DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT

Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh


Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT

Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh


Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GĐĐC TRUNG TÍNWelcome to http://www.tuoitretrungtin.forum-viet.com GĐĐC TRUNG TÍN tỉnh BRVT CHUNG SỨC PHỤNG SỰ ĐẮP XÂY GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG VỮNG MẠNH
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
www.tuoitretrungtin.forum-viet.com CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU! địa chỉ: thánh thất TRUNG TÍN đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu website: http://www.thanhthattrungtin.com
trong quá trình sử dụng có mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến các bạn vui lòng liên hệ Administrators số điện thoại nóng :0978652249
dây là diễn đàn tôn giáo nên mấy mem spam mình sẽ ban nick nha
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Poll
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 70 người, vào ngày Tue Jun 11, 2024 2:34 pm
Admin Suri Ken
trantuananh1991
tonghopvltk1
nguyendinhnhan
Võ Minh Nguyệt
XemDjjjj
DQD
chungnguyen
wtzmogtnmf
flower86
chungnguyen nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Wed Oct 19, 2011 9:41 pm ...
:THONG BAO CHO CAC BAN TÂN SINH VIÊN: 6/11/2011 TẬP THỂ TU TẬP DINH TPHCM TỔ CHỨC LỄ CẦU NGUYỆN NHẬP HỌC, THÂN MỜI CÁC BẠN TÂN SINH VIÊN VỀ THAM DỰ LÚC 8H TẠI TT.TRUNG MINH ĐƯỜNG BÌNH THỚI QUẬN 11.
trantuananh1991 nhắn vớiMAT THU HI
gửi vào lúc Fri Oct 14, 2011 3:31 pm ...
:MỘT SỐ MẬT MÃ THÔNG DỤNG
1/ HỆ THỐNG THAY THẾ
MẬT MÃ DÙNG CHỮ THAY CHỮ DẠNG CHUẨN:
( còn gọi là mật mã Caesar )
Giải mật thư: SGZHR AHMGE Chìa khóa: H = i
Giải:
+ Lập bảng tra:
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
B c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z a
+ Dùng bảng tra vừa thành lập đối chiếu từng ký …
trantuananh1991 nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Fri Oct 14, 2011 3:25 pm ...
:CHIEU THU 7 VA CHU NHAT GAN NGAY RAM THANG 10 CO ANH EM NAO RANH MOI VAO LIEN HOA CUU CUNG CONG LAM QUA
chungnguyen nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Tue Aug 09, 2011 4:21 pm ...
:NGÀY 13/8/2011 TỔ CHỨC SINH NHẬT TRÒN 18 TUỔI CHO THANH ĐOÀN CHƠN KHAI, BẮT ĐẦU LÚC 19H, KÍNH MỜI QUÝ ANH CHỊ EM VỀ THAM DỰ. THÂN CHÀO!
HỖ TRỢ XÂY DỰNG WEBSITE
Thu vien Java

eCHIP

Thư viện Java

Dịch vụ thiết kế web miễn phí

Thiết kế
Chủ đề web
Email của bạn
*Nội dung*
Đường dẫn Tựa đề
Thêm vào



Đây là đoạn mã nguồn trang web của bạn. Hãy tìm một Domain+Host để đưa nó lên mạng
Suri Ken hân hạnh đồng hành cùng các bạn. cùng nhau học tập các bạn nhé!
Thanh Sinh: NGuyễn Đình Thảo




Share
 

 Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
trantuananh1991



Tổng số bài gửi : 76
Points : 222
Reputation : 0
Join date : 13/05/2011
Age : 33
Đến từ : trungtin

Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc Empty
Bài gửiTiêu đề: Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc   Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc I_icon_minitimeSun Apr 08, 2012 3:36 pm


Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc
* Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc
Công việc của bạn rất nặng nề nếu không biết sắp xếp một cách hợp lý. Bàn làm việc của ngổn ngang tài liệu và dụng cụ văn phòng, điện thoại reo liên tục… chắc chắn bạn sẽ rất căng thẳng trước công việc quá nhiều. Hoàn toàn không phải do năng lực chuyên môn yếu kém mà do Bạn chưa biết cách tổ chức công việc hợp lý. Để làm tốt công việc, bạn cần lưu ý các điểm sau đây:
Tổ chức tốt công việc:
* SẮP XẾP HỒ SƠ KHOA HỌC.
* RÈN LUYỆN TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP.
* CHUẨN BỊ CHUYẾN ĐI CÔNG TÁC XA.
* SẮP XẾP HỒ SƠ KHOA HỌC
Công việc tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ từ ngày này đến năm khác sẽ là một gánh nặng đối với bạn. Vì thế, phân loại - sắp xếp – lưu trữ hồ sơ là một việc làm cần thiết và rất quan trọng . Không phải bất kỳ người nào cũng làm tốt nghiệp vụ này cả. Để có cách sắp xếp hồ sơ khoa học, Bạn nên tiến hành theo trình tự sau:

Chọn tủ hồ sơ:
Đừng bao giờ đựng hồ sơ trong cặp hay trong những túi nhỏ. Vì như vậy không thể nào quản lý được số lượng lớn hồ sơ. Nên:

Dùng tủ hồ sơ nên có nhiều ngăn:
Hãy dùng những cái tủ đứng có nhiều ngăn phía trên và có hộc tủ phía dưới. Mỗi ngăn có kích thước phù hợp với từng loại hồ sơ (thông thường là 28cm x 35cm).

Dùng tủ hồ sơ treo trên tường:
Trong văn phòng có không gian nhỏ, chúng ta nên dùng tủ hồ sơ treo trên tường. Loại tủ hồ sơ treo gọn nhẹ có thể giải quyết được một lượng lớn hồ sơ.


Sử dụng những mẫu giấy ghi chú:
Dùng mẫu giấy ghi nội dung của từng loại hồ sơ để dán trên tường thành của từng kệ riêng biệt. Ví dụ trên mẫu giấy ghi chú là “Báo cáo”, nghĩa là kệ đó chứa hồ sơ về báo cáo.

Phân loại hồ sơ:
Việc phân loại hồ sơ rất quan trọng, nếu phân loại có hệ thống thì sẽ dễ dàng cho việc kiểm tra, sắp xếp. Nên phân loại theo cách như sau:

Phân loại theo chủ đề:
Trong cùng một loại hồ sơ nên chia nhỏ theo từng chủ đề ví dụ như: báo cáo, kế toán, hợp đồng, quảng cáo, tiếp thị…

Phân loại theo cụm:
Trong cùng một loại chủ đề nên chia nhỏ hồ sơ theo từng cụm ví dụ như: cụm quý 1, cụm quý 2, cụm quý 3, cụm 4.

Phân loại theo nhóm:
Trong cùng một cụm hồ sơ nên chia nhỏ ra theo từng nhóm ví dụ như: nhóm quý 1, nhóm quý 2, nhóm quý 3, nhóm quý 4.

Sắp xếp hồ sơ:
Sau khi phân loại hồ sơ xong, chúng ta cần sắp xếp hồ sơ một cách khoa học. Nên sắp xếp theo cách như sau:

Sắp xếp theo thời gian:
Dựa theo thứ tự thời gian của sự việc xảy ra trong hồ sơ để sắp xếp trước sau. Cần ghi chú cẩn thận thời điểm để khi tìm kiếm được dễ dàng.

Sắp xếp theo mẫu tự:
Sắp xếp dựa theo thứ tự mẫu tự (A,B,C…) của hồ sơ. Ví dụ mẫu tự T sẽ xếp theo thứ tự: thiệp mời - thống kê – thư từ - tiếp thị. Như vậy Bạn cần phải học thuộc lòng Bảng Mẫu tự để biết vị trí của các từ. Bạn cũng cần kiến thức này cho công việc tra cứu từ điển.

Sắp xếp theo tính chất:
Sắp xếp dựa theo tính chất của hồ sơ. Ví dụ:
Hồ sơ bình thường - hồ sơ mật - hồ sơ tối mật…
Hồ sơ chưa giải quyết - hồ sơ đang giải quyết chưa dứt điểm - hồ sơ đã giải quyết xong…

Lập danh mục hồ sơ:
Danh mục hồ sơ là bản liệt kê một cách hệ thống hồ sơ của đơn vị. Nhờ vào danh mục này mà chúng ta có thể sắp xếp, quản lý và tra cứu hồ sơ nhanh chóng.

Tạo một danh mục cụ thể, chính xác:
Sau khi đã chọn cách sắp xếp, chúng ta tạo danh mục hồ sơ chi tiết. Nên đưa vào máy vi tính, tạo cây thư mục, với thư mục cấp 1 là danh mục hồ sơ, thư mục cấp 2 là chủ đề hồ sơ… Như vậy, lúc cần tra cứu chúng ta có thể xem nhanh nhờ cây thư mục trên máy vi tính

Danh mục hồ sơ phải được cập nhật thường xuyên.
Khi đã đưa danh mục hồ sơ vào máy vi tính, chúng ta nên lưu lại cây thư mục cũ trước khi cập nhật. Như vậy, lúc cần xem xét lại, chúng ta biết được từng thời điểm bổ sung hồ sơ mới.

Lưu trữ hồ sơ:
Hồ sơ phải được lưu trữ vào một vị trí nhất định để khi cần truy cập sẽ nhanh chóng. Làm bản liệt kê một cách hệ thống hồ sơ của đơn vị. Nhờ vào danh mục này mà chúng ta có thể sắp xếp, quản lý và tra cứu hồ sơ nhanh chóng.

* Dùng bút chì đánh số ở góc phải các hồ sơ lưu trữ.
* Bên ngoài tập lưu trữ có nhãn in hồ sơ từ số… đến số… để dễ truy tìm.
* Nên dùng máy quét (scanner) để quét hồ sơ vào máy vi tính ở dạng tập tin *.jpg, đánh số để lưu trữ hồ sơ.
* Vào bảng tính Excel để lập số lưu trữ hồ sơ, có chú thích bên cạnh, dùng chức năng siêu liên kết (Hyperlink) để liên kết với tập tin hình ảnh cần lưu. Như vậy khi cần xem lại hồ sơ chúng ta chỉ cần nhấp vào số lưu trữ hồ sơ có đặt chức năng siêu liên kết.
* Nên lưu tập hồ sơ vào đĩa CD-ROM. Nếu máy vi tính trong văn phòng có được một ổ CD-Read and Write thì tốt.

Quản lý thời gian làm việc hiệu quả
Hãy thử tưởng tượng một nhân viên chúi mũi từ sáng đến chiều viết 3-4 cái tin hoặc biên tập 20-25 cái tin, có thể được chừng 50% chất lượng cao, nhưng một xếp giỏi không bao giờ “cưng” loại nhân viên chỉ cần cù như ông này.
Những người quản lý thời gian hiệu quả sẽ có tư duy rành mạch hơn, rõ ràng hơn, họ là những người sáng tạo hơn và làm việc tốt hơn. Chắc chắn như thế! Và rõ ràng là họ sẽ có nhiều thời gian hơn để đào sâu nghiên cứu những vấn đề chuyên ngành, hay đơn giản là làm những công việc riêng.
Thay đổi thói quen bây giờ cũng chưa muộn. Và cũng chẳng khó khăn gì. Dưới đây là vài điểm để tham khảo

1. Làm việc một cách có tổ chức. Sắp đặt bàn làm việc gọn gàng với hệ thống hồ sơ, tài liệu riêng khoa học, có lịch công tác chính cho cả khoảng thời gian dài với các công việc cụ thể hàng ngày , và đừng quên một cái... sọt rác ở bên cạnh. Có thể sử dụng một số chương trình trong máy tính để quản lý công việc, sành điệu một tý thì chơi PDA gắn theo người (điện thoại di động thì không ghi đủ). Dọn sạch bàn làm việc mỗi ngày bằng cách ghi lại các nhiệm vụ phải làm sắp tới (cùng các thông tin quan trọng) vào lịch biểu trong máy tính. Đánh dấu những công việc ưu tiên hoặc vứt bỏ những giấy tờ không cần dùng. Có thể ghi chú thêm thông tin trên những sticker nhỏ dán trước mặt nhưng nhớ là các mẩu giấy này ngoài việc khiến cho bàn làm việc trông không đẹp mắt còn có thể bị bay đi mất.

2. Lên kế hoạch trước. Để đến đầu giờ sáng mới lên kế hoạch trong ngày là quá muộn. Hãy sắp xếp việc thật cụ thể từ chiều hôm trước. Hãy tách riêng các công việc và xác định rõ việc nào nên làm ngay hôm sau, việc nào nên làm trước trong tuần này, việc nào có thể để lại. Đương nhiên, danh sách các công việc có thể thay đổi hàng ngày vì phát sinh thêm việc mới.

3. Xác định ưu tiên. Sắp xếp thời gian mỗi ngày để giải quyết các công việc ưu tiên và cũng cần linh hoạt dành đủ thời gian cho những việc bất ngờ xảy ra. Hãy học cách nói “không” với những việc không phải là ưu tiên.

4. Biết rõ khi nào mình làm việc hiệu quả nhất. Nếu thấy mình làm việc vào buổi sáng là hiệu quả nhất, tại sao lại không đưa những công việc quan trọng vào buổi sáng? Những thời gian không phải là “đỉnh” thì dành để làm những công việc mang tính chất thường nhật, kém hấp dẫn hơn. Cũng có người thấy họ chỉ viết lách hiệu quả trong không gian yên tĩnh vào lúc... nửa đêm. Cũng không phải thói quen xấu nhưng sẽ bất lợi vì nếu muốn hỏi han, điện thoại thì chỉ có cách chờ đến sáng hôm sau.

5. Đừng quên những việc nhỏ, nhưng tập trung chúng lại. Chớ để cho các việc nhỏ trôi đi, tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày cho các công việc này. Nhưng đừng để phải mất công nhiều lần chạy đi chạy lại ra máy photocopy, và dành các cuộc điện thoại để một lần nhấc máy gọi luôn thể.


6. Chia nhỏ. Quản lý các dự án lớn bằng cách chia thành các phần nhỏ và dễ quản lý hơn. Không ai dám tự nhận mình là “chuyên gia giải quyết chuyện lớn” và cũng không có người nào thuộc loại chỉ để làm chuyện nhỏ. Đừng choáng ngợp trước những dự án đồ sộ, hãy tách thành các tiểu dự án và sẽ thấy công việc đơn giản hơn.

7. Tập cho mình tính kỷ luật. Thay vì thường xuyên kéo lê cả đống việc, cần xác định hạn chót để hoàn thành từng công việc. Một mẹo nhỏ là nếu cần hoàn tất một việc vào 5h chiều thứ Năm thì hãy bắt mình kết thúc vào lúc 12h trưa. Nên giải quyết các việc khó trước, sau đó tha hồ... dạo chơi.

8. Vất vả khi cần thiết, về sớm khi hết việc. Làm việc hì hục quanh năm ngày tháng không có gì đáng khen. Khi công việc quá nhiều thì có thể làm việc thâu đêm nhưng nếu thấy mình đã thực sự hoàn tất công việc thì cứ “thiên nhiên” mà đi về sớm một chút. Về sớm khi đã hết việc không phải là lỗi.
Sau khi đã làm tốt những bước trên đây thì có thể thực hiện các bước tiếp theo đây, đảm bảo rằng “cả nhà ta” có thể quản lý hữu hiệu quỹ thời gian của mình, và chỉ cần một khoảng thời gian hợp lý vẫn có thể đạt chất lượng công việc cao.

Các bước tiếp theo:

1. Dừng lại và suy nghĩ. Sau khi được giao viết về một chủ đề nào đó, hãy dừng lại một chút để xem đâu là cách tốt nhất để tiếp cận các nguồn tin và lấy được những thông tin “đắt” nhất. Có thể xuất phát chậm hơn đồng nghiệp các báo khác một chút nhưng tóm được nguồn tin tốt thì lại thành nhanh chân hơn, chứ cứ ào đi bất kể nơi nào mà gõ cửa xin tin thì... xin lỗi.

2. Xác định rõ ưu tiên. Lập một danh sách những việc cần làm để viết bài đó. Xác định ưu tiên trong danh sách về mức độ khó khăn và bắt đầu bằng công việc khó khăn nhất. Học cách xác định vấn đề nào là quan trọng để tập trung nhiều thời gian hơn, và cần phải mạnh dạn bỏ những vấn đề vụn, không cần thiết để bài đỡ rườm ra, bản thân cũng đỡ mất thời gian chạy loăng quăng.

3. Ghi rõ từng vấn đề cần câu trả lời. Phát triển một chiến lược rõ ràng với những câu hỏi quan trọng. Tin tức ở đây là gì, bối cảnh ra sao, ảnh hưởng thế nào và khía cạnh cong người của câu chuyện là gì?

4. Ghi lại ngay những suy nghĩ của mình. Nên có một cuốn sổ nhỏ trong túi. Nghĩ ra cái gì thì ghi lại ngay.

5. Gọi điện cho nguồn tin vào buổi sáng. Lý do rất đơn giản: có khả năng sẽ nhận được phúc đáp vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều. Nếu có thông tin ngay thì khỏi phải nói – tin xong sớm, nghỉ sớm.

6. Dành thời gian để trao đổi. Hãy trao đổi về cách thức làm việc của mình với một biên tập viên có kinh nghiệm. Họ có thể giúp đi đúng hướng, đỡ mất công chạy quanh.

Quản lý công việc quá bận rộn này để có thời gian tập trung vào các giá trị và ưu tiên khác trong cuộc sống không phải là việc đơn giản. Cần có thời gian để bỏ những thói quen xấu và thử những thói quen tốt hơn

Để làm việc tập trung
Tại sao chúng ta luôn ở trong tình trạng "tâm hồn treo ngược cành cây" và làm thế nào để khắc phục?

Một bài viết xuất bản ngày 15/11 trên tờ Thời đại New York có dẫn một nghiên cứu gần đây của hai chuyên gia nghiên cứu về hạnh phúc của trường Harvard là Daniel Gilbert và Matthew Killingsworth.

Trong nghiên cứu này, hai ông sử dụng một tiện ích của iPhone để liên lạc với khoảng 2.200 người, và nhận được gần 250.000 câu trả lời từ họ, trong đó họ miêu tả về cảm giác và hoạt động mình đang làm ngay tại thời điểm được nhóm nghiên cứu liên lạc.

Không có gì ngạc nhiên khi những người cho biết họ đang ở "đỉnh cao" của trạng thái hứng khởi đều đang quan hệ tình dục khi được liên lạc (tôi không rõ là họ cảm thấy như thế nào sau khi bị gián đoạn như vậy). Và họ đều đang tập trung cao độ vào những việc mình đang làm, chí ít là trước khi bị nhóm nghiên cứu "làm phiền".

Cái ngạc nhiên là ở 99,5% những người không quan hệ tình dục vào thời điểm được liên lạc. Gần một nửa trong số họ khi đó đang "lãng đãng", tức là họ không tập trung vào việc mình đang làm. Những người tập trung hơn có mức độ hạnh phúc cao hơn rất nhiều so với họ.

Tôi vốn là một chuyên gia nghiên cứu các biện pháp để đạt được chất lượng hoạt động đỉnh cao, đồng thời cũng nghiên cứu về hội chứng rối loạn giảm tập trung (ADD) và nhịp sống quay cuồng của xã hội hiện đại, nên nghiên cứu này quả thực đã khiến tôi chú ý.

Như vậy là, trừ những lúc quan hệ tình dục, một nửa trong số chúng ta, tại bất kỳ thời điểm nào, đều không tập trung vào công việc mình đang thực hiện. Sự thiếu tập trung như vậy không những khiến chúng ta không cảm thấy hạnh phúc, mà còn dẫn tới một loạt những sai lầm, lãng phí về thời gian, giao tiếp kém hiệu quả, hiểu lầm nhau, năng suất lao động giảm, và tổn thất thu nhập trên phạm vi toàn cầu (chắc chắn là sẽ sớm có một nghiên cứu về vấn đề này).

Tất cả đều hướng tới một câu hỏi: tại sao lại có tình trạng thiếu tập trung tràn lan như vậy? Và chúng ta có thể làm gì để "chữa trị" chứng bệnh này?



"tâm hồn treo ngược cành cây"
Có thể có người gợi ý dùng thuốc Ritalin (thuốc kích thích hệ thần kinh) để trị chứng ADD do nền văn hóa gây ra này. Tuy nhiên, điều đó không những không nên làm xét về mặt y học, mà trên thực tế, chúng ta từ lâu cũng đã "bổ sung" cho mình những thứ có chức năng tương tự Ritalin rồi.

Nếu bạn không tin, hãy thử nhìn vào hàng dài những người xếp hàng để mua cà phê tại các chuỗi cửa hàng của Starbucks và Dunkin' Donuts mà xem, đó là còn chưa tính đến những sản phẩm tăng lực như Mountain Dew, Red Bull,...

Nhưng tại sao lại cần một lượng lớn caffeine như vậy để "đối phó" với chứng thiếu tập trung? Nếu Killingsworth và Gilbert thực hiện nghiên cứu này cách đây 100 năm, hay thậm chí là 20 năm, thì liệu kết quả họ thu về có khác đi? Liệu từ trước tới nay, có phải tại bất kỳ thời điểm nào, một nửa dân số Mỹ - hay dân số thế giới - đều luôn ở tình trạng "tâm hồn treo ngược cành cây"? Hay đây là một hiện tượng mới?

Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy đây là một hiện tượng mới, hoặc ít ra là hiện tượng này đã trở nên tồi tệ đi trong thời gian gần đây. Con người dành tới 30 - 40% thời gian tại nơi làm việc cho những gián đoạn không có chủ định từ trước, và sau đó họ lại tìm cách lập lại sự tập trung trí não trước khi bị gián đoạn.

Tôi chắc chắn rằng hiện tượng này không tồn tại cách đây 20 năm, bởi lẽ khi đó các công cụ tạo gián đoạn không xuất hiện nhiều như bây giờ. Và tất cả những giây phút xao nhãng đó đã tạo ra những vật cản trở, không cho phép chúng ta được tư duy và cảm xúc một cách sâu sắc. Cuộc sống của chúng ta đang trở nên hời hợt hơn, và ồn ào hơn.

Nhờ tham gia công tác giảng dạy nên tôi đã có cơ hội hỏi hàng nghìn người một câu hỏi như sau: "Đâu là nơi anh/chị tư duy hiệu quả nhất?" Rất hiếm khi có người trả lời: "Tại nơi làm việc". Câu trả lời phổ biến nhất là: "Trong phòng tắm". Đây là một trong những "pháo đài" cuối cùng còn lại, nơi chúng ta ít bị làm phiền hơn. Nhưng ai mà biết được, nhỡ đâu món quà "hot" sắp tới lại là một chiếc BlackBerry chống nước?

Công nghệ khiến chúng ta mất tập trung. Nhưng ngoài ra, tôi cho rằng còn tồn tại một mâu thuẫn khác sâu sắc hơn; và mâu thuẫn này thực ra đã xuất hiện từ cách đây cả ngàn năm. Nội dung của nghịch lý này là: tuy rằng trạng thái tập trung cao độ cho một hoạt động nhất định sẽ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hoặc làm việc hiệu quả ở mức độ cao nhất, nhưng chúng ta lại có xu hướng tránh né và "chống đối" trạng thái đó. Tại sao lại vậy? Nếu các nghiên cứu hiện nay đều chứng minh rằng sự tập trung có lợi cho chúng ta đến thế nào, vậy tại sao ai cũng muốn kháng cự nó?

Lý do chỉ là các nguyên tắc vật lý học cơ bản mà thôi. Tự nhiên thường hướng đến trạng thái mất trật tự. Còn sự tập trung lại thiết lập trật tự. Vì thế để tập trung được cần có năng lượng, cần phải dụng công; và nó có thể khiến chúng ta không thoải mái.

Con người thường có xu hướng tránh né sự không thoải mái và lao động. Con người có nhiều suy nghĩ mâu thuẫn về việc sử dụng năng lượng, ngay cả khi điều đó đem lại niềm vui cho chúng ta. Chẳng hạn, trong nghiên cứu đề cập ở trên, hoạt động đem lại cảm giác hạnh phúc nhiều thứ hai sau quan hệ tình dục là vận động cơ bắp. Và bạn thử nghĩ xem, bao nhiêu người trong số chúng ta vẫn đang ngần ngại thực hiện hoạt động đó?

Sau đây là các giải pháp của tôi đối với vấn đề thiếu tập trung:

Thứ nhất, hãy lập lại các ranh giới mà công nghệ đã phá bỏ, từ đó giúp bạn có thời gian thực sự để suy nghĩ khi đang làm việc. Hãy tắt các thiết bị công nghệ đi. Đóng cửa lại. Đừng "lao" vào mạng ngay khi bạn cảm thấy bực bội, cáu gắt. Cứ tiếp tục làm việc. Tìm cách giải quyết vấn đề. Hãy suy nghĩ cho thật sâu sắc và kiên trì. Đừng cho phép bất kỳ điều gì xâm phạm vào quá trình tư duy sáng tạo quý giá đó.

Thứ hai, cố gắng dành càng nhiều thời gian càng tốt ở "giao lộ" của ba phạm trù: những gì bạn làm tốt, những gì bạn thích làm, và những gì tạo thêm giá trị cho thế giới (VD: những gì mà người khác sẵn lòng trả công cho bạn để bạn làm điều đó). Tại "giao lộ" này, bạn có thể tìm thấy niềm vui và hiệu quả lao động, có khả năng đương đầu với những sự "phá hoẵng" và mất trật tự vốn vẫn thường tìm cách đẩy chúng ta rơi vào trạng thái trì trệ. Khi thổi bùng ngọn lửa hạnh phúc trong công việc, bạn sẽ có ý muốn được làm việc, dù rằng điều đó có thể đôi khi khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Vậy là, vì bạn không thể quan hệ tình dục suốt ngày, và cũng không ai có thể tập luyện cơ bắp nhiều hơn 1 - 2 tiếng mỗi ngày, nên bạn hãy chọn làm những công việc mình có khả năng làm tốt, và thích làm, rồi sau đó nâng cao đòi hỏi đối với công việc đó hơn mỗi ngày. Trạng thái tập trung sẽ theo đó mà xuất hiện. Và khi đã tập trung, bạn sẽ vừa có cả hạnh phúc lẫn thành công.

Tác giả bài viết Edward Hallowell, Bác sỹ y khoa, là chuyên gia về tâm thần học. Ông đã tham gia giảng dạy tại Trường Y khoa Harvard trong 20 năm, và hiện là giám đốc Các Trung tâm Hallowell tại New York và Sudbury, Massachusetts. Ông là tác giả của hai bài viết nổi tiếng trên tờ tạp chí Kinh doanh Harvard cùng 18 quyển sách khác, trong đó có quyển Driven to Distraction (Bị xao nhãng - Tạm dịch) được xếp vào loại bán chạy nhất nước Mỹ với hàng triệu bản bán ra. Cuốn sách tiếp theo của ông có tựa đề Shine (Tỏa sáng - tạm dịch) dự kiến sẽ phát hành trong tháng 1 năm tới.

Tổ chức công việc hiệu quả
Theo nghĩa rộng: tổ chức là quá trình xác định những công việc cần phải làm và phân công cho các đơn vị cá nhân đảm nhận các công việc đó, tạo ra mối quan hệ ngang dọc trong nội bộ DN. Theo nghĩa hẹp: tổ chức là việc sắp xếp các công việc được giao.

Trong tài liệu này, tổ chức được hiểu là kết hợp cả hai định nghĩa trên.

TỔ CHỨC CÔNG VIỆC BỘ PHẬN
1. Xác định chức năng, nhiệm vụ
1.1 Xác định chức năng:
Nhiều công ty nhầm lẫn giữa khái nhiệm chức năng và nhiệm vụ.

Chức năng có thể được hiểu là những nhiệm vụ lớn nhất của một bộ phận.

Chức năng có thể hiệu là những sản phẩm/dịch vụ mà bộ phận của bạn cung cấp. Khi hiểu theo khái niệm khách hàng nội bộ, bộ phận của bạn sẽ phải cung cấp các sản phẩm…cho bộ phận tiếp theo. Sản phẩm..đó là gì? Đó chính là chức năng của bạn.

1.2 Xác định quy trình:
Từ những chức năng đó, bạn đặt câu hỏi: làm thế nào để thực hiện được nó.

Ví dụ: bạn có chức năng phải tuyển nhân sự cho công ty, vậy làm thế nào để tuyển dụng: bạn có câu trả lời là quy trình tuyển dụng là gì?

Mỗi bước trong quy trình đó, bạn hãy đặt câu hỏi theo phương pháp 5W1H.

PHƯƠNG PHÁP 5W1H


Who: Ai làm việc đó?

Where: Làm việc đó ở đâu?

When: Làm việc đó khi nào?

How: Làm bằng cách nào?

Ghi chú: bạn không cần trả lời: what (là cái gì) và why: tại sao?





LÀM GÌ VỚI HOW?
Bạn cần chú ý kỹ hơn với HOW, có thể mở rộng ý nghĩa của nó là:

Bằng cách nào? Với câu hỏi này bạn xây dựng các hướng dẫn công việc hay hướng dẫn vận hành cho máy móc..

Đo lường như thế nào? Bạn hãy xây dựng tiêu chuẩn cho từng công việc trong quy trình.


2. Định biên công việc
Bây giờ bạn hãy lập một list các công việc mà bộ phận bạn phải thực hiện.
Hãy nhớ là liệt kê cả các công việc của quản lý, như hoạch định – tổ chức – lãnh đạo – kiểm tra.
Hãy ước lượng thời gian thực hiện cho từng công việc đó trong một năm
Tổng cộng thời gian và chia cho số ngày làm việc trong năm. Bạn sẽ biết mình cần bao nhiêu người.
Hãy nhóm các công việc có cùng tính chất vào một chức danh công việc.
Đảm bảo rằng tổng số thời gian phù hợp với tổng số thời gian của mỗi chức danh.

Lýu ý cộng thêm 10% thời gian cho mỗi chức danh. Điều này giúp bạn tạo sức ép cho nhân viên và điều chỉnh số lượng công việc co giãn sau này.

3. Xác định bản mô tả công việc
Bây giờ thì bạn hãy lập bản mô tả công việc cho từng chức danh.

Bản mô tả công việc gồm các nội dung: thông tin về công việc (mã số, chức danh, bộ phận, ngýời quản lý trực tiếp), mục tiêu – yêu cầu công việc, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ, tiêu chuẩn công việc, điều kiện làm việc.

Lên sơ đồ tổ chức bộ phận.

4. Sắp xếp công việc cho NV.
Công việc của nhân viên gồm các công việc thường xuyên và công việc không thường xuyên.
Công việc thường xuyên là các công việc lặp lại, đã được ghi nhận trong bản mô tả công việc. Công việc thường xuyên phải có tính lặp lại.
Công việc không thường xuyên do bạn giao cho nhân viên thực hiện.
Đối với công việc thường xuyên: Hãy đảm bảo là trong quy trình của bạn đã có đầy đủ các tài liệu hướng dẫn cho nhân viên thực hiện, bao gồm:

Cách thức thực hiện (how).
Nguồn lực để thực hiện (5M).
Tần suất thực hiện.
Tốt hơn hết, hãy yêu cầu NV vẫn ghi nội dung công việc thường xuyên vào kế hoạch làm việc tuần của họ.

Công việc không thường xuyên:

Hãy thể hiện nội dung giao việc cho nhân viên bằng sổ giao việc.
Giái thích cho nhân viên về lý do thực hiện công việc (why).
Giải thích các yêu cầu, mục tiêu, thời hạn (when) của công ty.
Giải thích phương pháp thực hiện (how).
Khi phát sinh công việc thường xuyên, bạn hãy lưu ý
Xác định công việc đó có lặp lại trong tương lai hay không?
Trường hợp nó lặp lại, hãy thiết lập một số tài liệu để hướng dẫn cho NV khi nó xuất hiện trong tương lai.


Làm chủ thời gian của chính mình


Làm chủ thời gian trong công việc không phải là điều dễ dàng, ai cũng có thể làm được. Sau đây là một vài bí quyết giúp bạn sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả nhất.

Ngăn nắp:
Bạn hãy sắp xếp lại đồ đạc trong nhà một cách thuận tiện nhất và luôn để chúng ở một vị trí cố định. Sau khi sử dụng hãy để chúng lại vị trí quy định. Và nơi làm việc cũng vậy, bạn hãy dọn dẹp bàn làm việc của mình, để đồ đạc, tài liệu một cách khoa học nhất. Mỗi cặp tài liệu ghi tên và để vào một ô. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian. Thay vì bạn phải lục tung lên đi tìm một tờ giấy tờ nào đó, bạn chỉ cần đọc danh sách tài liệu là biết ngay chúng đang ở đâu.

Thời khóa biểu:
Một cuốn sổ ghi lịch làm việc trong tuần, trong tháng, hay trong năm. Một quyển lịch bàn cũng khá cần thiết. Bên cạnh đó với chiếc máy tính hay chiếc điện thoại bạn cũng có thể biến nó thành người nhắc việc độc đáo. Đánh dấu những công việc ưu tiên. Những ngày quan trọng, những công việc quan trọng bạn nên bôi đỏ, để lúc nào bạn cũng để ý tới. Có thể ghi chú thêm thông tin trên những sticker nhỏ dán trước mặt nhưng nhớ là các mẩu giấy này ngoài việc khiến cho bàn làm việc trông không đẹp mắt còn có thể bị bay đi mất.

Có một người nhắc việc tốt bụng:
Bên cạnh quyển lịch, một người bạn, hay thành viên trong gia đình cũng có thể là người nhắc việc cho bạn. Mỗi khi có công việc quan trọng bạn nên nhờ ai đó nhắc bạn, điều này sẽ khiến bạn không bao giờ quên.

Lên kế hoạch trước:
Bạn hãy bắt đầu một tuần làm việc, một tháng làm việc mới bằng cách lên kế hoạch công việc. Và một ngày cũng thế. Hãy bắt đầu nghĩ đến việc mình làm từ tối hôm trước, sắp xếp việc thật cụ thể. Hãy tách riêng các công việc và xác định rõ việc nào nên làm ngay hôm sau, việc nào nên làm trước trong tuần này, việc nào có thể để lại. Tuy nhiên, các công việc có thể thay đổi hàng ngày do phát sinh thêm việc mới.

Ưu tiên trong công việc :
Bạn cần xác định công việc nào quan trọng với bạn hơn khi phải lựa chọn. Khi bạn sử dụng quỹ thời gian của công việc này bù vào công việc kia., bạn phải biết tìm cách để công việc đó không bị bỏ ngỏ. Hãy học cách nói “không” với những việc không phải là ưu tiên, hoặc bạn không thể làm do phát sinh.

Khi nào mình làm việc hiệu quả nhất.
Nếu thấy mình làm việc vào buổi sáng là hiệu quả nhất, vậy hãy đưa những công việc quan trọng vào buổi sáng? Những khoảng thời gian còn lại thì dành để làm những công việc mang tính chất thường nhật, kém hấp dẫn hơn

Không coi thường việc nhỏ:
Đừng bỏ qua những công việc nhỏ. Nó tuy chiếm một khoảng thời gian nhất định của bạn. Nhưng nó có thể ảnh hưởng đến việc lớn của bạn. Thay vì mất thời gian, bạn có thể gộp chúng lại. Trong lúc đi in tài liệu, bạn có thể tranh thủ gọi điện cho đối tác chẳng hạn.

Tính kỷ luật:
Bạn cần xác định công việc đó ảnh hưởng đến bạn thế nào. Khi bạn không làm đuợc điều đó thì sẽ có một kết quả không tốt. Hôm nay không làm được việc đó, bạn sẽ phải làm vào hôm sau, và nó sẽ chiếm mất thời gian biểu hôm sau. Điều này bạn cần phải nghiêm khắc với chính bản thân bạn.

Đánh giá kết quả làm việc:
Sau một ngày, một tuần hay một tháng bạn cần phải xem lại mình đã làm được những gì, những gì cảm thấy thành công, những gì chưa đạt được. Việc này sẽ giúp bạn biết mình sẽ phải làm gì trong ngày, tuần tháng tiếp theo.

Tự thưởng cho mình khi đạt kết quả tốt:
Một tuần làm việc hiệu quả thì cũng nên tự thưởng cho mình những phút giây thoải mái, hay một món quà mình thích. Hãy động viên mình để làm tốt hơn.Thời gian là vô tận nhưng nó không bao giờ quay trở lại. Mỗi ngày những con số càng lớn lên. Một người thành đạt là người biết sử dụng thời gian của mình hợp lý. Mỗi ngày bạn chỉ có 24 tiếng mà thôi, bạn không thể sử dụng quá hay ít đi khoảng thời gian đó. Điều quan trọng là bạn biết dùng thời gian đó như thế nào.

Tổ chức công việc cá nhân
1.Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
1.1 Phân loại công việc
Theo mức độ quan trọng: "Việc lớn" là những việc quan trọng (liên quan tới một số tiền lớn hoặc sự an nguy của doanh nghiệp); còn "việc nhỏ" thì ngược lại.
Theo mức độ khẩn cấp: việc khẩn cấp và việc không khẩn cấp.
Theo tân suất: Việc thường xuyên và việc không thường xuyên (sự vụ).
Với công việc có tính chất thường xuyên. Là các công việc lặp lại theo một chu kỳ nhất định. Bạn cần lưu ý lại:

Tần suất thực hiện?
Người thực hiện?
Đưa vào quy trình hay bản mô tả công việc?
Đột xuất hoặc không ổn định. Cần phải xem xét xem có thể chuyển về công việc thường xuyên hay không? Người làm việc không hiệu quả khi khối lượng công việc sự vụ chiếm trên 50 %.

1.2. Xác định thứ tự ưu tiên
Quan trọng và khẩn cấp. Đối với công việc này, bạn phải thực hiện ngay.

Ví dụ: Nếu không thanh toán cho khách hàng ngay trong tuần này sẽ bị cắt hợp đồng mua vật liệu cho công trình sắp thi công. Nếu không quyết định giá nhanh trong sáng nay sẽ bị đối thủ cướp mất hợp đồng...

Quan trọng nhưng không khẩn cấp. Ví dụ: Giữ gìn sức khỏe, không hút thuốc nhiều hoặc thức quá khuya, giữ quan hệ tốt đẹp và bền chắc với khách hàng và nhà cung cấp, kiện toàn lại bộ máy doanh nghiệp...

Khẩn cấp nhưng không quan trọng. Ví dụ: Một khách hàng tiềm năng vừa mới quen yêu cầu trả lời ngay lập tức một vấn đề cần thời gian chuẩn bị lâu dài hoặc bưu điện yêu cầu đóng cước điện thoại di động ngay nếu không mai sẽ cắt chiều gọi đi.

Các công việc này có thứ tự ưu tiên thứ hai sau công việc quan trọng và khẩn cấp.

Đối với hai loại công việc này, bạn có thể thực hiện song song.

Việc thực hiện công việc nào trước còn tùy thuộc vào:

Thời hạn giải quyết vấn đề.
Hãy tách công việc chính thành nhiều công việc khác nhau, trên cơ sở đó, bạn có thể xác định lịch cho từng công việc.
Không khẩn cấp và không quan trọng.
Chuẩn bị công việc cho cuối tuần sau họp phòng.

Đi uống bia với bạn bè

Mua một bộ veste mới

Đổi điện thoại di động...

Đánh tiếc là nhiều nhà quản lý lại mất quá nhìều thời gian vào những công việc không quan trọng.

1.3 Lưu đồ thời gian

Trên sơ đồ gồm hai trục, trục hoành là mức độ quan trọng của công việc, trục tung là mức độ khẩn cấp.

Trong ba công việc, dễ nhận thấy công việc A phải làm đầu tiên và công việc D làm cuối cùng.

2. Sắp xếp hồ sơ:
BẠN ĐÃ GẶP TÌNH HUỐNG NÀY CHƯA?

Bạn đã bao giờ mất hàng giờ đồng hồ để tìm kiếm lại hồ sơ của mình?
Sếp muốn nhận được hồ sõ XYZ ngay, bạn có thể tự tin là bất kỳ hồ sõ nào ông ấy muốn, bạn có thể cung cấp trong vòng 5 phút?
Một nhân viên có ngýời nhà bị tai nạn xe, anh ta không đi làm được, cả phòng bạn nháo nhào tìm hồ sơ của NV ấy theo yêu cầu của khách hàng?
Một NV nghỉ việc, anh ta chẳng làm đơn gì cả, bây giờ bạn không biết hồ sơ của anh ta thế nào…
Bạn đã bao giờ rơi vào những tình huống ấy chưa?

Nếu có, có lẽ bạn đã chưa tổ chức được một hệ thống quản lý hồ sơ hiệu quả.

2.1 Quản lý hồ sơ giấy
Bạn nên lập một danh mục tất cả các loại hồ sõ giấy và máy tính của mỗi nhân viên.

Danh mục hồ sõ của mỗi NV và danh mục hồ sõ của bạn chính là hồ sơ toàn bộ phận của bạn đấy.

Khi NV lập xong của họ, hãy kiểm tra lại danh mục hồ sơ của họ, và ký tên duyệt danh mục này.

Hãy tổ chức 1 tháng hoặc 1 tháng 2 lần, bạn yêu cầu NV cập nhật hồ sơ vào danh mục.

2.2 Quản lý hồ sõ máy, CD…
Cách quản lý hồ sơ thông thường là lập theo các cấp folder khác nhau.

Nên có mục input để quản lý các thông tin đầu vào. Đây là phần chức đựng các thông tin nhưng chưa xử lý.

Phần thùng rác (không phải là mục Recycle của máy tính) để lưu các thông tin cần xoá, chỉ xoá các thông tin này sau 3 tháng.

Hãy đưa ra một quy định hướng dẫn cho tất cả NV làm giống nhau:

Input
Output
Quy định backup dữ liệu.
Quy định sao lưu dữ liệu định kỳ.
Quy định quét virus định kỳ.
Quy định thời gian kiểm tra và quét dữ liệu, sao lưu lại dữ liệu định kỳ.
MỘT SỐ LỖI TRONG QUẢN LÝ HỒ SƠ MÁY

Không đặt chế độ autosave trong 1 phút (Mic.Office).
Lưu hồ sơ trong ổ C (nên lưu ở ổ D, vì ổ C có thể bị mất do vô tình fomat (cài lại máy)).
Lưu hồ sơ lung tung, không biết tìm hồ sơ ở đâu.
MỘT SỐ PHẦN MỀM PHỤC HỒI HỒ SƠ

Dùng phần mềm chuyên phục hồi dữ liệu trên ổ cứng.
Dùng phần mềm chuyên phục hồi dữ liệu bị hư trên đĩa CD.
Dùng phần mềm chuyên tìm lại mật khẩu bị mất.
Ban tìm mua trên các cửa hàng CD

3. Sắp xếp nơi làm việc
Bạn nên lưu ý sắp xếp các vật dụng sau đây để việc sử dụng là thuận tiện nhất cho người sử dụng:

Fax
Điện thoại bàn
Máy in
Photo
..
4. Quản lý thông tin
4.1 Phân loại thông tin:
Giữa quản lý và nhân viên (giao việc, kiểm tra, hệ thống báo cáo nội bộ…)
Giữa các nhân viên nội bộ.
Input (thông tin đầu vào)
Output (thông tin ra).
4.2 Bằng chứng thông tin
Bạn hãy thiết lập hệ thống các bằng chứng về việc chuyển thông tin trong tổ chức.

Sổ giao việc
Sổ giao nhận thông tin
Sổ công văn đến – đi.
Sổ giao nhận sản phẩm
Sổ giải quyêt công việc
4.3 Lưu đồ thông tin:


4.4 Các nguyên tắc quản lý thông tin
Feedback ngay. Khi nhận được thông tin, hãy phản hồi ngay cho người nhận. Trường hợp chưa trả lời được, hãy email… cho khách biết thời hạn bạn trả lời.
Quản lý thông tin đầu vào. Nhiều NV khi nhận được thông tin thì “bỏ đại” vào nơi nào đó rồi xử lý sau. Sau đó thì họ lại quên mất, không xử lý. Điều này đòi hỏi nhân viên của bạn phải chuyển thông tin vào một nõi Input quy định nào đó.
Đảm bảo là ngýời nhận đã nhận được thông tin.
Bạn đã từng nghe nguyên tắc nhắc nợ 3 lần? Lần thứ nhất, bạn gửi thư cho kế toán thanh toán của khách hàng. Điều này, chýư đýưc tính cho lần thứ nhất. Lần thứ nhất chỉ được tính khi người nhận đã confirm (xác nhận) là họ đã nhận được thư. Bằng cách nào?
Nhiều người sẽ gọi điện cho khách sau 3 ngày hỏi xem khách đã nhận được chưa?
Người cẩn thận thì cho người mang trực tiếp cho khách và yêu cầu khách ký tên hoặc email cho khách và đề nghị khách xác nhận là đã nhận được.
4.5 Sổ giải quyết công việc
Sổ giải quyết công việc là cuốn sổ theo dõi toàn bộ công việc của bạn.
Sổ giải quyết công việc gồm các nội dung:

Nội dung công việc
Người giao, ngày giao (hoặc lấy từ kế hoạch cá nhân)
Thời hạn
Diễn giải.
Kết quả/ngày hoàn thành.
4.6 Lập kế hoạch công việc
Bạn có biết 9h sáng mai bạn sẽ làm gì?
Bạn biết ngày mai NV của bạn làm gì?
Bạn sẽ khó có thể biết nếu bạn không có kế hoạch.
Bạn có thể tham khảo trong phần kỹ năng lập kế hoạch
Về Đầu Trang Go down
 

Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-to-chuc-cong-viec/70-to-chuc-cong-viec-ca-nhan.html
» sơ đồ tổ chức giáo hội
» về việc viết bài!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU :: CÁC NGÀNH THANH-THIẾU-ĐỒNG :: THANH ĐOÀN CHƠN KHAI Liên hệ diễn đàn www.thanhsinhtrungtin.forum-viet.com-
Kỹ Năng Tổ Chức Công ViệcXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sun Apr 08, 2012 3:36 pm
Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc Bgavat18
Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc Bgavat10Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc Bgavat12Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc Bgavat13
Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc Bgavat15Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc Bgavat17
Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc Bgavat19Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc Bgavat21Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc Bgavat22
MaiKhongQuen - trantuananh1991 – []
Tổng số bài gửi : 76
Points : 222
Reputation : 0
Join date : 13/05/2011
Age : 33
Đến từ : trungtin
Profile trantuananh1991
Tổng số bài gửi : 76
Points : 222
Reputation : 0
Join date : 13/05/2011
Age : 33
Đến từ : trungtin

Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc Vide10

Bài gửiTiêu đề: Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc

Tiêu đề: Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc


Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc
* Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc
Công việc của bạn rất nặng nề nếu không biết sắp xếp một cách hợp lý. Bàn làm việc của ngổn ngang tài liệu và dụng cụ văn phòng, điện thoại reo liên tục… chắc chắn bạn sẽ rất căng thẳng trước công việc quá nhiều. Hoàn toàn không phải do năng lực chuyên môn yếu kém mà do Bạn chưa biết cách tổ chức công việc hợp lý. Để làm tốt công việc, bạn cần lưu ý các điểm sau đây:
Tổ chức tốt công việc:
* SẮP XẾP HỒ SƠ KHOA HỌC.
* RÈN LUYỆN TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP.
* CHUẨN BỊ CHUYẾN ĐI CÔNG TÁC XA.
* SẮP XẾP HỒ SƠ KHOA HỌC
Công việc tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ từ ngày này đến năm khác sẽ là một gánh nặng đối với bạn. Vì thế, phân loại - sắp xếp – lưu trữ hồ sơ là một việc làm cần thiết và rất quan trọng . Không phải bất kỳ người nào cũng làm tốt nghiệp vụ này cả. Để có cách sắp xếp hồ sơ khoa học, Bạn nên tiến hành theo trình tự sau:

Chọn tủ hồ sơ:
Đừng bao giờ đựng hồ sơ trong cặp hay trong những túi nhỏ. Vì như vậy không thể nào quản lý được số lượng lớn hồ sơ. Nên:

Dùng tủ hồ sơ nên có nhiều ngăn:
Hãy dùng những cái tủ đứng có nhiều ngăn phía trên và có hộc tủ phía dưới. Mỗi ngăn có kích thước phù hợp với từng loại hồ sơ (thông thường là 28cm x 35cm).

Dùng tủ hồ sơ treo trên tường:
Trong văn phòng có không gian nhỏ, chúng ta nên dùng tủ hồ sơ treo trên tường. Loại tủ hồ sơ treo gọn nhẹ có thể giải quyết được một lượng lớn hồ sơ.


Sử dụng những mẫu giấy ghi chú:
Dùng mẫu giấy ghi nội dung của từng loại hồ sơ để dán trên tường thành của từng kệ riêng biệt. Ví dụ trên mẫu giấy ghi chú là “Báo cáo”, nghĩa là kệ đó chứa hồ sơ về báo cáo.

Phân loại hồ sơ:
Việc phân loại hồ sơ rất quan trọng, nếu phân loại có hệ thống thì sẽ dễ dàng cho việc kiểm tra, sắp xếp. Nên phân loại theo cách như sau:

Phân loại theo chủ đề:
Trong cùng một loại hồ sơ nên chia nhỏ theo từng chủ đề ví dụ như: báo cáo, kế toán, hợp đồng, quảng cáo, tiếp thị…

Phân loại theo cụm:
Trong cùng một loại chủ đề nên chia nhỏ hồ sơ theo từng cụm ví dụ như: cụm quý 1, cụm quý 2, cụm quý 3, cụm 4.

Phân loại theo nhóm:
Trong cùng một cụm hồ sơ nên chia nhỏ ra theo từng nhóm ví dụ như: nhóm quý 1, nhóm quý 2, nhóm quý 3, nhóm quý 4.

Sắp xếp hồ sơ:
Sau khi phân loại hồ sơ xong, chúng ta cần sắp xếp hồ sơ một cách khoa học. Nên sắp xếp theo cách như sau:

Sắp xếp theo thời gian:
Dựa theo thứ tự thời gian của sự việc xảy ra trong hồ sơ để sắp xếp trước sau. Cần ghi chú cẩn thận thời điểm để khi tìm kiếm được dễ dàng.

Sắp xếp theo mẫu tự:
Sắp xếp dựa theo thứ tự mẫu tự (A,B,C…) của hồ sơ. Ví dụ mẫu tự T sẽ xếp theo thứ tự: thiệp mời - thống kê – thư từ - tiếp thị. Như vậy Bạn cần phải học thuộc lòng Bảng Mẫu tự để biết vị trí của các từ. Bạn cũng cần kiến thức này cho công việc tra cứu từ điển.

Sắp xếp theo tính chất:
Sắp xếp dựa theo tính chất của hồ sơ. Ví dụ:
Hồ sơ bình thường - hồ sơ mật - hồ sơ tối mật…
Hồ sơ chưa giải quyết - hồ sơ đang giải quyết chưa dứt điểm - hồ sơ đã giải quyết xong…

Lập danh mục hồ sơ:
Danh mục hồ sơ là bản liệt kê một cách hệ thống hồ sơ của đơn vị. Nhờ vào danh mục này mà chúng ta có thể sắp xếp, quản lý và tra cứu hồ sơ nhanh chóng.

Tạo một danh mục cụ thể, chính xác:
Sau khi đã chọn cách sắp xếp, chúng ta tạo danh mục hồ sơ chi tiết. Nên đưa vào máy vi tính, tạo cây thư mục, với thư mục cấp 1 là danh mục hồ sơ, thư mục cấp 2 là chủ đề hồ sơ… Như vậy, lúc cần tra cứu chúng ta có thể xem nhanh nhờ cây thư mục trên máy vi tính

Danh mục hồ sơ phải được cập nhật thường xuyên.
Khi đã đưa danh mục hồ sơ vào máy vi tính, chúng ta nên lưu lại cây thư mục cũ trước khi cập nhật. Như vậy, lúc cần xem xét lại, chúng ta biết được từng thời điểm bổ sung hồ sơ mới.

Lưu trữ hồ sơ:
Hồ sơ phải được lưu trữ vào một vị trí nhất định để khi cần truy cập sẽ nhanh chóng. Làm bản liệt kê một cách hệ thống hồ sơ của đơn vị. Nhờ vào danh mục này mà chúng ta có thể sắp xếp, quản lý và tra cứu hồ sơ nhanh chóng.

* Dùng bút chì đánh số ở góc phải các hồ sơ lưu trữ.
* Bên ngoài tập lưu trữ có nhãn in hồ sơ từ số… đến số… để dễ truy tìm.
* Nên dùng máy quét (scanner) để quét hồ sơ vào máy vi tính ở dạng tập tin *.jpg, đánh số để lưu trữ hồ sơ.
* Vào bảng tính Excel để lập số lưu trữ hồ sơ, có chú thích bên cạnh, dùng chức năng siêu liên kết (Hyperlink) để liên kết với tập tin hình ảnh cần lưu. Như vậy khi cần xem lại hồ sơ chúng ta chỉ cần nhấp vào số lưu trữ hồ sơ có đặt chức năng siêu liên kết.
* Nên lưu tập hồ sơ vào đĩa CD-ROM. Nếu máy vi tính trong văn phòng có được một ổ CD-Read and Write thì tốt.

Quản lý thời gian làm việc hiệu quả
Hãy thử tưởng tượng một nhân viên chúi mũi từ sáng đến chiều viết 3-4 cái tin hoặc biên tập 20-25 cái tin, có thể được chừng 50% chất lượng cao, nhưng một xếp giỏi không bao giờ “cưng” loại nhân viên chỉ cần cù như ông này.
Những người quản lý thời gian hiệu quả sẽ có tư duy rành mạch hơn, rõ ràng hơn, họ là những người sáng tạo hơn và làm việc tốt hơn. Chắc chắn như thế! Và rõ ràng là họ sẽ có nhiều thời gian hơn để đào sâu nghiên cứu những vấn đề chuyên ngành, hay đơn giản là làm những công việc riêng.
Thay đổi thói quen bây giờ cũng chưa muộn. Và cũng chẳng khó khăn gì. Dưới đây là vài điểm để tham khảo

1. Làm việc một cách có tổ chức. Sắp đặt bàn làm việc gọn gàng với hệ thống hồ sơ, tài liệu riêng khoa học, có lịch công tác chính cho cả khoảng thời gian dài với các công việc cụ thể hàng ngày , và đừng quên một cái... sọt rác ở bên cạnh. Có thể sử dụng một số chương trình trong máy tính để quản lý công việc, sành điệu một tý thì chơi PDA gắn theo người (điện thoại di động thì không ghi đủ). Dọn sạch bàn làm việc mỗi ngày bằng cách ghi lại các nhiệm vụ phải làm sắp tới (cùng các thông tin quan trọng) vào lịch biểu trong máy tính. Đánh dấu những công việc ưu tiên hoặc vứt bỏ những giấy tờ không cần dùng. Có thể ghi chú thêm thông tin trên những sticker nhỏ dán trước mặt nhưng nhớ là các mẩu giấy này ngoài việc khiến cho bàn làm việc trông không đẹp mắt còn có thể bị bay đi mất.

2. Lên kế hoạch trước. Để đến đầu giờ sáng mới lên kế hoạch trong ngày là quá muộn. Hãy sắp xếp việc thật cụ thể từ chiều hôm trước. Hãy tách riêng các công việc và xác định rõ việc nào nên làm ngay hôm sau, việc nào nên làm trước trong tuần này, việc nào có thể để lại. Đương nhiên, danh sách các công việc có thể thay đổi hàng ngày vì phát sinh thêm việc mới.

3. Xác định ưu tiên. Sắp xếp thời gian mỗi ngày để giải quyết các công việc ưu tiên và cũng cần linh hoạt dành đủ thời gian cho những việc bất ngờ xảy ra. Hãy học cách nói “không” với những việc không phải là ưu tiên.

4. Biết rõ khi nào mình làm việc hiệu quả nhất. Nếu thấy mình làm việc vào buổi sáng là hiệu quả nhất, tại sao lại không đưa những công việc quan trọng vào buổi sáng? Những thời gian không phải là “đỉnh” thì dành để làm những công việc mang tính chất thường nhật, kém hấp dẫn hơn. Cũng có người thấy họ chỉ viết lách hiệu quả trong không gian yên tĩnh vào lúc... nửa đêm. Cũng không phải thói quen xấu nhưng sẽ bất lợi vì nếu muốn hỏi han, điện thoại thì chỉ có cách chờ đến sáng hôm sau.

5. Đừng quên những việc nhỏ, nhưng tập trung chúng lại. Chớ để cho các việc nhỏ trôi đi, tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày cho các công việc này. Nhưng đừng để phải mất công nhiều lần chạy đi chạy lại ra máy photocopy, và dành các cuộc điện thoại để một lần nhấc máy gọi luôn thể.


6. Chia nhỏ. Quản lý các dự án lớn bằng cách chia thành các phần nhỏ và dễ quản lý hơn. Không ai dám tự nhận mình là “chuyên gia giải quyết chuyện lớn” và cũng không có người nào thuộc loại chỉ để làm chuyện nhỏ. Đừng choáng ngợp trước những dự án đồ sộ, hãy tách thành các tiểu dự án và sẽ thấy công việc đơn giản hơn.

7. Tập cho mình tính kỷ luật. Thay vì thường xuyên kéo lê cả đống việc, cần xác định hạn chót để hoàn thành từng công việc. Một mẹo nhỏ là nếu cần hoàn tất một việc vào 5h chiều thứ Năm thì hãy bắt mình kết thúc vào lúc 12h trưa. Nên giải quyết các việc khó trước, sau đó tha hồ... dạo chơi.

8. Vất vả khi cần thiết, về sớm khi hết việc. Làm việc hì hục quanh năm ngày tháng không có gì đáng khen. Khi công việc quá nhiều thì có thể làm việc thâu đêm nhưng nếu thấy mình đã thực sự hoàn tất công việc thì cứ “thiên nhiên” mà đi về sớm một chút. Về sớm khi đã hết việc không phải là lỗi.
Sau khi đã làm tốt những bước trên đây thì có thể thực hiện các bước tiếp theo đây, đảm bảo rằng “cả nhà ta” có thể quản lý hữu hiệu quỹ thời gian của mình, và chỉ cần một khoảng thời gian hợp lý vẫn có thể đạt chất lượng công việc cao.

Các bước tiếp theo:

1. Dừng lại và suy nghĩ. Sau khi được giao viết về một chủ đề nào đó, hãy dừng lại một chút để xem đâu là cách tốt nhất để tiếp cận các nguồn tin và lấy được những thông tin “đắt” nhất. Có thể xuất phát chậm hơn đồng nghiệp các báo khác một chút nhưng tóm được nguồn tin tốt thì lại thành nhanh chân hơn, chứ cứ ào đi bất kể nơi nào mà gõ cửa xin tin thì... xin lỗi.

2. Xác định rõ ưu tiên. Lập một danh sách những việc cần làm để viết bài đó. Xác định ưu tiên trong danh sách về mức độ khó khăn và bắt đầu bằng công việc khó khăn nhất. Học cách xác định vấn đề nào là quan trọng để tập trung nhiều thời gian hơn, và cần phải mạnh dạn bỏ những vấn đề vụn, không cần thiết để bài đỡ rườm ra, bản thân cũng đỡ mất thời gian chạy loăng quăng.

3. Ghi rõ từng vấn đề cần câu trả lời. Phát triển một chiến lược rõ ràng với những câu hỏi quan trọng. Tin tức ở đây là gì, bối cảnh ra sao, ảnh hưởng thế nào và khía cạnh cong người của câu chuyện là gì?

4. Ghi lại ngay những suy nghĩ của mình. Nên có một cuốn sổ nhỏ trong túi. Nghĩ ra cái gì thì ghi lại ngay.

5. Gọi điện cho nguồn tin vào buổi sáng. Lý do rất đơn giản: có khả năng sẽ nhận được phúc đáp vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều. Nếu có thông tin ngay thì khỏi phải nói – tin xong sớm, nghỉ sớm.

6. Dành thời gian để trao đổi. Hãy trao đổi về cách thức làm việc của mình với một biên tập viên có kinh nghiệm. Họ có thể giúp đi đúng hướng, đỡ mất công chạy quanh.

Quản lý công việc quá bận rộn này để có thời gian tập trung vào các giá trị và ưu tiên khác trong cuộc sống không phải là việc đơn giản. Cần có thời gian để bỏ những thói quen xấu và thử những thói quen tốt hơn

Để làm việc tập trung
Tại sao chúng ta luôn ở trong tình trạng "tâm hồn treo ngược cành cây" và làm thế nào để khắc phục?

Một bài viết xuất bản ngày 15/11 trên tờ Thời đại New York có dẫn một nghiên cứu gần đây của hai chuyên gia nghiên cứu về hạnh phúc của trường Harvard là Daniel Gilbert và Matthew Killingsworth.

Trong nghiên cứu này, hai ông sử dụng một tiện ích của iPhone để liên lạc với khoảng 2.200 người, và nhận được gần 250.000 câu trả lời từ họ, trong đó họ miêu tả về cảm giác và hoạt động mình đang làm ngay tại thời điểm được nhóm nghiên cứu liên lạc.

Không có gì ngạc nhiên khi những người cho biết họ đang ở "đỉnh cao" của trạng thái hứng khởi đều đang quan hệ tình dục khi được liên lạc (tôi không rõ là họ cảm thấy như thế nào sau khi bị gián đoạn như vậy). Và họ đều đang tập trung cao độ vào những việc mình đang làm, chí ít là trước khi bị nhóm nghiên cứu "làm phiền".

Cái ngạc nhiên là ở 99,5% những người không quan hệ tình dục vào thời điểm được liên lạc. Gần một nửa trong số họ khi đó đang "lãng đãng", tức là họ không tập trung vào việc mình đang làm. Những người tập trung hơn có mức độ hạnh phúc cao hơn rất nhiều so với họ.

Tôi vốn là một chuyên gia nghiên cứu các biện pháp để đạt được chất lượng hoạt động đỉnh cao, đồng thời cũng nghiên cứu về hội chứng rối loạn giảm tập trung (ADD) và nhịp sống quay cuồng của xã hội hiện đại, nên nghiên cứu này quả thực đã khiến tôi chú ý.

Như vậy là, trừ những lúc quan hệ tình dục, một nửa trong số chúng ta, tại bất kỳ thời điểm nào, đều không tập trung vào công việc mình đang thực hiện. Sự thiếu tập trung như vậy không những khiến chúng ta không cảm thấy hạnh phúc, mà còn dẫn tới một loạt những sai lầm, lãng phí về thời gian, giao tiếp kém hiệu quả, hiểu lầm nhau, năng suất lao động giảm, và tổn thất thu nhập trên phạm vi toàn cầu (chắc chắn là sẽ sớm có một nghiên cứu về vấn đề này).

Tất cả đều hướng tới một câu hỏi: tại sao lại có tình trạng thiếu tập trung tràn lan như vậy? Và chúng ta có thể làm gì để "chữa trị" chứng bệnh này?



"tâm hồn treo ngược cành cây"
Có thể có người gợi ý dùng thuốc Ritalin (thuốc kích thích hệ thần kinh) để trị chứng ADD do nền văn hóa gây ra này. Tuy nhiên, điều đó không những không nên làm xét về mặt y học, mà trên thực tế, chúng ta từ lâu cũng đã "bổ sung" cho mình những thứ có chức năng tương tự Ritalin rồi.

Nếu bạn không tin, hãy thử nhìn vào hàng dài những người xếp hàng để mua cà phê tại các chuỗi cửa hàng của Starbucks và Dunkin' Donuts mà xem, đó là còn chưa tính đến những sản phẩm tăng lực như Mountain Dew, Red Bull,...

Nhưng tại sao lại cần một lượng lớn caffeine như vậy để "đối phó" với chứng thiếu tập trung? Nếu Killingsworth và Gilbert thực hiện nghiên cứu này cách đây 100 năm, hay thậm chí là 20 năm, thì liệu kết quả họ thu về có khác đi? Liệu từ trước tới nay, có phải tại bất kỳ thời điểm nào, một nửa dân số Mỹ - hay dân số thế giới - đều luôn ở tình trạng "tâm hồn treo ngược cành cây"? Hay đây là một hiện tượng mới?

Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy đây là một hiện tượng mới, hoặc ít ra là hiện tượng này đã trở nên tồi tệ đi trong thời gian gần đây. Con người dành tới 30 - 40% thời gian tại nơi làm việc cho những gián đoạn không có chủ định từ trước, và sau đó họ lại tìm cách lập lại sự tập trung trí não trước khi bị gián đoạn.

Tôi chắc chắn rằng hiện tượng này không tồn tại cách đây 20 năm, bởi lẽ khi đó các công cụ tạo gián đoạn không xuất hiện nhiều như bây giờ. Và tất cả những giây phút xao nhãng đó đã tạo ra những vật cản trở, không cho phép chúng ta được tư duy và cảm xúc một cách sâu sắc. Cuộc sống của chúng ta đang trở nên hời hợt hơn, và ồn ào hơn.

Nhờ tham gia công tác giảng dạy nên tôi đã có cơ hội hỏi hàng nghìn người một câu hỏi như sau: "Đâu là nơi anh/chị tư duy hiệu quả nhất?" Rất hiếm khi có người trả lời: "Tại nơi làm việc". Câu trả lời phổ biến nhất là: "Trong phòng tắm". Đây là một trong những "pháo đài" cuối cùng còn lại, nơi chúng ta ít bị làm phiền hơn. Nhưng ai mà biết được, nhỡ đâu món quà "hot" sắp tới lại là một chiếc BlackBerry chống nước?

Công nghệ khiến chúng ta mất tập trung. Nhưng ngoài ra, tôi cho rằng còn tồn tại một mâu thuẫn khác sâu sắc hơn; và mâu thuẫn này thực ra đã xuất hiện từ cách đây cả ngàn năm. Nội dung của nghịch lý này là: tuy rằng trạng thái tập trung cao độ cho một hoạt động nhất định sẽ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hoặc làm việc hiệu quả ở mức độ cao nhất, nhưng chúng ta lại có xu hướng tránh né và "chống đối" trạng thái đó. Tại sao lại vậy? Nếu các nghiên cứu hiện nay đều chứng minh rằng sự tập trung có lợi cho chúng ta đến thế nào, vậy tại sao ai cũng muốn kháng cự nó?

Lý do chỉ là các nguyên tắc vật lý học cơ bản mà thôi. Tự nhiên thường hướng đến trạng thái mất trật tự. Còn sự tập trung lại thiết lập trật tự. Vì thế để tập trung được cần có năng lượng, cần phải dụng công; và nó có thể khiến chúng ta không thoải mái.

Con người thường có xu hướng tránh né sự không thoải mái và lao động. Con người có nhiều suy nghĩ mâu thuẫn về việc sử dụng năng lượng, ngay cả khi điều đó đem lại niềm vui cho chúng ta. Chẳng hạn, trong nghiên cứu đề cập ở trên, hoạt động đem lại cảm giác hạnh phúc nhiều thứ hai sau quan hệ tình dục là vận động cơ bắp. Và bạn thử nghĩ xem, bao nhiêu người trong số chúng ta vẫn đang ngần ngại thực hiện hoạt động đó?

Sau đây là các giải pháp của tôi đối với vấn đề thiếu tập trung:

Thứ nhất, hãy lập lại các ranh giới mà công nghệ đã phá bỏ, từ đó giúp bạn có thời gian thực sự để suy nghĩ khi đang làm việc. Hãy tắt các thiết bị công nghệ đi. Đóng cửa lại. Đừng "lao" vào mạng ngay khi bạn cảm thấy bực bội, cáu gắt. Cứ tiếp tục làm việc. Tìm cách giải quyết vấn đề. Hãy suy nghĩ cho thật sâu sắc và kiên trì. Đừng cho phép bất kỳ điều gì xâm phạm vào quá trình tư duy sáng tạo quý giá đó.

Thứ hai, cố gắng dành càng nhiều thời gian càng tốt ở "giao lộ" của ba phạm trù: những gì bạn làm tốt, những gì bạn thích làm, và những gì tạo thêm giá trị cho thế giới (VD: những gì mà người khác sẵn lòng trả công cho bạn để bạn làm điều đó). Tại "giao lộ" này, bạn có thể tìm thấy niềm vui và hiệu quả lao động, có khả năng đương đầu với những sự "phá hoẵng" và mất trật tự vốn vẫn thường tìm cách đẩy chúng ta rơi vào trạng thái trì trệ. Khi thổi bùng ngọn lửa hạnh phúc trong công việc, bạn sẽ có ý muốn được làm việc, dù rằng điều đó có thể đôi khi khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Vậy là, vì bạn không thể quan hệ tình dục suốt ngày, và cũng không ai có thể tập luyện cơ bắp nhiều hơn 1 - 2 tiếng mỗi ngày, nên bạn hãy chọn làm những công việc mình có khả năng làm tốt, và thích làm, rồi sau đó nâng cao đòi hỏi đối với công việc đó hơn mỗi ngày. Trạng thái tập trung sẽ theo đó mà xuất hiện. Và khi đã tập trung, bạn sẽ vừa có cả hạnh phúc lẫn thành công.

Tác giả bài viết Edward Hallowell, Bác sỹ y khoa, là chuyên gia về tâm thần học. Ông đã tham gia giảng dạy tại Trường Y khoa Harvard trong 20 năm, và hiện là giám đốc Các Trung tâm Hallowell tại New York và Sudbury, Massachusetts. Ông là tác giả của hai bài viết nổi tiếng trên tờ tạp chí Kinh doanh Harvard cùng 18 quyển sách khác, trong đó có quyển Driven to Distraction (Bị xao nhãng - Tạm dịch) được xếp vào loại bán chạy nhất nước Mỹ với hàng triệu bản bán ra. Cuốn sách tiếp theo của ông có tựa đề Shine (Tỏa sáng - tạm dịch) dự kiến sẽ phát hành trong tháng 1 năm tới.

Tổ chức công việc hiệu quả
Theo nghĩa rộng: tổ chức là quá trình xác định những công việc cần phải làm và phân công cho các đơn vị cá nhân đảm nhận các công việc đó, tạo ra mối quan hệ ngang dọc trong nội bộ DN. Theo nghĩa hẹp: tổ chức là việc sắp xếp các công việc được giao.

Trong tài liệu này, tổ chức được hiểu là kết hợp cả hai định nghĩa trên.

TỔ CHỨC CÔNG VIỆC BỘ PHẬN
1. Xác định chức năng, nhiệm vụ
1.1 Xác định chức năng:
Nhiều công ty nhầm lẫn giữa khái nhiệm chức năng và nhiệm vụ.

Chức năng có thể được hiểu là những nhiệm vụ lớn nhất của một bộ phận.

Chức năng có thể hiệu là những sản phẩm/dịch vụ mà bộ phận của bạn cung cấp. Khi hiểu theo khái niệm khách hàng nội bộ, bộ phận của bạn sẽ phải cung cấp các sản phẩm…cho bộ phận tiếp theo. Sản phẩm..đó là gì? Đó chính là chức năng của bạn.

1.2 Xác định quy trình:
Từ những chức năng đó, bạn đặt câu hỏi: làm thế nào để thực hiện được nó.

Ví dụ: bạn có chức năng phải tuyển nhân sự cho công ty, vậy làm thế nào để tuyển dụng: bạn có câu trả lời là quy trình tuyển dụng là gì?

Mỗi bước trong quy trình đó, bạn hãy đặt câu hỏi theo phương pháp 5W1H.

PHƯƠNG PHÁP 5W1H


Who: Ai làm việc đó?

Where: Làm việc đó ở đâu?

When: Làm việc đó khi nào?

How: Làm bằng cách nào?

Ghi chú: bạn không cần trả lời: what (là cái gì) và why: tại sao?





LÀM GÌ VỚI HOW?
Bạn cần chú ý kỹ hơn với HOW, có thể mở rộng ý nghĩa của nó là:

Bằng cách nào? Với câu hỏi này bạn xây dựng các hướng dẫn công việc hay hướng dẫn vận hành cho máy móc..

Đo lường như thế nào? Bạn hãy xây dựng tiêu chuẩn cho từng công việc trong quy trình.


2. Định biên công việc
Bây giờ bạn hãy lập một list các công việc mà bộ phận bạn phải thực hiện.
Hãy nhớ là liệt kê cả các công việc của quản lý, như hoạch định – tổ chức – lãnh đạo – kiểm tra.
Hãy ước lượng thời gian thực hiện cho từng công việc đó trong một năm
Tổng cộng thời gian và chia cho số ngày làm việc trong năm. Bạn sẽ biết mình cần bao nhiêu người.
Hãy nhóm các công việc có cùng tính chất vào một chức danh công việc.
Đảm bảo rằng tổng số thời gian phù hợp với tổng số thời gian của mỗi chức danh.

Lýu ý cộng thêm 10% thời gian cho mỗi chức danh. Điều này giúp bạn tạo sức ép cho nhân viên và điều chỉnh số lượng công việc co giãn sau này.

3. Xác định bản mô tả công việc
Bây giờ thì bạn hãy lập bản mô tả công việc cho từng chức danh.

Bản mô tả công việc gồm các nội dung: thông tin về công việc (mã số, chức danh, bộ phận, ngýời quản lý trực tiếp), mục tiêu – yêu cầu công việc, nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ, tiêu chuẩn công việc, điều kiện làm việc.

Lên sơ đồ tổ chức bộ phận.

4. Sắp xếp công việc cho NV.
Công việc của nhân viên gồm các công việc thường xuyên và công việc không thường xuyên.
Công việc thường xuyên là các công việc lặp lại, đã được ghi nhận trong bản mô tả công việc. Công việc thường xuyên phải có tính lặp lại.
Công việc không thường xuyên do bạn giao cho nhân viên thực hiện.
Đối với công việc thường xuyên: Hãy đảm bảo là trong quy trình của bạn đã có đầy đủ các tài liệu hướng dẫn cho nhân viên thực hiện, bao gồm:

Cách thức thực hiện (how).
Nguồn lực để thực hiện (5M).
Tần suất thực hiện.
Tốt hơn hết, hãy yêu cầu NV vẫn ghi nội dung công việc thường xuyên vào kế hoạch làm việc tuần của họ.

Công việc không thường xuyên:

Hãy thể hiện nội dung giao việc cho nhân viên bằng sổ giao việc.
Giái thích cho nhân viên về lý do thực hiện công việc (why).
Giải thích các yêu cầu, mục tiêu, thời hạn (when) của công ty.
Giải thích phương pháp thực hiện (how).
Khi phát sinh công việc thường xuyên, bạn hãy lưu ý
Xác định công việc đó có lặp lại trong tương lai hay không?
Trường hợp nó lặp lại, hãy thiết lập một số tài liệu để hướng dẫn cho NV khi nó xuất hiện trong tương lai.


Làm chủ thời gian của chính mình


Làm chủ thời gian trong công việc không phải là điều dễ dàng, ai cũng có thể làm được. Sau đây là một vài bí quyết giúp bạn sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả nhất.

Ngăn nắp:
Bạn hãy sắp xếp lại đồ đạc trong nhà một cách thuận tiện nhất và luôn để chúng ở một vị trí cố định. Sau khi sử dụng hãy để chúng lại vị trí quy định. Và nơi làm việc cũng vậy, bạn hãy dọn dẹp bàn làm việc của mình, để đồ đạc, tài liệu một cách khoa học nhất. Mỗi cặp tài liệu ghi tên và để vào một ô. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian. Thay vì bạn phải lục tung lên đi tìm một tờ giấy tờ nào đó, bạn chỉ cần đọc danh sách tài liệu là biết ngay chúng đang ở đâu.

Thời khóa biểu:
Một cuốn sổ ghi lịch làm việc trong tuần, trong tháng, hay trong năm. Một quyển lịch bàn cũng khá cần thiết. Bên cạnh đó với chiếc máy tính hay chiếc điện thoại bạn cũng có thể biến nó thành người nhắc việc độc đáo. Đánh dấu những công việc ưu tiên. Những ngày quan trọng, những công việc quan trọng bạn nên bôi đỏ, để lúc nào bạn cũng để ý tới. Có thể ghi chú thêm thông tin trên những sticker nhỏ dán trước mặt nhưng nhớ là các mẩu giấy này ngoài việc khiến cho bàn làm việc trông không đẹp mắt còn có thể bị bay đi mất.

Có một người nhắc việc tốt bụng:
Bên cạnh quyển lịch, một người bạn, hay thành viên trong gia đình cũng có thể là người nhắc việc cho bạn. Mỗi khi có công việc quan trọng bạn nên nhờ ai đó nhắc bạn, điều này sẽ khiến bạn không bao giờ quên.

Lên kế hoạch trước:
Bạn hãy bắt đầu một tuần làm việc, một tháng làm việc mới bằng cách lên kế hoạch công việc. Và một ngày cũng thế. Hãy bắt đầu nghĩ đến việc mình làm từ tối hôm trước, sắp xếp việc thật cụ thể. Hãy tách riêng các công việc và xác định rõ việc nào nên làm ngay hôm sau, việc nào nên làm trước trong tuần này, việc nào có thể để lại. Tuy nhiên, các công việc có thể thay đổi hàng ngày do phát sinh thêm việc mới.

Ưu tiên trong công việc :
Bạn cần xác định công việc nào quan trọng với bạn hơn khi phải lựa chọn. Khi bạn sử dụng quỹ thời gian của công việc này bù vào công việc kia., bạn phải biết tìm cách để công việc đó không bị bỏ ngỏ. Hãy học cách nói “không” với những việc không phải là ưu tiên, hoặc bạn không thể làm do phát sinh.

Khi nào mình làm việc hiệu quả nhất.
Nếu thấy mình làm việc vào buổi sáng là hiệu quả nhất, vậy hãy đưa những công việc quan trọng vào buổi sáng? Những khoảng thời gian còn lại thì dành để làm những công việc mang tính chất thường nhật, kém hấp dẫn hơn

Không coi thường việc nhỏ:
Đừng bỏ qua những công việc nhỏ. Nó tuy chiếm một khoảng thời gian nhất định của bạn. Nhưng nó có thể ảnh hưởng đến việc lớn của bạn. Thay vì mất thời gian, bạn có thể gộp chúng lại. Trong lúc đi in tài liệu, bạn có thể tranh thủ gọi điện cho đối tác chẳng hạn.

Tính kỷ luật:
Bạn cần xác định công việc đó ảnh hưởng đến bạn thế nào. Khi bạn không làm đuợc điều đó thì sẽ có một kết quả không tốt. Hôm nay không làm được việc đó, bạn sẽ phải làm vào hôm sau, và nó sẽ chiếm mất thời gian biểu hôm sau. Điều này bạn cần phải nghiêm khắc với chính bản thân bạn.

Đánh giá kết quả làm việc:
Sau một ngày, một tuần hay một tháng bạn cần phải xem lại mình đã làm được những gì, những gì cảm thấy thành công, những gì chưa đạt được. Việc này sẽ giúp bạn biết mình sẽ phải làm gì trong ngày, tuần tháng tiếp theo.

Tự thưởng cho mình khi đạt kết quả tốt:
Một tuần làm việc hiệu quả thì cũng nên tự thưởng cho mình những phút giây thoải mái, hay một món quà mình thích. Hãy động viên mình để làm tốt hơn.Thời gian là vô tận nhưng nó không bao giờ quay trở lại. Mỗi ngày những con số càng lớn lên. Một người thành đạt là người biết sử dụng thời gian của mình hợp lý. Mỗi ngày bạn chỉ có 24 tiếng mà thôi, bạn không thể sử dụng quá hay ít đi khoảng thời gian đó. Điều quan trọng là bạn biết dùng thời gian đó như thế nào.

Tổ chức công việc cá nhân
1.Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
1.1 Phân loại công việc
Theo mức độ quan trọng: "Việc lớn" là những việc quan trọng (liên quan tới một số tiền lớn hoặc sự an nguy của doanh nghiệp); còn "việc nhỏ" thì ngược lại.
Theo mức độ khẩn cấp: việc khẩn cấp và việc không khẩn cấp.
Theo tân suất: Việc thường xuyên và việc không thường xuyên (sự vụ).
Với công việc có tính chất thường xuyên. Là các công việc lặp lại theo một chu kỳ nhất định. Bạn cần lưu ý lại:

Tần suất thực hiện?
Người thực hiện?
Đưa vào quy trình hay bản mô tả công việc?
Đột xuất hoặc không ổn định. Cần phải xem xét xem có thể chuyển về công việc thường xuyên hay không? Người làm việc không hiệu quả khi khối lượng công việc sự vụ chiếm trên 50 %.

1.2. Xác định thứ tự ưu tiên
Quan trọng và khẩn cấp. Đối với công việc này, bạn phải thực hiện ngay.

Ví dụ: Nếu không thanh toán cho khách hàng ngay trong tuần này sẽ bị cắt hợp đồng mua vật liệu cho công trình sắp thi công. Nếu không quyết định giá nhanh trong sáng nay sẽ bị đối thủ cướp mất hợp đồng...

Quan trọng nhưng không khẩn cấp. Ví dụ: Giữ gìn sức khỏe, không hút thuốc nhiều hoặc thức quá khuya, giữ quan hệ tốt đẹp và bền chắc với khách hàng và nhà cung cấp, kiện toàn lại bộ máy doanh nghiệp...

Khẩn cấp nhưng không quan trọng. Ví dụ: Một khách hàng tiềm năng vừa mới quen yêu cầu trả lời ngay lập tức một vấn đề cần thời gian chuẩn bị lâu dài hoặc bưu điện yêu cầu đóng cước điện thoại di động ngay nếu không mai sẽ cắt chiều gọi đi.

Các công việc này có thứ tự ưu tiên thứ hai sau công việc quan trọng và khẩn cấp.

Đối với hai loại công việc này, bạn có thể thực hiện song song.

Việc thực hiện công việc nào trước còn tùy thuộc vào:

Thời hạn giải quyết vấn đề.
Hãy tách công việc chính thành nhiều công việc khác nhau, trên cơ sở đó, bạn có thể xác định lịch cho từng công việc.
Không khẩn cấp và không quan trọng.
Chuẩn bị công việc cho cuối tuần sau họp phòng.

Đi uống bia với bạn bè

Mua một bộ veste mới

Đổi điện thoại di động...

Đánh tiếc là nhiều nhà quản lý lại mất quá nhìều thời gian vào những công việc không quan trọng.

1.3 Lưu đồ thời gian

Trên sơ đồ gồm hai trục, trục hoành là mức độ quan trọng của công việc, trục tung là mức độ khẩn cấp.

Trong ba công việc, dễ nhận thấy công việc A phải làm đầu tiên và công việc D làm cuối cùng.

2. Sắp xếp hồ sơ:
BẠN ĐÃ GẶP TÌNH HUỐNG NÀY CHƯA?

Bạn đã bao giờ mất hàng giờ đồng hồ để tìm kiếm lại hồ sơ của mình?
Sếp muốn nhận được hồ sõ XYZ ngay, bạn có thể tự tin là bất kỳ hồ sõ nào ông ấy muốn, bạn có thể cung cấp trong vòng 5 phút?
Một nhân viên có ngýời nhà bị tai nạn xe, anh ta không đi làm được, cả phòng bạn nháo nhào tìm hồ sơ của NV ấy theo yêu cầu của khách hàng?
Một NV nghỉ việc, anh ta chẳng làm đơn gì cả, bây giờ bạn không biết hồ sơ của anh ta thế nào…
Bạn đã bao giờ rơi vào những tình huống ấy chưa?

Nếu có, có lẽ bạn đã chưa tổ chức được một hệ thống quản lý hồ sơ hiệu quả.

2.1 Quản lý hồ sơ giấy
Bạn nên lập một danh mục tất cả các loại hồ sõ giấy và máy tính của mỗi nhân viên.

Danh mục hồ sõ của mỗi NV và danh mục hồ sõ của bạn chính là hồ sơ toàn bộ phận của bạn đấy.

Khi NV lập xong của họ, hãy kiểm tra lại danh mục hồ sơ của họ, và ký tên duyệt danh mục này.

Hãy tổ chức 1 tháng hoặc 1 tháng 2 lần, bạn yêu cầu NV cập nhật hồ sơ vào danh mục.

2.2 Quản lý hồ sõ máy, CD…
Cách quản lý hồ sơ thông thường là lập theo các cấp folder khác nhau.

Nên có mục input để quản lý các thông tin đầu vào. Đây là phần chức đựng các thông tin nhưng chưa xử lý.

Phần thùng rác (không phải là mục Recycle của máy tính) để lưu các thông tin cần xoá, chỉ xoá các thông tin này sau 3 tháng.

Hãy đưa ra một quy định hướng dẫn cho tất cả NV làm giống nhau:

Input
Output
Quy định backup dữ liệu.
Quy định sao lưu dữ liệu định kỳ.
Quy định quét virus định kỳ.
Quy định thời gian kiểm tra và quét dữ liệu, sao lưu lại dữ liệu định kỳ.
MỘT SỐ LỖI TRONG QUẢN LÝ HỒ SƠ MÁY

Không đặt chế độ autosave trong 1 phút (Mic.Office).
Lưu hồ sơ trong ổ C (nên lưu ở ổ D, vì ổ C có thể bị mất do vô tình fomat (cài lại máy)).
Lưu hồ sơ lung tung, không biết tìm hồ sơ ở đâu.
MỘT SỐ PHẦN MỀM PHỤC HỒI HỒ SƠ

Dùng phần mềm chuyên phục hồi dữ liệu trên ổ cứng.
Dùng phần mềm chuyên phục hồi dữ liệu bị hư trên đĩa CD.
Dùng phần mềm chuyên tìm lại mật khẩu bị mất.
Ban tìm mua trên các cửa hàng CD

3. Sắp xếp nơi làm việc
Bạn nên lưu ý sắp xếp các vật dụng sau đây để việc sử dụng là thuận tiện nhất cho người sử dụng:

Fax
Điện thoại bàn
Máy in
Photo
..
4. Quản lý thông tin
4.1 Phân loại thông tin:
Giữa quản lý và nhân viên (giao việc, kiểm tra, hệ thống báo cáo nội bộ…)
Giữa các nhân viên nội bộ.
Input (thông tin đầu vào)
Output (thông tin ra).
4.2 Bằng chứng thông tin
Bạn hãy thiết lập hệ thống các bằng chứng về việc chuyển thông tin trong tổ chức.

Sổ giao việc
Sổ giao nhận thông tin
Sổ công văn đến – đi.
Sổ giao nhận sản phẩm
Sổ giải quyêt công việc
4.3 Lưu đồ thông tin:


4.4 Các nguyên tắc quản lý thông tin
Feedback ngay. Khi nhận được thông tin, hãy phản hồi ngay cho người nhận. Trường hợp chưa trả lời được, hãy email… cho khách biết thời hạn bạn trả lời.
Quản lý thông tin đầu vào. Nhiều NV khi nhận được thông tin thì “bỏ đại” vào nơi nào đó rồi xử lý sau. Sau đó thì họ lại quên mất, không xử lý. Điều này đòi hỏi nhân viên của bạn phải chuyển thông tin vào một nõi Input quy định nào đó.
Đảm bảo là ngýời nhận đã nhận được thông tin.
Bạn đã từng nghe nguyên tắc nhắc nợ 3 lần? Lần thứ nhất, bạn gửi thư cho kế toán thanh toán của khách hàng. Điều này, chýư đýưc tính cho lần thứ nhất. Lần thứ nhất chỉ được tính khi người nhận đã confirm (xác nhận) là họ đã nhận được thư. Bằng cách nào?
Nhiều người sẽ gọi điện cho khách sau 3 ngày hỏi xem khách đã nhận được chưa?
Người cẩn thận thì cho người mang trực tiếp cho khách và yêu cầu khách ký tên hoặc email cho khách và đề nghị khách xác nhận là đã nhận được.
4.5 Sổ giải quyết công việc
Sổ giải quyết công việc là cuốn sổ theo dõi toàn bộ công việc của bạn.
Sổ giải quyết công việc gồm các nội dung:

Nội dung công việc
Người giao, ngày giao (hoặc lấy từ kế hoạch cá nhân)
Thời hạn
Diễn giải.
Kết quả/ngày hoàn thành.
4.6 Lập kế hoạch công việc
Bạn có biết 9h sáng mai bạn sẽ làm gì?
Bạn biết ngày mai NV của bạn làm gì?
Bạn sẽ khó có thể biết nếu bạn không có kế hoạch.
Bạn có thể tham khảo trong phần kỹ năng lập kế hoạch

Tài Sản của trantuananh1991
Chữ kí của trantuananh1991


Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU :: CÁC NGÀNH THANH-THIẾU-ĐỒNG :: THANH ĐOÀN CHƠN KHAI Liên hệ diễn đàn www.thanhsinhtrungtin.forum-viet.com-
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang