DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT

Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh


Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT

Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh


Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GĐĐC TRUNG TÍNWelcome to http://www.tuoitretrungtin.forum-viet.com GĐĐC TRUNG TÍN tỉnh BRVT CHUNG SỨC PHỤNG SỰ ĐẮP XÂY GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG VỮNG MẠNH
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
www.tuoitretrungtin.forum-viet.com CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU! địa chỉ: thánh thất TRUNG TÍN đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu website: http://www.thanhthattrungtin.com
trong quá trình sử dụng có mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến các bạn vui lòng liên hệ Administrators số điện thoại nóng :0978652249
dây là diễn đàn tôn giáo nên mấy mem spam mình sẽ ban nick nha
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Poll
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 70 người, vào ngày Tue Jun 11, 2024 2:34 pm
Admin Suri Ken
trantuananh1991
tonghopvltk1
nguyendinhnhan
Võ Minh Nguyệt
XemDjjjj
DQD
chungnguyen
wtzmogtnmf
flower86
chungnguyen nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Wed Oct 19, 2011 9:41 pm ...
:THONG BAO CHO CAC BAN TÂN SINH VIÊN: 6/11/2011 TẬP THỂ TU TẬP DINH TPHCM TỔ CHỨC LỄ CẦU NGUYỆN NHẬP HỌC, THÂN MỜI CÁC BẠN TÂN SINH VIÊN VỀ THAM DỰ LÚC 8H TẠI TT.TRUNG MINH ĐƯỜNG BÌNH THỚI QUẬN 11.
trantuananh1991 nhắn vớiMAT THU HI
gửi vào lúc Fri Oct 14, 2011 3:31 pm ...
:MỘT SỐ MẬT MÃ THÔNG DỤNG
1/ HỆ THỐNG THAY THẾ
MẬT MÃ DÙNG CHỮ THAY CHỮ DẠNG CHUẨN:
( còn gọi là mật mã Caesar )
Giải mật thư: SGZHR AHMGE Chìa khóa: H = i
Giải:
+ Lập bảng tra:
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
B c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z a
+ Dùng bảng tra vừa thành lập đối chiếu từng ký …
trantuananh1991 nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Fri Oct 14, 2011 3:25 pm ...
:CHIEU THU 7 VA CHU NHAT GAN NGAY RAM THANG 10 CO ANH EM NAO RANH MOI VAO LIEN HOA CUU CUNG CONG LAM QUA
chungnguyen nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Tue Aug 09, 2011 4:21 pm ...
:NGÀY 13/8/2011 TỔ CHỨC SINH NHẬT TRÒN 18 TUỔI CHO THANH ĐOÀN CHƠN KHAI, BẮT ĐẦU LÚC 19H, KÍNH MỜI QUÝ ANH CHỊ EM VỀ THAM DỰ. THÂN CHÀO!
HỖ TRỢ XÂY DỰNG WEBSITE
Thu vien Java

eCHIP

Thư viện Java

Dịch vụ thiết kế web miễn phí

Thiết kế
Chủ đề web
Email của bạn
*Nội dung*
Đường dẫn Tựa đề
Thêm vào



Đây là đoạn mã nguồn trang web của bạn. Hãy tìm một Domain+Host để đưa nó lên mạng
Suri Ken hân hạnh đồng hành cùng các bạn. cùng nhau học tập các bạn nhé!
Thanh Sinh: NGuyễn Đình Thảo




Share
 

 Đài Cao đất Việt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
trantuananh1991



Tổng số bài gửi : 76
Points : 222
Reputation : 0
Join date : 13/05/2011
Age : 33
Đến từ : trungtin

Đài Cao đất Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Đài Cao đất Việt   Đài Cao đất Việt I_icon_minitimeSun Apr 08, 2012 2:56 pm

Đài Cao đất Việt
"Tay nào đắp Đài Cao đất Việt
Tay nào xây Thánh Triết Nambang
Làm cho mối đạo huy hoàng
Làm cho rạng rỡ họ hàng Rồng Tiên?"

Đức Đông Phương Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài,
Thiên Lý Đàn,
15 rạng 16 tháng 3 Giáp Thìn (26-4-1964)

Trong một năm, tháng Ba âm lịch là tháng có nhiều ngày lễ đặc biệt đối với đời sống tâm linh của người Việt: ngày 10 tháng Ba âm lịch là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 13 tháng Ba âm lịch là ngày Thiên Nhãn của Thượng Đế xuất hiện,… Có thể nói rằng tháng Ba là tháng của sự giao hòa giữa tổ quốc và Đại Đạo. Sự giao hòa ấy khiến nhiều người Cao Đài mang dòng máu Lạc Hồng nhớ lại thiên chức của mình trong sứ mạng kỳ ba mà Đức Chí Tôn đã từng nhắc nhở:

"Con ơi! Đạo là tuệ giác thiên nhiên trong căn bản của Nguyên Nhân; hành đạo là thế đứng vững vàng và có lối tiến của người Thiên chức phục vụ cho đạo pháp và tổ quốc." 1


Ảnh trên : Đền Hùng

Đạo Cao Đài được Thượng Đế khai mở tại Việt Nam để cứu độ toàn nhân loại. Giáo lý và giáo pháp của đạo Cao Đài là một sự tổng hợp và cách tân những tinh hoa giáo lý và giáo pháp của các tôn giáo trên thế giới từ xưa đến nay. Nhưng hình thức của đạo Cao Đài là văn hóa Việt Nam. Hình thức này nói với dân tộc Việt Nam rằng giữa tổ quốc và Đại Đạo có một mối liên hệ nhân bản. Do mối liên hệ này, nếu nhìn vào đạo Cao Đài người ta có thể thấy được những tinh hoa văn hiến Việt Nam; và ngược lại, nếu nhìn vào lịch sử và văn hóa Việt Nam người ta có thể hiểu được vì sao Thượng Đế chọn lựa nơi đây để khai mở đạo Cao Đài.

Thật ra, dân tộc Việt Nam ngày nay vẫn còn hiểu một cách chưa đầy đủ về những giá trị văn hóa cổ truyền của chính mình, do nền văn hóa này đã bị phá hủy khá nhiều qua thiên tai và chiến họa. Từ thời tiền sử, khi kỷ Băng Hà kết thúc, nền văn minh rực rỡ của Đông Nam Á (mà tổ tiên người Việt đã góp phần xây đắp) đã bị chìm xuống Thái Bình Dương do nước biển dâng cao 2. Sau đó vài thiên niên kỷ, dòng giống Lạc Hồng lại bị 1000 năm Bắc thuộc và Hán hóa; sử sách, di tích, văn vật,… của dân tộc đã bị các triều đại ngoại xâm cướp đoạt và hủy hoại rất nhiều. Rồi trong vòng hai thế kỷ trở lại đây, người Việt lại bị Âu hóa bởi những trào lưu tư tưởng khác nhau; văn hiến dân tộc tiếp tục bị mai một và quên lãng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng của các nhà nhân văn học "khách quan" ở phương Tây vốn cho rằng văn hóa phương Tây là trung tâm của văn hóa thế giới, hoặc ảnh hưởng của các học giả Trung Hoa vốn cho rằng văn hóa Trung Hoa là trung tâm của văn hóa Á châu, khiến cho người Việt Nam càng khó nhận ra được những giá trị vô giá mà mình vốn đã có từ thời Hồng Bàng khi "ta về ta tắm ao ta".

Một trong những điều mà đạo Cao Đài mang đến cho dân tộc Việt Nam là phục hồi lại những giá trị đạo đức tinh thần mà dân tộc này đã bị mất bởi tất cả những loại tác động như vậy. Và dưới ánh sáng của giáo lý Cao Đài, bài viết này sẽ chứng minh rằng: Ngay từ thời Hồng Bàng, dân Lạc Hồng đã dựng được những đài cao về đạo đức trên đất Việt, nghĩa là đã đạt đến những đỉnh cao về đạo đức trên mọi miền đất mà mình sinh sống. Nếu việc chứng minh này có tính thuyết phục, nó sẽ giải thích vì sao người Cao Đài Việt Nam phải phát huy truyền thống đạo đức dân tộc theo đường lối Tam Giáo quy nguyên và Thiên Nhân hiệp nhất để thực hiện sứ mạng của dân tộc Việt Nam đối với toàn nhân loại.

1. KHỞI NGUYÊN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

Theo lời mặc khải của Đức Vạn Hạnh Thiền Sư qua cơ bút Tam Kỳ Phổ Độ, thì Việt Nam là “một nước có một nền văn hóa huy hoàng từ ngàn xưa, được cấu tạo trên một nền tảng văn minh nhân bản sớm nhất nhân loại.” 3

Có thể tìm thấy những kết quả khảo cổ học chứng minh cho lời mặc khải này qua việc phát hiện ra nền văn hóa Hòa Bình. Năm 1923, nhà khảo cổ học Madeleine Colani tìm thấy một số lượng lớn di cốt người và dụng cụ bằng đá trong một hang đá vôi ở tỉnh Hòa Bình (thuộc miền Bắc Việt Nam). Bà chỉ ra rằng những di tích này là của một nền văn minh cổ xưa ở cuối thời kỳ đồ đá mà trước đó khảo cổ học chưa từng biết đến, và đề nghị tên gọi cho nền văn minh này là văn hóa Hòa Bình (Hoabinhien). Niên đại của nền văn minh này được đánh giá là từ năm 12.000 trước Tây lịch (tr.TL) đến 10.000 tr.TL 4. Từ thập niên 1960 đến nay, nhiều khám phá khảo cổ học cho thấy không gian của văn hóa Hòa Bình lan rộng đến Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Indonesia, Sumatra, Australia, Philippines, Nhật Bản, Đài Loan,... Như vậy, văn hóa Hòa Bình không chỉ là một nền tảng của văn hóa Việt Nam, mà còn là nền tảng chung của văn minh Đông Nam Á.


Bảng 1: Các nền văn hóa cổ của Việt Nam đã được khảo cổ học phát hiện và xác nhận

STT Nền văn hóa Niên đại
1 Văn hóa Sơn Vi 20.000 tr.TL – 12.000 tr.TL
2 Văn hóa Hòa Bình 12.000 tr.TL – 10.000 tr.TL
3 Văn hóa Bắc Sơn 10.000 tr.TL – 8.000 tr.TL
4 Văn hóa Quỳnh Văn 8.000 tr.TL – 6.000 tr.TL
5 Văn hóa Đa Bút 6.000 tr.TL – 5.000 tr.TL
6 Văn hóa Phùng Nguyên 2.000 tr.TL – 1.500 tr.TL
7 Văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc Không thấy ghi niên đại
8 Văn hóa Tiền Sa Huỳnh 2.000 tr.TL – 1.000 tr.TL
9 Văn hóa Đồng Nai 3.000 tr.TL – ?
10 Văn hóa Đồng Đậu 1.500 tr.TL – 1.000 tr.TL
11 Văn hóa Gò Mun 1.000 tr.TL – 600 tr.TL
12 Văn hóa Đông Sơn 700 tr.TL - 100
13 Văn hóa Sa Huỳnh 1.000 tr.TL - 200
14 Văn hóa Óc Eo 1 - 630


Nhưng đứng trên góc độ khoa học, có lẽ không có ai thật sự nhìn thấy sự “huy hoàng” của nền văn hóa này cho đến năm 1999 khi Stephen Oppenheimer công bố những kết quả nghiên cứu mới về văn minh Đông Nam Á trong quyển “Eden in the East The Drowned Continent of Southeast Asia” (Vườn địa đàng ở phương Đông: lục địa Đông Nam Á bị đắm chìm). Dựa trên một khối lượng dữ kiện rất lớn của các ngành di truyền học, nhân chủng học, thần thoại học, văn học dân gian, ngôn ngữ học, khảo cổ học và hải dương học, Oppenheimer đã chứng minh rằng văn minh Đông Nam Á đã từng là một nền văn minh rực rỡ trên thế giới với những điểm hết sức đáng lưu ý 5. Thứ nhất, chính nền văn minh này là cội nguồn của nhiều nền văn minh khác như văn minh Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập, Địa Trung Hải, và do đó, là cội nguồn của văn minh phương Tây. Thứ hai, tác giả của phát minh ra nghề trồng lúa nước không phải là người Trung Hoa mà là những người Bách Việt sống ở bán đảo Đông Dương, và chính những người Việt này đã truyền nghề trồng lúa cho người Trung Hoa6 . Thứ ba, quê hương đầu tiên của ngữ hệ Nam Á (Autro-Asiatic language family) nằm dọc theo bờ biển Việt Nam 7.

Trong thánh giáo Cao Đài, khi nói đến “dân tộc Việt Nam” không có nghĩa là nói đến một dân tộc Kinh riêng biệt mà là một “cộng đồng dân tộc” bao gồm nhiều dân tộc 8: Mường, Nùng, Thái, Lào, Dao, Hoa, Mạ, Thổ, Chàm, Kinh (Việt),… Phối hợp điều này với các dữ liệu khảo cổ học vừa nêu, chúng ta có thể hiểu rằng: Từ tận thời kỳ đồ đá, các dân tộc trong cộng đồng này đã có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với nhau về phương diện văn hóa, và đã góp phần tạo nên một trong những nền văn minh cổ xưa nhất thế giới với tên gọi là văn hóa Hòa Bình, tiêu biểu cho trình độ văn minh chung không những của toàn khu vực Đông Nam Á mà còn của cả vùng đất mà ngày nay được gọi là Nam Trung Hoa 9.



Tổ tiên “xa” của cộng đồng dân tộc này là người Bách Việt, sống trên một vùng rất rộng lớn bao gồm một phần lục địa phía Đông và phía Nam châu Á cùng với nhiều quần đảo trên Thái Bình Dương. Hình 1 là bản đồ Bách Việt theo “Việt Nam sử lược”. Trên lục địa châu Á, đất Bách Việt là vùng đất nằm về phía Nam sông Dương Tử và phía Đông sông Cửu Long10. Còn trên Thái Bình Dương, người Bách Việt sinh sống trên các quần đảo được phân bố kéo dài đến châu Úc (về phía Nam) và Nhật bản (về phía Đông) 11.

Tổ tiên “gần” của cộng đồng dân tộc này là người Lạc Việt. Dựa vào sách “Lĩnh Nam chích quái”, người Lạc Việt vốn là những cư dân Bách Việt sống ở một vùng đất tên là Lĩnh Nam với cương thổ được xác định như sau 12: phía Bắc giáp Động Đình Hồ, phía Đông giáp biển, phía Nam giáp Hồ Tinh (tức Chiêm Thành sau này), phía Tây giáp các nước Ba và Thục (tức Tứ Xuyên sau này).

Chúng ta hãy tìm lại dấu tích của các bậc Quốc Tổ Việt Nam. Phả hệ của dân tộc Việt Nam – dựa theo sách “Lĩnh Nam chích quái”– có thể được trình bày tóm tắt như trong hình 2. Nếu xét đến tổ tiên “xa”, chúng ta có thể bắt đầu phả hệ này từ vua Thần Nông. Ở thời đại của mình, ngài Thần Nông là một người Bách Việt mà tài đức có sức cảm hóa mạnh mẽ đã thành công trong việc thu phục nhân tâm trong cả cộng đồng Bách Việt rộng lớn. Ngài phát minh ra nghề trồng lúa nước và dạy nghề này cho muôn dân, được dân chúng coi là Thần (Thần Nông) 13 và suy tôn làm vua, gọi là Viêm Đế 14. Cháu ba đời của Thần Nông là Đế Minh, khi đi tuần du đến Lĩnh Nam, đã kết duyên cùng một người Lạc Việt tên là Vụ Tiên. Khi nói về cội nguồn dân tộc Việt ở giai đoạn “Đế Minh – Vụ Tiên”, sách “Đại Nam Quốc Sử diễn ca” có câu:

“Dòng Thần sánh với người Tiên
Tinh anh nhóm lại, thánh hiền nối ra.” 15



< xml="true" ns="urn:schemas-microsoft-com:vml" prefix="v" namespace="">< xml="true" ns="urn:schemas-microsoft-com:office:word" prefix="w" namespace="">



Hình 1. Bản đồ Bách Việt

Nguồn: Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim). Ảnh được chụp lại và đăng trên trang web http://www.hungsuviet.org/lichsu/mot_cach_nhin_lich_su.htm

Câu lục bát trên đây cho chúng ta thấy một điều đặc biệt: hầu hết các sách “xưa” khi viết về cội nguồn dân tộc (như “Lĩnh Nam chích quái”, “Đại Nam Quốc Sử diễn ca”,…) đều coi những đặc tính thần, tiên,… không phải như những đặc tính huyền thoại nhưng là những phẩm chất về tài đức. Khi nói bà Vụ Tiên là “tiên”, ông Đế Minh là “thần”,… các quyển sách này đều đề cập đến những phẩm hạnh, đức độ, tài năng,… vượt trội hơn người bình thường – đến mức có thể xem như thần tiên tại thế – của các bậc Quốc Tổ. Sự vượt trội này được giáo lý Cao Đài xác nhận qua những câu kinh nói về nguồn gốc dân Việt:

“Âm Dương tụ khí chơn thanh,
Non sông linh tú, xuất sanh thánh thần.” 16

Đế Minh và Vụ Tiên có một người con hết sức đạo đức và thông minh, tên là Lộc Tục, nên định truyền ngôi vua cho. Nhưng Lộc Tục một mực từ chối, xin nhường ngôi cho Đế Nghi, vốn là người anh cả cùng cha khác mẹ của mình. Cuối cùng, Đế Minh phong cho Lộc Tục làm Kinh Dương Vương để trị vì đất Lĩnh Nam, và truyền ngôi vua cho Đế Nghi để trị vì những phần đất còn lại của Bách Việt.

Hình 2. Phả hệ của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Dựa theo Lĩnh Nam chích quái

Để tạo ra một cộng đồng dân tộc bền vững và trường tồn về sau, Kinh Dương Vương đã lập quốc trên đất Lĩnh Nam vào năm 2879 tr.TL 17, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ 18, mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử nước ta là thời Hồng Bàng. Thời điểm lập quốc như vừa nêu tuy có thể có một sai số nào đó, nhưng, nếu dựa vào giáo lý Cao Đài, thời điểm lập quốc này cách đây khoảng 5000 năm:

“Trời Nam đất Việt cao dày,
Hồng Bàng mở nước đến nay năm ngàn (5000).” 19

Trong một lần giáng cơ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Chư Tiền Khai Đại Đạo cũng cho biết rằng dân tộc Việt Nam đã có đến 5000 năm truyền thống đạo đức 20.

Ngày nay, người Việt Nam chúng ta thường nói rằng đất nước ta có 4000 năm văn hiến. Con số 4000 năm này không biết được dựa trên cơ sở nào. Nếu dựa vào “Việt Nam sử lược”, tuổi đời của văn hiến Việt Nam phải lớn hơn 4879. Còn dựa vào thánh giáo Cao Đài, chúng ta phải nói rằng Việt Nam có đến 5000 năm văn hiến.

Số liệu do thánh giáo Cao Đài đưa ra, mặt khác, cũng cho thấy rằng thời điểm Kinh Dương Vương lập quốc – vào năm 2879 tr.TL – mà “Việt Nam sử lược” đã đưa ra là tương đối đáng tin cậy, chỉ “trễ” hơn thời điểm lập quốc “thật” khoảng 100 năm. Như vậy, người Lạc Việt đã biết lập quốc từ khá sớm. Để so sánh, người Hán (ở phía Bắc sông Dương Tử vào thời bấy giờ) lập quốc vào khoảng năm 2697 tr.TL (do công của ngài Hiên Viên Huỳnh Đế). Điều này cho thấy văn minh “lập quốc” Việt Nam đã xuất hiện sớm hơn của Trung Hoa tối thiểu là 200 năm.

2. THỜI HỒNG BÀNG: THỜI THÁNH ĐỨC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Bây giờ, bài viết này sẽ chứng minh rằng xã hội Hồng Bàng là một xã hội thánh đức và tồn tại suốt hơn ½ chiều dài lịch sử Việt Nam. Khái niệm thánh đức ở đây được sử dụng theo nghĩa của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, theo đó, xã hội thánh đức là xã hội đại đồng (thế đạo đại đồng) và những con người làm nên sự đại đồng của xã hội là những con người chứng đạo (thiên đạo giải thoát).


Sách “Lĩnh Nam chích quái” chép rằng vào thời Kinh Dương Vương, “muôn họ vui sống theo sự giáo hóa của nhà vua” 21. Một lần kia, Kinh Dương Vương gặp vua Thần Long ở Động Đình hồ. Cảm mến đức độ của Kinh Dương Vương nên Thần Long gả con gái là Long Nữ cho. Thần Long nói: “Ta vốn dòng Hà Bá [vua miền sông nước] còn Ngài là vua miền núi. Nay, miền núi và miền nước, hai nhà hòa hợp, còn gì vui hơn.” Kinh Dương Vương đáp lời: “Ta muốn bốn biển một nhà, huống gì hai họ.” Tinh thần đại đồng này của Kinh Dương Vương được thực hiện trong hầu hết các đời vua về sau thuộc họ Hồng Bàng: vua luôn bình đẳng và hòa đồng với muôn dân, vua không hơn dân ở sự giàu sang hay quyền lực mà chỉ hơn dân ở tài năng, đức độ và khả năng cảm hóa mọi người (xem thêm truyện Sơn Tinh bên dưới).

Khi còn trẻ, Kinh Dương Vương học đạo với đức Quảng Thành Quân ở Động Đình hồ và đạt được nhiều phép lạ. Bỏ qua yếu tố thần thoại, sự việc “đạt được phép lạ” ở một người đức độ như Kinh Dương Vương có thể được hiểu là “chứng đạo”, theo cách hiểu của giáo lý Cao Đài. Sau một thời gian trị vì Lĩnh Nam, Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho con là Sùng Lãm rồi lui về Động Đình hồ.

Sùng Lãm, tức là Lạc Long Quân, nối chí cha trị vì đất Lĩnh Nam, tiếp tục phát triển nếp sống đại đồng và nhân bản. Lạc Long Quân cũng luyện đạo và đạt được thần thông. Thỉnh thoảng, Ngài vào rừng núi tu dưỡng; đất nước khi ấy không có vua trực tiếp trị vì mà vẫn không loạn lạc. Một nền dân chủ thánh đức đã được xây dựng trên đất Lĩnh Nam của người Lạc Việt: Khi trăm họ có việc, muốn vua giúp đỡ, không cần biết vua đang ở đâu, chỉ cần gọi to lên – “Bố ơi, sao không đến với chúng con!” – thì vua đến ngay 22. Có lẽ trong lịch sử của cả thế giới, chỉ có ở đất Lĩnh Nam của người Lạc Việt mới có cảnh dân chúng thoải mái gọi vua đến, thay vì dân phải tìm đến vua để cầu xin sự giúp đỡ. Nhưng không vì thế mà đất nước bị mất tôn ti trật tự; ngược lại, Lĩnh Nam lúc bấy giờ là một xã hội hết sức có quy củ, đời sống dân chúng hết sức thanh bình, hạnh phúc và đạo đức.

Về mặt phả hệ, Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, sinh ra những người con mà sau này khi đứng ra trị quốc đều lấy cùng một hiệu là vua Hùng (Hùng Vương). Khi vua Hùng thứ nhất nối nghiệp Lạc Long Quân, Ngài đổi tên nước thành Văn Lang. Cương thổ nước Văn Lang thời bấy giờ cũng chính là cương thổ đất Lĩnh Nam thời Kinh Dương Vương. Sách “Đại Việt sử lược” mô tả Hùng Vương (thứ nhất) như một người có phép lạ, dùng “ảo thuật” (phép lạ) quy phục được các bộ lạc, dựng nên một đất nước có phong tục thuần lương chơn chất 23. Một lần nữa, các phép lạ của các vị vua thuộc họ Hồng Bàng có thể được hiểu như là sự chứng đạo, và Văn Lang tiếp tục được mô tả như một đất nước đạo đức.

Hầu hết những vị vua Hùng đều là những bậc tài đức lỗi lạc, suốt đời chỉ chăm lo cho sự thái bình của muôn dân mà không lo cho bản thân mình. Vua Hùng thứ hai từng nói, “Ta là kẻ đứng đầu trăm họ, chung hưởng thái bình” 24, ngụ ý rằng trách nhiệm với tổ quốc thì vua gánh vác, còn thụ hưởng thái bình thì vua chỉ hưởng chung với toàn dân. Một trong những vị vua Hùng cuối cùng, Sơn Tinh, được người Lạc Việt tôn thờ là Thánh Tản Viên, đã tạo được sự cường thịnh của đất nước Văn Lang trong thời của mình, nhưng bản thân nhà vua luôn sống một đời thanh bần; có lần, một người mang châu báu đến dâng cho nhà vua để tạ ơn cứu mạng, nhà vua từ chối mà nói rằng: “Ta nhà nghèo, chỉ ham đọc sách, không ưa vàng bạc châu báu.” 25

Trước khi rút ra kết luận về sự tồn tại của thời thánh đức Hồng Bàng, chúng ta hãy khảo sát các truyện tích cổ xưa của dân gian có liên quan đến thời đại này. Trong tất cả các truyện cổ tích của người Lạc Việt kể về những việc đã xảy ra trên đất Hồng Bàng từ khởi nguyên đến đời Hùng Vương thứ năm, hầu như không có một truyện nào nói về chiến tranh của người Lạc Việt, dù trong nội bộ dân Lạc Việt hay giữa dân Lạc Việt với bất kỳ dân tộc nào khác 26. Phải đến đời Hùng Vương thứ sáu, mới bắt đầu thấy có những truyện kể về chiến tranh chống ngoại xâm (như truyện Phù Đổng Thiên Vương chống giặc Ân) nhưng vẫn không thấy có nội chiến 27. Và đến tận đời Hùng Vương thứ mười tám, truyện đầu tiên liên quan đến chiến tranh là trận đánh giữa Sơn Tinh với Thủy Tinh (mặc dù trên thực tế đây có thể chỉ là một cuộc chiến chống thiên tai chứ không phải chiến tranh giữa người với người). Một điểm rất đặc biệt là trong các truyện cổ tích liên quan đến thời Hồng Bàng, mọi tình huống có thể làm tổn thương đến mối quan hệ giữa người với người, nếu có, từ gia đình đến xã hội, đều được giải quyết bằng đạo lý một cách ôn hòa và khéo léo. Thậm chí, các truyện cổ tích này còn cho thấy: khuynh hướng giải quyết vấn đề của người Lạc Việt trong những tình huống quá “éo le” thường là nhận hết mọi phần thiệt thòi về phía mình, để cho những người còn lại trong cộng đồng được hưởng phần thuận lợi hơn.Ví dụ trong sự tích trầu cau, người em sinh đôi vì tránh sự nhầm lẫn của chị dâu nên tự giải quyết vấn đề bằng cách lặng lẽ bỏ nhà ra đi, không dám ở chung nhà với anh chị nữa, còn người anh giải quyết vấn đề bằng cách đi tìm em trai, và người vợ giải quyết vấn đề bằng cách đi tìm chồng; cuối truyện, tất cả đều bỏ mạng vì tinh thần thượng tôn đạo lý và sự hòa ái.

Để so sánh, trong các truyện cổ tích của nhiều dân tộc khác trên thế giới, chúng ta rất khó tìm thấy cách giải quyết theo kiểu “quên mình mà làm nên cho người” của dân Lạc Việt. Các bộ lạc sống trên các đảo ở Nam Thái Bình Dương, ví dụ New Guinea, có truyện cổ tích Kulabob cũng chứa đựng tình huống “vợ, chồng và em (hoặc anh) chồng sinh đôi” rất giống sự tích trầu cau Lạc Việt. Nhưng cách giải quyết của Kulabob thì ở một trình độ đạo lý kém xa Trầu Cau: trong Kulabob, sự nhận diện lầm giữa hai anh em sinh đôi dẫn tới loạn luân rồi kết thúc bằng cảnh huynh đệ tương tàn tương sát! Thật lạ lùng là cách giải quyết của Kulabob lại là cách giải quyết khá phổ biến trong truyện cổ tích và thần thoại của nhiều dân tộc trên thế giới. Bởi vậy, nếu mở pho cổ tích Lạc Việt ra giữa thư viện cổ tích thế giới (trong cùng một thời đại với Hồng Bàng), chúng ta sẽ thấy rất rõ trình độ tiến hóa vượt trội về đạo đức của người Lạc Việt trong mặt bằng tiến hóa chung của các dân tộc khác thời bấy giờ.

Thời Hồng Bàng (2879-258 tr.TL) kéo dài từ đời Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, rồi đến hết 18 đời Hùng Vương. Đây thật sự là thời thánh đức dân tộc Việt Nam, nếu xét theo những tiêu chuẩn về thiên đạo và thế đạo của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ngày nay: về thế đạo, các bậc Việt Quốc Tổ từ Kinh Dương Vương đến Hùng Vương đã xây dựng được một xã hội đại đồng; còn về thiên đạo, các bậc Quốc Tổ đều là những người tu luyện đến mức đạt đạo quả khi còn tại thế gian. Trong suốt khoảng thời gian hơn 2500 năm, các bậc Quốc Tổ (đều thuộc họ Hồng Bàng) chỉ bằng đường lối đức trị mà duy trì được một chính thể xã hội duy nhất và một thời thánh đức liên tục. Để so sánh, cũng trong thời gian này, Trung Hoa đã thay đổi chính thể khá nhiều qua những thời kỳ loạn lạc, thanh bình, rồi lại loạn lạc,… đan xen nhau: Hoàng Đế (2697-2597 tr.TL), vua Nghiêu (2357-2257 tr.TL), vua Thuấn (2256-2208 tr.TL), vua Vũ (2205-2197 tr.TL), vua Thang (1783-1754 tr.TL), Văn Vương (1186-1135 tr.TL), Vũ Vương [nhà Chu] (1134-770 tr.TL), đời Xuân Thu (722-481 tr.TL), đời Chiến Quốc (403-256 tr.TL).

Sách “Đại Nam Quốc Sử diễn ca” đã viết về thời thánh đức này của dân Hồng Lạc như sau:

Bể dâu biến đổi cơ trời,
Mà so Hồng Lạc lâu dài ai hơn?
Kể vua mười tám đời truyền,
Hai ngàn năm lẻ vững bền khôn lay.
Một dòng phụ đạo xưa nay,
Trước ngang Đường Đế sau tày Noãn Vương.” 28

Trong những câu thơ trên, “Đường Đế” tức là vua Nghiêu (có họ là Đào Đường), sống vào thế kỷ 24-23 tr.TL, cùng thời với Lạc Long Quân; còn “Noãn Vương” tức là Chu Noãn Vương, sống vào thế kỷ 4-3 tr.TL, cùng thời với Hùng Vương thứ 18. Đối với Trung Hoa, cả thời vua Nghiêu lẫn thời Chu Noãn Vương đều là những thời thái bình thịnh trị; nhưng giữa hai thời đại này (cách nhau 2000 năm), người Trung Hoa đã không thể duy trì được một sự thái bình thịnh trị liên tục như người Lạc Việt.

Cần nhấn mạnh rằng Việt Nam đã có một lịch sử dài 5000 năm, trong đó, thời thánh đức Hồng Bàng đã kéo dài hơn 2500 năm, tức là kéo dài hơn 50% chiều dài lịch sử của Việt Nam. Ngoài dân tộc Việt Nam, không biết có còn dân tộc nào khác trên thế giới có thể duy trì được thời thánh đức trong suốt ½ lịch sử của mình. Để tham khảo, thời thánh đức Nghiêu-Thuấn của Trung Hoa kéo dài chỉ khoảng 200 năm mà thôi.

Thời thánh đức Hồng Bàng kết thúc ở triều đại của Hùng Duệ Vương, tức là đời Hùng Vương thứ 18, vào năm 258 tr.TL 29. Ở đời Hùng Duệ Vương, nước láng giềng ở phía Tây Bắc là Thục bị Triệu Chính Tần Vương từ Trung Hoa kéo đại binh sang đánh. Không chống cự được với ngoại xâm phương Bắc, vua nước Thục là Thục Phán An Dương Vương quay xuống phương Nam tấn công Hùng Duệ Vương, chiếm lấy Văn Lang để có đất sinh tồn. Hùng Duệ Vương mất, An Dương Vương đổi tên Văn Lang thành Âu Lạc. Dưới thời An Dương Vương, trong nước giặc giã cứ liên miên, nên chỉ sau 50 năm 30, nước Âu Lạc lại bị Triệu Đà (tướng của Tần Thủy Hoàng) thôn tính và đổi tên thành Nam Việt. Nhưng Nam Việt đời Triệu cũng chỉ tồn tại được 90 năm. Khi nhà Triệu sụp đổ, nước ta bắt đầu bị Bắc thuộc.

Đọc tiếp : http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/daicaodatviet-2

3. KHẢ NĂNG TẠO LẬP ĐỜI THÁNH ĐỨC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

2500 năm là một khoảng thời gian rất dài đối với lịch sử của bất kỳ đất nước nào trên thế giới. Bằng cách nào người Lạc Việt ở thời Hồng Bàng có thể duy trì được thời thánh đức của mình trong một khoảng thời gian dài như vậy? Câu trả lời khá đơn giản: Bằng tấm lòng sùng thượng đạo lý của mình. Câu trả lời này có thể được tìm thấy ngay trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, bao gồm những lời hát ru, những truyện cổ tích,…

Những lời hát ru của người Lạc Việt đã góp phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng và hiện thực hóa sự sùng thượng đạo lý này trong dân chúng. Câu hát ru không chỉ có tác dụng dỗ cho em bé ngủ, mà còn có tác dụng giáo dục mầm non của đất nước. Khi những giấc ngủ ấu thơ đã đi qua, nền giáo dục dân tộc vẫn đọng lại trong suốt cuộc đời của một con người. Và những lời ru trên những làng quê Việt Nam từ bao ngàn năm qua đã giáo dục cho người Việt Nam những điều như sau:

“Ầu ơ… bồng bống bông bông
Lớn lên con phải cố học hành…
Học là học đạo làm người,
Con đừng lêu lổng, kẻ cười người chê.”31


“Sướng gì hơn sướng làm lành,
Cho bao nhiêu của, để dành bấy nhiêu.” 32


“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.” I33

Qua lời ru của mẹ, (của chị, của bà,…) người Việt được học đạo lý từ khi còn nằm nôi. Đạo lý ấy bao gồm những giá trị nhân bản của mỗi con người và của toàn dân tộc, ví dụ: cách sống cho xứng đáng là một con người, sự tu sửa thân tâm, làm lành lánh dữ, sự thờ kính mẹ cha và tổ phụ, tình dân tộc và nghĩa đồng bào,… Những lời hát ru ấy không hề ru ngủ tinh thần dân tộc (!), mà ngược lại, đã tạo nên sức mạnh bất khuất của cả dân tộc. Chúng tạo ra những người Lạc Việt vừa quật cường vừa hiếu hòa. Vì vậy, trong một bài thuyết đạo của mình, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã nhận xét: “Nòi giống của chúng ta là một sắc dân chiến đấu, một sắc dân oanh liệt; [nhưng] từ xưa, tổ phụ ta biết hiền lành, biết thương yêu, kính trọng mạng sống của loài người lắm (…) Tổ phụ chúng ta biết trọng sanh mạng con cái của Trời, biết nhận nhơn loại là anh em, là cốt nhục (…) biết nhìn câu tứ hải giai huynh đệ.” 34

Ở phần trên, bài viết này đã giải thích “phép lạ” của các vị Việt Quốc Tổ như là sự chứng đắc thiên đạo và đạt được thần thông. Cũng cần phải nói cho rõ thêm, không phải cứ thấy phép lạ trong cổ tích thì giải thích đó là thiên đạo giải thoát (!): yếu tố pháp thuật là một motif phổ biến của cổ tích, chẳng hạn hai anh em Kulabob đã dùng phép lạ mà đánh nhau. Tuy nhiên, nếu các yếu tố pháp thuật không đi kèm với yếu tố đạo đức và nhân bản – hay tệ hơn nữa nếu chúng đi kèm với yếu tố dục vọng – thì chúng ta không thể giải thích chúng như là thần thông của các bậc chứng đạo. Truyện cổ dân gian Việt Nam phân biệt rất dứt khoát chỗ này: hễ người đạo đức mà có phép lạ thì gọi là thần, thánh, tiên, phật; còn kẻ vô đạo mà có phép lạ thì gọi là ma, quỷ, yêu, tinh. Như vậy, ngay trong những truyện thần thoại hoang đường nhất của mình, dân Lạc Việt cũng chỉ sùng thượng đạo lý chứ không ngưỡng mộ pháp thuật. Nên trong bài “Cổ thuyết tựa dẫn” của sách “Lĩnh Nam chích quái”, khi bình luận về giá trị của cổ tích Việt Nam, đã có đoạn viết như sau:

“Việc tuy quái gở mà không dối trá, văn tuy lạ lùng mà không ghê rợn. Nói chung, tuy có chỗ hoang đường, nhưng không phải bất chấp sách vở, mà gốc tích có căn cứ, há chẳng phải nhằm khuyến thiện đe ác, bỏ ngụy theo chân, để khích lệ phong tục đó sao? (…) Ôi, cõi Lĩnh Nam có nhiều sự lạ, nên truyện được sáng tác không đợi tạc vào đá, khắc vào ván, mà vẫn lưu hành ở lòng người, ở bia miệng. Từ em bé tuổi thơ đến cụ già tóc bạc đều trọng đạo và yêu thích, lấy đó để răn đời, cứu đời.” 35

Như vậy, cũng giống như những lời hát ru đã gieo mầm đạo lý trong tâm hồn người Lạc Việt, truyện cổ tích Việt Nam là một phương tiện dân gian mà ai cũng đều có thể sử dụng để “khích lệ phong tục”, để “răn đời” và “cứu đời”. Nhờ đó, cả cộng đồng dân tộc đã biết sống đạo từ thời Hồng Bàng.

Có thể tổng kết rằng dân tộc Việt Nam đã thực hiện thành công xã hội đại đồng trong suốt thời Hồng Bàng nhờ hai điều sau đây: thứ nhất, vua biết thực hiện đạo giải thoát cho chính bản thân mình và áp dụng tư tưởng đại đồng trong việc trị quốc cũng như đối ngoại; thứ hai, dân chúng biết sùng thượng đạo lý và đem đạo lý vào đời sống hàng ngày. Đó là một Đài Cao mà các bậc Việt Quốc Tổ đã xây đắp từ thời Hồng Bàng, dù rằng các Ngài chưa từng biết gì về đạo Cao Đài mà vài ngàn năm sau Thượng Đế sẽ lập. Nhờ có bản lĩnh xây dựng và duy trì Đài Cao này, dân tộc Việt Nam đã không bị đồng hóa suốt 1048 năm Bắc thuộc. Không những thế, đã có một quá trình đồng hóa ngược lại: đạo lý phương Nam đã đồng hóa văn minh phương phương Bắc! Thật vậy, tâm hồn sùng thượng đạo lý của dòng giống Lạc Hồng đã có một sức cảm hóa mạnh mẽ đối với rất nhiều vị vua, quan, tướng,… từ các quốc thổ láng giềng, khi họ đến xâm chiếm hoặc cai trị đất Văn Lang, khiến bản thân họ cũng tự xem mình là người nước Nam. Để làm ví dụ, những vị vua đầu tiên của nước ta sau thời Hồng Bàng như Thục Phán (tức An Dương Vương, vốn là người Thục, sống ở vùng thượng lưu sông Dương Tử), Triệu Đà (tức Triệu Vũ Vương, vốn là người Tần ở Trung Hoa, được Tần Thủy Hoàng phái đi thôn tính Âu Lạc) tuy không phải là người Lạc Việt nhưng đều lần lượt tự xem mình là người Lạc Việt, đều dốc lòng bảo vệ cho dòng giống Lạc Hồng khỏi bị sáp nhập và đồng hóa vào Trung Hoa! Vì vậy, các vị vua này đều được người Việt Nam tri ân, thờ kính và chép vào chính sử như những vị vua Lạc Việt.

Như đã nói, khái niệm “dân tộc Việt Nam” ở đây được dùng để chỉ một “cộng đồng dân tộc” bao gồm nhiều dân tộc; và trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, có sự hiện diện về văn hóa của hầu hết các dân tộc châu Á. Ví dụ, xét về ngôn ngữ và chữ viết, thì người Thượng, Ê-đê, Giarai,… ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesian (cùng nhóm ngôn ngữ với Malaysia và Indonesia); người Cống, Hà-nhì, Lô-lô,… ở Việt Nam thuộc nhóm Tibeto-Burmese (Tây Tạng và Miến Điện); người Nùng, Lào, Thái,… thuộc nhóm Tày-Thái; người Mạ, Mảng, Mnông, Khmer,… thuộc nhóm Môn-Khmer; người Ngái, Hoa,… thuộc nhóm Trung Hoa; người Lự dùng chữ sanskrit và người Chàm dùng chữ pali thuộc nhóm Ấn Độ; người Kinh, Mường, Chút, Thổ,… thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. 36

Điều đó cho thấy rằng cộng đồng dân tộc Việt Nam là một tập hợp mẫu thống kê bao gồm hầu hết các dân tộc ở châu Á. Nếu cộng đồng dân tộc này đã từng biết cách duy trì một xã hội đại đồng thánh đức trong suốt 2500 năm, bất chấp tất cả những dị biệt về tâm lý, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, phong tục, tín ngưỡng,… thì cộng đồng này tất phải có một bản lĩnh để lập nên đời thánh đức cho toàn thể châu Á.

Kết quả tu chứng trong đạo giải thoát của vua đã làm nên xã hội đại đồng của dân vào thời Hồng Bàng – sự kết hợp thành công giữa thiên đạo và thế đạo như vậy cho phép chúng ta xem thời Hồng Bàng là một “thí điểm” thành công cho đạo Cao Đài về sau. Và thật vậy, khi lập đạo Cao Đài, đức Thượng Đế đã phối hợp đại đồng với giải thoát lại thành cứu cánh của Đại Đạo trong công cuộc cứu thế kỳ ba và đã giao cho dân Việt sứ mạng lập đời thánh đức trên toàn thế giới.

4. ĐỘNG ĐÌNH HỒ

Năm 1927, khi giáng cơ chỉ dạy về việc xây Tòa Thánh Tây Ninh, Đức Lý Giáo Tông Thái Bạch Kim Tinh có dạy: “Phải mua miếng đất bàu Cà na làm Động Đình hồ”. Tòa Thánh, sau khi được xây dựng xong, nằm dọc theo hướng Đông-Tây, mặt tiền nhìn về hướng chính Tây, cách bàu Cà na (tức là Động Đình hồ) khoảng 500 thước 37. Chính Đức Lý Giáo Tông, trong nhiều lần giáng cơ dạy đạo, có xưng danh là Động Đình Hồ Tiên Trưởng 38.

Tại sao người Cao Đài ở Việt Nam phải mua đất để làm Động Đình hồ? Tại sao trước chánh môn Tòa Thánh lại là Động Đình hồ mà không phải là một cái gì khác? Và danh xưng Động Đình Hồ Tiên Trưởng của Đức Lý Giáo Tông có ý nghĩa gì?

Dựa vào những gì đã được trình bày và phân tích từ đầu bài viết này, thì đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, Động Đình hồ đáng lẽ đã phải là một biểu tượng nhân bản của sự giao hòa giữa tổ quốc và đạo pháp.

Xét về mặt thế đạo, thì Động Đình hồ đã từng là một vị trí địa lý đánh dấu cực Bắc của xứ sở Lĩnh Nam ngày xưa. Nơi ấy cũng chính là quê ngoại của người Lạc Việt: Bà Long Nữ (là vợ của Kinh Dương Vương và là mẹ của Lạc Long Quân) vốn là người Động Đình hồ. Đây cũng là nơi Kinh Dương Vương đưa ra “tuyên ngôn đại đồng” (“Ta muốn bốn biển chung nhà…”) được người Lạc Việt ghi nhớ và thực hiện thành công tuyên ngôn ấy trong hơn 2000 năm.

Xét về mặt thiên đạo, Động Đình hồ là nơi Kinh Dương Vương học đạo với đức Quản Thành Quân, và cũng là nơi các bậc Việt Quốc Tổ đã chứng đạo.

Như vậy, Động Đình hồ là một biểu tượng của đời sống nhân bản, của xã hội thánh đức cổ đại mà người Lạc Việt đã thực hiện một cách thành công trong quá khứ. Nói đến “Động Đình hồ” là khơi dậy một truyền thống mà phần lớn người Việt Nam ngày nay đã quên lãng: truyền thống “Thiên Đạo giải thoát” và “Thế Đạo đại đồng” vốn đã có từ thời Hồng Bàng.

Đền Thánh



(Tòa Thánh Tây Ninh)

Tây

Đông

Động Đình

hồ



Hình 3. Sơ đồ phác họa vị trí tương đối giữa Đền Thánh và bàu Cà Na (tức Động Đình hồ, như đã được Đức Lý Giáo Tông đặt tên, trong quần thể kiến trúc của Tòa Thánh Tây Ninh)

Lý do của sự quên lãng này có lẽ là sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, vùng đất Lưỡng Quảng của Bách Việt đã bị sáp nhập vào Trung Hoa (tức là Quảng Đông và Quảng Tây, mà ngày nay người Trung Hoa vẫn gọi vùng đất này là đất Việt), và Động Đình hồ vốn ở phía Bắc của Lưỡng Quảng đã nằm sâu trong lãnh thổ Trung Hoa. Nhưng giờ đây, bàu Cà Na trong quần thể kiến trúc của Tòa Thánh Tây Ninh lại nhắc nhở người Việt Nam rằng: không thể lãng quên Động Đình hồ, vì đó là biểu tượng cho cội nguồn đạo đức và tinh thần nhân bản của người Việt.


Hình 3 phác họa lại vị trí tương đối giữa Đền Thánh và bàu Cà Na (Động Đình hồ của Tòa Thánh). Sơ đồ này giúp chúng ta phân tích ý nghĩa của việc tái tạo Động Đình hồ phía trước Đền Thánh.


Theo giáo lý Đại Đạo, Đền Thánh – với cơ cấu cấu Tam Đài – tượng trưng cho con người, trong đó Cửu Trùng Đài là Xác, Bát Quái Đài là Hồn, Hiệp Thiên Đài là Chơn Thần. Hướng Tây, theo quan niệm của Phật giáo Đông Á, tượng trưng cho Tây phương Cực lạc. Đền Thánh nhìn về Tây phương, đó là một tượng trưng cho quyết tâm cầu tu giải thoát của người tín đồ Cao Đài. Và Động Đình hồ ở ngay trước mặt Đền Thánh: muốn đến Tây phương, trước hết phải qua Động Đình hồ. Điều này là một công án dành riêng cho dân tộc Việt Nam khi mà đạo Cao Đài trở thành quốc đạo: trước khi đến Tây phương Cực lạc, người Việt Nam phải trở về cội nguồn đạo đức và tâm linh của dân tộc. Và đó cũng là một công án chung dành cho mọi dân tộc trên thế giới: muốn tìm về Thượng Đế, phải phục hưng nhân bản của con người; ngược lại, phục hưng nhân bản của con người chính là tìm về Thượng Đế.


Nếu những giải thích trên đây là hợp lý, thì danh xưng “Động Đình hồ Tiên Trưởng” của Đức Lý Giáo Tông hàm chứa một ngụ ý quan trọng: Đức Giáo Tông Vô Vi đầu tiên của đạo Cao Đài ngày hôm nay đã có một mối liên hệ đặc biệt đến cội nguồn của dân tộc Việt Nam trong quá khứ. Nói rõ hơn, vị tiên trưởng ở Động Đình hồ chắc chắn đã có một mối liên quan mật thiết với các bậc Việt Quốc Tổ, và do đó, với thời thánh đức Hồng Bàng từ hơn 2000 năm trước. Bây giờ, chúng ta hãy xác định một (trong những) mối liên hệ như vậy.

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, có “bốn” vị Thánh-bất-tử: thứ nhất là Tiên Dung và Chử Đồng Tử 39, thứ hai là Thánh Gióng, thứ ba là Thánh Tản Viên, và thứ tư là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Chỉ trừ có Thánh Mẫu Liễu Hạnh là “mới” xuất hiện trong tín ngưỡng dân gian từ đời vua Lê Anh Tông, các vị còn lại đều hiện diện từ thời Hồng Bàng, đặc biệt là Thánh Tản Viên. Và chính Tản viên là vị Thánh có liên quan đến Đức Thái Bạch Kim Tinh mà dân gian đã ghi nhớ.

Thánh Tản Viên, còn được gọi là Sơn Tinh, sống ở núi Tản. Ngài thuộc dòng dõi Lạc Long Quân – Âu Cơ và là một trong số các vua Hùng tài đức của nước Văn Lang. Từ lúc còn trẻ, đức độ của Ngài chẳng những được mọi người ca ngợi và noi gương, mà còn cảm động đến cả Đất Trời. Theo truyền thuyết dân gian, để ban ơn cho Ngài, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã phái Đức Thái Bạch Kim Tinh giáng xuống núi Tản để dạy đạo Tiên cho Ngài. Sau khi Đức Thái Bạch về trời trở lại, Tản Viên đem hết ruộng nương, nhà cửa ra phân phát cho mọi người rồi đi chu du khắp nơi để cứu nhân độ thế. 40

Trước thời Tản Viên, Đức Thái Bạch Kim Tinh còn có thể có một mối liên hệ khác với Kinh Dương Vương khi vị Quốc Tổ này tu luyện ở Động Đình hồ. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn đang trong vòng nghiên cứu. Điều quan trọng là những nỗ lực nghiên cứu theo hướng này dần dần cho thấy rằng Đức Thái Bạch Kim Tinh đã từng là một vị tôn sư của Việt Quốc Tổ.

Chư Tiên Phật có thể giáng trần nhiều kiếp để cứu nhân độ thế, và mỗi kiếp có thể làm người của một dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta chọn kiếp giáng thế “Lý thi sĩ đời Đường” của Đức Thái Bạch Kim Tinh, và giải thích với nhân sanh rằng vị Giáo Tông Vô Vi đầu tiên của đạo Cao Đài vốn là cố thi sĩ Lý Bạch của Trung Hoa, thì chúng ta tuyệt nhiên sẽ không giải thích được ý nghĩa đạo lý nào của sự kiện này: tại sao cố thi sĩ Trung Hoa lại được chọn làm vị Giáo Tông Vô Vi đầu tiên trong sứ mạng hoằng khai Đại Đạo của dân tộc Việt Nam? Bài viết này đề nghị một cách tiếp cận mang tinh thần dân tộc: Ở thời Hồng Bàng, Đức Thái Bạch Kim Tinh đã từng là tôn sư của nhiều vị Việt Quốc Tổ, và do đó, đã góp phần tạo nên đời thánh đức, xây dựng nên những đài cao về thiên đạo cũng như thế đạo trên đất Việt. Bởi thế, trong Tam Kỳ Phổ Độ, khi Thượng Đế ban trao sứ mạng lập đời Thượng nguơn thánh đức cho dân tộc Việt Nam, Đức tôn sư Thái Bạch Kim Tinh lại đến với tư cách vị Giáo Tông Vô Vi đầu tiên để dẫn dắt dân tộc này thực hiện lại kỳ tích ngày xưa nhưng ở mức độ toàn cầu.

5. TAY NÀO ĐẮP ĐÀI CAO ĐẤT VIỆT?

Đạo Cao Đài chứa đựng rất nhiều thông tin quý báu về cội nguồn dân tộc Việt Nam để soi sáng cho dân tộc này biết về những giá trị vô giá mà mình đã từng có nhưng cũng đã từng đánh mất. Vì vậy, Đức Cao Triều Phát tiền bối đã dạy: “Giáo lý Cao Đài là kết hợp tinh thần văn hiến của dân Việt. Đó là điều hãnh diện của dân tộc trong công cuộc xây dựng văn minh thế giới chung.” 41 Theo nhiều lời tiên tri của nhiều Đấng Thiêng Liêng, đạo Cao Đài rồi đây sẽ phục hưng toàn bộ di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam, và làm cho dân tộc Việt Nam trở nên cường thịnh trên trường quốc tế nhờ đạo đức. Cần nhấn mạnh rằng dân tộc chúng ta đã từng là một dân tộc cường thịnh ở châu Á suốt 2500 năm liên tục nhờ đạo đức, và đã từng giữ gìn thành công bản sắc dân tộc mình qua hơn 1000 năm Bắc thuộc cũng nhờ đạo đức.

Cần nhìn thẳng vào một thực tế: người Việt Nam ngày nay đang ở một trình độ đạo đức thua kém rất xa tổ tiên của mình ở thời Hồng Bàng. Nếu chấm điểm xã hội thánh đức của Hồng Bàng ngày xưa là 10/10, thì chúng ta ngày nay chưa đạt đến 4/10. Điểm số dưới trung bình này chính là do các Đấng Thiêng Liêng trong Tam Kỳ Phổ Độ chấm, qua mấy câu thánh giáo sau đây:

“Lễ nhà Nam mười phần chưa bốn,
Bởi Hiệp Thiên có vốn không lời;
Chúc mau tiến kịp cơ Trời,
Sửa hồn Việt chủng về mười như xưa.” 42

Mỗi người đều có sẵn nơi mình một đài Hiệp Thiên do Tạo Hóa ân ban để làm vốn liếng căn bản cho sự tiến hóa tâm linh. Đài Hiệp Thiên ấy chính là Chơn Thần, tức là Tâm của mỗi người 43. Nếu không biết tu, thì số vốn này không sinh lời, và con người sẽ mãi mãi là kẻ phàm phu; còn nếu biết tu, thì Chơn Thần ngày càng sáng lạng, tâm hồn ngày một thanh cao, giao cảm được với Thiêng Liêng, thông công được với Trời Đất. Chỉ có cách đó, trình độ đạo đức của dân tộc mới được phục hưng và phát triển.

Người Cao Đài Việt Nam phải sống đạo và hành đạo với hai tư cách song song: thứ nhất, với tư cách một người Việt Nam, phải làm cho dân tộc được rạng danh trên khắp thế giới; và thứ hai, với tư cách một người Cao Đài, phải làm sáng danh Thầy và danh Đạo trong cuộc đời. Sứ mạng gần nhất của mỗi người Cao Đài Việt Nam là chấn hưng đạo đức của bản thân, gia đình và rồi dân tộc, để từ đó, đổi mới diện mạo của dân tộc trên trường quốc tế. Có như vậy, Việt Nam mới hy vọng trở thành một cường quốc về đạo đức, để khi nói đến Việt Nam, huynh đệ năm châu mới có thể nghĩ đến một trình độ tiến hóa tâm linh hàng đầu trong nhân loại.

Dân tộc Việt Nam là dân tộc được chọn làm nền móng khai sáng cơ đạo” – Đức Giáo Tông Vô Vi đã dạy chúng ta – “nên cần phát huy truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc theo đường lối TAM GIÁO QUY NGUYÊN, VẠN GIÁO NHỨT LÝ và THIÊN NHÂN HIỆP NHỨT, làm nổi bật [những gì] thuần túy, tinh chất của dân tộc mà luôn khế hợp với bản thể đại đồng nhân loại.” 44

Việc phát huy truyền thống văn hóa đạo đức Việt Nam theo đường lối như vậy chẳng những sẽ nâng cao được địa vị quốc tế của nước nhà mà còn thắp sáng được ý thức dân tộc dưới ánh đèn quốc đạo. Công quả này đang đợi chờ mọi người Cao Đài góp tay, và đó cũng chính là góp tay xây đắp Đài Cao đất Việt.

________________________________

Tài liệu tham khảo

[1]. Stephen Oppenheimer, Địa Đàng ở Phương Đông – Lịch sử huy hoàng của lục địa Đông Nam Á bị chìm; bản dịch của Lê Sỹ Giảng và Hoàng Thị Hà, nhà xuất bản Lao Động, 2005.

[2]. Lê Duy Đại, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Quý Thao và Vũ Xuân Thảo, Đại Gia Đình Các Dân Tộc Việt Nam, nhà xuất bản Giáo Dục, 2006.

[3]. Vũ Quỳnh, Tân đính Lĩnh Nam Chích Quái; bản dịch của Bùi Văn Nguyên, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1993.

[4]. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược.

[5]. Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái, Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2004.

[6]. Khuyết danh, Đại Việt Sử Lược; bản dịch của Nguyễn Gia Tường, nhà xuất bản TP.HCM, 1993.

[7]. Lã Duy Lan, Truyền Thuyết Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa, 1997.

[8]. Tư Mã Thiên, Sử Ký; bản dịch của Nhữ Thành, nhà xuất bản Văn học, 1988.

[9]. Các trang Web: http://www.hungsuviet.org, http://e-cadao.com, http://vi.wikipedia.org

[10]. Tòa Thánh Tây Ninh, Lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp, quyển 2, bản được download từ web site http://www-personal.usyd.edu.au/~cdao/tam.htm vào tháng 12-2001.

[11]. Thiền Giang, Thanh Quang và Minh Tâm, Lược thuật Tòa Thánh Tây Ninh, nhà sách Minh Tâm, 1963.

[12]. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, nhà xuất bản Tôn giáo, 2006.
THIỆN QUANG
1. Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Thiên Lý Đàn, Tuất thời 30-10 Mậu Thân (19-12-1968) ↩
2. S. Oppenheimer, Địa Đàng ở Phương Đông – Lịch sử huy hoàng của lục địa Đông Nam Á bị chìm. ↩
3. Đức Vạn Hạnh Thiền Sư; Trúc Lâm Thiền Điện, Tuất thời, 30-08 Tân Hợi (18-10-1971) ↩
4. Cũng có nhiều học giả cho rằng văn hóa Hòa Bình có niên đại từ năm 12.000 tr.TL đến năm 7000 tr.TL. ↩
5. Địa Đàng ở Phương Đông. ↩
6. Ibid., tr.126. ↩
7. Ibid., tr.216. ↩
8. Hiện nay, cộng đồng này được ghi nhận là có 54 dân tộc. ↩
9. http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_H%C3%B2a_B%C3%ACnh (truy xuất ngày 03-05-2008) ↩
10. Dựa theo bản đồ Bách Việt trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (hình 1) ↩
11. Dựa vào các phân tích của S. Oppenheimer. ↩
12. Lĩnh Nam chích quái, hồi một. ↩
13. “Thần Nông” có nghĩa là vị thần trồng lúa. Mặc dù sử Trung Hoa xem Thần Nông là một trong ba vị vua tối cổ của Trung Hoa (cùng với Phục Hy và Huỳnh Đế), nhưng nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã trưng ra những bằng chứng cho thấy Thần Nông là người Việt. Một học giả Việt Nam đã chỉ ra rằng ngay cả tên “Thần Nông” cũng được đặt theo văn phạm của tiếng Việt, chứ nếu đặt tên theo Hán ngữ thì phải gọi là “Nông Thần”! ↩
14. Tiếp theo chú thích bên trên, trong hai thời kỳ Bắc thuộc, nhiều triều đại Trung Hoa khi cử người đi thôn tính nước ta, đã gọi nước Việt là Viêm Bang, tức là đất nước của Viêm Đế (ví dụ, Cao Biền từng cho rằng vượng khí Viêm Bang quá mạnh nên phải trấn yểm). Trong thánh giáo Cao Đài, Đức Di Lạc Thiên Tôn có cho một bài thơ theo đó dân tộc Việt Nam được gọi là “Lạc Hồng Viêm Việt” (đàn cơ tại Trúc Lâm Thiền Điện, 17-07 Tân Hợi (06-09-1971)). Như vậy, người tín đồ Cao Đài có thể tin rằng nguồn gốc “xa” của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ vua Viêm, tức ngài Thần Nông. ↩
15. Đại Nam Quốc Sử diễn ca, tr.75. ↩
16. Kinh cúng Chư Thần Việt Nam. ↩
17. Việt Nam sử lược. ↩
18. Lĩnh Nam chích quái, hồi một. ↩
19. Kinh cúng Chư Thần Việt Nam. ↩
20. Chư Tiền Khai Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Hợi thời, 30-12 Quý Sửu (22-01-1974). ↩
21. Lĩnh Nam chích quái, hồi một. ↩
22. Chi tiết này được lấy từ Lĩnh Nam chích quái. Bỏ qua những màu sắc thần thoại, chi tiết này rõ ràng muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh trong đức độ của Lạc Long Quân: Ngài là một con người dân chủ, không trị vì bằng quyền lực mà bằng tinh thần phụng sự muôn dân. ↩
23. Đại Việt sử lược, tr.26. ↩
24. Lĩnh Nam chích quái, hồi hai. ↩
25. Lĩnh Nam chích quái, hồi mười. ↩
26. Truyện cổ tích duy nhất chứa một tình huống có thể dẫn đến chiến tranh là truyện Chử Đồng Tử và Tiên Dung, trong đó vua Hùng thứ ba sai lạc hầu đem binh đi đánh dẹp công chúa, vì tưởng Tiên Dung làm những điều trái đạo Trời. Khi ấy Tiên Dung đã ngộ đạo và chứng đắc thần thông, nên than rằng: “Đạo Trời sáng chói, phép thần không mờ tối. Trời đã xui như vậy, sống chết có số, việc gì mà sợ! Có lẽ nào con gái và con rể dám phản vua cha!” Vào đêm trước khi xảy ra cuộc chinh phạt, Tiên Dung và Chử Đồng Tử bay về Trời, và cuộc chinh phạt ngày hôm sau đã không xảy ra. Truyện này là một ví dụ tiêu biểu cho khả năng sử dụng đạo đức để ngăn chặn chiến tranh của người Lạc Việt ở thời Hồng Bàng. ↩
27. Lã Duy Lan, trong Truyền Thuyết Việt Nam, cũng có nhận định rằng: “Từ Hùng vương thứ nhất đến hết Hùng vương thứ năm, cũng không thấy sử sách và truyền thuyết nhắc đến chiến tranh. Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đầu tiên là cuộc chiến đấu chống giặc Ân xảy ra ở đời Hùng Vương thứ sáu.” ↩
Về Đầu Trang Go down
 

Đài Cao đất Việt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Dân tộc Việt Nam
» Kỹ năng viết tờ trình
» CÁCH VIẾT BÀI VÀ UP HÌNH ẢNH VIDEO ĐỊA CHỈ URL

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU :: CÁC NGÀNH THANH-THIẾU-ĐỒNG :: THANH ĐOÀN CHƠN KHAI Liên hệ diễn đàn www.thanhsinhtrungtin.forum-viet.com-
Đài Cao đất ViệtXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sun Apr 08, 2012 2:56 pm
Đài Cao đất Việt Bgavat18
Đài Cao đất Việt Bgavat10Đài Cao đất Việt Bgavat12Đài Cao đất Việt Bgavat13
Đài Cao đất Việt Bgavat15Đài Cao đất Việt Bgavat17
Đài Cao đất Việt Bgavat19Đài Cao đất Việt Bgavat21Đài Cao đất Việt Bgavat22
MaiKhongQuen - trantuananh1991 – []
Tổng số bài gửi : 76
Points : 222
Reputation : 0
Join date : 13/05/2011
Age : 33
Đến từ : trungtin
Profile trantuananh1991
Tổng số bài gửi : 76
Points : 222
Reputation : 0
Join date : 13/05/2011
Age : 33
Đến từ : trungtin

Đài Cao đất Việt Vide10

Bài gửiTiêu đề: Đài Cao đất Việt

Tiêu đề: Đài Cao đất Việt

Đài Cao đất Việt
"Tay nào đắp Đài Cao đất Việt
Tay nào xây Thánh Triết Nambang
Làm cho mối đạo huy hoàng
Làm cho rạng rỡ họ hàng Rồng Tiên?"

Đức Đông Phương Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài,
Thiên Lý Đàn,
15 rạng 16 tháng 3 Giáp Thìn (26-4-1964)

Trong một năm, tháng Ba âm lịch là tháng có nhiều ngày lễ đặc biệt đối với đời sống tâm linh của người Việt: ngày 10 tháng Ba âm lịch là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 13 tháng Ba âm lịch là ngày Thiên Nhãn của Thượng Đế xuất hiện,… Có thể nói rằng tháng Ba là tháng của sự giao hòa giữa tổ quốc và Đại Đạo. Sự giao hòa ấy khiến nhiều người Cao Đài mang dòng máu Lạc Hồng nhớ lại thiên chức của mình trong sứ mạng kỳ ba mà Đức Chí Tôn đã từng nhắc nhở:

"Con ơi! Đạo là tuệ giác thiên nhiên trong căn bản của Nguyên Nhân; hành đạo là thế đứng vững vàng và có lối tiến của người Thiên chức phục vụ cho đạo pháp và tổ quốc." 1


Ảnh trên : Đền Hùng

Đạo Cao Đài được Thượng Đế khai mở tại Việt Nam để cứu độ toàn nhân loại. Giáo lý và giáo pháp của đạo Cao Đài là một sự tổng hợp và cách tân những tinh hoa giáo lý và giáo pháp của các tôn giáo trên thế giới từ xưa đến nay. Nhưng hình thức của đạo Cao Đài là văn hóa Việt Nam. Hình thức này nói với dân tộc Việt Nam rằng giữa tổ quốc và Đại Đạo có một mối liên hệ nhân bản. Do mối liên hệ này, nếu nhìn vào đạo Cao Đài người ta có thể thấy được những tinh hoa văn hiến Việt Nam; và ngược lại, nếu nhìn vào lịch sử và văn hóa Việt Nam người ta có thể hiểu được vì sao Thượng Đế chọn lựa nơi đây để khai mở đạo Cao Đài.

Thật ra, dân tộc Việt Nam ngày nay vẫn còn hiểu một cách chưa đầy đủ về những giá trị văn hóa cổ truyền của chính mình, do nền văn hóa này đã bị phá hủy khá nhiều qua thiên tai và chiến họa. Từ thời tiền sử, khi kỷ Băng Hà kết thúc, nền văn minh rực rỡ của Đông Nam Á (mà tổ tiên người Việt đã góp phần xây đắp) đã bị chìm xuống Thái Bình Dương do nước biển dâng cao 2. Sau đó vài thiên niên kỷ, dòng giống Lạc Hồng lại bị 1000 năm Bắc thuộc và Hán hóa; sử sách, di tích, văn vật,… của dân tộc đã bị các triều đại ngoại xâm cướp đoạt và hủy hoại rất nhiều. Rồi trong vòng hai thế kỷ trở lại đây, người Việt lại bị Âu hóa bởi những trào lưu tư tưởng khác nhau; văn hiến dân tộc tiếp tục bị mai một và quên lãng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng của các nhà nhân văn học "khách quan" ở phương Tây vốn cho rằng văn hóa phương Tây là trung tâm của văn hóa thế giới, hoặc ảnh hưởng của các học giả Trung Hoa vốn cho rằng văn hóa Trung Hoa là trung tâm của văn hóa Á châu, khiến cho người Việt Nam càng khó nhận ra được những giá trị vô giá mà mình vốn đã có từ thời Hồng Bàng khi "ta về ta tắm ao ta".

Một trong những điều mà đạo Cao Đài mang đến cho dân tộc Việt Nam là phục hồi lại những giá trị đạo đức tinh thần mà dân tộc này đã bị mất bởi tất cả những loại tác động như vậy. Và dưới ánh sáng của giáo lý Cao Đài, bài viết này sẽ chứng minh rằng: Ngay từ thời Hồng Bàng, dân Lạc Hồng đã dựng được những đài cao về đạo đức trên đất Việt, nghĩa là đã đạt đến những đỉnh cao về đạo đức trên mọi miền đất mà mình sinh sống. Nếu việc chứng minh này có tính thuyết phục, nó sẽ giải thích vì sao người Cao Đài Việt Nam phải phát huy truyền thống đạo đức dân tộc theo đường lối Tam Giáo quy nguyên và Thiên Nhân hiệp nhất để thực hiện sứ mạng của dân tộc Việt Nam đối với toàn nhân loại.

1. KHỞI NGUYÊN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

Theo lời mặc khải của Đức Vạn Hạnh Thiền Sư qua cơ bút Tam Kỳ Phổ Độ, thì Việt Nam là “một nước có một nền văn hóa huy hoàng từ ngàn xưa, được cấu tạo trên một nền tảng văn minh nhân bản sớm nhất nhân loại.” 3

Có thể tìm thấy những kết quả khảo cổ học chứng minh cho lời mặc khải này qua việc phát hiện ra nền văn hóa Hòa Bình. Năm 1923, nhà khảo cổ học Madeleine Colani tìm thấy một số lượng lớn di cốt người và dụng cụ bằng đá trong một hang đá vôi ở tỉnh Hòa Bình (thuộc miền Bắc Việt Nam). Bà chỉ ra rằng những di tích này là của một nền văn minh cổ xưa ở cuối thời kỳ đồ đá mà trước đó khảo cổ học chưa từng biết đến, và đề nghị tên gọi cho nền văn minh này là văn hóa Hòa Bình (Hoabinhien). Niên đại của nền văn minh này được đánh giá là từ năm 12.000 trước Tây lịch (tr.TL) đến 10.000 tr.TL 4. Từ thập niên 1960 đến nay, nhiều khám phá khảo cổ học cho thấy không gian của văn hóa Hòa Bình lan rộng đến Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Indonesia, Sumatra, Australia, Philippines, Nhật Bản, Đài Loan,... Như vậy, văn hóa Hòa Bình không chỉ là một nền tảng của văn hóa Việt Nam, mà còn là nền tảng chung của văn minh Đông Nam Á.


Bảng 1: Các nền văn hóa cổ của Việt Nam đã được khảo cổ học phát hiện và xác nhận

STT Nền văn hóa Niên đại
1 Văn hóa Sơn Vi 20.000 tr.TL – 12.000 tr.TL
2 Văn hóa Hòa Bình 12.000 tr.TL – 10.000 tr.TL
3 Văn hóa Bắc Sơn 10.000 tr.TL – 8.000 tr.TL
4 Văn hóa Quỳnh Văn 8.000 tr.TL – 6.000 tr.TL
5 Văn hóa Đa Bút 6.000 tr.TL – 5.000 tr.TL
6 Văn hóa Phùng Nguyên 2.000 tr.TL – 1.500 tr.TL
7 Văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc Không thấy ghi niên đại
8 Văn hóa Tiền Sa Huỳnh 2.000 tr.TL – 1.000 tr.TL
9 Văn hóa Đồng Nai 3.000 tr.TL – ?
10 Văn hóa Đồng Đậu 1.500 tr.TL – 1.000 tr.TL
11 Văn hóa Gò Mun 1.000 tr.TL – 600 tr.TL
12 Văn hóa Đông Sơn 700 tr.TL - 100
13 Văn hóa Sa Huỳnh 1.000 tr.TL - 200
14 Văn hóa Óc Eo 1 - 630


Nhưng đứng trên góc độ khoa học, có lẽ không có ai thật sự nhìn thấy sự “huy hoàng” của nền văn hóa này cho đến năm 1999 khi Stephen Oppenheimer công bố những kết quả nghiên cứu mới về văn minh Đông Nam Á trong quyển “Eden in the East The Drowned Continent of Southeast Asia” (Vườn địa đàng ở phương Đông: lục địa Đông Nam Á bị đắm chìm). Dựa trên một khối lượng dữ kiện rất lớn của các ngành di truyền học, nhân chủng học, thần thoại học, văn học dân gian, ngôn ngữ học, khảo cổ học và hải dương học, Oppenheimer đã chứng minh rằng văn minh Đông Nam Á đã từng là một nền văn minh rực rỡ trên thế giới với những điểm hết sức đáng lưu ý 5. Thứ nhất, chính nền văn minh này là cội nguồn của nhiều nền văn minh khác như văn minh Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập, Địa Trung Hải, và do đó, là cội nguồn của văn minh phương Tây. Thứ hai, tác giả của phát minh ra nghề trồng lúa nước không phải là người Trung Hoa mà là những người Bách Việt sống ở bán đảo Đông Dương, và chính những người Việt này đã truyền nghề trồng lúa cho người Trung Hoa6 . Thứ ba, quê hương đầu tiên của ngữ hệ Nam Á (Autro-Asiatic language family) nằm dọc theo bờ biển Việt Nam 7.

Trong thánh giáo Cao Đài, khi nói đến “dân tộc Việt Nam” không có nghĩa là nói đến một dân tộc Kinh riêng biệt mà là một “cộng đồng dân tộc” bao gồm nhiều dân tộc 8: Mường, Nùng, Thái, Lào, Dao, Hoa, Mạ, Thổ, Chàm, Kinh (Việt),… Phối hợp điều này với các dữ liệu khảo cổ học vừa nêu, chúng ta có thể hiểu rằng: Từ tận thời kỳ đồ đá, các dân tộc trong cộng đồng này đã có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với nhau về phương diện văn hóa, và đã góp phần tạo nên một trong những nền văn minh cổ xưa nhất thế giới với tên gọi là văn hóa Hòa Bình, tiêu biểu cho trình độ văn minh chung không những của toàn khu vực Đông Nam Á mà còn của cả vùng đất mà ngày nay được gọi là Nam Trung Hoa 9.



Tổ tiên “xa” của cộng đồng dân tộc này là người Bách Việt, sống trên một vùng rất rộng lớn bao gồm một phần lục địa phía Đông và phía Nam châu Á cùng với nhiều quần đảo trên Thái Bình Dương. Hình 1 là bản đồ Bách Việt theo “Việt Nam sử lược”. Trên lục địa châu Á, đất Bách Việt là vùng đất nằm về phía Nam sông Dương Tử và phía Đông sông Cửu Long10. Còn trên Thái Bình Dương, người Bách Việt sinh sống trên các quần đảo được phân bố kéo dài đến châu Úc (về phía Nam) và Nhật bản (về phía Đông) 11.

Tổ tiên “gần” của cộng đồng dân tộc này là người Lạc Việt. Dựa vào sách “Lĩnh Nam chích quái”, người Lạc Việt vốn là những cư dân Bách Việt sống ở một vùng đất tên là Lĩnh Nam với cương thổ được xác định như sau 12: phía Bắc giáp Động Đình Hồ, phía Đông giáp biển, phía Nam giáp Hồ Tinh (tức Chiêm Thành sau này), phía Tây giáp các nước Ba và Thục (tức Tứ Xuyên sau này).

Chúng ta hãy tìm lại dấu tích của các bậc Quốc Tổ Việt Nam. Phả hệ của dân tộc Việt Nam – dựa theo sách “Lĩnh Nam chích quái”– có thể được trình bày tóm tắt như trong hình 2. Nếu xét đến tổ tiên “xa”, chúng ta có thể bắt đầu phả hệ này từ vua Thần Nông. Ở thời đại của mình, ngài Thần Nông là một người Bách Việt mà tài đức có sức cảm hóa mạnh mẽ đã thành công trong việc thu phục nhân tâm trong cả cộng đồng Bách Việt rộng lớn. Ngài phát minh ra nghề trồng lúa nước và dạy nghề này cho muôn dân, được dân chúng coi là Thần (Thần Nông) 13 và suy tôn làm vua, gọi là Viêm Đế 14. Cháu ba đời của Thần Nông là Đế Minh, khi đi tuần du đến Lĩnh Nam, đã kết duyên cùng một người Lạc Việt tên là Vụ Tiên. Khi nói về cội nguồn dân tộc Việt ở giai đoạn “Đế Minh – Vụ Tiên”, sách “Đại Nam Quốc Sử diễn ca” có câu:

“Dòng Thần sánh với người Tiên
Tinh anh nhóm lại, thánh hiền nối ra.” 15



< xml="true" ns="urn:schemas-microsoft-com:vml" prefix="v" namespace="">< xml="true" ns="urn:schemas-microsoft-com:office:word" prefix="w" namespace="">



Hình 1. Bản đồ Bách Việt

Nguồn: Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim). Ảnh được chụp lại và đăng trên trang web http://www.hungsuviet.org/lichsu/mot_cach_nhin_lich_su.htm

Câu lục bát trên đây cho chúng ta thấy một điều đặc biệt: hầu hết các sách “xưa” khi viết về cội nguồn dân tộc (như “Lĩnh Nam chích quái”, “Đại Nam Quốc Sử diễn ca”,…) đều coi những đặc tính thần, tiên,… không phải như những đặc tính huyền thoại nhưng là những phẩm chất về tài đức. Khi nói bà Vụ Tiên là “tiên”, ông Đế Minh là “thần”,… các quyển sách này đều đề cập đến những phẩm hạnh, đức độ, tài năng,… vượt trội hơn người bình thường – đến mức có thể xem như thần tiên tại thế – của các bậc Quốc Tổ. Sự vượt trội này được giáo lý Cao Đài xác nhận qua những câu kinh nói về nguồn gốc dân Việt:

“Âm Dương tụ khí chơn thanh,
Non sông linh tú, xuất sanh thánh thần.” 16

Đế Minh và Vụ Tiên có một người con hết sức đạo đức và thông minh, tên là Lộc Tục, nên định truyền ngôi vua cho. Nhưng Lộc Tục một mực từ chối, xin nhường ngôi cho Đế Nghi, vốn là người anh cả cùng cha khác mẹ của mình. Cuối cùng, Đế Minh phong cho Lộc Tục làm Kinh Dương Vương để trị vì đất Lĩnh Nam, và truyền ngôi vua cho Đế Nghi để trị vì những phần đất còn lại của Bách Việt.

Hình 2. Phả hệ của cộng đồng dân tộc Việt Nam

Dựa theo Lĩnh Nam chích quái

Để tạo ra một cộng đồng dân tộc bền vững và trường tồn về sau, Kinh Dương Vương đã lập quốc trên đất Lĩnh Nam vào năm 2879 tr.TL 17, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ 18, mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử nước ta là thời Hồng Bàng. Thời điểm lập quốc như vừa nêu tuy có thể có một sai số nào đó, nhưng, nếu dựa vào giáo lý Cao Đài, thời điểm lập quốc này cách đây khoảng 5000 năm:

“Trời Nam đất Việt cao dày,
Hồng Bàng mở nước đến nay năm ngàn (5000).” 19

Trong một lần giáng cơ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Chư Tiền Khai Đại Đạo cũng cho biết rằng dân tộc Việt Nam đã có đến 5000 năm truyền thống đạo đức 20.

Ngày nay, người Việt Nam chúng ta thường nói rằng đất nước ta có 4000 năm văn hiến. Con số 4000 năm này không biết được dựa trên cơ sở nào. Nếu dựa vào “Việt Nam sử lược”, tuổi đời của văn hiến Việt Nam phải lớn hơn 4879. Còn dựa vào thánh giáo Cao Đài, chúng ta phải nói rằng Việt Nam có đến 5000 năm văn hiến.

Số liệu do thánh giáo Cao Đài đưa ra, mặt khác, cũng cho thấy rằng thời điểm Kinh Dương Vương lập quốc – vào năm 2879 tr.TL – mà “Việt Nam sử lược” đã đưa ra là tương đối đáng tin cậy, chỉ “trễ” hơn thời điểm lập quốc “thật” khoảng 100 năm. Như vậy, người Lạc Việt đã biết lập quốc từ khá sớm. Để so sánh, người Hán (ở phía Bắc sông Dương Tử vào thời bấy giờ) lập quốc vào khoảng năm 2697 tr.TL (do công của ngài Hiên Viên Huỳnh Đế). Điều này cho thấy văn minh “lập quốc” Việt Nam đã xuất hiện sớm hơn của Trung Hoa tối thiểu là 200 năm.

2. THỜI HỒNG BÀNG: THỜI THÁNH ĐỨC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Bây giờ, bài viết này sẽ chứng minh rằng xã hội Hồng Bàng là một xã hội thánh đức và tồn tại suốt hơn ½ chiều dài lịch sử Việt Nam. Khái niệm thánh đức ở đây được sử dụng theo nghĩa của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, theo đó, xã hội thánh đức là xã hội đại đồng (thế đạo đại đồng) và những con người làm nên sự đại đồng của xã hội là những con người chứng đạo (thiên đạo giải thoát).


Sách “Lĩnh Nam chích quái” chép rằng vào thời Kinh Dương Vương, “muôn họ vui sống theo sự giáo hóa của nhà vua” 21. Một lần kia, Kinh Dương Vương gặp vua Thần Long ở Động Đình hồ. Cảm mến đức độ của Kinh Dương Vương nên Thần Long gả con gái là Long Nữ cho. Thần Long nói: “Ta vốn dòng Hà Bá [vua miền sông nước] còn Ngài là vua miền núi. Nay, miền núi và miền nước, hai nhà hòa hợp, còn gì vui hơn.” Kinh Dương Vương đáp lời: “Ta muốn bốn biển một nhà, huống gì hai họ.” Tinh thần đại đồng này của Kinh Dương Vương được thực hiện trong hầu hết các đời vua về sau thuộc họ Hồng Bàng: vua luôn bình đẳng và hòa đồng với muôn dân, vua không hơn dân ở sự giàu sang hay quyền lực mà chỉ hơn dân ở tài năng, đức độ và khả năng cảm hóa mọi người (xem thêm truyện Sơn Tinh bên dưới).

Khi còn trẻ, Kinh Dương Vương học đạo với đức Quảng Thành Quân ở Động Đình hồ và đạt được nhiều phép lạ. Bỏ qua yếu tố thần thoại, sự việc “đạt được phép lạ” ở một người đức độ như Kinh Dương Vương có thể được hiểu là “chứng đạo”, theo cách hiểu của giáo lý Cao Đài. Sau một thời gian trị vì Lĩnh Nam, Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho con là Sùng Lãm rồi lui về Động Đình hồ.

Sùng Lãm, tức là Lạc Long Quân, nối chí cha trị vì đất Lĩnh Nam, tiếp tục phát triển nếp sống đại đồng và nhân bản. Lạc Long Quân cũng luyện đạo và đạt được thần thông. Thỉnh thoảng, Ngài vào rừng núi tu dưỡng; đất nước khi ấy không có vua trực tiếp trị vì mà vẫn không loạn lạc. Một nền dân chủ thánh đức đã được xây dựng trên đất Lĩnh Nam của người Lạc Việt: Khi trăm họ có việc, muốn vua giúp đỡ, không cần biết vua đang ở đâu, chỉ cần gọi to lên – “Bố ơi, sao không đến với chúng con!” – thì vua đến ngay 22. Có lẽ trong lịch sử của cả thế giới, chỉ có ở đất Lĩnh Nam của người Lạc Việt mới có cảnh dân chúng thoải mái gọi vua đến, thay vì dân phải tìm đến vua để cầu xin sự giúp đỡ. Nhưng không vì thế mà đất nước bị mất tôn ti trật tự; ngược lại, Lĩnh Nam lúc bấy giờ là một xã hội hết sức có quy củ, đời sống dân chúng hết sức thanh bình, hạnh phúc và đạo đức.

Về mặt phả hệ, Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, sinh ra những người con mà sau này khi đứng ra trị quốc đều lấy cùng một hiệu là vua Hùng (Hùng Vương). Khi vua Hùng thứ nhất nối nghiệp Lạc Long Quân, Ngài đổi tên nước thành Văn Lang. Cương thổ nước Văn Lang thời bấy giờ cũng chính là cương thổ đất Lĩnh Nam thời Kinh Dương Vương. Sách “Đại Việt sử lược” mô tả Hùng Vương (thứ nhất) như một người có phép lạ, dùng “ảo thuật” (phép lạ) quy phục được các bộ lạc, dựng nên một đất nước có phong tục thuần lương chơn chất 23. Một lần nữa, các phép lạ của các vị vua thuộc họ Hồng Bàng có thể được hiểu như là sự chứng đạo, và Văn Lang tiếp tục được mô tả như một đất nước đạo đức.

Hầu hết những vị vua Hùng đều là những bậc tài đức lỗi lạc, suốt đời chỉ chăm lo cho sự thái bình của muôn dân mà không lo cho bản thân mình. Vua Hùng thứ hai từng nói, “Ta là kẻ đứng đầu trăm họ, chung hưởng thái bình” 24, ngụ ý rằng trách nhiệm với tổ quốc thì vua gánh vác, còn thụ hưởng thái bình thì vua chỉ hưởng chung với toàn dân. Một trong những vị vua Hùng cuối cùng, Sơn Tinh, được người Lạc Việt tôn thờ là Thánh Tản Viên, đã tạo được sự cường thịnh của đất nước Văn Lang trong thời của mình, nhưng bản thân nhà vua luôn sống một đời thanh bần; có lần, một người mang châu báu đến dâng cho nhà vua để tạ ơn cứu mạng, nhà vua từ chối mà nói rằng: “Ta nhà nghèo, chỉ ham đọc sách, không ưa vàng bạc châu báu.” 25

Trước khi rút ra kết luận về sự tồn tại của thời thánh đức Hồng Bàng, chúng ta hãy khảo sát các truyện tích cổ xưa của dân gian có liên quan đến thời đại này. Trong tất cả các truyện cổ tích của người Lạc Việt kể về những việc đã xảy ra trên đất Hồng Bàng từ khởi nguyên đến đời Hùng Vương thứ năm, hầu như không có một truyện nào nói về chiến tranh của người Lạc Việt, dù trong nội bộ dân Lạc Việt hay giữa dân Lạc Việt với bất kỳ dân tộc nào khác 26. Phải đến đời Hùng Vương thứ sáu, mới bắt đầu thấy có những truyện kể về chiến tranh chống ngoại xâm (như truyện Phù Đổng Thiên Vương chống giặc Ân) nhưng vẫn không thấy có nội chiến 27. Và đến tận đời Hùng Vương thứ mười tám, truyện đầu tiên liên quan đến chiến tranh là trận đánh giữa Sơn Tinh với Thủy Tinh (mặc dù trên thực tế đây có thể chỉ là một cuộc chiến chống thiên tai chứ không phải chiến tranh giữa người với người). Một điểm rất đặc biệt là trong các truyện cổ tích liên quan đến thời Hồng Bàng, mọi tình huống có thể làm tổn thương đến mối quan hệ giữa người với người, nếu có, từ gia đình đến xã hội, đều được giải quyết bằng đạo lý một cách ôn hòa và khéo léo. Thậm chí, các truyện cổ tích này còn cho thấy: khuynh hướng giải quyết vấn đề của người Lạc Việt trong những tình huống quá “éo le” thường là nhận hết mọi phần thiệt thòi về phía mình, để cho những người còn lại trong cộng đồng được hưởng phần thuận lợi hơn.Ví dụ trong sự tích trầu cau, người em sinh đôi vì tránh sự nhầm lẫn của chị dâu nên tự giải quyết vấn đề bằng cách lặng lẽ bỏ nhà ra đi, không dám ở chung nhà với anh chị nữa, còn người anh giải quyết vấn đề bằng cách đi tìm em trai, và người vợ giải quyết vấn đề bằng cách đi tìm chồng; cuối truyện, tất cả đều bỏ mạng vì tinh thần thượng tôn đạo lý và sự hòa ái.

Để so sánh, trong các truyện cổ tích của nhiều dân tộc khác trên thế giới, chúng ta rất khó tìm thấy cách giải quyết theo kiểu “quên mình mà làm nên cho người” của dân Lạc Việt. Các bộ lạc sống trên các đảo ở Nam Thái Bình Dương, ví dụ New Guinea, có truyện cổ tích Kulabob cũng chứa đựng tình huống “vợ, chồng và em (hoặc anh) chồng sinh đôi” rất giống sự tích trầu cau Lạc Việt. Nhưng cách giải quyết của Kulabob thì ở một trình độ đạo lý kém xa Trầu Cau: trong Kulabob, sự nhận diện lầm giữa hai anh em sinh đôi dẫn tới loạn luân rồi kết thúc bằng cảnh huynh đệ tương tàn tương sát! Thật lạ lùng là cách giải quyết của Kulabob lại là cách giải quyết khá phổ biến trong truyện cổ tích và thần thoại của nhiều dân tộc trên thế giới. Bởi vậy, nếu mở pho cổ tích Lạc Việt ra giữa thư viện cổ tích thế giới (trong cùng một thời đại với Hồng Bàng), chúng ta sẽ thấy rất rõ trình độ tiến hóa vượt trội về đạo đức của người Lạc Việt trong mặt bằng tiến hóa chung của các dân tộc khác thời bấy giờ.

Thời Hồng Bàng (2879-258 tr.TL) kéo dài từ đời Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, rồi đến hết 18 đời Hùng Vương. Đây thật sự là thời thánh đức dân tộc Việt Nam, nếu xét theo những tiêu chuẩn về thiên đạo và thế đạo của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ngày nay: về thế đạo, các bậc Việt Quốc Tổ từ Kinh Dương Vương đến Hùng Vương đã xây dựng được một xã hội đại đồng; còn về thiên đạo, các bậc Quốc Tổ đều là những người tu luyện đến mức đạt đạo quả khi còn tại thế gian. Trong suốt khoảng thời gian hơn 2500 năm, các bậc Quốc Tổ (đều thuộc họ Hồng Bàng) chỉ bằng đường lối đức trị mà duy trì được một chính thể xã hội duy nhất và một thời thánh đức liên tục. Để so sánh, cũng trong thời gian này, Trung Hoa đã thay đổi chính thể khá nhiều qua những thời kỳ loạn lạc, thanh bình, rồi lại loạn lạc,… đan xen nhau: Hoàng Đế (2697-2597 tr.TL), vua Nghiêu (2357-2257 tr.TL), vua Thuấn (2256-2208 tr.TL), vua Vũ (2205-2197 tr.TL), vua Thang (1783-1754 tr.TL), Văn Vương (1186-1135 tr.TL), Vũ Vương [nhà Chu] (1134-770 tr.TL), đời Xuân Thu (722-481 tr.TL), đời Chiến Quốc (403-256 tr.TL).

Sách “Đại Nam Quốc Sử diễn ca” đã viết về thời thánh đức này của dân Hồng Lạc như sau:

Bể dâu biến đổi cơ trời,
Mà so Hồng Lạc lâu dài ai hơn?
Kể vua mười tám đời truyền,
Hai ngàn năm lẻ vững bền khôn lay.
Một dòng phụ đạo xưa nay,
Trước ngang Đường Đế sau tày Noãn Vương.” 28

Trong những câu thơ trên, “Đường Đế” tức là vua Nghiêu (có họ là Đào Đường), sống vào thế kỷ 24-23 tr.TL, cùng thời với Lạc Long Quân; còn “Noãn Vương” tức là Chu Noãn Vương, sống vào thế kỷ 4-3 tr.TL, cùng thời với Hùng Vương thứ 18. Đối với Trung Hoa, cả thời vua Nghiêu lẫn thời Chu Noãn Vương đều là những thời thái bình thịnh trị; nhưng giữa hai thời đại này (cách nhau 2000 năm), người Trung Hoa đã không thể duy trì được một sự thái bình thịnh trị liên tục như người Lạc Việt.

Cần nhấn mạnh rằng Việt Nam đã có một lịch sử dài 5000 năm, trong đó, thời thánh đức Hồng Bàng đã kéo dài hơn 2500 năm, tức là kéo dài hơn 50% chiều dài lịch sử của Việt Nam. Ngoài dân tộc Việt Nam, không biết có còn dân tộc nào khác trên thế giới có thể duy trì được thời thánh đức trong suốt ½ lịch sử của mình. Để tham khảo, thời thánh đức Nghiêu-Thuấn của Trung Hoa kéo dài chỉ khoảng 200 năm mà thôi.

Thời thánh đức Hồng Bàng kết thúc ở triều đại của Hùng Duệ Vương, tức là đời Hùng Vương thứ 18, vào năm 258 tr.TL 29. Ở đời Hùng Duệ Vương, nước láng giềng ở phía Tây Bắc là Thục bị Triệu Chính Tần Vương từ Trung Hoa kéo đại binh sang đánh. Không chống cự được với ngoại xâm phương Bắc, vua nước Thục là Thục Phán An Dương Vương quay xuống phương Nam tấn công Hùng Duệ Vương, chiếm lấy Văn Lang để có đất sinh tồn. Hùng Duệ Vương mất, An Dương Vương đổi tên Văn Lang thành Âu Lạc. Dưới thời An Dương Vương, trong nước giặc giã cứ liên miên, nên chỉ sau 50 năm 30, nước Âu Lạc lại bị Triệu Đà (tướng của Tần Thủy Hoàng) thôn tính và đổi tên thành Nam Việt. Nhưng Nam Việt đời Triệu cũng chỉ tồn tại được 90 năm. Khi nhà Triệu sụp đổ, nước ta bắt đầu bị Bắc thuộc.

Đọc tiếp : http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/daicaodatviet-2

3. KHẢ NĂNG TẠO LẬP ĐỜI THÁNH ĐỨC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

2500 năm là một khoảng thời gian rất dài đối với lịch sử của bất kỳ đất nước nào trên thế giới. Bằng cách nào người Lạc Việt ở thời Hồng Bàng có thể duy trì được thời thánh đức của mình trong một khoảng thời gian dài như vậy? Câu trả lời khá đơn giản: Bằng tấm lòng sùng thượng đạo lý của mình. Câu trả lời này có thể được tìm thấy ngay trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, bao gồm những lời hát ru, những truyện cổ tích,…

Những lời hát ru của người Lạc Việt đã góp phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng và hiện thực hóa sự sùng thượng đạo lý này trong dân chúng. Câu hát ru không chỉ có tác dụng dỗ cho em bé ngủ, mà còn có tác dụng giáo dục mầm non của đất nước. Khi những giấc ngủ ấu thơ đã đi qua, nền giáo dục dân tộc vẫn đọng lại trong suốt cuộc đời của một con người. Và những lời ru trên những làng quê Việt Nam từ bao ngàn năm qua đã giáo dục cho người Việt Nam những điều như sau:

“Ầu ơ… bồng bống bông bông
Lớn lên con phải cố học hành…
Học là học đạo làm người,
Con đừng lêu lổng, kẻ cười người chê.”31


“Sướng gì hơn sướng làm lành,
Cho bao nhiêu của, để dành bấy nhiêu.” 32


“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.” I33

Qua lời ru của mẹ, (của chị, của bà,…) người Việt được học đạo lý từ khi còn nằm nôi. Đạo lý ấy bao gồm những giá trị nhân bản của mỗi con người và của toàn dân tộc, ví dụ: cách sống cho xứng đáng là một con người, sự tu sửa thân tâm, làm lành lánh dữ, sự thờ kính mẹ cha và tổ phụ, tình dân tộc và nghĩa đồng bào,… Những lời hát ru ấy không hề ru ngủ tinh thần dân tộc (!), mà ngược lại, đã tạo nên sức mạnh bất khuất của cả dân tộc. Chúng tạo ra những người Lạc Việt vừa quật cường vừa hiếu hòa. Vì vậy, trong một bài thuyết đạo của mình, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã nhận xét: “Nòi giống của chúng ta là một sắc dân chiến đấu, một sắc dân oanh liệt; [nhưng] từ xưa, tổ phụ ta biết hiền lành, biết thương yêu, kính trọng mạng sống của loài người lắm (…) Tổ phụ chúng ta biết trọng sanh mạng con cái của Trời, biết nhận nhơn loại là anh em, là cốt nhục (…) biết nhìn câu tứ hải giai huynh đệ.” 34

Ở phần trên, bài viết này đã giải thích “phép lạ” của các vị Việt Quốc Tổ như là sự chứng đắc thiên đạo và đạt được thần thông. Cũng cần phải nói cho rõ thêm, không phải cứ thấy phép lạ trong cổ tích thì giải thích đó là thiên đạo giải thoát (!): yếu tố pháp thuật là một motif phổ biến của cổ tích, chẳng hạn hai anh em Kulabob đã dùng phép lạ mà đánh nhau. Tuy nhiên, nếu các yếu tố pháp thuật không đi kèm với yếu tố đạo đức và nhân bản – hay tệ hơn nữa nếu chúng đi kèm với yếu tố dục vọng – thì chúng ta không thể giải thích chúng như là thần thông của các bậc chứng đạo. Truyện cổ dân gian Việt Nam phân biệt rất dứt khoát chỗ này: hễ người đạo đức mà có phép lạ thì gọi là thần, thánh, tiên, phật; còn kẻ vô đạo mà có phép lạ thì gọi là ma, quỷ, yêu, tinh. Như vậy, ngay trong những truyện thần thoại hoang đường nhất của mình, dân Lạc Việt cũng chỉ sùng thượng đạo lý chứ không ngưỡng mộ pháp thuật. Nên trong bài “Cổ thuyết tựa dẫn” của sách “Lĩnh Nam chích quái”, khi bình luận về giá trị của cổ tích Việt Nam, đã có đoạn viết như sau:

“Việc tuy quái gở mà không dối trá, văn tuy lạ lùng mà không ghê rợn. Nói chung, tuy có chỗ hoang đường, nhưng không phải bất chấp sách vở, mà gốc tích có căn cứ, há chẳng phải nhằm khuyến thiện đe ác, bỏ ngụy theo chân, để khích lệ phong tục đó sao? (…) Ôi, cõi Lĩnh Nam có nhiều sự lạ, nên truyện được sáng tác không đợi tạc vào đá, khắc vào ván, mà vẫn lưu hành ở lòng người, ở bia miệng. Từ em bé tuổi thơ đến cụ già tóc bạc đều trọng đạo và yêu thích, lấy đó để răn đời, cứu đời.” 35

Như vậy, cũng giống như những lời hát ru đã gieo mầm đạo lý trong tâm hồn người Lạc Việt, truyện cổ tích Việt Nam là một phương tiện dân gian mà ai cũng đều có thể sử dụng để “khích lệ phong tục”, để “răn đời” và “cứu đời”. Nhờ đó, cả cộng đồng dân tộc đã biết sống đạo từ thời Hồng Bàng.

Có thể tổng kết rằng dân tộc Việt Nam đã thực hiện thành công xã hội đại đồng trong suốt thời Hồng Bàng nhờ hai điều sau đây: thứ nhất, vua biết thực hiện đạo giải thoát cho chính bản thân mình và áp dụng tư tưởng đại đồng trong việc trị quốc cũng như đối ngoại; thứ hai, dân chúng biết sùng thượng đạo lý và đem đạo lý vào đời sống hàng ngày. Đó là một Đài Cao mà các bậc Việt Quốc Tổ đã xây đắp từ thời Hồng Bàng, dù rằng các Ngài chưa từng biết gì về đạo Cao Đài mà vài ngàn năm sau Thượng Đế sẽ lập. Nhờ có bản lĩnh xây dựng và duy trì Đài Cao này, dân tộc Việt Nam đã không bị đồng hóa suốt 1048 năm Bắc thuộc. Không những thế, đã có một quá trình đồng hóa ngược lại: đạo lý phương Nam đã đồng hóa văn minh phương phương Bắc! Thật vậy, tâm hồn sùng thượng đạo lý của dòng giống Lạc Hồng đã có một sức cảm hóa mạnh mẽ đối với rất nhiều vị vua, quan, tướng,… từ các quốc thổ láng giềng, khi họ đến xâm chiếm hoặc cai trị đất Văn Lang, khiến bản thân họ cũng tự xem mình là người nước Nam. Để làm ví dụ, những vị vua đầu tiên của nước ta sau thời Hồng Bàng như Thục Phán (tức An Dương Vương, vốn là người Thục, sống ở vùng thượng lưu sông Dương Tử), Triệu Đà (tức Triệu Vũ Vương, vốn là người Tần ở Trung Hoa, được Tần Thủy Hoàng phái đi thôn tính Âu Lạc) tuy không phải là người Lạc Việt nhưng đều lần lượt tự xem mình là người Lạc Việt, đều dốc lòng bảo vệ cho dòng giống Lạc Hồng khỏi bị sáp nhập và đồng hóa vào Trung Hoa! Vì vậy, các vị vua này đều được người Việt Nam tri ân, thờ kính và chép vào chính sử như những vị vua Lạc Việt.

Như đã nói, khái niệm “dân tộc Việt Nam” ở đây được dùng để chỉ một “cộng đồng dân tộc” bao gồm nhiều dân tộc; và trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, có sự hiện diện về văn hóa của hầu hết các dân tộc châu Á. Ví dụ, xét về ngôn ngữ và chữ viết, thì người Thượng, Ê-đê, Giarai,… ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesian (cùng nhóm ngôn ngữ với Malaysia và Indonesia); người Cống, Hà-nhì, Lô-lô,… ở Việt Nam thuộc nhóm Tibeto-Burmese (Tây Tạng và Miến Điện); người Nùng, Lào, Thái,… thuộc nhóm Tày-Thái; người Mạ, Mảng, Mnông, Khmer,… thuộc nhóm Môn-Khmer; người Ngái, Hoa,… thuộc nhóm Trung Hoa; người Lự dùng chữ sanskrit và người Chàm dùng chữ pali thuộc nhóm Ấn Độ; người Kinh, Mường, Chút, Thổ,… thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. 36

Điều đó cho thấy rằng cộng đồng dân tộc Việt Nam là một tập hợp mẫu thống kê bao gồm hầu hết các dân tộc ở châu Á. Nếu cộng đồng dân tộc này đã từng biết cách duy trì một xã hội đại đồng thánh đức trong suốt 2500 năm, bất chấp tất cả những dị biệt về tâm lý, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, phong tục, tín ngưỡng,… thì cộng đồng này tất phải có một bản lĩnh để lập nên đời thánh đức cho toàn thể châu Á.

Kết quả tu chứng trong đạo giải thoát của vua đã làm nên xã hội đại đồng của dân vào thời Hồng Bàng – sự kết hợp thành công giữa thiên đạo và thế đạo như vậy cho phép chúng ta xem thời Hồng Bàng là một “thí điểm” thành công cho đạo Cao Đài về sau. Và thật vậy, khi lập đạo Cao Đài, đức Thượng Đế đã phối hợp đại đồng với giải thoát lại thành cứu cánh của Đại Đạo trong công cuộc cứu thế kỳ ba và đã giao cho dân Việt sứ mạng lập đời thánh đức trên toàn thế giới.

4. ĐỘNG ĐÌNH HỒ

Năm 1927, khi giáng cơ chỉ dạy về việc xây Tòa Thánh Tây Ninh, Đức Lý Giáo Tông Thái Bạch Kim Tinh có dạy: “Phải mua miếng đất bàu Cà na làm Động Đình hồ”. Tòa Thánh, sau khi được xây dựng xong, nằm dọc theo hướng Đông-Tây, mặt tiền nhìn về hướng chính Tây, cách bàu Cà na (tức là Động Đình hồ) khoảng 500 thước 37. Chính Đức Lý Giáo Tông, trong nhiều lần giáng cơ dạy đạo, có xưng danh là Động Đình Hồ Tiên Trưởng 38.

Tại sao người Cao Đài ở Việt Nam phải mua đất để làm Động Đình hồ? Tại sao trước chánh môn Tòa Thánh lại là Động Đình hồ mà không phải là một cái gì khác? Và danh xưng Động Đình Hồ Tiên Trưởng của Đức Lý Giáo Tông có ý nghĩa gì?

Dựa vào những gì đã được trình bày và phân tích từ đầu bài viết này, thì đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, Động Đình hồ đáng lẽ đã phải là một biểu tượng nhân bản của sự giao hòa giữa tổ quốc và đạo pháp.

Xét về mặt thế đạo, thì Động Đình hồ đã từng là một vị trí địa lý đánh dấu cực Bắc của xứ sở Lĩnh Nam ngày xưa. Nơi ấy cũng chính là quê ngoại của người Lạc Việt: Bà Long Nữ (là vợ của Kinh Dương Vương và là mẹ của Lạc Long Quân) vốn là người Động Đình hồ. Đây cũng là nơi Kinh Dương Vương đưa ra “tuyên ngôn đại đồng” (“Ta muốn bốn biển chung nhà…”) được người Lạc Việt ghi nhớ và thực hiện thành công tuyên ngôn ấy trong hơn 2000 năm.

Xét về mặt thiên đạo, Động Đình hồ là nơi Kinh Dương Vương học đạo với đức Quản Thành Quân, và cũng là nơi các bậc Việt Quốc Tổ đã chứng đạo.

Như vậy, Động Đình hồ là một biểu tượng của đời sống nhân bản, của xã hội thánh đức cổ đại mà người Lạc Việt đã thực hiện một cách thành công trong quá khứ. Nói đến “Động Đình hồ” là khơi dậy một truyền thống mà phần lớn người Việt Nam ngày nay đã quên lãng: truyền thống “Thiên Đạo giải thoát” và “Thế Đạo đại đồng” vốn đã có từ thời Hồng Bàng.

Đền Thánh



(Tòa Thánh Tây Ninh)

Tây

Đông

Động Đình

hồ



Hình 3. Sơ đồ phác họa vị trí tương đối giữa Đền Thánh và bàu Cà Na (tức Động Đình hồ, như đã được Đức Lý Giáo Tông đặt tên, trong quần thể kiến trúc của Tòa Thánh Tây Ninh)

Lý do của sự quên lãng này có lẽ là sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, vùng đất Lưỡng Quảng của Bách Việt đã bị sáp nhập vào Trung Hoa (tức là Quảng Đông và Quảng Tây, mà ngày nay người Trung Hoa vẫn gọi vùng đất này là đất Việt), và Động Đình hồ vốn ở phía Bắc của Lưỡng Quảng đã nằm sâu trong lãnh thổ Trung Hoa. Nhưng giờ đây, bàu Cà Na trong quần thể kiến trúc của Tòa Thánh Tây Ninh lại nhắc nhở người Việt Nam rằng: không thể lãng quên Động Đình hồ, vì đó là biểu tượng cho cội nguồn đạo đức và tinh thần nhân bản của người Việt.


Hình 3 phác họa lại vị trí tương đối giữa Đền Thánh và bàu Cà Na (Động Đình hồ của Tòa Thánh). Sơ đồ này giúp chúng ta phân tích ý nghĩa của việc tái tạo Động Đình hồ phía trước Đền Thánh.


Theo giáo lý Đại Đạo, Đền Thánh – với cơ cấu cấu Tam Đài – tượng trưng cho con người, trong đó Cửu Trùng Đài là Xác, Bát Quái Đài là Hồn, Hiệp Thiên Đài là Chơn Thần. Hướng Tây, theo quan niệm của Phật giáo Đông Á, tượng trưng cho Tây phương Cực lạc. Đền Thánh nhìn về Tây phương, đó là một tượng trưng cho quyết tâm cầu tu giải thoát của người tín đồ Cao Đài. Và Động Đình hồ ở ngay trước mặt Đền Thánh: muốn đến Tây phương, trước hết phải qua Động Đình hồ. Điều này là một công án dành riêng cho dân tộc Việt Nam khi mà đạo Cao Đài trở thành quốc đạo: trước khi đến Tây phương Cực lạc, người Việt Nam phải trở về cội nguồn đạo đức và tâm linh của dân tộc. Và đó cũng là một công án chung dành cho mọi dân tộc trên thế giới: muốn tìm về Thượng Đế, phải phục hưng nhân bản của con người; ngược lại, phục hưng nhân bản của con người chính là tìm về Thượng Đế.


Nếu những giải thích trên đây là hợp lý, thì danh xưng “Động Đình hồ Tiên Trưởng” của Đức Lý Giáo Tông hàm chứa một ngụ ý quan trọng: Đức Giáo Tông Vô Vi đầu tiên của đạo Cao Đài ngày hôm nay đã có một mối liên hệ đặc biệt đến cội nguồn của dân tộc Việt Nam trong quá khứ. Nói rõ hơn, vị tiên trưởng ở Động Đình hồ chắc chắn đã có một mối liên quan mật thiết với các bậc Việt Quốc Tổ, và do đó, với thời thánh đức Hồng Bàng từ hơn 2000 năm trước. Bây giờ, chúng ta hãy xác định một (trong những) mối liên hệ như vậy.

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, có “bốn” vị Thánh-bất-tử: thứ nhất là Tiên Dung và Chử Đồng Tử 39, thứ hai là Thánh Gióng, thứ ba là Thánh Tản Viên, và thứ tư là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Chỉ trừ có Thánh Mẫu Liễu Hạnh là “mới” xuất hiện trong tín ngưỡng dân gian từ đời vua Lê Anh Tông, các vị còn lại đều hiện diện từ thời Hồng Bàng, đặc biệt là Thánh Tản Viên. Và chính Tản viên là vị Thánh có liên quan đến Đức Thái Bạch Kim Tinh mà dân gian đã ghi nhớ.

Thánh Tản Viên, còn được gọi là Sơn Tinh, sống ở núi Tản. Ngài thuộc dòng dõi Lạc Long Quân – Âu Cơ và là một trong số các vua Hùng tài đức của nước Văn Lang. Từ lúc còn trẻ, đức độ của Ngài chẳng những được mọi người ca ngợi và noi gương, mà còn cảm động đến cả Đất Trời. Theo truyền thuyết dân gian, để ban ơn cho Ngài, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã phái Đức Thái Bạch Kim Tinh giáng xuống núi Tản để dạy đạo Tiên cho Ngài. Sau khi Đức Thái Bạch về trời trở lại, Tản Viên đem hết ruộng nương, nhà cửa ra phân phát cho mọi người rồi đi chu du khắp nơi để cứu nhân độ thế. 40

Trước thời Tản Viên, Đức Thái Bạch Kim Tinh còn có thể có một mối liên hệ khác với Kinh Dương Vương khi vị Quốc Tổ này tu luyện ở Động Đình hồ. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn đang trong vòng nghiên cứu. Điều quan trọng là những nỗ lực nghiên cứu theo hướng này dần dần cho thấy rằng Đức Thái Bạch Kim Tinh đã từng là một vị tôn sư của Việt Quốc Tổ.

Chư Tiên Phật có thể giáng trần nhiều kiếp để cứu nhân độ thế, và mỗi kiếp có thể làm người của một dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta chọn kiếp giáng thế “Lý thi sĩ đời Đường” của Đức Thái Bạch Kim Tinh, và giải thích với nhân sanh rằng vị Giáo Tông Vô Vi đầu tiên của đạo Cao Đài vốn là cố thi sĩ Lý Bạch của Trung Hoa, thì chúng ta tuyệt nhiên sẽ không giải thích được ý nghĩa đạo lý nào của sự kiện này: tại sao cố thi sĩ Trung Hoa lại được chọn làm vị Giáo Tông Vô Vi đầu tiên trong sứ mạng hoằng khai Đại Đạo của dân tộc Việt Nam? Bài viết này đề nghị một cách tiếp cận mang tinh thần dân tộc: Ở thời Hồng Bàng, Đức Thái Bạch Kim Tinh đã từng là tôn sư của nhiều vị Việt Quốc Tổ, và do đó, đã góp phần tạo nên đời thánh đức, xây dựng nên những đài cao về thiên đạo cũng như thế đạo trên đất Việt. Bởi thế, trong Tam Kỳ Phổ Độ, khi Thượng Đế ban trao sứ mạng lập đời Thượng nguơn thánh đức cho dân tộc Việt Nam, Đức tôn sư Thái Bạch Kim Tinh lại đến với tư cách vị Giáo Tông Vô Vi đầu tiên để dẫn dắt dân tộc này thực hiện lại kỳ tích ngày xưa nhưng ở mức độ toàn cầu.

5. TAY NÀO ĐẮP ĐÀI CAO ĐẤT VIỆT?

Đạo Cao Đài chứa đựng rất nhiều thông tin quý báu về cội nguồn dân tộc Việt Nam để soi sáng cho dân tộc này biết về những giá trị vô giá mà mình đã từng có nhưng cũng đã từng đánh mất. Vì vậy, Đức Cao Triều Phát tiền bối đã dạy: “Giáo lý Cao Đài là kết hợp tinh thần văn hiến của dân Việt. Đó là điều hãnh diện của dân tộc trong công cuộc xây dựng văn minh thế giới chung.” 41 Theo nhiều lời tiên tri của nhiều Đấng Thiêng Liêng, đạo Cao Đài rồi đây sẽ phục hưng toàn bộ di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam, và làm cho dân tộc Việt Nam trở nên cường thịnh trên trường quốc tế nhờ đạo đức. Cần nhấn mạnh rằng dân tộc chúng ta đã từng là một dân tộc cường thịnh ở châu Á suốt 2500 năm liên tục nhờ đạo đức, và đã từng giữ gìn thành công bản sắc dân tộc mình qua hơn 1000 năm Bắc thuộc cũng nhờ đạo đức.

Cần nhìn thẳng vào một thực tế: người Việt Nam ngày nay đang ở một trình độ đạo đức thua kém rất xa tổ tiên của mình ở thời Hồng Bàng. Nếu chấm điểm xã hội thánh đức của Hồng Bàng ngày xưa là 10/10, thì chúng ta ngày nay chưa đạt đến 4/10. Điểm số dưới trung bình này chính là do các Đấng Thiêng Liêng trong Tam Kỳ Phổ Độ chấm, qua mấy câu thánh giáo sau đây:

“Lễ nhà Nam mười phần chưa bốn,
Bởi Hiệp Thiên có vốn không lời;
Chúc mau tiến kịp cơ Trời,
Sửa hồn Việt chủng về mười như xưa.” 42

Mỗi người đều có sẵn nơi mình một đài Hiệp Thiên do Tạo Hóa ân ban để làm vốn liếng căn bản cho sự tiến hóa tâm linh. Đài Hiệp Thiên ấy chính là Chơn Thần, tức là Tâm của mỗi người 43. Nếu không biết tu, thì số vốn này không sinh lời, và con người sẽ mãi mãi là kẻ phàm phu; còn nếu biết tu, thì Chơn Thần ngày càng sáng lạng, tâm hồn ngày một thanh cao, giao cảm được với Thiêng Liêng, thông công được với Trời Đất. Chỉ có cách đó, trình độ đạo đức của dân tộc mới được phục hưng và phát triển.

Người Cao Đài Việt Nam phải sống đạo và hành đạo với hai tư cách song song: thứ nhất, với tư cách một người Việt Nam, phải làm cho dân tộc được rạng danh trên khắp thế giới; và thứ hai, với tư cách một người Cao Đài, phải làm sáng danh Thầy và danh Đạo trong cuộc đời. Sứ mạng gần nhất của mỗi người Cao Đài Việt Nam là chấn hưng đạo đức của bản thân, gia đình và rồi dân tộc, để từ đó, đổi mới diện mạo của dân tộc trên trường quốc tế. Có như vậy, Việt Nam mới hy vọng trở thành một cường quốc về đạo đức, để khi nói đến Việt Nam, huynh đệ năm châu mới có thể nghĩ đến một trình độ tiến hóa tâm linh hàng đầu trong nhân loại.

Dân tộc Việt Nam là dân tộc được chọn làm nền móng khai sáng cơ đạo” – Đức Giáo Tông Vô Vi đã dạy chúng ta – “nên cần phát huy truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc theo đường lối TAM GIÁO QUY NGUYÊN, VẠN GIÁO NHỨT LÝ và THIÊN NHÂN HIỆP NHỨT, làm nổi bật [những gì] thuần túy, tinh chất của dân tộc mà luôn khế hợp với bản thể đại đồng nhân loại.” 44

Việc phát huy truyền thống văn hóa đạo đức Việt Nam theo đường lối như vậy chẳng những sẽ nâng cao được địa vị quốc tế của nước nhà mà còn thắp sáng được ý thức dân tộc dưới ánh đèn quốc đạo. Công quả này đang đợi chờ mọi người Cao Đài góp tay, và đó cũng chính là góp tay xây đắp Đài Cao đất Việt.

________________________________

Tài liệu tham khảo

[1]. Stephen Oppenheimer, Địa Đàng ở Phương Đông – Lịch sử huy hoàng của lục địa Đông Nam Á bị chìm; bản dịch của Lê Sỹ Giảng và Hoàng Thị Hà, nhà xuất bản Lao Động, 2005.

[2]. Lê Duy Đại, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Quý Thao và Vũ Xuân Thảo, Đại Gia Đình Các Dân Tộc Việt Nam, nhà xuất bản Giáo Dục, 2006.

[3]. Vũ Quỳnh, Tân đính Lĩnh Nam Chích Quái; bản dịch của Bùi Văn Nguyên, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1993.

[4]. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược.

[5]. Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái, Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2004.

[6]. Khuyết danh, Đại Việt Sử Lược; bản dịch của Nguyễn Gia Tường, nhà xuất bản TP.HCM, 1993.

[7]. Lã Duy Lan, Truyền Thuyết Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa, 1997.

[8]. Tư Mã Thiên, Sử Ký; bản dịch của Nhữ Thành, nhà xuất bản Văn học, 1988.

[9]. Các trang Web: http://www.hungsuviet.org, http://e-cadao.com, http://vi.wikipedia.org

[10]. Tòa Thánh Tây Ninh, Lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp, quyển 2, bản được download từ web site http://www-personal.usyd.edu.au/~cdao/tam.htm vào tháng 12-2001.

[11]. Thiền Giang, Thanh Quang và Minh Tâm, Lược thuật Tòa Thánh Tây Ninh, nhà sách Minh Tâm, 1963.

[12]. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, nhà xuất bản Tôn giáo, 2006.
THIỆN QUANG
1. Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Thiên Lý Đàn, Tuất thời 30-10 Mậu Thân (19-12-1968) ↩
2. S. Oppenheimer, Địa Đàng ở Phương Đông – Lịch sử huy hoàng của lục địa Đông Nam Á bị chìm. ↩
3. Đức Vạn Hạnh Thiền Sư; Trúc Lâm Thiền Điện, Tuất thời, 30-08 Tân Hợi (18-10-1971) ↩
4. Cũng có nhiều học giả cho rằng văn hóa Hòa Bình có niên đại từ năm 12.000 tr.TL đến năm 7000 tr.TL. ↩
5. Địa Đàng ở Phương Đông. ↩
6. Ibid., tr.126. ↩
7. Ibid., tr.216. ↩
8. Hiện nay, cộng đồng này được ghi nhận là có 54 dân tộc. ↩
9. http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_H%C3%B2a_B%C3%ACnh (truy xuất ngày 03-05-2008) ↩
10. Dựa theo bản đồ Bách Việt trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (hình 1) ↩
11. Dựa vào các phân tích của S. Oppenheimer. ↩
12. Lĩnh Nam chích quái, hồi một. ↩
13. “Thần Nông” có nghĩa là vị thần trồng lúa. Mặc dù sử Trung Hoa xem Thần Nông là một trong ba vị vua tối cổ của Trung Hoa (cùng với Phục Hy và Huỳnh Đế), nhưng nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã trưng ra những bằng chứng cho thấy Thần Nông là người Việt. Một học giả Việt Nam đã chỉ ra rằng ngay cả tên “Thần Nông” cũng được đặt theo văn phạm của tiếng Việt, chứ nếu đặt tên theo Hán ngữ thì phải gọi là “Nông Thần”! ↩
14. Tiếp theo chú thích bên trên, trong hai thời kỳ Bắc thuộc, nhiều triều đại Trung Hoa khi cử người đi thôn tính nước ta, đã gọi nước Việt là Viêm Bang, tức là đất nước của Viêm Đế (ví dụ, Cao Biền từng cho rằng vượng khí Viêm Bang quá mạnh nên phải trấn yểm). Trong thánh giáo Cao Đài, Đức Di Lạc Thiên Tôn có cho một bài thơ theo đó dân tộc Việt Nam được gọi là “Lạc Hồng Viêm Việt” (đàn cơ tại Trúc Lâm Thiền Điện, 17-07 Tân Hợi (06-09-1971)). Như vậy, người tín đồ Cao Đài có thể tin rằng nguồn gốc “xa” của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ vua Viêm, tức ngài Thần Nông. ↩
15. Đại Nam Quốc Sử diễn ca, tr.75. ↩
16. Kinh cúng Chư Thần Việt Nam. ↩
17. Việt Nam sử lược. ↩
18. Lĩnh Nam chích quái, hồi một. ↩
19. Kinh cúng Chư Thần Việt Nam. ↩
20. Chư Tiền Khai Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Hợi thời, 30-12 Quý Sửu (22-01-1974). ↩
21. Lĩnh Nam chích quái, hồi một. ↩
22. Chi tiết này được lấy từ Lĩnh Nam chích quái. Bỏ qua những màu sắc thần thoại, chi tiết này rõ ràng muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh trong đức độ của Lạc Long Quân: Ngài là một con người dân chủ, không trị vì bằng quyền lực mà bằng tinh thần phụng sự muôn dân. ↩
23. Đại Việt sử lược, tr.26. ↩
24. Lĩnh Nam chích quái, hồi hai. ↩
25. Lĩnh Nam chích quái, hồi mười. ↩
26. Truyện cổ tích duy nhất chứa một tình huống có thể dẫn đến chiến tranh là truyện Chử Đồng Tử và Tiên Dung, trong đó vua Hùng thứ ba sai lạc hầu đem binh đi đánh dẹp công chúa, vì tưởng Tiên Dung làm những điều trái đạo Trời. Khi ấy Tiên Dung đã ngộ đạo và chứng đắc thần thông, nên than rằng: “Đạo Trời sáng chói, phép thần không mờ tối. Trời đã xui như vậy, sống chết có số, việc gì mà sợ! Có lẽ nào con gái và con rể dám phản vua cha!” Vào đêm trước khi xảy ra cuộc chinh phạt, Tiên Dung và Chử Đồng Tử bay về Trời, và cuộc chinh phạt ngày hôm sau đã không xảy ra. Truyện này là một ví dụ tiêu biểu cho khả năng sử dụng đạo đức để ngăn chặn chiến tranh của người Lạc Việt ở thời Hồng Bàng. ↩
27. Lã Duy Lan, trong Truyền Thuyết Việt Nam, cũng có nhận định rằng: “Từ Hùng vương thứ nhất đến hết Hùng vương thứ năm, cũng không thấy sử sách và truyền thuyết nhắc đến chiến tranh. Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đầu tiên là cuộc chiến đấu chống giặc Ân xảy ra ở đời Hùng Vương thứ sáu.” ↩

Tài Sản của trantuananh1991
Chữ kí của trantuananh1991


Đài Cao đất Việt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU :: CÁC NGÀNH THANH-THIẾU-ĐỒNG :: THANH ĐOÀN CHƠN KHAI Liên hệ diễn đàn www.thanhsinhtrungtin.forum-viet.com-
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang