinh
    Sá chi dế lỗ rành rành đặng mưa
    Hơn nữa, ai đọc tụng bản dịch của Huyền Tráng cũng thấy tinh thần sảng khoái, tâm lý an tịnh, có một sự linh cảm vô cùng đặc biệt. Chính ngay ngài Huyền Tráng khi đi Ấn Ðộ thỉnh kinh, dọc đường trải qua vô lượng gian khổ, gặp một vị Phạn tăng truyền cho bài Tâm kinh này. Ngài học thuộc lòng, âm thầm tụng niệm không ngớt, nhờ sức oai linh gia bị, ngài vượt qua tất cả nguy hiểm của rừng thiêng nước độc, của yêu tinh thú dữ, để rồi cuối cùng đạt được mục đích tham học, thỉnh được kinh pháp trở về Trung Hoa, thành một nhà đại học vấn, thành tựu sự nghiệp vĩ đại hoằng pháp lợi sanh mà Ðông Tây cổ kim thảy đều ngưỡng mộ. Cho nên, Tâm kinh Bát nhã này không những lý nghĩa vô cùng sâu xa mà sức cảm ứng cũng vô cùng linh nghiệm. Ai nhất tâm thành tín đọc tụng thì cũng có công đức vô lượng. Trong Nam Hải Quán Âm, ngài Chân Nguyên kể chuyện công chúa Diệu Thiện xuống địa ngục, gặp cảnh tội nhân khổ đau van xin nên
    Công chúa thấy thốt thương song
    Bèn chuyển Kinh Lòng động đến hoàng thiên
    Bảo hoa bay khắp bốn bên
    Hào quang thấu lọt dưới trên cửa thành
    Thiết già giải tích tan tành
    Nhất thíết tù rạc siêu sanh một giờ
    thì cũng đủ thấy Tâm kinh mầu nhiệm thâm diệu thế nào!

    GIẢI THÍCH ÐỀ KINH
    Tám chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA TÂM KINH là đề mục của kinh này. Sáu chữ trước gồm hai danh từ tiếng Phạn phiên âm là Bát nhã, tức Prajnõàø và ba la mật đa, tức pËramitaõ. Tâm là tiếng Hán dịch chữ Phạn hrïdaya. Kinh là tiếng Tàu dịch chữ Phạn sÍtra. Vậy nguyên văn Phạn ngữ của Tâm kinh là PrajnõËpËramitË hrïdaya sÍtra.
    BÁT NHÃ
    Bát nhã (prajnõË), Hán dịch là tuệ, trí tuệ. Nhưng vì trong Hoa ngữ không có một từ ngữ nào tương đương với từ Bát nhã trong tiếng Phạn nên về sau người ta bắt buộc phải tạo từ mới bằng cách ghép thêm chữ không vào để tăng cường và xác định ý nghĩa của từ tueä và trí và ta có không tuệ và không trí. Nhưng cũng vẫn chưa lột hết ý nghĩa hàm ẩn trong danh từ Bát nhã. Nghĩa gốc của Bát nhã chuyên chỉ cho loại trí tuệ đặc biệt, phát sinh từ công hạnh tu hành theo pháp quán không mà chứng đắc. Ðây là loại trí tuệ thanh tịnh của chư Phật vừa rỗng lặng vừa suốt soi, nhờ đó mà quán chiếu được thật tướng của các pháp và thấy rõ các pháp là không có tự tánh. Ðây không phải là loại trí tuệ thế trí biện thông. Vì thế để tránh mọi ngộ nhận vô tình hay cố ý, văn học Phật giáo Trung Quốc buộc lòng phải dùng y nguyên tiếng Phạn là Bát nhã với những chú giải kèm theo.
    Trong kinh luận chia Bát nhã thành ba loại: văn tự Bát nhã, quán chiếu Bát nhã và thật tướng Bát nhã. Nương nơi văn tự ghi chép trong kinh luận hay nhân nghe diễn giảng về giáo nghĩa Bát nhã mà phát sinh trí tuệ, rồi nhờ đó mà thấu rõ nghĩa văn, không bị chướng ngại, trí tuệ ấy gọi là văn tự Bát nhã. Nó cũng được gọi là phương tiện Bát nhã, nghĩa là thứ trí tuệ do phương tiện của ngôn ngữ văn tự mà phát sanh. Tiến lên một bước nữa, do nương theo các khái niệm đã lý hội được để suy tư quán sát thật tướng các pháp, rời bỏ tướng ngữ ngôn văn tự, trong lúc tâm hành như thế mà thật tướng các pháp tự phơi bày ra dưới sự xem xét của trí tuệ thì gọi là quán chiếu Bát nhã. Từ quán chiếu ấy, gia công hành trì quán sát đến một mức thâm sâu nhuần nhuyễn, nhuần nhuyễn đến độ nhứt cử nhứt động, bất cứ nói phô hay im lặng, đều không lìa khỏi Bát nhã. Từ cạn vào sâu, nhờ sự quán sát nhỏ nhiệm mà xả bỏ được quán sát thô phù theo kiểu người đời gọi là dùng nêm nọ trục xuất nêm kia; cứ thế tiến mãi cho đến khi rủ bỏ hết tất cả các tướng phân biệt, tâm niệm bỗng nhiên bừng sáng chói, khế hợp hòa đồng và trùm khắp tất cả, không còn ranh giới giữa bỉ thử, nhơn ngã, nội ngoại, thị phi. Pháp tánh chơn như tự hiện bày. Cái trí tuệ sáng chói ấy gọi là thật tướng Bát nhã; cũng gọi là căn bản Bát nhã. Thật tướng Bát nhã là chơn thể của Bát nhã. Quán chiếu Bát nhã là diệu dụng của Bát nhã. Trong chơn thể, nó là trí tuệ vô phân biệt Cho nên, nó có diệu dụng quán chiếu cùng khắp. Tuy hai mà một, tuy một mà hai, vì dụng không lìa thể. Văn tự Bát nhã cũng chính là trí tuệ ấy, nhưng hiện ra trong năng lực lãnh hội những khái niệm về giáo nghĩa Bát nhã xuyên qua văn học và triết học Bát nhã. Vì vậy, văn tự Bát nhã chỉ được xem như một loại trí tuệ phương tiện giúp soi đường cho hành giả trên tiến trình tu tập quán chiếu Bát nhã, nhằm khai thông thật tướng Bát nhã để bước lên bờ bên kia: ba la mật đa.
    BA LA MẬT ÐA
    Từ ngữ này La Thập phiên âm là ba la mật và dịch nghĩa là đoä (đưa qua sông, sang sông), hay đáo bỉ ngạn: đến bờ kia. Ðộ hay đáo bỉ ngạn đều chỉ là những dụng ngữ nói lên sự giải thoát khổ đau. Cõi sanh tử mà chúng sanh đang trôi lăn được xem như bờ bên này, thì bờ bên kia được ví với Niết bàn, ở đó, chúng sanh được thoát ra ngoài vòng sanh tử. Ngăn cách giữa hai bờ là con sông phiền não. Vượt sông phiền não tức đến Niết bàn. Vì vậy, bờ bên kia nguyên là dụ ngữ ngầm chỉ cho Niết bàn. Và phương pháp để đi đến Niết bàn (đáo bỉ ngạn) là 37 phẩm trợ đạo.
    Với sự xuất hiện của Ðại thừa mà mở đầu là Bát nhã, con sông ngăn cách không phải chỉ có phiền não mà thôi, nó còn là con sông mê lầm nữa. Cho nên, bờ bên kia vừa là giải thoát (niết bàn) vừa là bờ giác ngộ (bồ đề). Ðể đạt được đến bờ bên kia, phải tu theo sáu pháp ba la mật (hay mười pháp). Sáu ba la mật gồm có: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ (tức Bát nhã). Hành trì bất cứ pháp nào trong sáu pháp ấy cũng đều đạt kết quả mong muốn là bước lên bờ bên kia. Nhưng nếu tu theo 37 phẩm trợ đạo hay tu theo năm pháp ba la mật trước thì tâm giải thoát (Niết bàn) đạt được trước, tuệ giải thoát (Bồ đề) tiếp liền sau. Như vậy, với các phương pháp trên đây, bờ bên kia có nghĩa ưu tiên là bờ giải thoát. Phật giáo Ðại thừa thiên trọng về quả vị giác ngộ hơn, Cho nên, ba la mật Bát nhã được xem như pháp tu đứng hàng đầu trong số sáu ba la mật. Theo Ðại thừa, Niết bàn còn có nghĩa viên tịch. Tịch tức tịch diệt còn viên tức thành tựu viên mãn cả phước lẫn huệ. Nếu thành tựu được vô thượng Bồ đề thì viên mãn cả hai (phước túc và huệ túc) mà giải thoát. Như vậy, với Ðại thừa, bờ bên kia có nghĩa là bờ giác ngộ. Có biết như thế thì mới hiểu được vì sao cùng theo một pháp tu Bát nhã ba la mật đa, nhưng chư Phật thì chứng đắc Vô thượng Bồ đề, còn Bồ tát thì đang trên con đường hướng đến Niết bàn, không còn vọng niệm chi phối nữa.
    Tóm lại, Bát nhã ba la mật đa nghĩa là pháp tu đưa qua bờ giác ngộ ở bên kia sông mê. Nội dung của pháp tu này là quán chiếu Bát nhã.
    TÂM
    Tâm có nghĩa là trung tâm, thông thường người đời cho rằng tinh túy của sự vật nằm ngay trong lòng của nó. Với con người cũng vậy. Như trong con người, đứng về mặt sinh lý mà nói, máu huyết từ tim (tâm) phát ra, chảy khắp thân thể để nuôi các tế bào, rồi quay về tim mà phát ra trở lại. Ðứng về mặt tâm lý mà nói, các hiện tượng tâm lý đều phát xuất từ tâm, rồi cũng trở về đó để phối kiểm lại. Vì tâm được hiểu như trung tâm, Cho nên, tất cả tinh hoa được xem như đổ dồn và tập trung về đó. Cho nên, trại ra nghĩa bóng, tâm được hiểu là tinh yếu, nghĩa là cái chủ yếu tinh ròng của một việc gì hay một vật gì. Tùy từng sự việc khác nhau và theo cách quan niệm chủ yếu ấy đặt ở chỗ nào thì có một danh xưng riêng để nói lên cái chủ yếu ấy cho hợp cách và sát nghĩa. Như vậy chủ yếu trong cái thân này là lõi cây. Chủ yếu về mặt đạo đức đối với người Việt Nam là cái tấm bụng; còn chủ yếu về mặt tâm lý là cái ruột non v.v... Bụng, ruột, lõi lòng v.v... hay tâm, chung quy đều chỉ nói lên cái tinh yếu của sự vật hay của con người mà thôi.
    Như vậy, Bát nhã Tâm kinh là bài kinh cô đúc tất cả tinh yếu của giáo nghĩa Bát nhã. Cũng như A tỳ đạt ma Tâm luận là quyển luận cô đúc tất cả tinh yếu của giáo nghĩa A tỳ đạt ma, Tâm kinh hay Tâm luận là những danh từ thường gặp trong văn học Phật giáo, chỉ cho các bản văn toát yếu của kinh hay của luận, để người học dễ nhớ, dễ thuộc. Tức loại “giúp trí nhớ” vậy.
    Ta có thể dịch Bát nhã Tâm kinh ra tiếng Việt là kinh ruột Bát nhã, kinh lõi Bát nhã hay “bài toát yếu kinh Bát nhã”, hoặc đảo ngược lại cho hợp với ngữ pháp Việt Nam và gọi là Tâm kinh Bát nhã, nếu thấy các danh từ mới dịch chưa quen tai. Ngày xưa ngài Chân Nguyên và ngài Toàn Nhật đã dịch là Kinh Lòng.
    KINH
    Kinh là danh từ dịch nghĩa Phạn ngữ sũtra, phiên âm tu đa la, Tu đa la Tàu dịch là tuyến, nghĩa là sợi chỉ, hoặc xâu với nhau.
    Tu đa la so với kinh trong Hoa ngữ, hình thức cấu tạo tuy không giống nhau, nhưng nội dung hai bên tương đồng. Trong Hoa ngữ, những sách ghi chép những lời của thánh nhân truyền dạy thì gọi là kinh, vì những lời đó làm tiêu chuẩn cho muôn đời sau. Khác với sách ghi chép những lời của danh nhân, chỉ được gọi là truyện. Cho nên, mới có thành ngữ thánh kinh huyền truyện. Ðức Phật là thánh nhân phương Tây (của Trung Hoa, tức Ấn Ðộ). Vậy sách ghi chép lời Phật dạy mà dịch là kinh thì quả thật rất đúng nghĩa gốc rồi.
    Ta nên biết thêm rằng lời Phật dạy gồm có hai phần: pháp (đạt ma, dharma) và giáo (tỳ nại da, vinãya). Cả hai nguyên gọi là kinh hết, vì đều do Phật dạy. Nhưng về sau giải biệt thành hai tạng riêng, Cho nên, chỉ những sách ghi chép pháp mới gọi là kinh, còn những sách ghi chép giáo thì gọi là luật. Tạng ghi chép những lời chú thích biện giải của các Tổ về sau, thì được biệt lập thành một tạng riêng gọi là luận. Bài kinh này thuộc tạng kinh.
    Tóm lại, “Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh” nghĩa là: bài kinh tóm thâu yếu nghĩa tinh ròng của pháp tu quán chiếu Bát nhã đưa hành giả lên bờ giác.

    “ÁN, MA NI BÁT DI, HỒNG.”
    HT.THÍCH TRÍ THỦ
    Về Đầu Trang Go down
     

    TÂM KINH BÁT NHÃ

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang

     Similar topics

    -
    » Lược dịch nghĩa kinh Tiên giáo

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU :: CÁC NGÀNH THANH-THIẾU-ĐỒNG :: THANH ĐOÀN CHƠN KHAI Liên hệ diễn đàn www.thanhsinhtrungtin.forum-viet.com-
    TÂM KINH BÁT NHÃ Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
    Sun Apr 08, 2012 1:46 pm
    TÂM KINH BÁT NHÃ  Bgavat18
    TÂM KINH BÁT NHÃ  Bgavat10TÂM KINH BÁT NHÃ  Bgavat12TÂM KINH BÁT NHÃ  Bgavat13
    TÂM KINH BÁT NHÃ  Bgavat15TÂM KINH BÁT NHÃ  Bgavat17
    TÂM KINH BÁT NHÃ  Bgavat19TÂM KINH BÁT NHÃ  Bgavat21TÂM KINH BÁT NHÃ  Bgavat22
    MaiKhongQuen - trantuananh1991 – []
    Tổng số bài gửi : 76
    Points : 222
    Reputation : 0
    Join date : 13/05/2011
    Age : 33
    Đến từ : trungtin
    Profile trantuananh1991
    Tổng số bài gửi : 76
    Points : 222
    Reputation : 0
    Join date : 13/05/2011
    Age : 33
    Đến từ : trungtin

    TÂM KINH BÁT NHÃ  Vide10

    Bài gửiTiêu đề: TÂM KINH BÁT NHÃ

    Tiêu đề: TÂM KINH BÁT NHÃ

    TÂM KINH BÁT NHÃ

    Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
    Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
    Xá-Lợi-Tử! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
    Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố vô hữu khủng-bố; viễn ly điên-đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết-bàn, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
    Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
    Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề. Tát bà ha.

    * * *

    DICH NGHĨA :Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.
    Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
    Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
    Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
    Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.
    Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.

    * * *


    TÂM KINH
    BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA
    I
    CHÚ GIẢI

    DẪN NHẬP
    Nói đến Phật giáo Ðại thừa là nói đến Bát nhã. Vì, không có Bát nhã, là không có Phật giáo Ðại thừa. Bát nhã là đầu mối, là mạch nguồn từ đó các trào lưu tư tưởng Ðại thừa kể cả Mật giáo dậy khởi.
    Như vậy trong thực chất, Bát nhã là gì mà có một nguồn sinh lực dồi dào bất tận đến thế?
    Bát nhã do Phạn ngữ Prajnõà phiên âm. Tàu dịch nghĩa là Tuệ, Trí Tuệ, Không Trí. Nhưng dù dịch gì đi nữa cũng không một từ nào trong Hoa văn lột được hết ý nghĩa hàm ẩn trong phạn ngữ Prajnõà. Cho nên, văn học Phật giáo Trung Hoa cuối cùng cũng phải dùng từ ngữ phiên âm Bát nhã để chỉ cho loại trí tuệ đặc biệt này, mới có thể tránh mọi ngộ nhận sai lạc cho người học.
    Thông thường, cứ nói đến trí hay tuệ hay trí tuệ, người nghe lập tức liên tưởng đến trí năng, một trong ba năng lực (cảm năng, trí năng và ý chí) của con người mà các sinh vật không có, hoặc có nhưng ở một mức độ thấp kém. Trí hay trí tuệ thường được hiểu như trí khôn hay óc thông minh xán lạn, lãnh hội dễ dàng các kiến thức đã có, hoặc hội ý những kiến thức mới mà loài người sắp phát hiện ra. Cái bộ óc thông minh ấy đối với Phật giáo được mệnh danh là thế trí biện thông, bao gồm cả tốt lẫn xấu ngay trong bản chất, và tác dụng nó thì thường là lành ít dữ nhiều, bởi lẽ trí ấy gắn liền với phiền não khổ đau, hay tệ hơn nữa, nó chính là sản phẩm của chính phiền não khổ đau.
    Khác với thế trí biện thông, Bát nhã là loại trí tuệ siêu thiện ác, trí tuệ vô phân biệt đã rủ sạch phiền não. Cho nên, từ trong bản chất, nó là loại trí tuệ thanh tịnh rỗng lặng, không chút bợn nhơ, trong suốt như hư không, nên cũng được gọi là không trí. Do đó, nó thường xuất hiện như một thứ trí tuệ sâu xa vi diệu, mà Tâm kinh Bát nhã gọi là thâm Bát nhã, trí tuệ sâu xa. Vì tính chất nó như thế nên nó hoàn toàn tự tại trước mọi đối tượng nhận thức, trong mọi hoàn cảnh, nó không bị đối tượng hay hoàn cảnh chi phối buộc ràng. Từ đấy, nó soi suốt thật thể các pháp tức các hiện tượng trên cõi đời, thấy rõ bản chất của chúng. Trí tuệ ấy tự bản chất nó được mệnh danh là Thật tướng Bát nhã. Lại cũng trí tuệ đó, trên phương diện tác dụng soi suốt các hiện tượng, thì mang tên Quán chiếu Bát nhã. Thật tướng trong suốt vắng lặng, quán chiếu cũng trong suốt rỗng lặng, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Và có trong suốt vắng lặng như thế thì mới thấy được cái thực chất nhân duyên sanh của tất cả các pháp. Vì đã do nhân duyên sanh, các pháp thảy đều không có tự thể, thảy đều giả hữu, hết thảy đều không. Không ở đây phải hiểu là không có thật thể. Thuật ngữ Phật giáo gọi cái không ấy là Thuấn nhã đa, tức phiên âm chữ ÚÍnyatË, thường dịch là tánh không.
    Giáo nghĩa tánh không bắt nguồn từ đâu? Vị trí nó trong giáo lý Phật như thế nào? Chính thống chăng? Bàng thống chăng? Ðó là những câu hỏi cần có giải đáp thì may ra mới tạm có một khái niệm tương đối rõ ràng về Bát nhã. Chỉ khái niệm mà thôi, Còn thực chất ra sao, thì phải tu mới chứng được.
    Ai có nghiên cứu Phật giáo cũng đều biết rằng tinh hoa của Pháp mà Phật dạy chỉ tụ tại một điểm và chỉ một điểm mà thôi. Ðó là duyên khởi, cũng gọi là duyên sanh. Phật giáo sở dĩ khác với các thần giáo chỉ một điểm này và ở một điểm này. Và ai đã thừa nhận luật duyên khởi thì không thể nào thừa nhận một đấng tạo hóa sáng thế nữa. Người đó trên hình thức, dù có theo đạo Phật hay không theo đạo Phật, cũng đã là Phật tử trên bình diện tư tưởng rồi. Ngược lại, dù là tăng sĩ, nhưng không thông suốt duyên khởi, thì đó cũng chỉ là ngoại đạo trá hình. Nói thế, cốt để nhấn mạnh vai trò chỉ đạo, vai trò tiên quyết của luật duyên khởi trong toàn bộ giáo pháp Phật. Không có duyên khởi, không có Phật giáo, cũng như không có Bát nhã thì không có Ðại thừa, như đã khẳng định ngay trong câu mở đầu.
    Khi đã thừa nhận duyên khởi thì đương nhiên phải thừa nhận hai hệ luận gắn liền với duyên khởi, đó là vô ngã và vô thường. Ðã là vô thường thì tác dụng do nó gây ra là khổ. Còn vô ngã thì đương nhiên các sự kiện tự nó là không. Không, đây cần nhắc lại, là không có tự thể. Từ những cái mắt thấy tai nghe, cho đến những cái ý thức suy nghĩ, hết thảy đều không có tự thể dù chúng đang hiện hữu trước mặt. Sự hiện hữu ấy do các duyên (pratÌtyasamutpËda) tức các điều kiện giả hợp mà thành, không có ngã thể, dù bất cứ là ngã thể của hữu tình hay ngã thể của vô tình. Vô ngã của hữu tình thì gọi là nhân vô ngã; vô ngã của vô tình thì gọi là pháp vô ngã. Nói rõ ra, tất cả mọi sự vật trong đó gồm cả con người, đều là vô ngã. Trường phái Bát nhã triển khai lý luận về hai thứ vô ngã ấy, tức vô ngã về con người, vô ngã về sự vật, mà thành lập thuyết tánh không, chứng minh cho triết học luận lý bát bất là thành tựu bằng đạo học của phương pháp hành trì thực tế để giải quyết khổ đau.
    Tính chất nhất trí và liên tục từ Phật giáo Nguyên thủy đến Phật giáo Ðại thừa như thế thật quá rõ ràng, trước khi Ðại thừa hưng thịnh, các trường phái A tỳ đàm chỉ chú trọng đến nhân vô ngã, và ít lưu tâm đến pháp vô ngã. Thậm chí có trường phái như nhất thiết hữu bộ chẳng hạn, lại còn chủ trương cực đoan rằng nhất thiết pháp giai hữu với cách ngôn là tam thế thật hữu, pháp thể hằng hữu. Ðể đối kháng với chủ trương cực đoan đó, các trường phái A tỳ đàm thuộc Ðại chúng bộ đưa ra chủ trương đối nghịch và cực đoan không kém là nhứt thiết pháp giai không. Bằng phương tiện triết học phân tích tinh vi, nghĩa là bằng thuần túy luận lýù các trường phái sau đưa giáo nghĩa của họ đến một cái ngoan không rùng rợn thê thảm. Và Niết bàn theo quan điểm này là một trạng thái chết, trong đó xác thân phải biến ra tro bụi, còn ý thức và trí tuệ thì không còn một chút dấu vết lưu lại (khôi thân diệt trí).
    Vô ngã, nếu chỉ hiểu được theo nghĩa nhân vô ngã mà thôi, thì không sao tránh khỏi pháp chấp. Còn vô ngã, dù bao trùm cả pháp vô ngã, nếu chỉ loanh quanh trong khái niệm triết học do thuần túy lý luận tạo dựng nên, thì xa rời thực tế, trở thành khô cằn và đưa đạo Phật vào cõi chết. Nguy hiểm của triết học dù cho đó là triết học tinh vi u huyền cùng cực đi nữa, chính là ở đó.
    Thừa hưởng truyền thống không cả nhân lẫn pháp của Ðại chúng bộ, trường phái Bát nhã chủ trương thực hiện cái không bằng trực quán tổng hợp, nghĩa là bằng hành trì thực tế theo con đường đạo học, để tự mình trực tiếp thể nghiệm cái không ấy trong khi các pháp đương giả hữu. Cái không hiện ra qua công phu tu chứng đó gọi là đương thế tức không, nghĩa là trong khi các pháp đương hiện hữu sờ sờ trước mặt, tự thể của chúng vẫn chỉ là không. Vì do nhân duyên giả hợp chúng không có ngã thể riêng. Sự hiện hữu của chúng chẳng qua chỉ là giả hữu mà thôi. Như vậy, cái sở quán (các pháp) vốn dĩ không, thì cái năng quán (trí) cũng phải là không, như vậy mới không bị chướng ngại và đạt tiêu đích là soi suốt thực tế các pháp. Trí ấy mệnh danh là Bát nhã (Prajnõà).
    Dứt khoát Bát nhã phải do tu chứng mà tựu thành, không do cái học mà un đúc nên. Trong địa hạt này, cái học hoàn toàn bất lực. Cái học chỉ giỏi tạo ra một mớ bòng bong khái niệm. Hiện thực hóa các khái niệm ấy, phải do công phu hành trì thực tế của đạo học. Bởi vì Bát nhã Ba La Mật Ða là một thứ gì sâu xa vi diệu, không dễ gì thể nhập nếu không có sự hành trì. Có thể hiểu được như thế thì mới xác định được ba chữ hành và chiếu kiến trong câu mở đầu của Tâm kinh Bát nhã.
    Hành nghĩa là hành trì. Phương pháp hành trì ở đây là pháp quán Bát nhã, tức là một pháp hành thiền riêng của trường phái này, nhờ đó mà hành giả tự mình trực tiếp thấy được cái không của đương thể bị quán. Thấy được cái không ấy là quán chiếu. Quán chiếu không lìa thực tướng. Tuy hai mà một, như đã nói trên. Bên dụng bên thể. Ngay ở nơi dụng mà bắt được thể. Thể hay dụng cũng chỉ một Bát nhã mà thôi. Rõ ràng cái học từ chương không có giá trị gì ở đây cả. Cũng không có giá trị gì kể cả đến các khái niệm triết học duy lý được tạo dựng trên nền tảng luận lý học hữu danh vô thực.
    Tuy nhiên, nếu phải do tu đắc mới biết có trí Bát nhã, thì những kẻ chưa tu hay không tu làm thế nào để có một khái niệm về cái trí này? Và làm sao khiến họ có được niềm tin để theo đòi hạ thủ công phu? Nhu cầu được đặt ra là phải thuyết minh trí ấy để hé cho người muốn tu biết dung mạo hình dáng của nó ra sao. Vì vậy mà phải dùng phương tiện để mô tả, đó là văn tự Bát nhã. Phạm vi của văn tự Bát nhã bao gồm toàn bộ văn học Bát nhã, từ ngôn thuyết cho đến triết học, nhằm mục đích thuyết minh giáo nghĩa này. Nhưng nói theo nghĩa hẹp thì văn tự Bát nhã chính là triết học Bát nhã. Cần nhấn mạnh lại một lần nữa rằng, triết học Bát nhã chỉ được dùng như một phương tiện để giới thiệu Bát nhã mà thôi. Nó không thể nào thay thế được quán chiếu Bát nhã. Lý thuyết không đem lại kết quả cụ thể như công phu thực tập.
    Nói đến triết học Bát nhã thì phải đề cập đến cơ sở lý luận, căn cứ vào đó triết học này được xây dựng. Ðó là luận lý học bát bất mệnh danh là bát bất Trung đạo.
    Khác với các hệ thống luận lý thông thường đặt cơ bản trên những dữ kiện coi như thực hữu và cố định, hệ thống luận lý mới này là một loại luận lý siêu luận lý, do Long Thọ sáng tạo, nhằm thuyết minh những hiện tượng giả hữu và chuyển biến trong từng sát na, là các pháp duyên sanh như huyễn. Phương pháp luận lý này chuyên môn dùng phủ định để khẳng định. Bởi lẽ văn pháp vốn là duyên sanh vô thường, không có một pháp nào đứng yên một chỗ, thì thử hỏi trong trạng huống đó, ta có thể khẳng định được gì không? Cái hiện thực của lát giây trước, không phải là cái hiện thực của lát giây sau. Dòng sông phút trước không phải là dòng sông tiếp liền theo đấy. Càng không phải là dòng sông năm xưa hay dòng sông trong mười năm tới, tuy cùng mang tên một dòng sông chung. Cho nên, đúng theo sự thật, ta không thể khẳng định được gì cả. Ðể được gần sát với sự thật hơn, phép luận lý chơn chánh và lành mạnh buộc ta phải tìm khẳng định trong phủ định là vì thế.
    Pháp luận lý phủ định này, mãi cho đến giữa thế kỷ XIX mới được các triết gia phương Tây biết đến và được họ tôn xưng là siêu biện chứng. Bát bất nghĩa là tám sự phủ định gồm bốn cặp tám điều: sanh, diệt; thường, đoạn; nhứt, dị; lai, xuất. Thật ra thì, gặp gì phủ định nấy, mới sát với lý vô thường biến chuyển của vạn pháp. Nhưng sở dĩ luận bát bất chỉ quy định có tám điều mà thôi, là vì đấy là tám hiện tượng rõ ràng nhất và tiêu biểu nhất trong tiến trình chuyển biến của sự vật. Hễ phủ định cái nọ thì lại khẳng định cái kia theo hai mặt tương đối của nó. Như nói bất sinh, đồng thời phải nói đến có diệt. Nói bất sinh bất diệt tức là đồng thời phải nói là thường. Nói bất thường thì đoạn tự hiện ra. Nói bất đoạn thì nhứt tự hiện ra. Nói bất nhứt thì dị tự hiện ra. Nói bất dị thì lai tự hiện ra. Nói bất lai thì xuất tự hiện ra. Nói bất xuất thì sanh lại tự hiện ra, v.v... Vì lẽ ấy, và để được sát với sự thật không ngừng biến chuyển, đừng nên khẳng định cái gì hết. Và khi muốn khẳng định thì dùng phủ định mà diễn đạt. Thay vì khẳng định diệt thì nên nói bất sanh. Thay vì khẳng định đoạn nên nói bất thường, v.v...
    Phép phủ định này được Long Thọ phát kiến, và dựng thành một cơ sở luận lý học vĩ đại để thuyết minh giáo nghĩa tánh không của trường phái Bát nhã. Có hiểu được then máy của phép luận lý này, mới hiểu được đoạn: chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm trong bài Tâm kinh. Sáu chữ bất ở trong đoạn này là một loạt phủ định dồn dập, nhằm mục đích khẳng định thực chất của tướng không ở nơi năm uẩn. Nói tướng không ấy bất sanh, tức nói nó tịch diệt. Nói nó bất diệt tức nói nó thường tại, v.v... Trọn cả đoạn này cho đến voâ trí diệc vô đắc là chứng minh tánh không bằng luận lý triết học, để rồi đi đến chỗ dĩ vô sở đắc cố ở đoạn tiếp theo là đưa hành giả vào đoạn thực tế hành trì. Triết học thuyết minh là gieo khái niệm để mở đường chỉ lối. Tiếp theo là công việc của đạo học phải thành tựu bằng công phu tu hành. Thực ích lợi là phần của đạo học, nhưng nếu không nhờ phần triết học soi sáng thì không biết nương tựa vào đâu để lần theo dấu vết mà hành trì. Ngược lại, nếu chỉ thuyết minh suông mà không hạ thủ công phu thì chung quy chỉ dẫm chân một chỗ mà thôi. Có lẽ là tệ hơn nữa: đi giật lùi trên đường tu chứng.
    Trên đây là những khái niêïm căn bản về đạo học Bát nhã và triết học Bát nhã: đạo học thành tựu bằng phép quán chiếu; triết học xây dựng trên căn bản bát bất. Còn nguồn gốc và tiến trình tư tưởng Bát nhã thì như thế nào?
    Như trên đã nói, nội dung của giáo nghĩa Bát nhã hàm ẩn ngay trong giáo nghĩa vô ngã, một trong hai hệ luận của duyên sanh do chính Ðức Thế Tôn phát kiến và truyền dạy. Vô ngã của nhân (nhân không) và vô ngã của pháp (pháp không) đó chính là nội dung của không tính Bát nhã. Giáo nghĩa này đến khoảng giữa thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch thì phát triển mạnh và kết thành đóa hoa đầu tiên là kinh Tiểu phẩm Bát nhã xuất hiện trên lá bối. Qua thế kỷ thứ I sau Tây lịch, tư tưởng Bát nhã được triển khai thêm nữa và kết tập thành Ðại phẩm Bát nhã. Quan điểm lịch sử này, là căn cứ vào quá trình dịch thuật của hai bộ kinh này trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc.
    Chi lâu ca sấm lần đầu tiên dịch Tiểu phẩm thành Ðạo hành Bát nhã kinh vào năm178 sau Tây lịch. Rồi Trúc Pháp Hộ và những người khác dịch Ðại phẩm thành Quang tán và Phóng quang Bát nhã, vào giữa thế kỷ III trở đi. Ðến đầu thế kỷ V, La Thập dịch lại với cái tên ta thường biết là Tiểu phẩm và Ðại phẩm Bát nhã. Vào đầu thế kỷ VII Huyền Tráng du hành sang Ấn Ðộ thu góp tất cả các kinh điển thuộc hệ thống Bát nhã về Trung Quốc dịch thành bộ Ðại Bát nhã 600 quyển chia ra tứ xứ lục thập hội. Kể cả trước lẫn sau, số kinh trong hệ thống Bát nhã hiện lưu giữ trong Ðại Tạng chữ Hán gồm 720 quyển.
    Tư liệu và tư tưởng Bát nhã triển khai phong phú vĩ đại như thế, nhưng nếu đúc kết tinh yếu thì thu gọn lại trong một bài Tâm kinh dịch ra Hán văn chỉ có 260 chữ theo bản của Huyền Tráng. Bản này được dịch lần thứ hai. Người đầu tiên dịch kinh này là ngài La Thập. Cả hai bản dịch này tương đối nhất trí với hai nguyên bản Phạn văn ghi bằng thư pháp Tất đàn trên Lá Bối, được bảo tồn tại Pháp Long tự, Hòryũji, trong thành Nara của Nhật. Thường hai bản này được gọi là Lược bản Bát nhã, ngắn gọn nhất, và được liệt kê theo thứ tự thời gian như sau:
    1. Ma ha Bát nhã Ba la mật đại minh chú kinh, do ngài Tam Tạng Cưu Ma La Thập dịch đời Diêu Tần, vào khoảng năm 402 - 412 sau Tây lịch.
    2. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng phụng chiếu dịch vào đời Ðường, năm 649.
    Ngoài hai lược bản này, kinh tạng còn có bản:
    3. Phật thuyết Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Tam Tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh dịch năm 700. Giống như bản Huyền Tráng, trừ phần chú, không dịch âm mà ghi bằng chữ Tất đàn và sau đó, thêm một đoạn.
    Ngoài ra, còn có những bản khác, dài hơn, được gọi là Quảng bản Bát nhã, như sau:
    4. Phổ biến Trí tạng Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh do Pháp Nguyệt (Dharmacandra) dịch năm 732 đời Ðường.
    5. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, sa môn Pháp Nguyệt dịch; mộc bản được bảo tồn tại Thanh Long tự, Ðông Tháp viện. Tuy trùng tên người dịch với bản trên, nội dung hai bản lại khác nhau.
    6. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Bát nhã (Prajnõà) và Lợi Ngôn (Li yen) dịch năm 790 đời Ðường.
    7. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Trí Tuệ Luân (Prajnõàcakra) dịch năm 850 đời Ðường.
    8. Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Pháp Thành dịch năm 856. Bản này vừa tìm thấy được ở Ðôn Hoàng.
    9. Phật thuyết Thánh Phật mẫu Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Thi Hộ (Dãnapãla) dịch năm 980 đời Tống.
    Ngoài các bản trên, kinh lục còn ghi các bản khác, hiện nay không còn, gọi là thất bản:
    10. Ma ha Bát nhã ba la mật đa Chú kinh, do Chi Khiêm dịch năm 223. So sánh tựa bản này với bản La Thập, ta có thể đoán đây là lược bản.
    11. Bát nhã ba la mật đa Na kinh, do Bồ Ðề Lưu Chi (Bodhiruci)dịch năm 693.
    12. Ma ha Bát nhã tùy Tâm kinh, do Từ Hiền (sùiksãnanda) dịch năm 700 đời Ðường.
    13. Phạn bản Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh, do Bất Không Kim Cương (Amoghavajra) dịch năm 720 đời Ðường.
    Trong Ðại Tạng Kinh Trung Hoa, tôi thấy có một bản dịch ghi là của Kim Cương thượng sư, nhưng vì không đủ chứng cớ cụ thể đây là bản của Bất Không Kim Cương, nên tôi liệt bản này ở phần cuối các bản văn. Thêm vào đó, gần đây lại tìm thấy ở Ðôn Hoàng thạch thất bản dịch Phạn âm của ngài Huyền Tráng; bản này đã từng được khắc vào bia đá chùa Bạch Mã, nơi ngài Huyền Tráng trụ trì và dịch kinh.
    Không Hải, tức Hoằng Pháp đại sư, sáng tổ Chân Ngôn tôn ở Nhật, là người đầu tiên dịch bản Huyền Tráng sang Nhật ngữ và chú giải kinh, làm kinh nhật tụng cho chính tôn này. Từ đây, ở Trung Hoa và Nhật Bản, cũng như ở Việt Nam, bản dịch Huyền Tráng là được hâm mộ và phổ biến sâu rộng hơn hết. Cho nên, tôi đã dùng bản Huyền Tráng để dịch và chú thích. Các bản kia ta dùng để nghiên cứu hay tham khảo cho rộng thêm phần kiến văn. Bản Huyền Tráng mọi người ai cũng biết, không ai là không thuộc vì rất ngắn và rất gọn.
    Từ xưa, ngài Minh Châu Hương Hải đã viết bản chú giải tiếng quốc âm xưa nhất hiện còn, mang tên Bát nhã Tâm kinh thích giải. Ngài Toàn Nhật cũng đã từng viết trong Tham thiền vãn:
    Chí dồi mài công phu lựa lọc
    Kết tri âm giảng đọc Tâm kinh
    Cốc mình thức tử tri sinh
    Sá chi dế lỗ rành rành đặng mưa
    Hơn nữa, ai đọc tụng bản dịch của Huyền Tráng cũng thấy tinh thần sảng khoái, tâm lý an tịnh, có một sự linh cảm vô cùng đặc biệt. Chính ngay ngài Huyền Tráng khi đi Ấn Ðộ thỉnh kinh, dọc đường trải qua vô lượng gian khổ, gặp một vị Phạn tăng truyền cho bài Tâm kinh này. Ngài học thuộc lòng, âm thầm tụng niệm không ngớt, nhờ sức oai linh gia bị, ngài vượt qua tất cả nguy hiểm của rừng thiêng nước độc, của yêu tinh thú dữ, để rồi cuối cùng đạt được mục đích tham học, thỉnh được kinh pháp trở về Trung Hoa, thành một nhà đại học vấn, thành tựu sự nghiệp vĩ đại hoằng pháp lợi sanh mà Ðông Tây cổ kim thảy đều ngưỡng mộ. Cho nên, Tâm kinh Bát nhã này không những lý nghĩa vô cùng sâu xa mà sức cảm ứng cũng vô cùng linh nghiệm. Ai nhất tâm thành tín đọc tụng thì cũng có công đức vô lượng. Trong Nam Hải Quán Âm, ngài Chân Nguyên kể chuyện công chúa Diệu Thiện xuống địa ngục, gặp cảnh tội nhân khổ đau van xin nên
    Công chúa thấy thốt thương song
    Bèn chuyển Kinh Lòng động đến hoàng thiên
    Bảo hoa bay khắp bốn bên
    Hào quang thấu lọt dưới trên cửa thành
    Thiết già giải tích tan tành
    Nhất thíết tù rạc siêu sanh một giờ
    thì cũng đủ thấy Tâm kinh mầu nhiệm thâm diệu thế nào!

    GIẢI THÍCH ÐỀ KINH
    Tám chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA TÂM KINH là đề mục của kinh này. Sáu chữ trước gồm hai danh từ tiếng Phạn phiên âm là Bát nhã, tức Prajnõàø và ba la mật đa, tức pËramitaõ. Tâm là tiếng Hán dịch chữ Phạn hrïdaya. Kinh là tiếng Tàu dịch chữ Phạn sÍtra. Vậy nguyên văn Phạn ngữ của Tâm kinh là PrajnõËpËramitË hrïdaya sÍtra.
    BÁT NHÃ
    Bát nhã (prajnõË), Hán dịch là tuệ, trí tuệ. Nhưng vì trong Hoa ngữ không có một từ ngữ nào tương đương với từ Bát nhã trong tiếng Phạn nên về sau người ta bắt buộc phải tạo từ mới bằng cách ghép thêm chữ không vào để tăng cường và xác định ý nghĩa của từ tueä và trí và ta có không tuệ và không trí. Nhưng cũng vẫn chưa lột hết ý nghĩa hàm ẩn trong danh từ Bát nhã. Nghĩa gốc của Bát nhã chuyên chỉ cho loại trí tuệ đặc biệt, phát sinh từ công hạnh tu hành theo pháp quán không mà chứng đắc. Ðây là loại trí tuệ thanh tịnh của chư Phật vừa rỗng lặng vừa suốt soi, nhờ đó mà quán chiếu được thật tướng của các pháp và thấy rõ các pháp là không có tự tánh. Ðây không phải là loại trí tuệ thế trí biện thông. Vì thế để tránh mọi ngộ nhận vô tình hay cố ý, văn học Phật giáo Trung Quốc buộc lòng phải dùng y nguyên tiếng Phạn là Bát nhã với những chú giải kèm theo.
    Trong kinh luận chia Bát nhã thành ba loại: văn tự Bát nhã, quán chiếu Bát nhã và thật tướng Bát nhã. Nương nơi văn tự ghi chép trong kinh luận hay nhân nghe diễn giảng về giáo nghĩa Bát nhã mà phát sinh trí tuệ, rồi nhờ đó mà thấu rõ nghĩa văn, không bị chướng ngại, trí tuệ ấy gọi là văn tự Bát nhã. Nó cũng được gọi là phương tiện Bát nhã, nghĩa là thứ trí tuệ do phương tiện của ngôn ngữ văn tự mà phát sanh. Tiến lên một bước nữa, do nương theo các khái niệm đã lý hội được để suy tư quán sát thật tướng các pháp, rời bỏ tướng ngữ ngôn văn tự, trong lúc tâm hành như thế mà thật tướng các pháp tự phơi bày ra dưới sự xem xét của trí tuệ thì gọi là quán chiếu Bát nhã. Từ quán chiếu ấy, gia công hành trì quán sát đến một mức thâm sâu nhuần nhuyễn, nhuần nhuyễn đến độ nhứt cử nhứt động, bất cứ nói phô hay im lặng, đều không lìa khỏi Bát nhã. Từ cạn vào sâu, nhờ sự quán sát nhỏ nhiệm mà xả bỏ được quán sát thô phù theo kiểu người đời gọi là dùng nêm nọ trục xuất nêm kia; cứ thế tiến mãi cho đến khi rủ bỏ hết tất cả các tướng phân biệt, tâm niệm bỗng nhiên bừng sáng chói, khế hợp hòa đồng và trùm khắp tất cả, không còn ranh giới giữa bỉ thử, nhơn ngã, nội ngoại, thị phi. Pháp tánh chơn như tự hiện bày. Cái trí tuệ sáng chói ấy gọi là thật tướng Bát nhã; cũng gọi là căn bản Bát nhã. Thật tướng Bát nhã là chơn thể của Bát nhã. Quán chiếu Bát nhã là diệu dụng của Bát nhã. Trong chơn thể, nó là trí tuệ vô phân biệt Cho nên, nó có diệu dụng quán chiếu cùng khắp. Tuy hai mà một, tuy một mà hai, vì dụng không lìa thể. Văn tự Bát nhã cũng chính là trí tuệ ấy, nhưng hiện ra trong năng lực lãnh hội những khái niệm về giáo nghĩa Bát nhã xuyên qua văn học và triết học Bát nhã. Vì vậy, văn tự Bát nhã chỉ được xem như một loại trí tuệ phương tiện giúp soi đường cho hành giả trên tiến trình tu tập quán chiếu Bát nhã, nhằm khai thông thật tướng Bát nhã để bước lên bờ bên kia: ba la mật đa.
    BA LA MẬT ÐA
    Từ ngữ này La Thập phiên âm là ba la mật và dịch nghĩa là đoä (đưa qua sông, sang sông), hay đáo bỉ ngạn: đến bờ kia. Ðộ hay đáo bỉ ngạn đều chỉ là những dụng ngữ nói lên sự giải thoát khổ đau. Cõi sanh tử mà chúng sanh đang trôi lăn được xem như bờ bên này, thì bờ bên kia được ví với Niết bàn, ở đó, chúng sanh được thoát ra ngoài vòng sanh tử. Ngăn cách giữa hai bờ là con sông phiền não. Vượt sông phiền não tức đến Niết bàn. Vì vậy, bờ bên kia nguyên là dụ ngữ ngầm chỉ cho Niết bàn. Và phương pháp để đi đến Niết bàn (đáo bỉ ngạn) là 37 phẩm trợ đạo.
    Với sự xuất hiện của Ðại thừa mà mở đầu là Bát nhã, con sông ngăn cách không phải chỉ có phiền não mà thôi, nó còn là con sông mê lầm nữa. Cho nên, bờ bên kia vừa là giải thoát (niết bàn) vừa là bờ giác ngộ (bồ đề). Ðể đạt được đến bờ bên kia, phải tu theo sáu pháp ba la mật (hay mười pháp). Sáu ba la mật gồm có: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ (tức Bát nhã). Hành trì bất cứ pháp nào trong sáu pháp ấy cũng đều đạt kết quả mong muốn là bước lên bờ bên kia. Nhưng nếu tu theo 37 phẩm trợ đạo hay tu theo năm pháp ba la mật trước thì tâm giải thoát (Niết bàn) đạt được trước, tuệ giải thoát (Bồ đề) tiếp liền sau. Như vậy, với các phương pháp trên đây, bờ bên kia có nghĩa ưu tiên là bờ giải thoát. Phật giáo Ðại thừa thiên trọng về quả vị giác ngộ hơn, Cho nên, ba la mật Bát nhã được xem như pháp tu đứng hàng đầu trong số sáu ba la mật. Theo Ðại thừa, Niết bàn còn có nghĩa viên tịch. Tịch tức tịch diệt còn viên tức thành tựu viên mãn cả phước lẫn huệ. Nếu thành tựu được vô thượng Bồ đề thì viên mãn cả hai (phước túc và huệ túc) mà giải thoát. Như vậy, với Ðại thừa, bờ bên kia có nghĩa là bờ giác ngộ. Có biết như thế thì mới hiểu được vì sao cùng theo một pháp tu Bát nhã ba la mật đa, nhưng chư Phật thì chứng đắc Vô thượng Bồ đề, còn Bồ tát thì đang trên con đường hướng đến Niết bàn, không còn vọng niệm chi phối nữa.
    Tóm lại, Bát nhã ba la mật đa nghĩa là pháp tu đưa qua bờ giác ngộ ở bên kia sông mê. Nội dung của pháp tu này là quán chiếu Bát nhã.
    TÂM
    Tâm có nghĩa là trung tâm, thông thường người đời cho rằng tinh túy của sự vật nằm ngay trong lòng của nó. Với con người cũng vậy. Như trong con người, đứng về mặt sinh lý mà nói, máu huyết từ tim (tâm) phát ra, chảy khắp thân thể để nuôi các tế bào, rồi quay về tim mà phát ra trở lại. Ðứng về mặt tâm lý mà nói, các hiện tượng tâm lý đều phát xuất từ tâm, rồi cũng trở về đó để phối kiểm lại. Vì tâm được hiểu như trung tâm, Cho nên, tất cả tinh hoa được xem như đổ dồn và tập trung về đó. Cho nên, trại ra nghĩa bóng, tâm được hiểu là tinh yếu, nghĩa là cái chủ yếu tinh ròng của một việc gì hay một vật gì. Tùy từng sự việc khác nhau và theo cách quan niệm chủ yếu ấy đặt ở chỗ nào thì có một danh xưng riêng để nói lên cái chủ yếu ấy cho hợp cách và sát nghĩa. Như vậy chủ yếu trong cái thân này là lõi cây. Chủ yếu về mặt đạo đức đối với người Việt Nam là cái tấm bụng; còn chủ yếu về mặt tâm lý là cái ruột non v.v... Bụng, ruột, lõi lòng v.v... hay tâm, chung quy đều chỉ nói lên cái tinh yếu của sự vật hay của con người mà thôi.
    Như vậy, Bát nhã Tâm kinh là bài kinh cô đúc tất cả tinh yếu của giáo nghĩa Bát nhã. Cũng như A tỳ đạt ma Tâm luận là quyển luận cô đúc tất cả tinh yếu của giáo nghĩa A tỳ đạt ma, Tâm kinh hay Tâm luận là những danh từ thường gặp trong văn học Phật giáo, chỉ cho các bản văn toát yếu của kinh hay của luận, để người học dễ nhớ, dễ thuộc. Tức loại “giúp trí nhớ” vậy.
    Ta có thể dịch Bát nhã Tâm kinh ra tiếng Việt là kinh ruột Bát nhã, kinh lõi Bát nhã hay “bài toát yếu kinh Bát nhã”, hoặc đảo ngược lại cho hợp với ngữ pháp Việt Nam và gọi là Tâm kinh Bát nhã, nếu thấy các danh từ mới dịch chưa quen tai. Ngày xưa ngài Chân Nguyên và ngài Toàn Nhật đã dịch là Kinh Lòng.
    KINH
    Kinh là danh từ dịch nghĩa Phạn ngữ sũtra, phiên âm tu đa la, Tu đa la Tàu dịch là tuyến, nghĩa là sợi chỉ, hoặc xâu với nhau.
    Tu đa la so với kinh trong Hoa ngữ, hình thức cấu tạo tuy không giống nhau, nhưng nội dung hai bên tương đồng. Trong Hoa ngữ, những sách ghi chép những lời của thánh nhân truyền dạy thì gọi là kinh, vì những lời đó làm tiêu chuẩn cho muôn đời sau. Khác với sách ghi chép những lời của danh nhân, chỉ được gọi là truyện. Cho nên, mới có thành ngữ thánh kinh huyền truyện. Ðức Phật là thánh nhân phương Tây (của Trung Hoa, tức Ấn Ðộ). Vậy sách ghi chép lời Phật dạy mà dịch là kinh thì quả thật rất đúng nghĩa gốc rồi.
    Ta nên biết thêm rằng lời Phật dạy gồm có hai phần: pháp (đạt ma, dharma) và giáo (tỳ nại da, vinãya). Cả hai nguyên gọi là kinh hết, vì đều do Phật dạy. Nhưng về sau giải biệt thành hai tạng riêng, Cho nên, chỉ những sách ghi chép pháp mới gọi là kinh, còn những sách ghi chép giáo thì gọi là luật. Tạng ghi chép những lời chú thích biện giải của các Tổ về sau, thì được biệt lập thành một tạng riêng gọi là luận. Bài kinh này thuộc tạng kinh.
    Tóm lại, “Bát nhã ba la mật đa Tâm kinh” nghĩa là: bài kinh tóm thâu yếu nghĩa tinh ròng của pháp tu quán chiếu Bát nhã đưa hành giả lên bờ giác.

    “ÁN, MA NI BÁT DI, HỒNG.”
    HT.THÍCH TRÍ THỦ

    Tài Sản của trantuananh1991
    Chữ kí của trantuananh1991


    TÂM KINH BÁT NHÃ

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
    * Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
    * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
    * Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

    Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU :: CÁC NGÀNH THANH-THIẾU-ĐỒNG :: THANH ĐOÀN CHƠN KHAI Liên hệ diễn đàn www.thanhsinhtrungtin.forum-viet.com-
    Đầu trang
    Giữa trang
    Cuối trang