DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT
Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh
Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT
Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh
Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GĐĐC TRUNG TÍN CHUNG SỨC PHỤNG SỰ ĐẮP XÂY GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG VỮNG MẠNH
www.tuoitretrungtin.forum-viet.com CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU! địa chỉ: thánh thất TRUNG TÍN đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu website: http://www.thanhthattrungtin.com
trong quá trình sử dụng có mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến các bạn vui lòng liên hệ Administrators số điện thoại nóng :0978652249
dây là diễn đàn tôn giáo nên mấy mem spam mình sẽ ban nick nha
Tổng số bài gửi : 99 Points : 279 Reputation : 0 Join date : 12/05/2011 Age : 31
Tiêu đề: TÒA THÁNH TÂY NINH ( tập 1) Sun May 15, 2011 10:30 pm
[color=black]Lịch Sử Kiến Trúc TÒA THÁNH TÂY NINH
I. Tìm đất Thánh Địa. II. Định vị trí và kích thước Tòa Thánh. III. Lịch sử kiến trúc Tòa Thánh. IV. Mô tả Tòa Thánh. V. Kích thước thực sự của Tòa Thánh. VI. Lễ Trấn Thần Tòa Thánh. VII. Vụ trái mìn 1000 Kg chôn dưới nền Tòa Thánh. VIII. Những sự kỳ diệu của Tòa Thánh.
Mục Lục
Tòa Thánh Tây Ninh, còn được gọi là Đền Thánh, là Tổ Đình, là Tòa Thánh Trung Ương của Đạo Cao Đài, hiện nay tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách Thị Xã Tây Ninh khoảng 5 Km về hướng Đông Nam, thuộc Miền Nam nước Việt Nam. Đây là một ngôi Đền đồ sộ, nguy nga, đặc sắc, để thờ phượng Đấng Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, các vị Giáo chủ Tam Giáo và Ngũ Chi Đại Đạo, cùng các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Gọi Tòa Thánh Tây Ninh là Tổ Đình, vì đây là nơi phát xuất của Đạo Cao Đài, là nơi đặt các cơ quan trung ương của Hội Thánh Cao Đài, tức Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, để điều hành toàn bộ các hoạt động truyền giáo và cứu độ nhơn sanh. Tòa Thánh được khởi công xây dựng từ năm 1931 (Tân Mùi), hoàn thành vào năm 1947 (Đinh Hợi), và được khánh thành vào dịp Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất Mùi (dl 1-2-1955). Tòa Thánh được cất theo kiểu vở của Thiên đình, quay mặt về hướng Tây, có kích thước theo dự tính ban đầu của Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch là : - Bề dài : 135 mét. - Bề ngang : 27 mét. - Bề cao tại Lầu chuông và Lầu trống : 36 mét. - Bề cao tại Nghinh Phong Đài : 25 mét. - Bề cao tại Bát Quái Đài : 30 mét.
Việc chọn đất Thánh địa làm nơi xây dựng Tòa Thánh và kiểu vở xây cất Tòa Thánh đều do Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông giáng cơ chỉ dạy tỉ mỉ.
Top of Page
I. Tìm đất Thánh Địa.
Đạo Cao Đài làm Lễ Khai Đạo ngày 15-10 Bính Dần (dl 19-11-1926) tại Thánh Thất tạm đặt tại Chùa Từ Lâm Tự (tục gọi là Chùa Gò Kén, Tây Ninh).
Nguyên ngôi chùa nầy do Hòa Thượng Như Nhãn (cũng gọi là Hòa Thưởng Giác Hải) góp tiền bổn đạo mua đất và xây dựng nên. Kịp khi Đức Chí Tôn giáng cơ mở đạo, Đức Chí Tôn dùng huyền diệu cơ bút độ được Hòa Thượng Như Nhãn theo Đạo Cao Đài và trở thành một vị Chức sắc Đại Thiên phong của Đạo Cao Đài, nên Hòa Thượng Như Nhãn hiến chùa Từ Lâm Tự cho Hội Thánh Cao Đài làm Thánh Thất tổ chức Lễ Khai Đạo. Nhưng sau ngày Lễ Khai Đạo, Hòa Thượng Như Nhãn (cũng gọi là HoThượng Giác Hải) một phần bị mất đức tin, một phần bị nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ xúi giục và hăm dọa, nên Hòa Thượng Như Nhãn không theo Đạo Cao Đài nữa và đòi chùa lại, không hiến cho Hội Thánh.
Hội Thánh Cao Đài phải trả chùa lại cho Như Nhãn và hứa trong 3 tháng sẽ tìm đất để dọn đi.
" Kể từ Rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926) tới Rằm tháng Giêng Đinh Mão (1927) là đúng kỳ hứa trả chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén) là 3 tháng, nhưng tới tháng 2 năm Đinh Mão, đã quá kỳ hạn 1 tháng mà Hội Thánh chưa trả chùa lại được, vì chưa kiếm được đất để mua, còn Ông Hòa Thượng Giác Hải thì cứ đòi chùa lại hoài." (ĐS.I.51)
Vì sự đòi chùa ấy nên Đức Lý Giáo Tông giáng dạy tại chùa Gò Kén ngày 20-2-1927 (âl 19-1-Đinh Mão) như sau: "Ngày nay Lão nhứt định chùa nầy trả lại. Xong trước khi trả, phải cất Thánh Thất cho xong y như lời dạy. Chư Đạo hữu phải hiệp sức nhau đặng lập thành Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi, vì là Thánh địa, vả lại phong thổ thuận cho nhiều nước ngoại quốc đến đây học đạo. Lão muốn nơi khác mà Chí Tôn không chịu. Thượng Trung Nhựt ! Phải làm thế nào chừa đất dư ra ít nữa là 50 mẫu là cả trọn bản đồ Bạch Ngọc Kinh và cho đủ Thánh địa ấy. Hiền hữu đi chọn đất về cho Lão hay, cầu khẩn Chí Tôn nghe ! " (Trích ĐS. II. 222)
Hôm sau, cũng tại chùa Gò Kén, ngày 21-2-1927 (âl 20-1-Đinh Mão), Đức Chí Tôn giáng dạy như sau :
" Các con nghe ! Nơi nào Thầy ngự thì nơi ấy là Thánh địa. Thầy đã ban sắc cho Thần Hoàng Long Thành thăng lên chức Văn Xương vào trấn nhậm làng Hiệp Ninh dạy dỗ dân vô đạo, Thầy ban đặng quyền thưởng phạt, đặng răn làng ấy cho đến ngày chúng nó biết ăn năn cải hóa. Vậy thì Làng Long Thành, các con khá an lòng.
Còn Tòa Thánh thì muốn để cho có nhơn lực hiệp cùng Thiên ý, là hạnh của Thầy, các con nên xem gương mà bắt chước. Từ Thầy đến lập Đạo cho đến giờ, Thầy chưa hề một mình chuyên quyền bao giờ. Các con lựa chọn nơi nào mà Hội Thánh vừa lòng thì là đẹp lòng Thầy.
Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi.
Các con đã hiểu Thánh ý Thầy, phải cần kiệm mỗi sự chi về phương tiện mà thôi.
Thơ ! Thầy giao cho con góp tư bổn trong một tháng cho rồi, dặn các em con rằng : "Danh thể Đạo nơi Tòa Thánh, nghe à !" Sau Thái Bạch sẽ dạy con kiểu vở.
Cẩm Giang thì các con phải chịu khổ về phần ăn uống, Bén Kéo thì địa thế hẹp hòi, chớ chi các con khôn ngoan lấy cớ rằng, vì ích lợi lương sanh, vì đạo đức mà ký Chánh phủ cho các con mé rừng cấm bên kia đường thì đẹp lắm. Các con liệu thử.
Thơ ! Suối Vàng thì đặng, phương chuyên chở không thuận tiện, song phong thổ tốt đẹp. Con cũng yêu cầu Hội Thánh xét nét, nghe à ! Thầy ban ơn cho các con." (ĐS. II. 223) & [TNHT. I. 98]
Tiếp theo, cũng tại chùa Gò Kén, ngày 22-2-1927 (âl 21-1-Đinh Mão), Đức Lý Giáo Tông giáng :
" Thượng Trung Nhựt ! Thái Thơ Thanh ! Cười ! Nhị vị Hiền hữu muốn cho Đạo phải mang tiếng rằng : Trốn lánh hay sao mà tính dời Tòa Thánh xa dữ vậy hử ? Tỷ như Lão muốn lập Tòa Thánh gần bên thành binh, chư Hiền hữu tưởng sao ? Trung bạch : Có hai làng cúng đất. - Mua thì đặng, khó gì ! Một nơi chí Thánh trước mắt mà chư Hiền hữu chẳng biết xem, ấy cũng còn 2 phần phàm. Thái Thơ Thanh ! Lão cậy Hiền hữu một phen nữa, mai nầy đi lên đường trên gọi là dây thép, nhắm địa thế dài theo cho tới ngã Ao Hồ, coi Hiền hữu thấy đặng chăng cho biết. Lão đã nói rằng : Mỗi sự chi đều bày trước mắt nhơn sanh hết. Chư Hiền hữu đừng sợ ai hết, hễ sợ thì chối quyền thiêng liêng của Chí Tôn thì còn gì Đạo ! nghe à !" (ĐS. II. 224)
Bà Nữ Đầu Sư Nguyễn Hương Hiếu thuật lại buổi Hội Thánh đi tìm mua đất cất Tòa Thánh ngay ngày hôm sau, theo lời dạy của Đức Lý Giáo Tông như sau :
" Qua ngày sau, quí ông đi tìm đất, Ông Thái Thơ Thanh cho mượn một chiếc xe, Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh cho mượn một chiếc.
Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng ngồi trên 2 chiếc xe hơi, thì có : Đức Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm, Anh Cả Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, Anh Thái Thơ Thanh, Anh Thượng Tương Thanh, Anh Ngọc Trang Thanh.
Khi xe chạy tới cửa số 2 hồi trước còn rừng rậm, cạnh góc ngã ba có cây vừng, Đức Cao Thượng Phẩm ngó thấy nơi cây vừng có tấm bảng treo đề tên Cao văn Điện, ông nầy là bạn học của Đức Cao Thượng Phẩm hồi thuở nhỏ.
Trong lúc bối rối kiếm đất không được, Thượng Phẩm bất ngờ thấy tên bạn mình đứng tên trên miếng đất nầy, nên Đức Cao Thượng Phẩm nói với Hội Thánh rằng : Để tôi đi tìm ông Cao văn Điện, nhờ bạn tôi điềm chỉ giùm chủ đất nầy, và cũng nhờ ông Cao văn Điện điềm chỉ mới biết ông chủ đất nầy là ông Kiểm lâm người Pháp tên là ASPAR.
Khi kiếm được đất rồi, tối lại quí Ông cầu Đức Lý về dạy coi Hội Thánh đi kiếm đất như vậy có trúng không.
Đức Lý giáng dạy như vầy :
(Đó là đêm 24-2-1927, âl 23-1-Đinh Mão, tại chùa Gò Kén) " THÁI BAÏCH. Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo muội. Lão khen Thái Thơ Thanh, phải đó đa không, tưởng chư Hiền hữu không thấy nữa. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh địa ? Sâu hơn 300 thước, như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa 6 nguồn, làm như 6 con rồng đoanh nhau. Nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi, gọi là LỤC LONG PHÒ ẤN. Ngay miếng đất đó đặng 3 đầu : Một đầu ra giếng mạch Ao hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia. Người Lang sa chỉ đòi 20 ngàn, nói rồi trả đúng có 15 ngàn, Lão dặn thì thành trả 17 ngàn, 18 ngàn thì đặng vậy. Còn xin khai khẩn miếng đất rừng bên kia nữa mới trọn. Đất nay còn rẻ, miếng đất chung quanh Thánh địa ngày sau hóa vàng. Chư Hiền hữu biết lo lập, ngày sau rất quí báu. THĂNG." (ĐS. II. 225).
" Khi phá đám rừng nầy thì đàn Thổ (người Miên) xuống cả ngàn người để phá rừng, làm cho ông Chánh Tham Biện (Tỉnh Trưởng Tây Ninh) người Pháp nghi ngờ, mời Đức Thượng Phẩm ra Tòa Bố. Ông hỏi Đức Thượng Phẩm : Chớ làm cái gì mà đông đảo như vậy ? Đức Thượng Phẩm trả lời rằng : Tôi mua miếng đất đó đặng trồng cao su. Ông Tham Biện hỏi : Trồng mấy mẫu ? Đức Thượng Phẩm trả lời : Tôi trồng hết sở đất tôi mua, phá tới đâu tôi trồng tới đó. Nên ngày nay, trong Nội Ô có cây cao su là do đó." (trích ĐS. I. 52)
Tóm tắt diễn tiến mua đất cất Tòa Thánh :
1/. Sau khi làm Lễ Khai Đạo tại chùa Từ Lâm (Gò Kén) ngày 15-10-Bính Dần (dl 19-11-1926), chủ chùa Từ Lâm là Hòa Thượng Như Nhãn (Giác Hải) đòi chùa lại, không hiến cho Hội Thánh Cao Đài nữa, kỳ hẹn trong 3 tháng phải dời đi.
2/. Ngày 19-1-Đinh Mão (dl 20-2-1927), tại Từ Lâm Tự, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ quyết định trả chùa lại cho Hòa Thượng Như Nhãn, rồi dạy Hội Thánh đi chọn mua đất cất Tòa Thánh, phải chọn đất tại Tây Ninh nầy mà thôi. Đức Lý xin mua đất nơi khác nhưng Đức Chí Tôn không chịu, bởi vì Tây Ninh là Thánh địa, nơi đây phong thổ thuận tiện cho người ngoại quốc đến học Đạo.
3/. Ngày 20-1-Đinh Mão (dl 21-2-1927), cũng tại Từ Lâm Tự, Đức Chí Tôngiáng cơ xác định : " Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi."
Đức Chí Tôn còn phân tích và gợi ý : Nếu cất Tòa Thánh nơi : - Cẩm Giang thì nhơn sanh phải chịu khổ về phần ăn uống. - Bến Kéo thì địa thế hẹp hòi. - Suối Vàng thì phong thổ tốt đẹp nhưng phương tiện vận chuyển không thuận tiện. - Chỉ có khu rừng cấm phía bên kia đường thì đẹp lắm !
4/. Ngay sáng hôm sau là ngày 21-1-Đinh Mão (dl 22-2-1927), Hội Thánh đi tìm mua đất, nhưng không được. Tối lại, cầu Đức Lý Giáo Tông tại chùa Gò Kén thì Ngài giáng dạy rằng : Ngày mai, Hội Thánh cần đi xem đất một lần nữa, xem từ Mít Một, cặp theo đường dây thép đến làng Long Thành, coi có thấy được không ?
5/. Ngày 22-1- Đinh Mão (dl 23-2-1927), Hội Thánh vâng theo lời chỉ dạy của Đức Lý, đi tìm đất một lần nữa thì gặp được một miếng đất là khu rừng rậm do ông ASPAR làm chủ, nằm kế khu đất của ông Cao văn Điện, bạn của Đức Cao Thượng Phẩm. Tối lại, lập đàn cơ cầu hỏi Đức Lý Giáo Tông, Ngài giáng khen Hội Thánh đã tìm đúng, cuộc đất ấy là Thánh địa, vì bên dưới, trong lòng đất sâu 300 thước, có 6 nguồn nước tụ lại, gọi là Lục Long Phò Ấn. Đức Lý cho biết trước, người Pháp chủ miếng đất rừng ấy đòi bán 20 ngàn, trả giá chừng 17 hay 18 ngàn là họ bán. Đức Lý còn dặn : Mua xong miếng đất ấy rồi, phải xin khai khẩn miếng đất rừng bên kia nữa, nhập vào mới trọn để cất Tòa Thánh theo kiểu vở của Bạch Ngọc Kinh. Đức Lý cho biết, đất bây giờ còn rẻ, nhưng ngày sau khai khẩn xong rồi, lập nên Tòa Thánh, Đạo phát triển thì chung quanh đất ấy sẽ rất quí báu, đất mắc hơn vàng.
Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng việc tìm ra cuộc đất để lập thành Thánh địa, xây cất Tòa Thánh là hoàn toàn do Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông chỉ dạy và hướng dẫn, chớ không phải do Hội Thánh tự ý đặt ra. Câu nói mà Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông cùng xác nhận là : " Chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi." Đó là Thiên Điều, bất di bất dịch, của Đạo Cao Đài, tức là của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Cho nên chúng ta thấy các Tòa Thánh khác của các Chi phái Đạo Cao Đài lập ra ở những nơi khác, đều không thể tồn tại lâu dài được. Đó chỉ là nhất thời trong sự bất đồng cũng nhất thời, để rồi ngày sau cũng phải qui hiệp về Tòa Thánh Tây Ninh, chỉ có một gốc Tây Ninh mà thôi.
[img]
II. Định vị trí và kích thước Tòa Thánh. Ngày 28-2- 1927 (âl 27-1-Đinh Mão), Đức Lý Thái Bạch giáng cơ dạy về vị trí xây cất Tòa Thánh và kích thước Tòa Thánh như sau :
" THÁI BAÏCH. Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo muội. Bình thân. Bính Thanh ! Hình Phật Thích Ca trước Hiệp Thiên Đài đó, phải làm thế nào cho đừng hư gãy, vì Chí Tôn đã trấn Thần chính nơi tay Người nghe. Quả Càn Khôn cũng vậy, khi tháo ra rồi ráp lại y như vậy, khi tháo ra phải cầu Lão đưa Thần một đổi, rồi mới đặt tay người vào, nghe à ! Dặn đến Thánh Thất mới, phải cầu Chí Tôn trấn Thần lại nữa.
Thánh Thất tạm phải cất ngay miếng đất trống, còn Hiệp Thiên Đài tạm phải cất trước Thánh Thất tạm. Đạo hữu lại phải khai phá đám rừng trước miếng đất . Như vậy, ngay trung tim rùng, cách miếng đất trống chừng 3 thước rưỡi, đóng một cây nọc, đo Hiệp Thiên Đài như vầy : Ngoài Bàu Cà Na đo chừng 30 thước đóng một cây nọc. Ấy là khuôn viên Tòa Thánh. Lão lại dặn, từ cây nọc bên phía miếng đất phải đo vô Bàu Cà Na 27 thước Lang sa, nghe à ! Tư vuông 27 thước, mỗi góc của Đài Bát Quái, nghĩa là hình nhà tròn có 8 nóc, cao từ đất lên thềm 9 thước Lang sa, làm 8 góc rộng bao nhiêu tùy ý, trên Điện Bát Quái bề cao 9 mét, hình nóc tròn mô lên chỉ 8 nóc cho phân minh, trên đầu đài phải để cây đèn vàng.
Kế nữa là Chánh Điện, bề dài 81 mét, bề ngang 27 mét. Lão phải vẽ mới đặng.
Kế nữa Hiệp Thiên Đài tư vuông 27, hai từng, mỗi từng 9 mét, hai bên Hiệp Thiên Đài, bên mặt có Lôi Âm Cổ Đài, bên tả có Bạch Ngọc Chung Đài. Lão phải vẽ mới đặng.
Hộ Pháp, Thượng Phẩm ! Nội trưa nầy phải cắm một cây viết vào đầu cơ, lấy một miếng giấy lớn vào Điện phò loan cho Lão vẽ. Bính Thanh phải có mặt, còn kỳ dư không cho ai vào Điện hết, nghe à ! Phải mua khoảnh đất Bàu Cà Na làm Động Đình Hồ, nghe à ! THĂNG. (ĐS. II. 226) [ HTĐ tư vuông 27 : tức là HTĐ cất trên miếng đất hình vuông, mỗi cạnh 27 mét ].
Theo bài Thánh giáo của Đức Lý Giáo Tông thì Tòa Thánh cất gồm 3 phần :
- Bát Quái Đài, xây trên khoảnh đất hình vuông, mỗi cạnh 27 mét, nền cao 9 mét. - Cửu Trùng Đài, là phần Chánh Điện, xây nối theo, bề ngang 27 mét, bề dài 81 mét. - Hiệp Thiên Đài, xây nối theo Cửu Trùng Đài, trên hình vuông, mỗi cạnh 27 mét.
Tổng cộng thì bề dài của Tòa Thánh là : 27 + 81 + 27 = 135 mét và bề ngang của Tòa Thánh là : 27 mét. Những chi tiết khác thì Đức Lý vẽ và dạy riêng cho Đức Phạm Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm và Ngài Phối Sư Thái Bính Thanh. Chúng ta nhận thấy các con số về kích thước của Tòa Thánh đều là những bội số của một số căn bản là 9.
Cũng trong ngày hôm đó, Đức Chí Tôn giáng dạy tiếp như sau : "Thơ ! Thái Bạch muốn lập Thánh Thất coi cho tốt đẹp, chẳng tưởng sự khó nhọc của các con, Thầy chẳng đành. Thoảng như tốn kém nhiều, các con coi theo họa đồ, tính làm theo thước mộc, nghe à ! Tắc ! Con vẽ trúng, nhưng con Long mã làm sao thêm cho 3 ngọn đèn bằng nhau. Thơ ! Con khá chịu cực nhọc với Đạo một phen, liệu lượng thế nào, Thầy giáng tâm dạy dỗ, nghe à ! Các con lo làm, Thái Bạch xem sóc các con. Nhớ rằng danh Đạo do nơi Tòa Thánh, làm thế nào danh các con cùng Vạn quốc thì làm. Thầy ban ơn cho các con. " (ĐS. II. 227)
CHÚ THÍCH : Thơ : là Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh. Tắc : là Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc.
Thước mộc : là cây thước làm bằng gỗ thuở xưa của dân ta, có bề dài bằng một chống cánh chỏ. Theo Từ Điển Tiếng Việt, thước mộc có bề dài khoảng 0,425 mét. Thước Lang sa : Cây thước Tây, dài 1 mét.
Theo bài Thánh giáo trên của Đức Chí Tôn, Đức Chí Tôn thấy Đức Lý Giáo Tông ra kích thước cất Tòa Thánh lớn lao quá, sợ quá hao tốn tiền bạc của nhơn sanh, nên gợi ý với Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh là thay vì thực hiện họa đồ của Đức Lý bằng thước Tây (mét), thì nên thực hiện theo thước mộc, như vậy kích thước của Tòa Thánh sẽ giảm nhỏ lại, đỡ tốn kém hơn.
Sau đó, đến ngày 8-3-1927 (âl 7-2-Đinh Mão), tại chùa Gò Kén, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy tiếp về việc xây cất Tòa Thánh :
" Cư ! Con vẽ Thánh Thất phải, song nơi con để con Long mã, con nên làm một cái đài nhỏ có cửa sổ cho hơi không khí thông thương vô Đại điện tốt hơn. Thơ bạch : Xin đúc nền Tòa Thánh bề cao 9 mét theo kiểu của Đại Tiên cho. - Tốn kém nhiều lắm con ơi ! Bính ! Con nên đo từ mé rừng dưới vào cho tới 50 mét, rồi kế 81 mét, rồi kế 27 mét, làm như vậy, Thánh Thất nằm trọn vào rừng mà thành ra như bao quanh một Vườn Thiên nhiên rất đẹp. Thầy tưởng khi con cũng thấy sái, con cứ lấy đường con cất, đo vô rừng 27 mét mà phát trống thì Chùa nằm tại chỗ, còn khi cất, con nhắm thế nào cho nọc Bát Quái Đài và Hiệp Thiên Đài cho ngay mặt Trời phía Tây thì trúng. Con nhớ nghe ! Thầy ban ơn cho các con." (ĐS. II. 229) Đức Đại Tiên Lý Thái Bạch giáng cơ dạy tiếp : " Cười … Họa đồ của Lão, Chí Tôn chê và trách rằng : Hao phí vô nền nặng lắm. Chí Tôn sửa lại mỗi cấp 3 tấc Tây mà thôi, dưới đất 5 tấc, chín cấp 3 tấc là 2 mét 70, cộng là 3 mét 20, còn 10 mét thì chí đầu trong nền Bát Quái Đài, trên đầu song chí nóc 13 thước mới khỏi mưa nước đọng mà phải mục, nóc của Đại điện và của Hiệp Thiên Đài cũng y mực như vậy, phải làm plafond hai đài chuông trống cao hơn nóc Hiệp Thiên Đài 6 thước. 1) Đèn xanh ngay giữa Đại điện làm hình Long mã phụ Hà đồ. 2) Điện BQĐ để cây đèn vàng ngay nóc. 3) HTĐ để cây đèn đỏ. THĂNG." (ĐS. II. 230)
[/img]
III. Lịch sử kiến trúc Tòa Thánh. Như phần trên đã trình bày, Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông đã dạy tất cả chi tiết, kích thước trong họa đồ xây cất Tòa Thánh từ tháng Giêng năm Đinh Mão (1927), nhưng lúc đó Đạo còn quá nghèo, số tín đồ chưa đủ đông, nên việc xây cất Tòa Thánh bằng vật liệu kiên cố chưa thể thực hiện ngay được. Hiện thời chỉ có thể cất Tòa Thánh tạm bằng mái tranh vách ván, để có ngay nơi thờ cúng Đức Chí Tôn, và gấp rút dời Thánh Thất từ chùa Gò Kén về đây để trả chùa lại cho Hòa Thượng Như Nhãn. Ngày 13-2-Đinh Mão (dl 16-3-1927), Hội Thánh quyết định trả chùa Gò Kén cho Hòa Thượng Như Nhãn, thỉnh cốt tượng Thái Tử Sĩ Đạt Ta cỡi ngựa Kiền Trắc về Thánh Thất tạm cất trên đất mới, gọi là Thánh địa. Các cơ quan khác của Đạo cũng lần lượt được xây dựng tạm với mái tranh vách đất, để có nơi làm việc và nghỉ ngơi cho chư Chức sắc. Công việc tiến hành dần dần đi vào ổn định để lo xây dựng Tòa Thánh bằng vật liệu nặng với qui mô lớn lao mà Đức Lý Giáo Tông đã định. Nhưng rồi sau đó, nội bộ của Hội Thánh rạn nứt, có một số ít Chức sắc tách riêng ra lập Chi phái, trở lại công kích Hội Thánh, toan phá Đạo, nên việc xây dựng Tòa Thánh không thể khởi công được, mà phải gác lại nhiều năm.
1/. Mãi đến tháng 10 năm Tân Mùi (1931), Ngài Thái Thơ Thanh (lúc đó còn ở phẩm Thái Chánh Phối Sư) mới đứng ra khởi công đào móng làm nền, đào hầm Bát Quái, công việc không tiến triển được nhiều, rồi vì thiếu thốn tiền bạc nên phải tạm ngưng. (Đó là Kỳ nhứt).
2/. Năm 1933 (Quí Dậu), Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt hiệp cùng Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh tiếp nối công trình, làm thêm được một ít rồi cũng phải ngưng lại, (Đó là Kỳ thứ nhì), kế Đức Quyền Giáo Tông lâm bịnh và đăng Tiên ngày 13-10-Giáp Tuất (1934).
3/. Năm 1935 (Ất Hợi), Ngài Tiếp Thế HTĐ Lê thế Vĩnh nông trang, chấp chưởng vận động tiền bạc, nhờ Bác Vật Phan hiếu Kinh từ Sài gòn lên làm Cố vấn, khởi làm được lầu Hiệp Thiên Đài, đúc cột đổ plafond đặng chút ít nữa, rồi cũng phải ngưng công việc lại. (Đó là Kỳ xây dựng thứ ba).
4/. Sau khi Đức Quyền Giáo Tông đăng Tiên, Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc được giao nắm quyền Hội Thánh, chưởng quản Nhị Hữu hình Đài : Hiệp Thiên và Cửu Trùng, Đức Hộ Pháp mới trù tính kế hoạch tiếp tục xây cất Tòa Thánh cho đạt được thành công. Đức Ngài huy động được 500 công quả hiến thân nơi Phạm Môn làm lực lượng công thợ nồng cốt, khởi công tiếp nối việc xây cất Tòa Thánh vào ngày 1-11- Bính Tý (dl 14-2-1936). Đức Ngài buộc các vị công quả công thợ, Nam và Nữ, phải lập Hồng thệ, trong suốt thời gian xây cất Tòa Thánh, không được cưới vợ hay lấy chồng, đặng đủ tinh khiết mà tạo tác Tòa Thánh. Đức Ngài cũng ban lịnh cho các Châu đạo và Tộc đạo Hành Chánh và Phước Thiện, Nam phái và Nữ phái, nổ lực lo tiền bạc, vật liệu, lương thực, gởi về Tòa Thánh liên tục để công cuộc tạo tác Tòa Thánh không bị gián đoạn. Nhờ khéo tổ chức như thế, nên công việc tạo tác Tòa Thánh được tiến hành liên tục trong suốt 4 năm rưỡi, thì Đạo Cao Đài bị chánh quyền Pháp khủng bố, vào Tòa Thánh bắt Đức Phạm Hộ Pháp ngày 4-6-Tân Tỵ (dl 28-6-1941) và đày đi hải đảo Madagascar ở Phi Châu. Công việc tạo tác Tòa Thánh đã hoàn thành được phần căn bản, chỉ còn phần đắp vẽ trang trí nữa là xong, nhưng tất cả đều phải ngưng lại, vì chánh quyền Pháp đã bắt Đức Phạm Hộ Pháp, nhà binh Pháp chiếm đóng Tòa Thánh làm nhà xe, và chỗ ở cho lính Pháp, đuổi các công thợ và Chức sắc ra khỏi Tòa Thánh. Quân đội Pháp còn lén chôn dưới nền Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh một trái mìn rất lớn, chứa 1000 kg chất nổ, ý đồ giựt cho nổ sập Tòa Thánh trước khi chúng rút đi và đầu hàng quân đội Nhựt. Nhưng ý đồ đen tối của chúng không thành công. [Xem : Phần VII phía sau] Ngày 4-8-Bính Tuất (dl 30-8-1946), Đức Phạm Hộ Pháp được Chánh quyền Pháp đưa trở về Tòa Thánh, sau hơn 5 năm bị lưu đày nơi hải ngoại. Ngay sau đó, Đức Phạm Hộ Pháp liền huy động số công thợ công quả trở lại để sửa chữa những chỗ hư hỏng của Tòa Thánh do lính Pháp gây ra, rồi lo đắp vẽ, sơn phết, trang trí gấp rút hoàn thành nội trong năm Bính Tuất, tức là đến Tết Đinh Hợi phải xong. Ngày mùng 3-Giêng-Đinh Hợi (dl 24-1-1947), Tòa Thánh được hoàn thành. Tổng Giám Lê văn Bàng, các Phó Tổng Giám và Tá Lý, đại diện các công thợ Nam Nữ làm Lễ Bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh, được Hội Thánh tiếp nhận vô cùng hoan hỷ. Ngày mùng 6-Giêng-Đinh Hợi (dl 27-1-1947), tức là 3 ngày sau khi làm Lễ Bàn giao Tòa Thánh, Đức Phạm Hộ Pháp làm Lễ Trấn Thần Tòa Thánh. Ngày mùng 8-Giêng-Đinh Hợi (dl 29-1-1947), Đức Phạm Hộ Pháp làm Lễ rước Quả Càn Khôn (đã gởi nơi Báo Ân Từ khi tạo tác Tòa Thánh) về thờ nơi Tòa Thánh, để khuya hôm đó, giờ Tý cúng Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn. Nhưng mãi đến 8 năm sau, Đức Phạm Hộ Pháp mới tổ chức Đại lễ Khánh Thành Tòa Thánh vào dịp Vía Đức Chí Tôn ngày mùng 9-Giêng-Ất Mùi (dl 01-02-1955). Đây là một cuộc lễ vĩ đại nhứt của Đạo Cao Đài kể từ trước tới nay.
Người Tín đồ Cao Đài rất hãnh diện có được một ngôi Tòa Thánh đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, do Thiên ý hợp cùng nhơn lực tạo nên, xứng đáng là Bạch Ngọc Kinh tại thế, tiêu biểu cho một nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ : Qui nguyên Tam giáo và Phục nhứt Ngũ Chi
. Trong cuộc Lễ Bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh, Tổng Giám Lê văn Bàng có viết một bài Diễn văn ghi lại các giai đoạn tạo tác Tòa Thánh một cách khá chi tiết, xin chép lại nguyên văn sau đây : (Tài liệu của Ban Kiến Trúc, ấn hành năm Tân Hợi 1971).
Ngày 3 tháng Giêng năm Đinh Hợi (dl 24-1-1947) Đúng 8 giờ ban mai, khi Đức Hộ Pháp đến Bửu điện, có cả Chức sắc Thiên phong Nam Nữ và một số Chức việc, Đạo hữu, độ 300 vị tề tựu đủ mặt. Vị Tổng Giám Lê văn Bàng xin phép Đức Hộ Pháp cho toàn thể nhơn công Nam Nữ làm lễ ra mắt những vị tiền vãng. Đoạn Đức Hộ Pháp mời cả Chức sắc Nam Nữ vào lạy Chí Tôn xin ban ơn huệ cho cả gia quyến các công thợ và những thiện tâm hỷ cúng vào sự tạo tác Tòa Thánh. Khi bái lễ xong, Đức Hộ Pháp nhơn danh Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài, để lời cảm tạ tấm lòng thiết thạch của những môn đệ chí hiếu và tận trung, kẻ công người của, mà đã trải qua biết bao thời gian nguy biến và gian lao gìn giữ đức tin, mới lần hồi kiến tạo nên một Đền Thờ vĩ đại oai nghiêm, tráng lệ dường nầy. Vị Tá Lý Lê ngọc Lời, thay mặt Tổng Giám Lê văn Bàng, dọc lời chúc mừng Đức Hộ Pháp :
" Tòa Thánh là cái hồn của Đạo hoặc là khối đức tin lớn, xuất hiện tại vùng Á Đông, là cuối kỳ Hạ nguơn hầu mãn, nhờ nơi huyền diệu thiêng liêng mà Đạo đặng phổ thông mau chóng, biết bao nhiêu tín đồ đã tùng giáo. Đạo phải có một Thánh thể của Chí Tôn thiệt hiện tại thế, là khối đức tin của toàn nhơn loại, để chú trọng và tín ngưỡng . Bởi lẽ ấy mà nguyện vọng thiết tha của bao nhiêu tín đồ đòi hỏi ở chỗ phải cất Tòa Thánh, và biết bao người Đạo ở các nơi cứ trông ngóng hỏi Tòa Thánh cất rồi chưa ? - Vì lẽ đó mà Đức Quyền Giáo Tông , ba vị Chánh Phối Sư, thi hành theo tiếng gọi của chúng sanh để làm Tòa Thánh, thì biết bao nhiêu hăng hái vui mừng của người Đạo chung hợp cùng nhau để làm Tòa Thánh cho mau đến ngày kết quả. Ngày …… tháng 10 năm Tân Mùi (1931) thì khởi công tạo tác, nào đào hầm Bát Quái đổ bê-tông, rồi không hiểu tại sao phải ngưng làm, thì cái hầm ấy cũng là một di tích, hay là một cái mầm móng của bước đầu tiên đã sáng tạo nên , đành chấm một dấu hỏi để sau nầy ? Từ ấy, Đức Quyền Giáo Tông cứ ung dung lo phổ thông nền Chơn giáo.
- Qua kỳ thứ hai thì lo tiếp tục lại để làm Tòa Thánh nữa. Hội đồng cả Chức sắc HTĐ và CTĐ lại để chung trí đặng tạo thành. Ông Tiếp Thế Lê thế Vĩnh chấp chưởng vận động, mướn Bác vật Phan hiếu Kinh, người lãnh la-tách, khởi làm lầu HTĐ, đúc cột và đổ la-phong đặng chút ít, lại cũng ngưng công việc làm, đành chịu một chấm hỏi thứ hai nữa ? Lúc ấy nhằm lúc khó khăn, cơ đời biến đổi, làm cho thuyền Đạo lắm lúc ngửa nghiêng, cũng bởi nhân tình thế thái kích bác chê bai, vu cáo Đức Quyền Giáo Tông đủ lẽ, nhân nơi lẽ ấy mà Ngài chán nãn cõi đời vô vị, chỉ đem lại cho Ngài những mỉa mai của miệng thế, vì lẽ ấy mà Ngài sớm lìa cõi trần, hồi về cựu vị. Ôi thôi ! Cũng do nơi cái Tâm của nhơn loại đãi Ngài, từ đó mất hết một tay rường cột của nền Đại Đạo. Khi ấy, Sư phụ ( Đức Phạm Hộ Pháp) phải thay thế gánh vác cả nhiệm vụ mà chính Chí Tôn phú thác, thống nhứt Nhị Hữu hình Đài, thực hiện mối Đạo nhơn nghĩa, mới trúng theo Thiên ý mà Đức Chí Tôn gọi là Phổ độ chúng sanh. Sư phụ thi hành triệt để theo ý của Đại Từ Phụ, phổ thông Chơn giáo cho cả Chức sắc Nam Nữ CTĐ đi hành đạo các tỉnh. Đạo phổ thông mau chóng, hàng triệu tín đồ tùng giáo. Sư phụ đinh ninh rằng : Công cuộc tạo tác Tòa Thánh chắc chắn sẽ tiếp tục làm lại ở sau nầy. Còn một mặt, Sư phụ sắp đặt cho những người ở bên Phạm Môn, chính hai chữ Phạm Môn ở trong phạm vi eo hẹp về kinh tế, làm cho lắm người ngờ vực mà các con không thể nói đặng. Hại thay ! Chánh trị bên ngoài lại còn nghi kỵ hơn nữa, bắt buộc phải giải tán hai chữ Phạm Môn, treo bảng cấm nhặt các cơ sở Phạm Môn. Do nơi ấy mà Sư phụ mới day trở, cái cớ để lập ra Cơ Quan Phước Thiện, dạy những người Phạm Môn cứ đi các tỉnh Nam Kỳ để khai mở Cơ Quan Phước Thiện và Lương Điền Công Nghệ, vv… Những người lãnh cả sứ mạng ấy thật là dốt nát, chơn chất thật thà, có người không biết chữ quốc âm nữa là khác, nhưng cũng nhờ tánh chất ấy mà Cơ Quan Phước Thiện mở mang một cách mau chóng, biết bao người mang cả sự nghiệp, đồn điền để hiến làm một cái nhà chung, trong khi ấy, Đạo có đến 3 triệu người tùng giáo. Sư phụ nhận thấy chắc chắn làm Tòa Thánh đặng, không thất bại nữa. Trong 3 triệu người, mỗi người chung hiệp 1 đồng bạc cũng làm được, nên Sư phụ không ngần ngại gì cả mà không tạo tác Tòa Thánh, để đáp lại cái nguyện vọng của chúng sanh mong đợi. 1. Giai đoạn thứ nhứt : Đến ngày mùng 1 tháng 11 năm Bính Tý (dl 14-12-1936), Sư phụ khởi công làm Tòa Thánh. Ngày mà khởi mua đồ thì trong tủ Hộ Viện không tiền, lại còn lưu lại nợ ăn trước nữa là khác. Song le, nhờ sự tổ chức của Sư phụ rất biệt tài, nào xe bò, xe camion vận tải đồ đạc, trong các Châu, các Tộc, các Làng, kẻ của người công, đủ dùng không thiếu. Trên thì có Sư phụ làm hướng đạo, dưới thì các con đồng tâm hiệp lực, bao quản nhọc nhằn, nắng mưa bao ngại, cơm còn phải thiếu ăn, hẩm hút cháo rau từ bữa. Nhưng các con cứ phấn tâm nung chí, rán sức bền lòng lo tô điểm nhà thờ chung cho mau chóng. Đó là 2 năm đầu.
2. Qua giai đoạn thứ nhì : Trải qua 3 năm sau, biết bao lần đau khổ, ngoài thì nghịch Đạo phá rối đủ điều, còn trong thì thiếu thốn, tình thế khó khăn, các vật liệu bị Chánh phủ hạn chế. Lúc ấy, Sư phụ sợ Tòa Thánh làm không rồi, mà nếu Tòa Thánh biếng trễ một ngày là một hại cho nhơn sanh vậy. Vì thương Thầy mến Đạo, nên lúc ấy các con tình nguyện lãnh làm Tòa Thánh và có dâng Tờ Cam Kết với Sư phụ và Hội Thánh rằng : Các con vì Đạo, vì nhơn sanh, nên mới làm Đền Thờ Đức Chí Tôn, sau khi hoàn thành thì các con không đòi hỏi điều chi với Hội Thánh cả. Khi Tờ Cam Kết đã nạp rồi thì các con lại càng hăng hái làm việc thêm nữa, nhưng mà lẽ Thiên cơ dĩ định, sức phàm khó thắng với sức thiêng liêng, nên sự tạo tác đành cam ngưng trệ. Lệnh Chánh phủ bắt buộc Tòa Thánh phải đình công. Tin đó đưa ra như đất bằng sóng dậy, sét đánh vào tai, toàn Đạo nghe qua rất nên não nuột, đã vậy mà còn bắt Sư phụ lưu đày sang hải ngoại. Giai đoạn nầy, các con lấy làm thảm đạm, là Thầy xa trò, thì có mong chi Tòa Thánh đoạt thành. Nơi Tòa Thánh từ đó Quân đội Pháp đã đóng binh, các Chức sắc còn lại lo trù hoạch, tìm phương lo Đạo. Lúc ấy, các con như gà mất mẹ, như chim lạc đàn, bơ vơ chiu chít, không còn phải lắng nghe tiếng còi đặng trở về chuồng, rồi kẻ một nơi, người một ngã, lăn lóc với cuộc đời sầu khổ. Ôi ! Các con tưởng rằng không còn trở lại Tòa Thánh lần thứ hai nữa, nhưng các con còn nhớ lời tiên tri của Thầy rằng : Sau đây các con còn trở lại làm Tòa Thánh nữa. Lời tiên tri ấy, các con vẫn đinh ninh để an ủi lấy lương tâm chờ đợi. May thay ! Tin Hội Thánh cho hay rằng : Ông Giáo Sư Đại biểu (Trần quang Vinh) lo tổ chức cơ phục quốc, trước là lo cho nước đặng tự do, sau là đòi Sư phụ trở về Tòa Thánh. Từ đó, các con cũng hăng hái lo hiệp tác với anh em, trải qua mấy năm, các con cũng giữ tròn nhiệm vụ.
3. Qua giai đoạn thứ ba : Rất may mắn thay, nhơn nguyện Thiên tùng, lẽ Thiên cơ biến chuyển thình lình, tới ngày 24 tháng Giêng năm Ất Dậu (dl 8-3-1945), Việt Nam được nắm chánh quyền thì nền Đại Đạo được phục hồi, Tòa Thánh mở cửa. Lúc nầy Ông Giáo Sư Khí thay mặt cho Hội Thánh lo kiến thiết lại. Kế Ông thì có Thừa Sử Huỳnh hữu Lợi tận tâm sát cạnh với Ông Lâm tài Khí rất hoạt động, vận tải đồ đạc đặng làm Tòa Thánh, thì các con chung tâm hiệp trí lo làm theo di tích của Sư phụ còn lưu lại nơi Đền Thánh. Nhưng mà vận Đạo còn ở trong đám mây mờ, nên sự tạo tác chỉ lây lất cho qua ngày đặng đợi Thầy về. Tùy theo thời thế xây trở theo chiều, nào là tiền bạc, nào quyền thế, mà còn chỗ phân tâm, nên dân thợ làm Tòa Thánh đình công một ngày. Ông rất ôn tồn hòa nhã mà nhẫn nại khuyên nhủ anh em làm Tòa Thánh, và có nhắc lời tiên tri của Thầy để lại rằng còn nhiều nỗi khó khăn nữa, mấy em phải rán nhẫn nại mà nghe lời Qua thì sau sẽ gặp Thầy. Ngày Chánh phủ Pháp sắp đến, Ông truyền lịnh cả chu vi Tòa Thánh phải treo cờ Tàu, thì các con lấy làm ngạc nhiên, nhìn thấy lá cờ Tàu bay phất phới theo chiều gió. Đó là do nơi lời tiên đoán của Thầy để lại, nên gió Thánh đã xủ phất lá cờ hộ mạng che phủ cho Tòa Thánh. Trường hợp nầy rất nên mắc mỏ, một đàng trì một đàng kéo, ông ở giữa phải giao thiệp cả hai bên, nào là ruồng rừng lấp lộ, nào làm cống đào mương, đã vậy mà Ông Lâm tài Khý còn phải bị nạn trong 3 tiếng đồng hồ nơi khám Tây Ninh. Ôi ! Biết bao nỗi khổ, Ông là người Tàu mà dám hy sinh với Đạo và một phần Chức sắc cùng đàn em theo tùng sự với Ông nên rất đau đớn. Ấy chẳng qua là Thiên cơ tiền định, nhờ sự ủng hộ của thiêng liêng, dầu việc dữ cũng hóa ra hiền, sự rủi hoá may, nhiều điều rất kinh tâm tán đởm, mà rồi cũng đặng dung hòa.
4. Qua giai đoạn thứ tư : Cơ Chuyển thế xây vần, lẽ Thiên cơ biến tướng, nên Ông Giáo Sư Đại biểu và cả Chức sắc Thiên phong ở Sài gòn phải thọ khổ, cũng nhờ thọ khổ mới toan giải khổ, Ông sẽ đòi sự tự do của Đạo lại và đem Sư phụ trả về Tòa Thánh. Ngày mà đặng tin Sư phụ khải hoàn thì toàn Đạo ai cũng đều hớn hở vui mừng. Hội Thánh thì lo sắp đặt sửa soạn huy hoàng đặng rước Đức Giáo Chủ qui hồi cố quốc. Thế nên Đạo đã đến kỳ tăng tiến, nhơn sanh đổi họa ra phước từ đây. Đã trên 10 năm, thuyền Đạo bị truân chuyên trắc trở, biết bao bão táp mưa sa, nay Trời êm sóng lặng, Sư phụ đã qui hồi thì sự hy vọng của toàn Đạo nay đã mãn nguyện.
5. Qua giai đoạn thứ năm : Ngày Sư phụ về Tòa Thánh đến nay, Ôi ! Thân già sức yếu, gối mỏi da dùn, phần thì 5 năm xông pha trên bước lao trường, lẽ thì phải an dưỡng một thời gian mới phải, nhưng mà Đền Thánh còn lưu lại sự tô điểm sờ sờ nơi góc Trời Nam kia, nhơn sanh đã trông ngóng từ lâu, nên Sư phụ cho lịnh đòi cả anh em, chị em tạo tác Tòa Thánh ban sơ mau trở lại, sự đoàn kết khi xưa đã qui hợp, nhưng mà cái số 500 dân thợ khi trước, nay chỉ còn không đặng phân nửa cái số ấy, kẻ thì mắc phải gia đình ràng buộc, người thì lo việc khác, người thì qui liễu, nghĩ có đáng buồn chẳng ? Nhưng mà các con cũng cố gắng theo Thầy lo tô điểm đã ngoài 4 tháng, nhằm ngày 30 tháng Chạp mới hoàn tất. Vậy ngày nay, các con xin giao Tòa Thánh lại cho Hội Thánh.
6. Qua giai đoạn thứ sáu : Chúng con xin dâng những nguyện vọng của các con sau nầy. Từ buổi ban sơ đến nay, các con được hấp thụ những lời giáo hóa của Sư phụ thì Đền Thờ Đấng Cha Lành là của chung toàn nhơn sanh, nay mà làm đặng trong xứ Nam nầy tức là nguồn cội của dân Nam. Các con đây, tuy là phận ngu hèn dốt nát mặc dầu, cũng hiểu biết ít nhiều Đạo lý. Đền Thờ là của chung, các con đây là con của Đức Chí Tôn, nên các con phải nhịn ăn nhịn mặc, sự làm dầu khó khăn nhọc nhằn đến mấy thì các con cũng cương quyết. Ngày nay, Đền Thờ đã kết liễu, thì sự vui mừng của các con đã mãn nguyện, nên các con đây cũng không vì công làm bấy lâu mà nài xin với Hội Thánh điều chi hết. Các con có một điều hy vọng là ngày nào đời đặng thái bình, dân Nam đều biết Đạo, thì các con chí hướng đi tu mà thôi. Hiện nay Sư phụ đã già, mà sự tạo tác cũng còn, thì các con cũng tình nguyện theo chơn Thầy mà làm việc. Ngày nào Sư phụ giao việc lại cho Hội Thánh thì các con cũng xin thôi, hầu có lo cơ bảo tồn. Đó là nguyện vọng của các con như thế. Nhân dịp ngày Xuân, các con đồng chúc Sư phụ muôn tuổi, Chức sắc HTĐ, Chức sắc CTĐ, Chức sắc Phước Thiện, đều đặng trường cửu, Thượng Hạ Sĩ quan Quân đội vạn sự hòa bình, Tòa Thánh mới đặng thất ức niên. HỰU BÚT : Theo lời vừa mới đọc qua, đó là nguyện vọng chung, còn phần riêng của anh chị em nào muốn cầu xin Hội Thánh điều chi thì làm, nạp cho Tá Lý và Tổng Giám xét công dâng lên Hội Thánh định đoạt. "
Tòa Thánh, ngày mùng 3 tháng Giêng năm Đinh Hợi. (dl 24-1-1947) TỔNG GIÁM Lê Văn Bàng
Tá Lý Lê ngọc Lời đọc xong, Đức Hộ Pháp đáp lại, với vẻ cảm động và vui mừng, rằng :
" Những công trình kiến tạo nầy, nếu không phải có Thiên cơ tiền định thì chưa mấy ai tạo đặng, bằng cớ là khi Đạo đặng thạnh hành, nhơn sanh hằng triệu, Ông Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh đảm đương khởi tạo, rốt cuộc cũng thất bại. Sau, Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt hiệp cùng bà Nữ Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh kế tạo cũng không thành. Sau nữa, Ông Tiếp Thế Lê thế Vĩnh cũng hăng hái nông trang, lại cũng không kết quả.
Sau bao lần bất thành, Bần đạo đứng ra hiệp cùng những môn đệ trung thành còn sót lại mà lần hồi tạo tác cho đến ngày nay được kết quả với một kỳ công xứng đáng. Khi khởi công, trong tủ không có một đồng, phải chăng Đức Chí Tôn đã thử thách tấm lòng son sắt của chúng ta. Ấy vậy, tên tuổi của mấy em và mấy con trong lúc kiến tạo nầy, sử Đạo sẽ lưu truyền nêu danh hậu thế."
Cô thợ hồ Nguyễn thị Sen đọc bài chúc mừng Đ. Hộ Pháp :
" Bạch Đức Hộ Pháp, Thưa cùng chư Chức sắc Thiên phong Nam Nữ, Chúng con là thợ hồ phái Nữ, xin kính lễ chào Quí Ngài, và có mấy lời biện bạch, cúi xin Quí Ngài niệm tình tha lỗi. Trong thời kỳ tạo tác Tòa Thánh, chúng con không ngờ rằng một dịp may cho Nữ phái chung công hiệp sức cùng Nam phái để tạo Đền thờ Đại Từ Phụ. Nếu được các Ngài nhìn nhận, chúng con cũng dám tự nói rằng, trong sự đua tranh về hành vi giúp đời tạo thế, chúng con dù phận liễu yếu đào thơ, cũng không đến nỗi thẹn cùng bạn mày râu Nam tử. Hồi nhớ lại khi hẩm hút tương rau, khi áo quần không đủ ấm, chúng con nhờ nương nơi chí thanh cao của Đức Giáo chủ dắt dìu, chúng con lòng không sờn, chí chẳng đổi, dầu phải trải qua bao phen khổ não về tinh thần lẫn vật chất, Ôi ! thời kỳ tạo tác Tòa Thánh, nếu chúng con không đủ đức tính hy sinh, không đủ lòng kiên nhẫn, không đủ sức thắng nổi phàm tâm, thì ngày nay, chúng con không còn đứng trước mặt Quí Ngài mà tự hào công trạng. Ấy vậy, Tòa Thánh ngày nay được hoàn thành, chúng con rất vui mừng không xiết. Và ngày nay, tháng Giêng năm Đinh Hợi, Bính Tuất đã dứt, Đinh Hợi vừa sang, chúng con cúi đầu chúc Sư phụ năm mới được vạn sự an lành; nhân dịp, chúng con cúi đầu chúc chư Chức sắc HTĐ và CTĐ được Đức Chí Tôn ban bố hồng ân hầu đủ phương thế cứu vớt nhơn sanh thoát vòng khổ hải. Sau đây, chúng con cầu chúc quí vị Sĩ quan sang năm mới được nhiều may mắn. Xuân đi Xuân đến, đối với các con đã gây biết bao mối cảm tình, hòa lẫn những dòng lệ ưu hoài cuộc thế vần xoay, ngày nay chúng con cảm thấy bao nhiêu chuyện mới mẻ tươi cười, mà cũng bao nhiêu điều cũ kỹ bi ai, các con hồi tưởng lại 5 năm vừa qua, trong lúc vắng mặt Sư phụ, các con đây chẳng khác chim nọ lạc bầy, chiu chít nơi mây bạc đầu non, chân trời góc bể, các con trên đường đời như cánh nhạn trời cao, mỗi người một ngã, các con chỉ sống với một cái sống tạm thời, cũng như sương sa gió thoảng, tìm đủ phương dẹp mối thê lương, song cũng không thể nào quên hết những nỗi đau khổ của một ông cha hiền lành và rất kính mến, vì nhơn loại, vì các con mà phải chịu cực khổ mấy năm trường, các con ở nơi nhà, hằng để tâm cầu khẩn cùng Đức Chí Tôn, xin cho Sư phụ được trở về nơi Tổ quốc. May mắn thay, Thiên ý chiều người, Sư phụ đã trở về. Ngày nay, các con đặng gặp và tụ hội nơi đây để chúc mừng Sư phụ trong ba ngày Xuân nhựt. Trong ba ngày, các con dọn cái bàn trong tâm giới, đốt sáng ngọn đèn huệ minh, lau chùi sạch sẽ cái trí, lọc lừa trong nước hằng sống của linh hồn, đặng đến trước Đền Thờ cầu nguyện cùng Đấng Chí Tôn, cầu xin cả thế giới đặng hòa bình, khỏi nạn chiến tranh, và nền Đại Đạo được mau chóng hoằng hóa. Các con đồng kính. "
Khi đọc xong, Đức Phạm Hộ Pháp đáp lời rằng : "Bần đạo không ngờ mấy em phái Nữ mà đạt được một kỳ công đáng giá dường nầy. Hồi nhớ lại, khi mới khởi công, Bần đạo đã chọn bên phái Nam tạo tác mà thôi, sau vì nhơn công không đủ làm việc, nên mới lập cho mấy em, ban đầu trộn hồ gánh gạch, lần hồi xây đắp vách tường, công việc của mấy em làm càng ngày càng tiến bộ, cũng như phần đông Nam phái. Có phải mọi việc chi cũng có đủ Nam Nữ (Âm Dương) mới tạo thành lý Đạo, ấy là định ý của Đức Chí Tôn đó vậy. Khi ấy, vì lòng dè dặt của Bần đạo, nên mới buộc mấy em và mấy con phải hồng thệ thủ trinh, đặng đủ tinh khiết mà tạo nên Đền Thánh. Ngày nay đặng hoàn thành rồi, Bần đạo sẽ lần lượt giải thệ cho mấy em và mấy con nào muốn ra lập gia đình tùy thích."
Đức Hộ Pháp kêu vị Tổng Giám Lê văn Bàng đem TỜ GIAO LÃNH mà khi xưa mấy vị nầy đã ký giao ước với Ngài lại với Hội Thánh, chư Chức sắc CTĐ Nam Nữ đồng ký tên nhận lãnh, có các Chức sắc HTĐ chứng kiến, mà Đức Hộ Pháp lại ký tên với danh vị một người thợ hồ. Ông Ngọc Chánh Phối Sư thay mặt Hội Thánh CTĐ để lời cám ơn Đức Hộ Pháp và chư Đạo hữu Nam Nữ đã dày công kiến tạo Tòa Thánh. Ông xin nhơn danh Hội Thánh CTĐ mà nhận lãnh Tòa Thánh gìn giữ muôn đời.
Lập tại Tòa Thánh Tây Ninh, ngày mùng 3-Giêng-Đinh Hợi. (dl 24-01-1947)
Được sửa bởi admin nguyendinhthao ngày Sun May 15, 2011 10:44 pm; sửa lần 1.
Admin Suri Ken Admin
Tổng số bài gửi : 99 Points : 279 Reputation : 0 Join date : 12/05/2011 Age : 31
Tiêu đề: Re: TÒA THÁNH TÂY NINH ( tập 1) Tue Jun 07, 2011 12:53 pm
nguyen dinh thao Suri Ken đã viết:
[color=black]Lịch Sử Kiến Trúc TÒA THÁNH TÂY NINH
I. Tìm đất Thánh Địa. II. Định vị trí và kích thước Tòa Thánh. III. Lịch sử kiến trúc Tòa Thánh. IV. Mô tả Tòa Thánh. V. Kích thước thực sự của Tòa Thánh. VI. Lễ Trấn Thần Tòa Thánh. VII. Vụ trái mìn 1000 Kg chôn dưới nền Tòa Thánh. VIII. Những sự kỳ diệu của Tòa Thánh.
Mục Lục
Tòa Thánh Tây Ninh, còn được gọi là Đền Thánh, là Tổ Đình, là Tòa Thánh Trung Ương của Đạo Cao Đài, hiện nay tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách Thị Xã Tây Ninh khoảng 5 Km về hướng Đông Nam, thuộc Miền Nam nước Việt Nam. Đây là một ngôi Đền đồ sộ, nguy nga, đặc sắc, để thờ phượng Đấng Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, các vị Giáo chủ Tam Giáo và Ngũ Chi Đại Đạo, cùng các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Gọi Tòa Thánh Tây Ninh là Tổ Đình, vì đây là nơi phát xuất của Đạo Cao Đài, là nơi đặt các cơ quan trung ương của Hội Thánh Cao Đài, tức Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, để điều hành toàn bộ các hoạt động truyền giáo và cứu độ nhơn sanh. Tòa Thánh được khởi công xây dựng từ năm 1931 (Tân Mùi), hoàn thành vào năm 1947 (Đinh Hợi), và được khánh thành vào dịp Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất Mùi (dl 1-2-1955). Tòa Thánh được cất theo kiểu vở của Thiên đình, quay mặt về hướng Tây, có kích thước theo dự tính ban đầu của Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch là : - Bề dài : 135 mét. - Bề ngang : 27 mét. - Bề cao tại Lầu chuông và Lầu trống : 36 mét. - Bề cao tại Nghinh Phong Đài : 25 mét. - Bề cao tại Bát Quái Đài : 30 mét.
Việc chọn đất Thánh địa làm nơi xây dựng Tòa Thánh và kiểu vở xây cất Tòa Thánh đều do Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông giáng cơ chỉ dạy tỉ mỉ.
Top of Page
I. Tìm đất Thánh Địa.
Đạo Cao Đài làm Lễ Khai Đạo ngày 15-10 Bính Dần (dl 19-11-1926) tại Thánh Thất tạm đặt tại Chùa Từ Lâm Tự (tục gọi là Chùa Gò Kén, Tây Ninh).
Nguyên ngôi chùa nầy do Hòa Thượng Như Nhãn (cũng gọi là Hòa Thưởng Giác Hải) góp tiền bổn đạo mua đất và xây dựng nên. Kịp khi Đức Chí Tôn giáng cơ mở đạo, Đức Chí Tôn dùng huyền diệu cơ bút độ được Hòa Thượng Như Nhãn theo Đạo Cao Đài và trở thành một vị Chức sắc Đại Thiên phong của Đạo Cao Đài, nên Hòa Thượng Như Nhãn hiến chùa Từ Lâm Tự cho Hội Thánh Cao Đài làm Thánh Thất tổ chức Lễ Khai Đạo. Nhưng sau ngày Lễ Khai Đạo, Hòa Thượng Như Nhãn (cũng gọi là HoThượng Giác Hải) một phần bị mất đức tin, một phần bị nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ xúi giục và hăm dọa, nên Hòa Thượng Như Nhãn không theo Đạo Cao Đài nữa và đòi chùa lại, không hiến cho Hội Thánh.
Hội Thánh Cao Đài phải trả chùa lại cho Như Nhãn và hứa trong 3 tháng sẽ tìm đất để dọn đi.
" Kể từ Rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926) tới Rằm tháng Giêng Đinh Mão (1927) là đúng kỳ hứa trả chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén) là 3 tháng, nhưng tới tháng 2 năm Đinh Mão, đã quá kỳ hạn 1 tháng mà Hội Thánh chưa trả chùa lại được, vì chưa kiếm được đất để mua, còn Ông Hòa Thượng Giác Hải thì cứ đòi chùa lại hoài." (ĐS.I.51)
Vì sự đòi chùa ấy nên Đức Lý Giáo Tông giáng dạy tại chùa Gò Kén ngày 20-2-1927 (âl 19-1-Đinh Mão) như sau: "Ngày nay Lão nhứt định chùa nầy trả lại. Xong trước khi trả, phải cất Thánh Thất cho xong y như lời dạy. Chư Đạo hữu phải hiệp sức nhau đặng lập thành Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi, vì là Thánh địa, vả lại phong thổ thuận cho nhiều nước ngoại quốc đến đây học đạo. Lão muốn nơi khác mà Chí Tôn không chịu. Thượng Trung Nhựt ! Phải làm thế nào chừa đất dư ra ít nữa là 50 mẫu là cả trọn bản đồ Bạch Ngọc Kinh và cho đủ Thánh địa ấy. Hiền hữu đi chọn đất về cho Lão hay, cầu khẩn Chí Tôn nghe ! " (Trích ĐS. II. 222)
Hôm sau, cũng tại chùa Gò Kén, ngày 21-2-1927 (âl 20-1-Đinh Mão), Đức Chí Tôn giáng dạy như sau :
" Các con nghe ! Nơi nào Thầy ngự thì nơi ấy là Thánh địa. Thầy đã ban sắc cho Thần Hoàng Long Thành thăng lên chức Văn Xương vào trấn nhậm làng Hiệp Ninh dạy dỗ dân vô đạo, Thầy ban đặng quyền thưởng phạt, đặng răn làng ấy cho đến ngày chúng nó biết ăn năn cải hóa. Vậy thì Làng Long Thành, các con khá an lòng.
Còn Tòa Thánh thì muốn để cho có nhơn lực hiệp cùng Thiên ý, là hạnh của Thầy, các con nên xem gương mà bắt chước. Từ Thầy đến lập Đạo cho đến giờ, Thầy chưa hề một mình chuyên quyền bao giờ. Các con lựa chọn nơi nào mà Hội Thánh vừa lòng thì là đẹp lòng Thầy.
Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi.
Các con đã hiểu Thánh ý Thầy, phải cần kiệm mỗi sự chi về phương tiện mà thôi.
Thơ ! Thầy giao cho con góp tư bổn trong một tháng cho rồi, dặn các em con rằng : "Danh thể Đạo nơi Tòa Thánh, nghe à !" Sau Thái Bạch sẽ dạy con kiểu vở.
Cẩm Giang thì các con phải chịu khổ về phần ăn uống, Bén Kéo thì địa thế hẹp hòi, chớ chi các con khôn ngoan lấy cớ rằng, vì ích lợi lương sanh, vì đạo đức mà ký Chánh phủ cho các con mé rừng cấm bên kia đường thì đẹp lắm. Các con liệu thử.
Thơ ! Suối Vàng thì đặng, phương chuyên chở không thuận tiện, song phong thổ tốt đẹp. Con cũng yêu cầu Hội Thánh xét nét, nghe à ! Thầy ban ơn cho các con." (ĐS. II. 223) & [TNHT. I. 98]
Tiếp theo, cũng tại chùa Gò Kén, ngày 22-2-1927 (âl 21-1-Đinh Mão), Đức Lý Giáo Tông giáng :
" Thượng Trung Nhựt ! Thái Thơ Thanh ! Cười ! Nhị vị Hiền hữu muốn cho Đạo phải mang tiếng rằng : Trốn lánh hay sao mà tính dời Tòa Thánh xa dữ vậy hử ? Tỷ như Lão muốn lập Tòa Thánh gần bên thành binh, chư Hiền hữu tưởng sao ? Trung bạch : Có hai làng cúng đất. - Mua thì đặng, khó gì ! Một nơi chí Thánh trước mắt mà chư Hiền hữu chẳng biết xem, ấy cũng còn 2 phần phàm. Thái Thơ Thanh ! Lão cậy Hiền hữu một phen nữa, mai nầy đi lên đường trên gọi là dây thép, nhắm địa thế dài theo cho tới ngã Ao Hồ, coi Hiền hữu thấy đặng chăng cho biết. Lão đã nói rằng : Mỗi sự chi đều bày trước mắt nhơn sanh hết. Chư Hiền hữu đừng sợ ai hết, hễ sợ thì chối quyền thiêng liêng của Chí Tôn thì còn gì Đạo ! nghe à !" (ĐS. II. 224)
Bà Nữ Đầu Sư Nguyễn Hương Hiếu thuật lại buổi Hội Thánh đi tìm mua đất cất Tòa Thánh ngay ngày hôm sau, theo lời dạy của Đức Lý Giáo Tông như sau :
" Qua ngày sau, quí ông đi tìm đất, Ông Thái Thơ Thanh cho mượn một chiếc xe, Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh cho mượn một chiếc.
Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng ngồi trên 2 chiếc xe hơi, thì có : Đức Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm, Anh Cả Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, Anh Thái Thơ Thanh, Anh Thượng Tương Thanh, Anh Ngọc Trang Thanh.
Khi xe chạy tới cửa số 2 hồi trước còn rừng rậm, cạnh góc ngã ba có cây vừng, Đức Cao Thượng Phẩm ngó thấy nơi cây vừng có tấm bảng treo đề tên Cao văn Điện, ông nầy là bạn học của Đức Cao Thượng Phẩm hồi thuở nhỏ.
Trong lúc bối rối kiếm đất không được, Thượng Phẩm bất ngờ thấy tên bạn mình đứng tên trên miếng đất nầy, nên Đức Cao Thượng Phẩm nói với Hội Thánh rằng : Để tôi đi tìm ông Cao văn Điện, nhờ bạn tôi điềm chỉ giùm chủ đất nầy, và cũng nhờ ông Cao văn Điện điềm chỉ mới biết ông chủ đất nầy là ông Kiểm lâm người Pháp tên là ASPAR.
Khi kiếm được đất rồi, tối lại quí Ông cầu Đức Lý về dạy coi Hội Thánh đi kiếm đất như vậy có trúng không.
Đức Lý giáng dạy như vầy :
(Đó là đêm 24-2-1927, âl 23-1-Đinh Mão, tại chùa Gò Kén) " THÁI BAÏCH. Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo muội. Lão khen Thái Thơ Thanh, phải đó đa không, tưởng chư Hiền hữu không thấy nữa. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh địa ? Sâu hơn 300 thước, như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa 6 nguồn, làm như 6 con rồng đoanh nhau. Nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi, gọi là LỤC LONG PHÒ ẤN. Ngay miếng đất đó đặng 3 đầu : Một đầu ra giếng mạch Ao hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia. Người Lang sa chỉ đòi 20 ngàn, nói rồi trả đúng có 15 ngàn, Lão dặn thì thành trả 17 ngàn, 18 ngàn thì đặng vậy. Còn xin khai khẩn miếng đất rừng bên kia nữa mới trọn. Đất nay còn rẻ, miếng đất chung quanh Thánh địa ngày sau hóa vàng. Chư Hiền hữu biết lo lập, ngày sau rất quí báu. THĂNG." (ĐS. II. 225).
" Khi phá đám rừng nầy thì đàn Thổ (người Miên) xuống cả ngàn người để phá rừng, làm cho ông Chánh Tham Biện (Tỉnh Trưởng Tây Ninh) người Pháp nghi ngờ, mời Đức Thượng Phẩm ra Tòa Bố. Ông hỏi Đức Thượng Phẩm : Chớ làm cái gì mà đông đảo như vậy ? Đức Thượng Phẩm trả lời rằng : Tôi mua miếng đất đó đặng trồng cao su. Ông Tham Biện hỏi : Trồng mấy mẫu ? Đức Thượng Phẩm trả lời : Tôi trồng hết sở đất tôi mua, phá tới đâu tôi trồng tới đó. Nên ngày nay, trong Nội Ô có cây cao su là do đó." (trích ĐS. I. 52)
Tóm tắt diễn tiến mua đất cất Tòa Thánh :
1/. Sau khi làm Lễ Khai Đạo tại chùa Từ Lâm (Gò Kén) ngày 15-10-Bính Dần (dl 19-11-1926), chủ chùa Từ Lâm là Hòa Thượng Như Nhãn (Giác Hải) đòi chùa lại, không hiến cho Hội Thánh Cao Đài nữa, kỳ hẹn trong 3 tháng phải dời đi.
2/. Ngày 19-1-Đinh Mão (dl 20-2-1927), tại Từ Lâm Tự, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ quyết định trả chùa lại cho Hòa Thượng Như Nhãn, rồi dạy Hội Thánh đi chọn mua đất cất Tòa Thánh, phải chọn đất tại Tây Ninh nầy mà thôi. Đức Lý xin mua đất nơi khác nhưng Đức Chí Tôn không chịu, bởi vì Tây Ninh là Thánh địa, nơi đây phong thổ thuận tiện cho người ngoại quốc đến học Đạo.
3/. Ngày 20-1-Đinh Mão (dl 21-2-1927), cũng tại Từ Lâm Tự, Đức Chí Tôngiáng cơ xác định : " Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi."
Đức Chí Tôn còn phân tích và gợi ý : Nếu cất Tòa Thánh nơi : - Cẩm Giang thì nhơn sanh phải chịu khổ về phần ăn uống. - Bến Kéo thì địa thế hẹp hòi. - Suối Vàng thì phong thổ tốt đẹp nhưng phương tiện vận chuyển không thuận tiện. - Chỉ có khu rừng cấm phía bên kia đường thì đẹp lắm !
4/. Ngay sáng hôm sau là ngày 21-1-Đinh Mão (dl 22-2-1927), Hội Thánh đi tìm mua đất, nhưng không được. Tối lại, cầu Đức Lý Giáo Tông tại chùa Gò Kén thì Ngài giáng dạy rằng : Ngày mai, Hội Thánh cần đi xem đất một lần nữa, xem từ Mít Một, cặp theo đường dây thép đến làng Long Thành, coi có thấy được không ?
5/. Ngày 22-1- Đinh Mão (dl 23-2-1927), Hội Thánh vâng theo lời chỉ dạy của Đức Lý, đi tìm đất một lần nữa thì gặp được một miếng đất là khu rừng rậm do ông ASPAR làm chủ, nằm kế khu đất của ông Cao văn Điện, bạn của Đức Cao Thượng Phẩm. Tối lại, lập đàn cơ cầu hỏi Đức Lý Giáo Tông, Ngài giáng khen Hội Thánh đã tìm đúng, cuộc đất ấy là Thánh địa, vì bên dưới, trong lòng đất sâu 300 thước, có 6 nguồn nước tụ lại, gọi là Lục Long Phò Ấn. Đức Lý cho biết trước, người Pháp chủ miếng đất rừng ấy đòi bán 20 ngàn, trả giá chừng 17 hay 18 ngàn là họ bán. Đức Lý còn dặn : Mua xong miếng đất ấy rồi, phải xin khai khẩn miếng đất rừng bên kia nữa, nhập vào mới trọn để cất Tòa Thánh theo kiểu vở của Bạch Ngọc Kinh. Đức Lý cho biết, đất bây giờ còn rẻ, nhưng ngày sau khai khẩn xong rồi, lập nên Tòa Thánh, Đạo phát triển thì chung quanh đất ấy sẽ rất quí báu, đất mắc hơn vàng.
Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng việc tìm ra cuộc đất để lập thành Thánh địa, xây cất Tòa Thánh là hoàn toàn do Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông chỉ dạy và hướng dẫn, chớ không phải do Hội Thánh tự ý đặt ra. Câu nói mà Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông cùng xác nhận là : " Chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi." Đó là Thiên Điều, bất di bất dịch, của Đạo Cao Đài, tức là của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Cho nên chúng ta thấy các Tòa Thánh khác của các Chi phái Đạo Cao Đài lập ra ở những nơi khác, đều không thể tồn tại lâu dài được. Đó chỉ là nhất thời trong sự bất đồng cũng nhất thời, để rồi ngày sau cũng phải qui hiệp về Tòa Thánh Tây Ninh, chỉ có một gốc Tây Ninh mà thôi.
[img]
II. Định vị trí và kích thước Tòa Thánh. Ngày 28-2- 1927 (âl 27-1-Đinh Mão), Đức Lý Thái Bạch giáng cơ dạy về vị trí xây cất Tòa Thánh và kích thước Tòa Thánh như sau :
" THÁI BAÏCH. Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo muội. Bình thân. Bính Thanh ! Hình Phật Thích Ca trước Hiệp Thiên Đài đó, phải làm thế nào cho đừng hư gãy, vì Chí Tôn đã trấn Thần chính nơi tay Người nghe. Quả Càn Khôn cũng vậy, khi tháo ra rồi ráp lại y như vậy, khi tháo ra phải cầu Lão đưa Thần một đổi, rồi mới đặt tay người vào, nghe à ! Dặn đến Thánh Thất mới, phải cầu Chí Tôn trấn Thần lại nữa.
Thánh Thất tạm phải cất ngay miếng đất trống, còn Hiệp Thiên Đài tạm phải cất trước Thánh Thất tạm. Đạo hữu lại phải khai phá đám rừng trước miếng đất . Như vậy, ngay trung tim rùng, cách miếng đất trống chừng 3 thước rưỡi, đóng một cây nọc, đo Hiệp Thiên Đài như vầy : Ngoài Bàu Cà Na đo chừng 30 thước đóng một cây nọc. Ấy là khuôn viên Tòa Thánh. Lão lại dặn, từ cây nọc bên phía miếng đất phải đo vô Bàu Cà Na 27 thước Lang sa, nghe à ! Tư vuông 27 thước, mỗi góc của Đài Bát Quái, nghĩa là hình nhà tròn có 8 nóc, cao từ đất lên thềm 9 thước Lang sa, làm 8 góc rộng bao nhiêu tùy ý, trên Điện Bát Quái bề cao 9 mét, hình nóc tròn mô lên chỉ 8 nóc cho phân minh, trên đầu đài phải để cây đèn vàng.
Kế nữa là Chánh Điện, bề dài 81 mét, bề ngang 27 mét. Lão phải vẽ mới đặng.
Kế nữa Hiệp Thiên Đài tư vuông 27, hai từng, mỗi từng 9 mét, hai bên Hiệp Thiên Đài, bên mặt có Lôi Âm Cổ Đài, bên tả có Bạch Ngọc Chung Đài. Lão phải vẽ mới đặng.
Hộ Pháp, Thượng Phẩm ! Nội trưa nầy phải cắm một cây viết vào đầu cơ, lấy một miếng giấy lớn vào Điện phò loan cho Lão vẽ. Bính Thanh phải có mặt, còn kỳ dư không cho ai vào Điện hết, nghe à ! Phải mua khoảnh đất Bàu Cà Na làm Động Đình Hồ, nghe à ! THĂNG. (ĐS. II. 226) [ HTĐ tư vuông 27 : tức là HTĐ cất trên miếng đất hình vuông, mỗi cạnh 27 mét ].
Theo bài Thánh giáo của Đức Lý Giáo Tông thì Tòa Thánh cất gồm 3 phần :
- Bát Quái Đài, xây trên khoảnh đất hình vuông, mỗi cạnh 27 mét, nền cao 9 mét. - Cửu Trùng Đài, là phần Chánh Điện, xây nối theo, bề ngang 27 mét, bề dài 81 mét. - Hiệp Thiên Đài, xây nối theo Cửu Trùng Đài, trên hình vuông, mỗi cạnh 27 mét.
Tổng cộng thì bề dài của Tòa Thánh là : 27 + 81 + 27 = 135 mét và bề ngang của Tòa Thánh là : 27 mét. Những chi tiết khác thì Đức Lý vẽ và dạy riêng cho Đức Phạm Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm và Ngài Phối Sư Thái Bính Thanh. Chúng ta nhận thấy các con số về kích thước của Tòa Thánh đều là những bội số của một số căn bản là 9.
Cũng trong ngày hôm đó, Đức Chí Tôn giáng dạy tiếp như sau : "Thơ ! Thái Bạch muốn lập Thánh Thất coi cho tốt đẹp, chẳng tưởng sự khó nhọc của các con, Thầy chẳng đành. Thoảng như tốn kém nhiều, các con coi theo họa đồ, tính làm theo thước mộc, nghe à ! Tắc ! Con vẽ trúng, nhưng con Long mã làm sao thêm cho 3 ngọn đèn bằng nhau. Thơ ! Con khá chịu cực nhọc với Đạo một phen, liệu lượng thế nào, Thầy giáng tâm dạy dỗ, nghe à ! Các con lo làm, Thái Bạch xem sóc các con. Nhớ rằng danh Đạo do nơi Tòa Thánh, làm thế nào danh các con cùng Vạn quốc thì làm. Thầy ban ơn cho các con. " (ĐS. II. 227)
CHÚ THÍCH : Thơ : là Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh. Tắc : là Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc.
Thước mộc : là cây thước làm bằng gỗ thuở xưa của dân ta, có bề dài bằng một chống cánh chỏ. Theo Từ Điển Tiếng Việt, thước mộc có bề dài khoảng 0,425 mét. Thước Lang sa : Cây thước Tây, dài 1 mét.
Theo bài Thánh giáo trên của Đức Chí Tôn, Đức Chí Tôn thấy Đức Lý Giáo Tông ra kích thước cất Tòa Thánh lớn lao quá, sợ quá hao tốn tiền bạc của nhơn sanh, nên gợi ý với Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh là thay vì thực hiện họa đồ của Đức Lý bằng thước Tây (mét), thì nên thực hiện theo thước mộc, như vậy kích thước của Tòa Thánh sẽ giảm nhỏ lại, đỡ tốn kém hơn.
Sau đó, đến ngày 8-3-1927 (âl 7-2-Đinh Mão), tại chùa Gò Kén, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy tiếp về việc xây cất Tòa Thánh :
" Cư ! Con vẽ Thánh Thất phải, song nơi con để con Long mã, con nên làm một cái đài nhỏ có cửa sổ cho hơi không khí thông thương vô Đại điện tốt hơn. Thơ bạch : Xin đúc nền Tòa Thánh bề cao 9 mét theo kiểu của Đại Tiên cho. - Tốn kém nhiều lắm con ơi ! Bính ! Con nên đo từ mé rừng dưới vào cho tới 50 mét, rồi kế 81 mét, rồi kế 27 mét, làm như vậy, Thánh Thất nằm trọn vào rừng mà thành ra như bao quanh một Vườn Thiên nhiên rất đẹp. Thầy tưởng khi con cũng thấy sái, con cứ lấy đường con cất, đo vô rừng 27 mét mà phát trống thì Chùa nằm tại chỗ, còn khi cất, con nhắm thế nào cho nọc Bát Quái Đài và Hiệp Thiên Đài cho ngay mặt Trời phía Tây thì trúng. Con nhớ nghe ! Thầy ban ơn cho các con." (ĐS. II. 229) Đức Đại Tiên Lý Thái Bạch giáng cơ dạy tiếp : " Cười … Họa đồ của Lão, Chí Tôn chê và trách rằng : Hao phí vô nền nặng lắm. Chí Tôn sửa lại mỗi cấp 3 tấc Tây mà thôi, dưới đất 5 tấc, chín cấp 3 tấc là 2 mét 70, cộng là 3 mét 20, còn 10 mét thì chí đầu trong nền Bát Quái Đài, trên đầu song chí nóc 13 thước mới khỏi mưa nước đọng mà phải mục, nóc của Đại điện và của Hiệp Thiên Đài cũng y mực như vậy, phải làm plafond hai đài chuông trống cao hơn nóc Hiệp Thiên Đài 6 thước. 1) Đèn xanh ngay giữa Đại điện làm hình Long mã phụ Hà đồ. 2) Điện BQĐ để cây đèn vàng ngay nóc. 3) HTĐ để cây đèn đỏ. THĂNG." (ĐS. II. 230)
[/img]
III. Lịch sử kiến trúc Tòa Thánh. Như phần trên đã trình bày, Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông đã dạy tất cả chi tiết, kích thước trong họa đồ xây cất Tòa Thánh từ tháng Giêng năm Đinh Mão (1927), nhưng lúc đó Đạo còn quá nghèo, số tín đồ chưa đủ đông, nên việc xây cất Tòa Thánh bằng vật liệu kiên cố chưa thể thực hiện ngay được. Hiện thời chỉ có thể cất Tòa Thánh tạm bằng mái tranh vách ván, để có ngay nơi thờ cúng Đức Chí Tôn, và gấp rút dời Thánh Thất từ chùa Gò Kén về đây để trả chùa lại cho Hòa Thượng Như Nhãn. Ngày 13-2-Đinh Mão (dl 16-3-1927), Hội Thánh quyết định trả chùa Gò Kén cho Hòa Thượng Như Nhãn, thỉnh cốt tượng Thái Tử Sĩ Đạt Ta cỡi ngựa Kiền Trắc về Thánh Thất tạm cất trên đất mới, gọi là Thánh địa. Các cơ quan khác của Đạo cũng lần lượt được xây dựng tạm với mái tranh vách đất, để có nơi làm việc và nghỉ ngơi cho chư Chức sắc. Công việc tiến hành dần dần đi vào ổn định để lo xây dựng Tòa Thánh bằng vật liệu nặng với qui mô lớn lao mà Đức Lý Giáo Tông đã định. Nhưng rồi sau đó, nội bộ của Hội Thánh rạn nứt, có một số ít Chức sắc tách riêng ra lập Chi phái, trở lại công kích Hội Thánh, toan phá Đạo, nên việc xây dựng Tòa Thánh không thể khởi công được, mà phải gác lại nhiều năm.
1/. Mãi đến tháng 10 năm Tân Mùi (1931), Ngài Thái Thơ Thanh (lúc đó còn ở phẩm Thái Chánh Phối Sư) mới đứng ra khởi công đào móng làm nền, đào hầm Bát Quái, công việc không tiến triển được nhiều, rồi vì thiếu thốn tiền bạc nên phải tạm ngưng. (Đó là Kỳ nhứt).
2/. Năm 1933 (Quí Dậu), Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt hiệp cùng Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh tiếp nối công trình, làm thêm được một ít rồi cũng phải ngưng lại, (Đó là Kỳ thứ nhì), kế Đức Quyền Giáo Tông lâm bịnh và đăng Tiên ngày 13-10-Giáp Tuất (1934).
3/. Năm 1935 (Ất Hợi), Ngài Tiếp Thế HTĐ Lê thế Vĩnh nông trang, chấp chưởng vận động tiền bạc, nhờ Bác Vật Phan hiếu Kinh từ Sài gòn lên làm Cố vấn, khởi làm được lầu Hiệp Thiên Đài, đúc cột đổ plafond đặng chút ít nữa, rồi cũng phải ngưng công việc lại. (Đó là Kỳ xây dựng thứ ba).
4/. Sau khi Đức Quyền Giáo Tông đăng Tiên, Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc được giao nắm quyền Hội Thánh, chưởng quản Nhị Hữu hình Đài : Hiệp Thiên và Cửu Trùng, Đức Hộ Pháp mới trù tính kế hoạch tiếp tục xây cất Tòa Thánh cho đạt được thành công. Đức Ngài huy động được 500 công quả hiến thân nơi Phạm Môn làm lực lượng công thợ nồng cốt, khởi công tiếp nối việc xây cất Tòa Thánh vào ngày 1-11- Bính Tý (dl 14-2-1936). Đức Ngài buộc các vị công quả công thợ, Nam và Nữ, phải lập Hồng thệ, trong suốt thời gian xây cất Tòa Thánh, không được cưới vợ hay lấy chồng, đặng đủ tinh khiết mà tạo tác Tòa Thánh. Đức Ngài cũng ban lịnh cho các Châu đạo và Tộc đạo Hành Chánh và Phước Thiện, Nam phái và Nữ phái, nổ lực lo tiền bạc, vật liệu, lương thực, gởi về Tòa Thánh liên tục để công cuộc tạo tác Tòa Thánh không bị gián đoạn. Nhờ khéo tổ chức như thế, nên công việc tạo tác Tòa Thánh được tiến hành liên tục trong suốt 4 năm rưỡi, thì Đạo Cao Đài bị chánh quyền Pháp khủng bố, vào Tòa Thánh bắt Đức Phạm Hộ Pháp ngày 4-6-Tân Tỵ (dl 28-6-1941) và đày đi hải đảo Madagascar ở Phi Châu. Công việc tạo tác Tòa Thánh đã hoàn thành được phần căn bản, chỉ còn phần đắp vẽ trang trí nữa là xong, nhưng tất cả đều phải ngưng lại, vì chánh quyền Pháp đã bắt Đức Phạm Hộ Pháp, nhà binh Pháp chiếm đóng Tòa Thánh làm nhà xe, và chỗ ở cho lính Pháp, đuổi các công thợ và Chức sắc ra khỏi Tòa Thánh. Quân đội Pháp còn lén chôn dưới nền Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh một trái mìn rất lớn, chứa 1000 kg chất nổ, ý đồ giựt cho nổ sập Tòa Thánh trước khi chúng rút đi và đầu hàng quân đội Nhựt. Nhưng ý đồ đen tối của chúng không thành công. [Xem : Phần VII phía sau] Ngày 4-8-Bính Tuất (dl 30-8-1946), Đức Phạm Hộ Pháp được Chánh quyền Pháp đưa trở về Tòa Thánh, sau hơn 5 năm bị lưu đày nơi hải ngoại. Ngay sau đó, Đức Phạm Hộ Pháp liền huy động số công thợ công quả trở lại để sửa chữa những chỗ hư hỏng của Tòa Thánh do lính Pháp gây ra, rồi lo đắp vẽ, sơn phết, trang trí gấp rút hoàn thành nội trong năm Bính Tuất, tức là đến Tết Đinh Hợi phải xong. Ngày mùng 3-Giêng-Đinh Hợi (dl 24-1-1947), Tòa Thánh được hoàn thành. Tổng Giám Lê văn Bàng, các Phó Tổng Giám và Tá Lý, đại diện các công thợ Nam Nữ làm Lễ Bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh, được Hội Thánh tiếp nhận vô cùng hoan hỷ. Ngày mùng 6-Giêng-Đinh Hợi (dl 27-1-1947), tức là 3 ngày sau khi làm Lễ Bàn giao Tòa Thánh, Đức Phạm Hộ Pháp làm Lễ Trấn Thần Tòa Thánh. Ngày mùng 8-Giêng-Đinh Hợi (dl 29-1-1947), Đức Phạm Hộ Pháp làm Lễ rước Quả Càn Khôn (đã gởi nơi Báo Ân Từ khi tạo tác Tòa Thánh) về thờ nơi Tòa Thánh, để khuya hôm đó, giờ Tý cúng Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn. Nhưng mãi đến 8 năm sau, Đức Phạm Hộ Pháp mới tổ chức Đại lễ Khánh Thành Tòa Thánh vào dịp Vía Đức Chí Tôn ngày mùng 9-Giêng-Ất Mùi (dl 01-02-1955). Đây là một cuộc lễ vĩ đại nhứt của Đạo Cao Đài kể từ trước tới nay.
Người Tín đồ Cao Đài rất hãnh diện có được một ngôi Tòa Thánh đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, do Thiên ý hợp cùng nhơn lực tạo nên, xứng đáng là Bạch Ngọc Kinh tại thế, tiêu biểu cho một nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ : Qui nguyên Tam giáo và Phục nhứt Ngũ Chi
. Trong cuộc Lễ Bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh, Tổng Giám Lê văn Bàng có viết một bài Diễn văn ghi lại các giai đoạn tạo tác Tòa Thánh một cách khá chi tiết, xin chép lại nguyên văn sau đây : (Tài liệu của Ban Kiến Trúc, ấn hành năm Tân Hợi 1971).
Ngày 3 tháng Giêng năm Đinh Hợi (dl 24-1-1947) Đúng 8 giờ ban mai, khi Đức Hộ Pháp đến Bửu điện, có cả Chức sắc Thiên phong Nam Nữ và một số Chức việc, Đạo hữu, độ 300 vị tề tựu đủ mặt. Vị Tổng Giám Lê văn Bàng xin phép Đức Hộ Pháp cho toàn thể nhơn công Nam Nữ làm lễ ra mắt những vị tiền vãng. Đoạn Đức Hộ Pháp mời cả Chức sắc Nam Nữ vào lạy Chí Tôn xin ban ơn huệ cho cả gia quyến các công thợ và những thiện tâm hỷ cúng vào sự tạo tác Tòa Thánh. Khi bái lễ xong, Đức Hộ Pháp nhơn danh Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài, để lời cảm tạ tấm lòng thiết thạch của những môn đệ chí hiếu và tận trung, kẻ công người của, mà đã trải qua biết bao thời gian nguy biến và gian lao gìn giữ đức tin, mới lần hồi kiến tạo nên một Đền Thờ vĩ đại oai nghiêm, tráng lệ dường nầy. Vị Tá Lý Lê ngọc Lời, thay mặt Tổng Giám Lê văn Bàng, dọc lời chúc mừng Đức Hộ Pháp :
" Tòa Thánh là cái hồn của Đạo hoặc là khối đức tin lớn, xuất hiện tại vùng Á Đông, là cuối kỳ Hạ nguơn hầu mãn, nhờ nơi huyền diệu thiêng liêng mà Đạo đặng phổ thông mau chóng, biết bao nhiêu tín đồ đã tùng giáo. Đạo phải có một Thánh thể của Chí Tôn thiệt hiện tại thế, là khối đức tin của toàn nhơn loại, để chú trọng và tín ngưỡng . Bởi lẽ ấy mà nguyện vọng thiết tha của bao nhiêu tín đồ đòi hỏi ở chỗ phải cất Tòa Thánh, và biết bao người Đạo ở các nơi cứ trông ngóng hỏi Tòa Thánh cất rồi chưa ? - Vì lẽ đó mà Đức Quyền Giáo Tông , ba vị Chánh Phối Sư, thi hành theo tiếng gọi của chúng sanh để làm Tòa Thánh, thì biết bao nhiêu hăng hái vui mừng của người Đạo chung hợp cùng nhau để làm Tòa Thánh cho mau đến ngày kết quả. Ngày …… tháng 10 năm Tân Mùi (1931) thì khởi công tạo tác, nào đào hầm Bát Quái đổ bê-tông, rồi không hiểu tại sao phải ngưng làm, thì cái hầm ấy cũng là một di tích, hay là một cái mầm móng của bước đầu tiên đã sáng tạo nên , đành chấm một dấu hỏi để sau nầy ? Từ ấy, Đức Quyền Giáo Tông cứ ung dung lo phổ thông nền Chơn giáo.
- Qua kỳ thứ hai thì lo tiếp tục lại để làm Tòa Thánh nữa. Hội đồng cả Chức sắc HTĐ và CTĐ lại để chung trí đặng tạo thành. Ông Tiếp Thế Lê thế Vĩnh chấp chưởng vận động, mướn Bác vật Phan hiếu Kinh, người lãnh la-tách, khởi làm lầu HTĐ, đúc cột và đổ la-phong đặng chút ít, lại cũng ngưng công việc làm, đành chịu một chấm hỏi thứ hai nữa ? Lúc ấy nhằm lúc khó khăn, cơ đời biến đổi, làm cho thuyền Đạo lắm lúc ngửa nghiêng, cũng bởi nhân tình thế thái kích bác chê bai, vu cáo Đức Quyền Giáo Tông đủ lẽ, nhân nơi lẽ ấy mà Ngài chán nãn cõi đời vô vị, chỉ đem lại cho Ngài những mỉa mai của miệng thế, vì lẽ ấy mà Ngài sớm lìa cõi trần, hồi về cựu vị. Ôi thôi ! Cũng do nơi cái Tâm của nhơn loại đãi Ngài, từ đó mất hết một tay rường cột của nền Đại Đạo. Khi ấy, Sư phụ ( Đức Phạm Hộ Pháp) phải thay thế gánh vác cả nhiệm vụ mà chính Chí Tôn phú thác, thống nhứt Nhị Hữu hình Đài, thực hiện mối Đạo nhơn nghĩa, mới trúng theo Thiên ý mà Đức Chí Tôn gọi là Phổ độ chúng sanh. Sư phụ thi hành triệt để theo ý của Đại Từ Phụ, phổ thông Chơn giáo cho cả Chức sắc Nam Nữ CTĐ đi hành đạo các tỉnh. Đạo phổ thông mau chóng, hàng triệu tín đồ tùng giáo. Sư phụ đinh ninh rằng : Công cuộc tạo tác Tòa Thánh chắc chắn sẽ tiếp tục làm lại ở sau nầy. Còn một mặt, Sư phụ sắp đặt cho những người ở bên Phạm Môn, chính hai chữ Phạm Môn ở trong phạm vi eo hẹp về kinh tế, làm cho lắm người ngờ vực mà các con không thể nói đặng. Hại thay ! Chánh trị bên ngoài lại còn nghi kỵ hơn nữa, bắt buộc phải giải tán hai chữ Phạm Môn, treo bảng cấm nhặt các cơ sở Phạm Môn. Do nơi ấy mà Sư phụ mới day trở, cái cớ để lập ra Cơ Quan Phước Thiện, dạy những người Phạm Môn cứ đi các tỉnh Nam Kỳ để khai mở Cơ Quan Phước Thiện và Lương Điền Công Nghệ, vv… Những người lãnh cả sứ mạng ấy thật là dốt nát, chơn chất thật thà, có người không biết chữ quốc âm nữa là khác, nhưng cũng nhờ tánh chất ấy mà Cơ Quan Phước Thiện mở mang một cách mau chóng, biết bao người mang cả sự nghiệp, đồn điền để hiến làm một cái nhà chung, trong khi ấy, Đạo có đến 3 triệu người tùng giáo. Sư phụ nhận thấy chắc chắn làm Tòa Thánh đặng, không thất bại nữa. Trong 3 triệu người, mỗi người chung hiệp 1 đồng bạc cũng làm được, nên Sư phụ không ngần ngại gì cả mà không tạo tác Tòa Thánh, để đáp lại cái nguyện vọng của chúng sanh mong đợi. 1. Giai đoạn thứ nhứt : Đến ngày mùng 1 tháng 11 năm Bính Tý (dl 14-12-1936), Sư phụ khởi công làm Tòa Thánh. Ngày mà khởi mua đồ thì trong tủ Hộ Viện không tiền, lại còn lưu lại nợ ăn trước nữa là khác. Song le, nhờ sự tổ chức của Sư phụ rất biệt tài, nào xe bò, xe camion vận tải đồ đạc, trong các Châu, các Tộc, các Làng, kẻ của người công, đủ dùng không thiếu. Trên thì có Sư phụ làm hướng đạo, dưới thì các con đồng tâm hiệp lực, bao quản nhọc nhằn, nắng mưa bao ngại, cơm còn phải thiếu ăn, hẩm hút cháo rau từ bữa. Nhưng các con cứ phấn tâm nung chí, rán sức bền lòng lo tô điểm nhà thờ chung cho mau chóng. Đó là 2 năm đầu.
2. Qua giai đoạn thứ nhì : Trải qua 3 năm sau, biết bao lần đau khổ, ngoài thì nghịch Đạo phá rối đủ điều, còn trong thì thiếu thốn, tình thế khó khăn, các vật liệu bị Chánh phủ hạn chế. Lúc ấy, Sư phụ sợ Tòa Thánh làm không rồi, mà nếu Tòa Thánh biếng trễ một ngày là một hại cho nhơn sanh vậy. Vì thương Thầy mến Đạo, nên lúc ấy các con tình nguyện lãnh làm Tòa Thánh và có dâng Tờ Cam Kết với Sư phụ và Hội Thánh rằng : Các con vì Đạo, vì nhơn sanh, nên mới làm Đền Thờ Đức Chí Tôn, sau khi hoàn thành thì các con không đòi hỏi điều chi với Hội Thánh cả. Khi Tờ Cam Kết đã nạp rồi thì các con lại càng hăng hái làm việc thêm nữa, nhưng mà lẽ Thiên cơ dĩ định, sức phàm khó thắng với sức thiêng liêng, nên sự tạo tác đành cam ngưng trệ. Lệnh Chánh phủ bắt buộc Tòa Thánh phải đình công. Tin đó đưa ra như đất bằng sóng dậy, sét đánh vào tai, toàn Đạo nghe qua rất nên não nuột, đã vậy mà còn bắt Sư phụ lưu đày sang hải ngoại. Giai đoạn nầy, các con lấy làm thảm đạm, là Thầy xa trò, thì có mong chi Tòa Thánh đoạt thành. Nơi Tòa Thánh từ đó Quân đội Pháp đã đóng binh, các Chức sắc còn lại lo trù hoạch, tìm phương lo Đạo. Lúc ấy, các con như gà mất mẹ, như chim lạc đàn, bơ vơ chiu chít, không còn phải lắng nghe tiếng còi đặng trở về chuồng, rồi kẻ một nơi, người một ngã, lăn lóc với cuộc đời sầu khổ. Ôi ! Các con tưởng rằng không còn trở lại Tòa Thánh lần thứ hai nữa, nhưng các con còn nhớ lời tiên tri của Thầy rằng : Sau đây các con còn trở lại làm Tòa Thánh nữa. Lời tiên tri ấy, các con vẫn đinh ninh để an ủi lấy lương tâm chờ đợi. May thay ! Tin Hội Thánh cho hay rằng : Ông Giáo Sư Đại biểu (Trần quang Vinh) lo tổ chức cơ phục quốc, trước là lo cho nước đặng tự do, sau là đòi Sư phụ trở về Tòa Thánh. Từ đó, các con cũng hăng hái lo hiệp tác với anh em, trải qua mấy năm, các con cũng giữ tròn nhiệm vụ.
3. Qua giai đoạn thứ ba : Rất may mắn thay, nhơn nguyện Thiên tùng, lẽ Thiên cơ biến chuyển thình lình, tới ngày 24 tháng Giêng năm Ất Dậu (dl 8-3-1945), Việt Nam được nắm chánh quyền thì nền Đại Đạo được phục hồi, Tòa Thánh mở cửa. Lúc nầy Ông Giáo Sư Khí thay mặt cho Hội Thánh lo kiến thiết lại. Kế Ông thì có Thừa Sử Huỳnh hữu Lợi tận tâm sát cạnh với Ông Lâm tài Khí rất hoạt động, vận tải đồ đạc đặng làm Tòa Thánh, thì các con chung tâm hiệp trí lo làm theo di tích của Sư phụ còn lưu lại nơi Đền Thánh. Nhưng mà vận Đạo còn ở trong đám mây mờ, nên sự tạo tác chỉ lây lất cho qua ngày đặng đợi Thầy về. Tùy theo thời thế xây trở theo chiều, nào là tiền bạc, nào quyền thế, mà còn chỗ phân tâm, nên dân thợ làm Tòa Thánh đình công một ngày. Ông rất ôn tồn hòa nhã mà nhẫn nại khuyên nhủ anh em làm Tòa Thánh, và có nhắc lời tiên tri của Thầy để lại rằng còn nhiều nỗi khó khăn nữa, mấy em phải rán nhẫn nại mà nghe lời Qua thì sau sẽ gặp Thầy. Ngày Chánh phủ Pháp sắp đến, Ông truyền lịnh cả chu vi Tòa Thánh phải treo cờ Tàu, thì các con lấy làm ngạc nhiên, nhìn thấy lá cờ Tàu bay phất phới theo chiều gió. Đó là do nơi lời tiên đoán của Thầy để lại, nên gió Thánh đã xủ phất lá cờ hộ mạng che phủ cho Tòa Thánh. Trường hợp nầy rất nên mắc mỏ, một đàng trì một đàng kéo, ông ở giữa phải giao thiệp cả hai bên, nào là ruồng rừng lấp lộ, nào làm cống đào mương, đã vậy mà Ông Lâm tài Khý còn phải bị nạn trong 3 tiếng đồng hồ nơi khám Tây Ninh. Ôi ! Biết bao nỗi khổ, Ông là người Tàu mà dám hy sinh với Đạo và một phần Chức sắc cùng đàn em theo tùng sự với Ông nên rất đau đớn. Ấy chẳng qua là Thiên cơ tiền định, nhờ sự ủng hộ của thiêng liêng, dầu việc dữ cũng hóa ra hiền, sự rủi hoá may, nhiều điều rất kinh tâm tán đởm, mà rồi cũng đặng dung hòa.
4. Qua giai đoạn thứ tư : Cơ Chuyển thế xây vần, lẽ Thiên cơ biến tướng, nên Ông Giáo Sư Đại biểu và cả Chức sắc Thiên phong ở Sài gòn phải thọ khổ, cũng nhờ thọ khổ mới toan giải khổ, Ông sẽ đòi sự tự do của Đạo lại và đem Sư phụ trả về Tòa Thánh. Ngày mà đặng tin Sư phụ khải hoàn thì toàn Đạo ai cũng đều hớn hở vui mừng. Hội Thánh thì lo sắp đặt sửa soạn huy hoàng đặng rước Đức Giáo Chủ qui hồi cố quốc. Thế nên Đạo đã đến kỳ tăng tiến, nhơn sanh đổi họa ra phước từ đây. Đã trên 10 năm, thuyền Đạo bị truân chuyên trắc trở, biết bao bão táp mưa sa, nay Trời êm sóng lặng, Sư phụ đã qui hồi thì sự hy vọng của toàn Đạo nay đã mãn nguyện.
5. Qua giai đoạn thứ năm : Ngày Sư phụ về Tòa Thánh đến nay, Ôi ! Thân già sức yếu, gối mỏi da dùn, phần thì 5 năm xông pha trên bước lao trường, lẽ thì phải an dưỡng một thời gian mới phải, nhưng mà Đền Thánh còn lưu lại sự tô điểm sờ sờ nơi góc Trời Nam kia, nhơn sanh đã trông ngóng từ lâu, nên Sư phụ cho lịnh đòi cả anh em, chị em tạo tác Tòa Thánh ban sơ mau trở lại, sự đoàn kết khi xưa đã qui hợp, nhưng mà cái số 500 dân thợ khi trước, nay chỉ còn không đặng phân nửa cái số ấy, kẻ thì mắc phải gia đình ràng buộc, người thì lo việc khác, người thì qui liễu, nghĩ có đáng buồn chẳng ? Nhưng mà các con cũng cố gắng theo Thầy lo tô điểm đã ngoài 4 tháng, nhằm ngày 30 tháng Chạp mới hoàn tất. Vậy ngày nay, các con xin giao Tòa Thánh lại cho Hội Thánh.
6. Qua giai đoạn thứ sáu : Chúng con xin dâng những nguyện vọng của các con sau nầy. Từ buổi ban sơ đến nay, các con được hấp thụ những lời giáo hóa của Sư phụ thì Đền Thờ Đấng Cha Lành là của chung toàn nhơn sanh, nay mà làm đặng trong xứ Nam nầy tức là nguồn cội của dân Nam. Các con đây, tuy là phận ngu hèn dốt nát mặc dầu, cũng hiểu biết ít nhiều Đạo lý. Đền Thờ là của chung, các con đây là con của Đức Chí Tôn, nên các con phải nhịn ăn nhịn mặc, sự làm dầu khó khăn nhọc nhằn đến mấy thì các con cũng cương quyết. Ngày nay, Đền Thờ đã kết liễu, thì sự vui mừng của các con đã mãn nguyện, nên các con đây cũng không vì công làm bấy lâu mà nài xin với Hội Thánh điều chi hết. Các con có một điều hy vọng là ngày nào đời đặng thái bình, dân Nam đều biết Đạo, thì các con chí hướng đi tu mà thôi. Hiện nay Sư phụ đã già, mà sự tạo tác cũng còn, thì các con cũng tình nguyện theo chơn Thầy mà làm việc. Ngày nào Sư phụ giao việc lại cho Hội Thánh thì các con cũng xin thôi, hầu có lo cơ bảo tồn. Đó là nguyện vọng của các con như thế. Nhân dịp ngày Xuân, các con đồng chúc Sư phụ muôn tuổi, Chức sắc HTĐ, Chức sắc CTĐ, Chức sắc Phước Thiện, đều đặng trường cửu, Thượng Hạ Sĩ quan Quân đội vạn sự hòa bình, Tòa Thánh mới đặng thất ức niên. HỰU BÚT : Theo lời vừa mới đọc qua, đó là nguyện vọng chung, còn phần riêng của anh chị em nào muốn cầu xin Hội Thánh điều chi thì làm, nạp cho Tá Lý và Tổng Giám xét công dâng lên Hội Thánh định đoạt. "
Tòa Thánh, ngày mùng 3 tháng Giêng năm Đinh Hợi. (dl 24-1-1947) TỔNG GIÁM Lê Văn Bàng
Tá Lý Lê ngọc Lời đọc xong, Đức Hộ Pháp đáp lại, với vẻ cảm động và vui mừng, rằng :
" Những công trình kiến tạo nầy, nếu không phải có Thiên cơ tiền định thì chưa mấy ai tạo đặng, bằng cớ là khi Đạo đặng thạnh hành, nhơn sanh hằng triệu, Ông Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh đảm đương khởi tạo, rốt cuộc cũng thất bại. Sau, Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt hiệp cùng bà Nữ Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh kế tạo cũng không thành. Sau nữa, Ông Tiếp Thế Lê thế Vĩnh cũng hăng hái nông trang, lại cũng không kết quả.
Sau bao lần bất thành, Bần đạo đứng ra hiệp cùng những môn đệ trung thành còn sót lại mà lần hồi tạo tác cho đến ngày nay được kết quả với một kỳ công xứng đáng. Khi khởi công, trong tủ không có một đồng, phải chăng Đức Chí Tôn đã thử thách tấm lòng son sắt của chúng ta. Ấy vậy, tên tuổi của mấy em và mấy con trong lúc kiến tạo nầy, sử Đạo sẽ lưu truyền nêu danh hậu thế."
Cô thợ hồ Nguyễn thị Sen đọc bài chúc mừng Đ. Hộ Pháp :
" Bạch Đức Hộ Pháp, Thưa cùng chư Chức sắc Thiên phong Nam Nữ, Chúng con là thợ hồ phái Nữ, xin kính lễ chào Quí Ngài, và có mấy lời biện bạch, cúi xin Quí Ngài niệm tình tha lỗi. Trong thời kỳ tạo tác Tòa Thánh, chúng con không ngờ rằng một dịp may cho Nữ phái chung công hiệp sức cùng Nam phái để tạo Đền thờ Đại Từ Phụ. Nếu được các Ngài nhìn nhận, chúng con cũng dám tự nói rằng, trong sự đua tranh về hành vi giúp đời tạo thế, chúng con dù phận liễu yếu đào thơ, cũng không đến nỗi thẹn cùng bạn mày râu Nam tử. Hồi nhớ lại khi hẩm hút tương rau, khi áo quần không đủ ấm, chúng con nhờ nương nơi chí thanh cao của Đức Giáo chủ dắt dìu, chúng con lòng không sờn, chí chẳng đổi, dầu phải trải qua bao phen khổ não về tinh thần lẫn vật chất, Ôi ! thời kỳ tạo tác Tòa Thánh, nếu chúng con không đủ đức tính hy sinh, không đủ lòng kiên nhẫn, không đủ sức thắng nổi phàm tâm, thì ngày nay, chúng con không còn đứng trước mặt Quí Ngài mà tự hào công trạng. Ấy vậy, Tòa Thánh ngày nay được hoàn thành, chúng con rất vui mừng không xiết. Và ngày nay, tháng Giêng năm Đinh Hợi, Bính Tuất đã dứt, Đinh Hợi vừa sang, chúng con cúi đầu chúc Sư phụ năm mới được vạn sự an lành; nhân dịp, chúng con cúi đầu chúc chư Chức sắc HTĐ và CTĐ được Đức Chí Tôn ban bố hồng ân hầu đủ phương thế cứu vớt nhơn sanh thoát vòng khổ hải. Sau đây, chúng con cầu chúc quí vị Sĩ quan sang năm mới được nhiều may mắn. Xuân đi Xuân đến, đối với các con đã gây biết bao mối cảm tình, hòa lẫn những dòng lệ ưu hoài cuộc thế vần xoay, ngày nay chúng con cảm thấy bao nhiêu chuyện mới mẻ tươi cười, mà cũng bao nhiêu điều cũ kỹ bi ai, các con hồi tưởng lại 5 năm vừa qua, trong lúc vắng mặt Sư phụ, các con đây chẳng khác chim nọ lạc bầy, chiu chít nơi mây bạc đầu non, chân trời góc bể, các con trên đường đời như cánh nhạn trời cao, mỗi người một ngã, các con chỉ sống với một cái sống tạm thời, cũng như sương sa gió thoảng, tìm đủ phương dẹp mối thê lương, song cũng không thể nào quên hết những nỗi đau khổ của một ông cha hiền lành và rất kính mến, vì nhơn loại, vì các con mà phải chịu cực khổ mấy năm trường, các con ở nơi nhà, hằng để tâm cầu khẩn cùng Đức Chí Tôn, xin cho Sư phụ được trở về nơi Tổ quốc. May mắn thay, Thiên ý chiều người, Sư phụ đã trở về. Ngày nay, các con đặng gặp và tụ hội nơi đây để chúc mừng Sư phụ trong ba ngày Xuân nhựt. Trong ba ngày, các con dọn cái bàn trong tâm giới, đốt sáng ngọn đèn huệ minh, lau chùi sạch sẽ cái trí, lọc lừa trong nước hằng sống của linh hồn, đặng đến trước Đền Thờ cầu nguyện cùng Đấng Chí Tôn, cầu xin cả thế giới đặng hòa bình, khỏi nạn chiến tranh, và nền Đại Đạo được mau chóng hoằng hóa. Các con đồng kính. "
Khi đọc xong, Đức Phạm Hộ Pháp đáp lời rằng : "Bần đạo không ngờ mấy em phái Nữ mà đạt được một kỳ công đáng giá dường nầy. Hồi nhớ lại, khi mới khởi công, Bần đạo đã chọn bên phái Nam tạo tác mà thôi, sau vì nhơn công không đủ làm việc, nên mới lập cho mấy em, ban đầu trộn hồ gánh gạch, lần hồi xây đắp vách tường, công việc của mấy em làm càng ngày càng tiến bộ, cũng như phần đông Nam phái. Có phải mọi việc chi cũng có đủ Nam Nữ (Âm Dương) mới tạo thành lý Đạo, ấy là định ý của Đức Chí Tôn đó vậy. Khi ấy, vì lòng dè dặt của Bần đạo, nên mới buộc mấy em và mấy con phải hồng thệ thủ trinh, đặng đủ tinh khiết mà tạo nên Đền Thánh. Ngày nay đặng hoàn thành rồi, Bần đạo sẽ lần lượt giải thệ cho mấy em và mấy con nào muốn ra lập gia đình tùy thích."
Đức Hộ Pháp kêu vị Tổng Giám Lê văn Bàng đem TỜ GIAO LÃNH mà khi xưa mấy vị nầy đã ký giao ước với Ngài lại với Hội Thánh, chư Chức sắc CTĐ Nam Nữ đồng ký tên nhận lãnh, có các Chức sắc HTĐ chứng kiến, mà Đức Hộ Pháp lại ký tên với danh vị một người thợ hồ. Ông Ngọc Chánh Phối Sư thay mặt Hội Thánh CTĐ để lời cám ơn Đức Hộ Pháp và chư Đạo hữu Nam Nữ đã dày công kiến tạo Tòa Thánh. Ông xin nhơn danh Hội Thánh CTĐ mà nhận lãnh Tòa Thánh gìn giữ muôn đời.
Lập tại Tòa Thánh Tây Ninh, ngày mùng 3-Giêng-Đinh Hợi. (dl 24-01-1947)
Tổng số bài gửi : 99 Points : 279 Reputation : 0 Join date : 12/05/2011 Age : 31
Tiêu đề: TÒA THÁNH TÂY NINH ( tập 1)
Tiêu đề:
[color=black]Lịch Sử Kiến Trúc TÒA THÁNH TÂY NINH
I. Tìm đất Thánh Địa. II. Định vị trí và kích thước Tòa Thánh. III. Lịch sử kiến trúc Tòa Thánh. IV. Mô tả Tòa Thánh. V. Kích thước thực sự của Tòa Thánh. VI. Lễ Trấn Thần Tòa Thánh. VII. Vụ trái mìn 1000 Kg chôn dưới nền Tòa Thánh. VIII. Những sự kỳ diệu của Tòa Thánh.
Mục Lục
Tòa Thánh Tây Ninh, còn được gọi là Đền Thánh, là Tổ Đình, là Tòa Thánh Trung Ương của Đạo Cao Đài, hiện nay tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách Thị Xã Tây Ninh khoảng 5 Km về hướng Đông Nam, thuộc Miền Nam nước Việt Nam. Đây là một ngôi Đền đồ sộ, nguy nga, đặc sắc, để thờ phượng Đấng Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, các vị Giáo chủ Tam Giáo và Ngũ Chi Đại Đạo, cùng các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Gọi Tòa Thánh Tây Ninh là Tổ Đình, vì đây là nơi phát xuất của Đạo Cao Đài, là nơi đặt các cơ quan trung ương của Hội Thánh Cao Đài, tức Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, để điều hành toàn bộ các hoạt động truyền giáo và cứu độ nhơn sanh. Tòa Thánh được khởi công xây dựng từ năm 1931 (Tân Mùi), hoàn thành vào năm 1947 (Đinh Hợi), và được khánh thành vào dịp Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất Mùi (dl 1-2-1955). Tòa Thánh được cất theo kiểu vở của Thiên đình, quay mặt về hướng Tây, có kích thước theo dự tính ban đầu của Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch là : - Bề dài : 135 mét. - Bề ngang : 27 mét. - Bề cao tại Lầu chuông và Lầu trống : 36 mét. - Bề cao tại Nghinh Phong Đài : 25 mét. - Bề cao tại Bát Quái Đài : 30 mét.
Việc chọn đất Thánh địa làm nơi xây dựng Tòa Thánh và kiểu vở xây cất Tòa Thánh đều do Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông giáng cơ chỉ dạy tỉ mỉ.
Top of Page
I. Tìm đất Thánh Địa.
Đạo Cao Đài làm Lễ Khai Đạo ngày 15-10 Bính Dần (dl 19-11-1926) tại Thánh Thất tạm đặt tại Chùa Từ Lâm Tự (tục gọi là Chùa Gò Kén, Tây Ninh).
Nguyên ngôi chùa nầy do Hòa Thượng Như Nhãn (cũng gọi là Hòa Thưởng Giác Hải) góp tiền bổn đạo mua đất và xây dựng nên. Kịp khi Đức Chí Tôn giáng cơ mở đạo, Đức Chí Tôn dùng huyền diệu cơ bút độ được Hòa Thượng Như Nhãn theo Đạo Cao Đài và trở thành một vị Chức sắc Đại Thiên phong của Đạo Cao Đài, nên Hòa Thượng Như Nhãn hiến chùa Từ Lâm Tự cho Hội Thánh Cao Đài làm Thánh Thất tổ chức Lễ Khai Đạo. Nhưng sau ngày Lễ Khai Đạo, Hòa Thượng Như Nhãn (cũng gọi là HoThượng Giác Hải) một phần bị mất đức tin, một phần bị nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ xúi giục và hăm dọa, nên Hòa Thượng Như Nhãn không theo Đạo Cao Đài nữa và đòi chùa lại, không hiến cho Hội Thánh.
Hội Thánh Cao Đài phải trả chùa lại cho Như Nhãn và hứa trong 3 tháng sẽ tìm đất để dọn đi.
" Kể từ Rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926) tới Rằm tháng Giêng Đinh Mão (1927) là đúng kỳ hứa trả chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén) là 3 tháng, nhưng tới tháng 2 năm Đinh Mão, đã quá kỳ hạn 1 tháng mà Hội Thánh chưa trả chùa lại được, vì chưa kiếm được đất để mua, còn Ông Hòa Thượng Giác Hải thì cứ đòi chùa lại hoài." (ĐS.I.51)
Vì sự đòi chùa ấy nên Đức Lý Giáo Tông giáng dạy tại chùa Gò Kén ngày 20-2-1927 (âl 19-1-Đinh Mão) như sau: "Ngày nay Lão nhứt định chùa nầy trả lại. Xong trước khi trả, phải cất Thánh Thất cho xong y như lời dạy. Chư Đạo hữu phải hiệp sức nhau đặng lập thành Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi, vì là Thánh địa, vả lại phong thổ thuận cho nhiều nước ngoại quốc đến đây học đạo. Lão muốn nơi khác mà Chí Tôn không chịu. Thượng Trung Nhựt ! Phải làm thế nào chừa đất dư ra ít nữa là 50 mẫu là cả trọn bản đồ Bạch Ngọc Kinh và cho đủ Thánh địa ấy. Hiền hữu đi chọn đất về cho Lão hay, cầu khẩn Chí Tôn nghe ! " (Trích ĐS. II. 222)
Hôm sau, cũng tại chùa Gò Kén, ngày 21-2-1927 (âl 20-1-Đinh Mão), Đức Chí Tôn giáng dạy như sau :
" Các con nghe ! Nơi nào Thầy ngự thì nơi ấy là Thánh địa. Thầy đã ban sắc cho Thần Hoàng Long Thành thăng lên chức Văn Xương vào trấn nhậm làng Hiệp Ninh dạy dỗ dân vô đạo, Thầy ban đặng quyền thưởng phạt, đặng răn làng ấy cho đến ngày chúng nó biết ăn năn cải hóa. Vậy thì Làng Long Thành, các con khá an lòng.
Còn Tòa Thánh thì muốn để cho có nhơn lực hiệp cùng Thiên ý, là hạnh của Thầy, các con nên xem gương mà bắt chước. Từ Thầy đến lập Đạo cho đến giờ, Thầy chưa hề một mình chuyên quyền bao giờ. Các con lựa chọn nơi nào mà Hội Thánh vừa lòng thì là đẹp lòng Thầy.
Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi.
Các con đã hiểu Thánh ý Thầy, phải cần kiệm mỗi sự chi về phương tiện mà thôi.
Thơ ! Thầy giao cho con góp tư bổn trong một tháng cho rồi, dặn các em con rằng : "Danh thể Đạo nơi Tòa Thánh, nghe à !" Sau Thái Bạch sẽ dạy con kiểu vở.
Cẩm Giang thì các con phải chịu khổ về phần ăn uống, Bén Kéo thì địa thế hẹp hòi, chớ chi các con khôn ngoan lấy cớ rằng, vì ích lợi lương sanh, vì đạo đức mà ký Chánh phủ cho các con mé rừng cấm bên kia đường thì đẹp lắm. Các con liệu thử.
Thơ ! Suối Vàng thì đặng, phương chuyên chở không thuận tiện, song phong thổ tốt đẹp. Con cũng yêu cầu Hội Thánh xét nét, nghe à ! Thầy ban ơn cho các con." (ĐS. II. 223) & [TNHT. I. 98]
Tiếp theo, cũng tại chùa Gò Kén, ngày 22-2-1927 (âl 21-1-Đinh Mão), Đức Lý Giáo Tông giáng :
" Thượng Trung Nhựt ! Thái Thơ Thanh ! Cười ! Nhị vị Hiền hữu muốn cho Đạo phải mang tiếng rằng : Trốn lánh hay sao mà tính dời Tòa Thánh xa dữ vậy hử ? Tỷ như Lão muốn lập Tòa Thánh gần bên thành binh, chư Hiền hữu tưởng sao ? Trung bạch : Có hai làng cúng đất. - Mua thì đặng, khó gì ! Một nơi chí Thánh trước mắt mà chư Hiền hữu chẳng biết xem, ấy cũng còn 2 phần phàm. Thái Thơ Thanh ! Lão cậy Hiền hữu một phen nữa, mai nầy đi lên đường trên gọi là dây thép, nhắm địa thế dài theo cho tới ngã Ao Hồ, coi Hiền hữu thấy đặng chăng cho biết. Lão đã nói rằng : Mỗi sự chi đều bày trước mắt nhơn sanh hết. Chư Hiền hữu đừng sợ ai hết, hễ sợ thì chối quyền thiêng liêng của Chí Tôn thì còn gì Đạo ! nghe à !" (ĐS. II. 224)
Bà Nữ Đầu Sư Nguyễn Hương Hiếu thuật lại buổi Hội Thánh đi tìm mua đất cất Tòa Thánh ngay ngày hôm sau, theo lời dạy của Đức Lý Giáo Tông như sau :
" Qua ngày sau, quí ông đi tìm đất, Ông Thái Thơ Thanh cho mượn một chiếc xe, Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh cho mượn một chiếc.
Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng ngồi trên 2 chiếc xe hơi, thì có : Đức Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm, Anh Cả Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, Anh Thái Thơ Thanh, Anh Thượng Tương Thanh, Anh Ngọc Trang Thanh.
Khi xe chạy tới cửa số 2 hồi trước còn rừng rậm, cạnh góc ngã ba có cây vừng, Đức Cao Thượng Phẩm ngó thấy nơi cây vừng có tấm bảng treo đề tên Cao văn Điện, ông nầy là bạn học của Đức Cao Thượng Phẩm hồi thuở nhỏ.
Trong lúc bối rối kiếm đất không được, Thượng Phẩm bất ngờ thấy tên bạn mình đứng tên trên miếng đất nầy, nên Đức Cao Thượng Phẩm nói với Hội Thánh rằng : Để tôi đi tìm ông Cao văn Điện, nhờ bạn tôi điềm chỉ giùm chủ đất nầy, và cũng nhờ ông Cao văn Điện điềm chỉ mới biết ông chủ đất nầy là ông Kiểm lâm người Pháp tên là ASPAR.
Khi kiếm được đất rồi, tối lại quí Ông cầu Đức Lý về dạy coi Hội Thánh đi kiếm đất như vậy có trúng không.
Đức Lý giáng dạy như vầy :
(Đó là đêm 24-2-1927, âl 23-1-Đinh Mão, tại chùa Gò Kén) " THÁI BAÏCH. Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo muội. Lão khen Thái Thơ Thanh, phải đó đa không, tưởng chư Hiền hữu không thấy nữa. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh địa ? Sâu hơn 300 thước, như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa 6 nguồn, làm như 6 con rồng đoanh nhau. Nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi, gọi là LỤC LONG PHÒ ẤN. Ngay miếng đất đó đặng 3 đầu : Một đầu ra giếng mạch Ao hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia. Người Lang sa chỉ đòi 20 ngàn, nói rồi trả đúng có 15 ngàn, Lão dặn thì thành trả 17 ngàn, 18 ngàn thì đặng vậy. Còn xin khai khẩn miếng đất rừng bên kia nữa mới trọn. Đất nay còn rẻ, miếng đất chung quanh Thánh địa ngày sau hóa vàng. Chư Hiền hữu biết lo lập, ngày sau rất quí báu. THĂNG." (ĐS. II. 225).
" Khi phá đám rừng nầy thì đàn Thổ (người Miên) xuống cả ngàn người để phá rừng, làm cho ông Chánh Tham Biện (Tỉnh Trưởng Tây Ninh) người Pháp nghi ngờ, mời Đức Thượng Phẩm ra Tòa Bố. Ông hỏi Đức Thượng Phẩm : Chớ làm cái gì mà đông đảo như vậy ? Đức Thượng Phẩm trả lời rằng : Tôi mua miếng đất đó đặng trồng cao su. Ông Tham Biện hỏi : Trồng mấy mẫu ? Đức Thượng Phẩm trả lời : Tôi trồng hết sở đất tôi mua, phá tới đâu tôi trồng tới đó. Nên ngày nay, trong Nội Ô có cây cao su là do đó." (trích ĐS. I. 52)
Tóm tắt diễn tiến mua đất cất Tòa Thánh :
1/. Sau khi làm Lễ Khai Đạo tại chùa Từ Lâm (Gò Kén) ngày 15-10-Bính Dần (dl 19-11-1926), chủ chùa Từ Lâm là Hòa Thượng Như Nhãn (Giác Hải) đòi chùa lại, không hiến cho Hội Thánh Cao Đài nữa, kỳ hẹn trong 3 tháng phải dời đi.
2/. Ngày 19-1-Đinh Mão (dl 20-2-1927), tại Từ Lâm Tự, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ quyết định trả chùa lại cho Hòa Thượng Như Nhãn, rồi dạy Hội Thánh đi chọn mua đất cất Tòa Thánh, phải chọn đất tại Tây Ninh nầy mà thôi. Đức Lý xin mua đất nơi khác nhưng Đức Chí Tôn không chịu, bởi vì Tây Ninh là Thánh địa, nơi đây phong thổ thuận tiện cho người ngoại quốc đến học Đạo.
3/. Ngày 20-1-Đinh Mão (dl 21-2-1927), cũng tại Từ Lâm Tự, Đức Chí Tôngiáng cơ xác định : " Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi."
Đức Chí Tôn còn phân tích và gợi ý : Nếu cất Tòa Thánh nơi : - Cẩm Giang thì nhơn sanh phải chịu khổ về phần ăn uống. - Bến Kéo thì địa thế hẹp hòi. - Suối Vàng thì phong thổ tốt đẹp nhưng phương tiện vận chuyển không thuận tiện. - Chỉ có khu rừng cấm phía bên kia đường thì đẹp lắm !
4/. Ngay sáng hôm sau là ngày 21-1-Đinh Mão (dl 22-2-1927), Hội Thánh đi tìm mua đất, nhưng không được. Tối lại, cầu Đức Lý Giáo Tông tại chùa Gò Kén thì Ngài giáng dạy rằng : Ngày mai, Hội Thánh cần đi xem đất một lần nữa, xem từ Mít Một, cặp theo đường dây thép đến làng Long Thành, coi có thấy được không ?
5/. Ngày 22-1- Đinh Mão (dl 23-2-1927), Hội Thánh vâng theo lời chỉ dạy của Đức Lý, đi tìm đất một lần nữa thì gặp được một miếng đất là khu rừng rậm do ông ASPAR làm chủ, nằm kế khu đất của ông Cao văn Điện, bạn của Đức Cao Thượng Phẩm. Tối lại, lập đàn cơ cầu hỏi Đức Lý Giáo Tông, Ngài giáng khen Hội Thánh đã tìm đúng, cuộc đất ấy là Thánh địa, vì bên dưới, trong lòng đất sâu 300 thước, có 6 nguồn nước tụ lại, gọi là Lục Long Phò Ấn. Đức Lý cho biết trước, người Pháp chủ miếng đất rừng ấy đòi bán 20 ngàn, trả giá chừng 17 hay 18 ngàn là họ bán. Đức Lý còn dặn : Mua xong miếng đất ấy rồi, phải xin khai khẩn miếng đất rừng bên kia nữa, nhập vào mới trọn để cất Tòa Thánh theo kiểu vở của Bạch Ngọc Kinh. Đức Lý cho biết, đất bây giờ còn rẻ, nhưng ngày sau khai khẩn xong rồi, lập nên Tòa Thánh, Đạo phát triển thì chung quanh đất ấy sẽ rất quí báu, đất mắc hơn vàng.
Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng việc tìm ra cuộc đất để lập thành Thánh địa, xây cất Tòa Thánh là hoàn toàn do Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông chỉ dạy và hướng dẫn, chớ không phải do Hội Thánh tự ý đặt ra. Câu nói mà Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông cùng xác nhận là : " Chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi." Đó là Thiên Điều, bất di bất dịch, của Đạo Cao Đài, tức là của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Cho nên chúng ta thấy các Tòa Thánh khác của các Chi phái Đạo Cao Đài lập ra ở những nơi khác, đều không thể tồn tại lâu dài được. Đó chỉ là nhất thời trong sự bất đồng cũng nhất thời, để rồi ngày sau cũng phải qui hiệp về Tòa Thánh Tây Ninh, chỉ có một gốc Tây Ninh mà thôi.
[img]
II. Định vị trí và kích thước Tòa Thánh. Ngày 28-2- 1927 (âl 27-1-Đinh Mão), Đức Lý Thái Bạch giáng cơ dạy về vị trí xây cất Tòa Thánh và kích thước Tòa Thánh như sau :
" THÁI BAÏCH. Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo muội. Bình thân. Bính Thanh ! Hình Phật Thích Ca trước Hiệp Thiên Đài đó, phải làm thế nào cho đừng hư gãy, vì Chí Tôn đã trấn Thần chính nơi tay Người nghe. Quả Càn Khôn cũng vậy, khi tháo ra rồi ráp lại y như vậy, khi tháo ra phải cầu Lão đưa Thần một đổi, rồi mới đặt tay người vào, nghe à ! Dặn đến Thánh Thất mới, phải cầu Chí Tôn trấn Thần lại nữa.
Thánh Thất tạm phải cất ngay miếng đất trống, còn Hiệp Thiên Đài tạm phải cất trước Thánh Thất tạm. Đạo hữu lại phải khai phá đám rừng trước miếng đất . Như vậy, ngay trung tim rùng, cách miếng đất trống chừng 3 thước rưỡi, đóng một cây nọc, đo Hiệp Thiên Đài như vầy : Ngoài Bàu Cà Na đo chừng 30 thước đóng một cây nọc. Ấy là khuôn viên Tòa Thánh. Lão lại dặn, từ cây nọc bên phía miếng đất phải đo vô Bàu Cà Na 27 thước Lang sa, nghe à ! Tư vuông 27 thước, mỗi góc của Đài Bát Quái, nghĩa là hình nhà tròn có 8 nóc, cao từ đất lên thềm 9 thước Lang sa, làm 8 góc rộng bao nhiêu tùy ý, trên Điện Bát Quái bề cao 9 mét, hình nóc tròn mô lên chỉ 8 nóc cho phân minh, trên đầu đài phải để cây đèn vàng.
Kế nữa là Chánh Điện, bề dài 81 mét, bề ngang 27 mét. Lão phải vẽ mới đặng.
Kế nữa Hiệp Thiên Đài tư vuông 27, hai từng, mỗi từng 9 mét, hai bên Hiệp Thiên Đài, bên mặt có Lôi Âm Cổ Đài, bên tả có Bạch Ngọc Chung Đài. Lão phải vẽ mới đặng.
Hộ Pháp, Thượng Phẩm ! Nội trưa nầy phải cắm một cây viết vào đầu cơ, lấy một miếng giấy lớn vào Điện phò loan cho Lão vẽ. Bính Thanh phải có mặt, còn kỳ dư không cho ai vào Điện hết, nghe à ! Phải mua khoảnh đất Bàu Cà Na làm Động Đình Hồ, nghe à ! THĂNG. (ĐS. II. 226) [ HTĐ tư vuông 27 : tức là HTĐ cất trên miếng đất hình vuông, mỗi cạnh 27 mét ].
Theo bài Thánh giáo của Đức Lý Giáo Tông thì Tòa Thánh cất gồm 3 phần :
- Bát Quái Đài, xây trên khoảnh đất hình vuông, mỗi cạnh 27 mét, nền cao 9 mét. - Cửu Trùng Đài, là phần Chánh Điện, xây nối theo, bề ngang 27 mét, bề dài 81 mét. - Hiệp Thiên Đài, xây nối theo Cửu Trùng Đài, trên hình vuông, mỗi cạnh 27 mét.
Tổng cộng thì bề dài của Tòa Thánh là : 27 + 81 + 27 = 135 mét và bề ngang của Tòa Thánh là : 27 mét. Những chi tiết khác thì Đức Lý vẽ và dạy riêng cho Đức Phạm Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm và Ngài Phối Sư Thái Bính Thanh. Chúng ta nhận thấy các con số về kích thước của Tòa Thánh đều là những bội số của một số căn bản là 9.
Cũng trong ngày hôm đó, Đức Chí Tôn giáng dạy tiếp như sau : "Thơ ! Thái Bạch muốn lập Thánh Thất coi cho tốt đẹp, chẳng tưởng sự khó nhọc của các con, Thầy chẳng đành. Thoảng như tốn kém nhiều, các con coi theo họa đồ, tính làm theo thước mộc, nghe à ! Tắc ! Con vẽ trúng, nhưng con Long mã làm sao thêm cho 3 ngọn đèn bằng nhau. Thơ ! Con khá chịu cực nhọc với Đạo một phen, liệu lượng thế nào, Thầy giáng tâm dạy dỗ, nghe à ! Các con lo làm, Thái Bạch xem sóc các con. Nhớ rằng danh Đạo do nơi Tòa Thánh, làm thế nào danh các con cùng Vạn quốc thì làm. Thầy ban ơn cho các con. " (ĐS. II. 227)
CHÚ THÍCH : Thơ : là Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh. Tắc : là Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc.
Thước mộc : là cây thước làm bằng gỗ thuở xưa của dân ta, có bề dài bằng một chống cánh chỏ. Theo Từ Điển Tiếng Việt, thước mộc có bề dài khoảng 0,425 mét. Thước Lang sa : Cây thước Tây, dài 1 mét.
Theo bài Thánh giáo trên của Đức Chí Tôn, Đức Chí Tôn thấy Đức Lý Giáo Tông ra kích thước cất Tòa Thánh lớn lao quá, sợ quá hao tốn tiền bạc của nhơn sanh, nên gợi ý với Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh là thay vì thực hiện họa đồ của Đức Lý bằng thước Tây (mét), thì nên thực hiện theo thước mộc, như vậy kích thước của Tòa Thánh sẽ giảm nhỏ lại, đỡ tốn kém hơn.
Sau đó, đến ngày 8-3-1927 (âl 7-2-Đinh Mão), tại chùa Gò Kén, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy tiếp về việc xây cất Tòa Thánh :
" Cư ! Con vẽ Thánh Thất phải, song nơi con để con Long mã, con nên làm một cái đài nhỏ có cửa sổ cho hơi không khí thông thương vô Đại điện tốt hơn. Thơ bạch : Xin đúc nền Tòa Thánh bề cao 9 mét theo kiểu của Đại Tiên cho. - Tốn kém nhiều lắm con ơi ! Bính ! Con nên đo từ mé rừng dưới vào cho tới 50 mét, rồi kế 81 mét, rồi kế 27 mét, làm như vậy, Thánh Thất nằm trọn vào rừng mà thành ra như bao quanh một Vườn Thiên nhiên rất đẹp. Thầy tưởng khi con cũng thấy sái, con cứ lấy đường con cất, đo vô rừng 27 mét mà phát trống thì Chùa nằm tại chỗ, còn khi cất, con nhắm thế nào cho nọc Bát Quái Đài và Hiệp Thiên Đài cho ngay mặt Trời phía Tây thì trúng. Con nhớ nghe ! Thầy ban ơn cho các con." (ĐS. II. 229) Đức Đại Tiên Lý Thái Bạch giáng cơ dạy tiếp : " Cười … Họa đồ của Lão, Chí Tôn chê và trách rằng : Hao phí vô nền nặng lắm. Chí Tôn sửa lại mỗi cấp 3 tấc Tây mà thôi, dưới đất 5 tấc, chín cấp 3 tấc là 2 mét 70, cộng là 3 mét 20, còn 10 mét thì chí đầu trong nền Bát Quái Đài, trên đầu song chí nóc 13 thước mới khỏi mưa nước đọng mà phải mục, nóc của Đại điện và của Hiệp Thiên Đài cũng y mực như vậy, phải làm plafond hai đài chuông trống cao hơn nóc Hiệp Thiên Đài 6 thước. 1) Đèn xanh ngay giữa Đại điện làm hình Long mã phụ Hà đồ. 2) Điện BQĐ để cây đèn vàng ngay nóc. 3) HTĐ để cây đèn đỏ. THĂNG." (ĐS. II. 230)
[/img]
III. Lịch sử kiến trúc Tòa Thánh. Như phần trên đã trình bày, Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông đã dạy tất cả chi tiết, kích thước trong họa đồ xây cất Tòa Thánh từ tháng Giêng năm Đinh Mão (1927), nhưng lúc đó Đạo còn quá nghèo, số tín đồ chưa đủ đông, nên việc xây cất Tòa Thánh bằng vật liệu kiên cố chưa thể thực hiện ngay được. Hiện thời chỉ có thể cất Tòa Thánh tạm bằng mái tranh vách ván, để có ngay nơi thờ cúng Đức Chí Tôn, và gấp rút dời Thánh Thất từ chùa Gò Kén về đây để trả chùa lại cho Hòa Thượng Như Nhãn. Ngày 13-2-Đinh Mão (dl 16-3-1927), Hội Thánh quyết định trả chùa Gò Kén cho Hòa Thượng Như Nhãn, thỉnh cốt tượng Thái Tử Sĩ Đạt Ta cỡi ngựa Kiền Trắc về Thánh Thất tạm cất trên đất mới, gọi là Thánh địa. Các cơ quan khác của Đạo cũng lần lượt được xây dựng tạm với mái tranh vách đất, để có nơi làm việc và nghỉ ngơi cho chư Chức sắc. Công việc tiến hành dần dần đi vào ổn định để lo xây dựng Tòa Thánh bằng vật liệu nặng với qui mô lớn lao mà Đức Lý Giáo Tông đã định. Nhưng rồi sau đó, nội bộ của Hội Thánh rạn nứt, có một số ít Chức sắc tách riêng ra lập Chi phái, trở lại công kích Hội Thánh, toan phá Đạo, nên việc xây dựng Tòa Thánh không thể khởi công được, mà phải gác lại nhiều năm.
1/. Mãi đến tháng 10 năm Tân Mùi (1931), Ngài Thái Thơ Thanh (lúc đó còn ở phẩm Thái Chánh Phối Sư) mới đứng ra khởi công đào móng làm nền, đào hầm Bát Quái, công việc không tiến triển được nhiều, rồi vì thiếu thốn tiền bạc nên phải tạm ngưng. (Đó là Kỳ nhứt).
2/. Năm 1933 (Quí Dậu), Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt hiệp cùng Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh tiếp nối công trình, làm thêm được một ít rồi cũng phải ngưng lại, (Đó là Kỳ thứ nhì), kế Đức Quyền Giáo Tông lâm bịnh và đăng Tiên ngày 13-10-Giáp Tuất (1934).
3/. Năm 1935 (Ất Hợi), Ngài Tiếp Thế HTĐ Lê thế Vĩnh nông trang, chấp chưởng vận động tiền bạc, nhờ Bác Vật Phan hiếu Kinh từ Sài gòn lên làm Cố vấn, khởi làm được lầu Hiệp Thiên Đài, đúc cột đổ plafond đặng chút ít nữa, rồi cũng phải ngưng công việc lại. (Đó là Kỳ xây dựng thứ ba).
4/. Sau khi Đức Quyền Giáo Tông đăng Tiên, Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc được giao nắm quyền Hội Thánh, chưởng quản Nhị Hữu hình Đài : Hiệp Thiên và Cửu Trùng, Đức Hộ Pháp mới trù tính kế hoạch tiếp tục xây cất Tòa Thánh cho đạt được thành công. Đức Ngài huy động được 500 công quả hiến thân nơi Phạm Môn làm lực lượng công thợ nồng cốt, khởi công tiếp nối việc xây cất Tòa Thánh vào ngày 1-11- Bính Tý (dl 14-2-1936). Đức Ngài buộc các vị công quả công thợ, Nam và Nữ, phải lập Hồng thệ, trong suốt thời gian xây cất Tòa Thánh, không được cưới vợ hay lấy chồng, đặng đủ tinh khiết mà tạo tác Tòa Thánh. Đức Ngài cũng ban lịnh cho các Châu đạo và Tộc đạo Hành Chánh và Phước Thiện, Nam phái và Nữ phái, nổ lực lo tiền bạc, vật liệu, lương thực, gởi về Tòa Thánh liên tục để công cuộc tạo tác Tòa Thánh không bị gián đoạn. Nhờ khéo tổ chức như thế, nên công việc tạo tác Tòa Thánh được tiến hành liên tục trong suốt 4 năm rưỡi, thì Đạo Cao Đài bị chánh quyền Pháp khủng bố, vào Tòa Thánh bắt Đức Phạm Hộ Pháp ngày 4-6-Tân Tỵ (dl 28-6-1941) và đày đi hải đảo Madagascar ở Phi Châu. Công việc tạo tác Tòa Thánh đã hoàn thành được phần căn bản, chỉ còn phần đắp vẽ trang trí nữa là xong, nhưng tất cả đều phải ngưng lại, vì chánh quyền Pháp đã bắt Đức Phạm Hộ Pháp, nhà binh Pháp chiếm đóng Tòa Thánh làm nhà xe, và chỗ ở cho lính Pháp, đuổi các công thợ và Chức sắc ra khỏi Tòa Thánh. Quân đội Pháp còn lén chôn dưới nền Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh một trái mìn rất lớn, chứa 1000 kg chất nổ, ý đồ giựt cho nổ sập Tòa Thánh trước khi chúng rút đi và đầu hàng quân đội Nhựt. Nhưng ý đồ đen tối của chúng không thành công. [Xem : Phần VII phía sau] Ngày 4-8-Bính Tuất (dl 30-8-1946), Đức Phạm Hộ Pháp được Chánh quyền Pháp đưa trở về Tòa Thánh, sau hơn 5 năm bị lưu đày nơi hải ngoại. Ngay sau đó, Đức Phạm Hộ Pháp liền huy động số công thợ công quả trở lại để sửa chữa những chỗ hư hỏng của Tòa Thánh do lính Pháp gây ra, rồi lo đắp vẽ, sơn phết, trang trí gấp rút hoàn thành nội trong năm Bính Tuất, tức là đến Tết Đinh Hợi phải xong. Ngày mùng 3-Giêng-Đinh Hợi (dl 24-1-1947), Tòa Thánh được hoàn thành. Tổng Giám Lê văn Bàng, các Phó Tổng Giám và Tá Lý, đại diện các công thợ Nam Nữ làm Lễ Bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh, được Hội Thánh tiếp nhận vô cùng hoan hỷ. Ngày mùng 6-Giêng-Đinh Hợi (dl 27-1-1947), tức là 3 ngày sau khi làm Lễ Bàn giao Tòa Thánh, Đức Phạm Hộ Pháp làm Lễ Trấn Thần Tòa Thánh. Ngày mùng 8-Giêng-Đinh Hợi (dl 29-1-1947), Đức Phạm Hộ Pháp làm Lễ rước Quả Càn Khôn (đã gởi nơi Báo Ân Từ khi tạo tác Tòa Thánh) về thờ nơi Tòa Thánh, để khuya hôm đó, giờ Tý cúng Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn. Nhưng mãi đến 8 năm sau, Đức Phạm Hộ Pháp mới tổ chức Đại lễ Khánh Thành Tòa Thánh vào dịp Vía Đức Chí Tôn ngày mùng 9-Giêng-Ất Mùi (dl 01-02-1955). Đây là một cuộc lễ vĩ đại nhứt của Đạo Cao Đài kể từ trước tới nay.
Người Tín đồ Cao Đài rất hãnh diện có được một ngôi Tòa Thánh đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, do Thiên ý hợp cùng nhơn lực tạo nên, xứng đáng là Bạch Ngọc Kinh tại thế, tiêu biểu cho một nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ : Qui nguyên Tam giáo và Phục nhứt Ngũ Chi
. Trong cuộc Lễ Bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh, Tổng Giám Lê văn Bàng có viết một bài Diễn văn ghi lại các giai đoạn tạo tác Tòa Thánh một cách khá chi tiết, xin chép lại nguyên văn sau đây : (Tài liệu của Ban Kiến Trúc, ấn hành năm Tân Hợi 1971).
Ngày 3 tháng Giêng năm Đinh Hợi (dl 24-1-1947) Đúng 8 giờ ban mai, khi Đức Hộ Pháp đến Bửu điện, có cả Chức sắc Thiên phong Nam Nữ và một số Chức việc, Đạo hữu, độ 300 vị tề tựu đủ mặt. Vị Tổng Giám Lê văn Bàng xin phép Đức Hộ Pháp cho toàn thể nhơn công Nam Nữ làm lễ ra mắt những vị tiền vãng. Đoạn Đức Hộ Pháp mời cả Chức sắc Nam Nữ vào lạy Chí Tôn xin ban ơn huệ cho cả gia quyến các công thợ và những thiện tâm hỷ cúng vào sự tạo tác Tòa Thánh. Khi bái lễ xong, Đức Hộ Pháp nhơn danh Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài, để lời cảm tạ tấm lòng thiết thạch của những môn đệ chí hiếu và tận trung, kẻ công người của, mà đã trải qua biết bao thời gian nguy biến và gian lao gìn giữ đức tin, mới lần hồi kiến tạo nên một Đền Thờ vĩ đại oai nghiêm, tráng lệ dường nầy. Vị Tá Lý Lê ngọc Lời, thay mặt Tổng Giám Lê văn Bàng, dọc lời chúc mừng Đức Hộ Pháp :
" Tòa Thánh là cái hồn của Đạo hoặc là khối đức tin lớn, xuất hiện tại vùng Á Đông, là cuối kỳ Hạ nguơn hầu mãn, nhờ nơi huyền diệu thiêng liêng mà Đạo đặng phổ thông mau chóng, biết bao nhiêu tín đồ đã tùng giáo. Đạo phải có một Thánh thể của Chí Tôn thiệt hiện tại thế, là khối đức tin của toàn nhơn loại, để chú trọng và tín ngưỡng . Bởi lẽ ấy mà nguyện vọng thiết tha của bao nhiêu tín đồ đòi hỏi ở chỗ phải cất Tòa Thánh, và biết bao người Đạo ở các nơi cứ trông ngóng hỏi Tòa Thánh cất rồi chưa ? - Vì lẽ đó mà Đức Quyền Giáo Tông , ba vị Chánh Phối Sư, thi hành theo tiếng gọi của chúng sanh để làm Tòa Thánh, thì biết bao nhiêu hăng hái vui mừng của người Đạo chung hợp cùng nhau để làm Tòa Thánh cho mau đến ngày kết quả. Ngày …… tháng 10 năm Tân Mùi (1931) thì khởi công tạo tác, nào đào hầm Bát Quái đổ bê-tông, rồi không hiểu tại sao phải ngưng làm, thì cái hầm ấy cũng là một di tích, hay là một cái mầm móng của bước đầu tiên đã sáng tạo nên , đành chấm một dấu hỏi để sau nầy ? Từ ấy, Đức Quyền Giáo Tông cứ ung dung lo phổ thông nền Chơn giáo.
- Qua kỳ thứ hai thì lo tiếp tục lại để làm Tòa Thánh nữa. Hội đồng cả Chức sắc HTĐ và CTĐ lại để chung trí đặng tạo thành. Ông Tiếp Thế Lê thế Vĩnh chấp chưởng vận động, mướn Bác vật Phan hiếu Kinh, người lãnh la-tách, khởi làm lầu HTĐ, đúc cột và đổ la-phong đặng chút ít, lại cũng ngưng công việc làm, đành chịu một chấm hỏi thứ hai nữa ? Lúc ấy nhằm lúc khó khăn, cơ đời biến đổi, làm cho thuyền Đạo lắm lúc ngửa nghiêng, cũng bởi nhân tình thế thái kích bác chê bai, vu cáo Đức Quyền Giáo Tông đủ lẽ, nhân nơi lẽ ấy mà Ngài chán nãn cõi đời vô vị, chỉ đem lại cho Ngài những mỉa mai của miệng thế, vì lẽ ấy mà Ngài sớm lìa cõi trần, hồi về cựu vị. Ôi thôi ! Cũng do nơi cái Tâm của nhơn loại đãi Ngài, từ đó mất hết một tay rường cột của nền Đại Đạo. Khi ấy, Sư phụ ( Đức Phạm Hộ Pháp) phải thay thế gánh vác cả nhiệm vụ mà chính Chí Tôn phú thác, thống nhứt Nhị Hữu hình Đài, thực hiện mối Đạo nhơn nghĩa, mới trúng theo Thiên ý mà Đức Chí Tôn gọi là Phổ độ chúng sanh. Sư phụ thi hành triệt để theo ý của Đại Từ Phụ, phổ thông Chơn giáo cho cả Chức sắc Nam Nữ CTĐ đi hành đạo các tỉnh. Đạo phổ thông mau chóng, hàng triệu tín đồ tùng giáo. Sư phụ đinh ninh rằng : Công cuộc tạo tác Tòa Thánh chắc chắn sẽ tiếp tục làm lại ở sau nầy. Còn một mặt, Sư phụ sắp đặt cho những người ở bên Phạm Môn, chính hai chữ Phạm Môn ở trong phạm vi eo hẹp về kinh tế, làm cho lắm người ngờ vực mà các con không thể nói đặng. Hại thay ! Chánh trị bên ngoài lại còn nghi kỵ hơn nữa, bắt buộc phải giải tán hai chữ Phạm Môn, treo bảng cấm nhặt các cơ sở Phạm Môn. Do nơi ấy mà Sư phụ mới day trở, cái cớ để lập ra Cơ Quan Phước Thiện, dạy những người Phạm Môn cứ đi các tỉnh Nam Kỳ để khai mở Cơ Quan Phước Thiện và Lương Điền Công Nghệ, vv… Những người lãnh cả sứ mạng ấy thật là dốt nát, chơn chất thật thà, có người không biết chữ quốc âm nữa là khác, nhưng cũng nhờ tánh chất ấy mà Cơ Quan Phước Thiện mở mang một cách mau chóng, biết bao người mang cả sự nghiệp, đồn điền để hiến làm một cái nhà chung, trong khi ấy, Đạo có đến 3 triệu người tùng giáo. Sư phụ nhận thấy chắc chắn làm Tòa Thánh đặng, không thất bại nữa. Trong 3 triệu người, mỗi người chung hiệp 1 đồng bạc cũng làm được, nên Sư phụ không ngần ngại gì cả mà không tạo tác Tòa Thánh, để đáp lại cái nguyện vọng của chúng sanh mong đợi. 1. Giai đoạn thứ nhứt : Đến ngày mùng 1 tháng 11 năm Bính Tý (dl 14-12-1936), Sư phụ khởi công làm Tòa Thánh. Ngày mà khởi mua đồ thì trong tủ Hộ Viện không tiền, lại còn lưu lại nợ ăn trước nữa là khác. Song le, nhờ sự tổ chức của Sư phụ rất biệt tài, nào xe bò, xe camion vận tải đồ đạc, trong các Châu, các Tộc, các Làng, kẻ của người công, đủ dùng không thiếu. Trên thì có Sư phụ làm hướng đạo, dưới thì các con đồng tâm hiệp lực, bao quản nhọc nhằn, nắng mưa bao ngại, cơm còn phải thiếu ăn, hẩm hút cháo rau từ bữa. Nhưng các con cứ phấn tâm nung chí, rán sức bền lòng lo tô điểm nhà thờ chung cho mau chóng. Đó là 2 năm đầu.
2. Qua giai đoạn thứ nhì : Trải qua 3 năm sau, biết bao lần đau khổ, ngoài thì nghịch Đạo phá rối đủ điều, còn trong thì thiếu thốn, tình thế khó khăn, các vật liệu bị Chánh phủ hạn chế. Lúc ấy, Sư phụ sợ Tòa Thánh làm không rồi, mà nếu Tòa Thánh biếng trễ một ngày là một hại cho nhơn sanh vậy. Vì thương Thầy mến Đạo, nên lúc ấy các con tình nguyện lãnh làm Tòa Thánh và có dâng Tờ Cam Kết với Sư phụ và Hội Thánh rằng : Các con vì Đạo, vì nhơn sanh, nên mới làm Đền Thờ Đức Chí Tôn, sau khi hoàn thành thì các con không đòi hỏi điều chi với Hội Thánh cả. Khi Tờ Cam Kết đã nạp rồi thì các con lại càng hăng hái làm việc thêm nữa, nhưng mà lẽ Thiên cơ dĩ định, sức phàm khó thắng với sức thiêng liêng, nên sự tạo tác đành cam ngưng trệ. Lệnh Chánh phủ bắt buộc Tòa Thánh phải đình công. Tin đó đưa ra như đất bằng sóng dậy, sét đánh vào tai, toàn Đạo nghe qua rất nên não nuột, đã vậy mà còn bắt Sư phụ lưu đày sang hải ngoại. Giai đoạn nầy, các con lấy làm thảm đạm, là Thầy xa trò, thì có mong chi Tòa Thánh đoạt thành. Nơi Tòa Thánh từ đó Quân đội Pháp đã đóng binh, các Chức sắc còn lại lo trù hoạch, tìm phương lo Đạo. Lúc ấy, các con như gà mất mẹ, như chim lạc đàn, bơ vơ chiu chít, không còn phải lắng nghe tiếng còi đặng trở về chuồng, rồi kẻ một nơi, người một ngã, lăn lóc với cuộc đời sầu khổ. Ôi ! Các con tưởng rằng không còn trở lại Tòa Thánh lần thứ hai nữa, nhưng các con còn nhớ lời tiên tri của Thầy rằng : Sau đây các con còn trở lại làm Tòa Thánh nữa. Lời tiên tri ấy, các con vẫn đinh ninh để an ủi lấy lương tâm chờ đợi. May thay ! Tin Hội Thánh cho hay rằng : Ông Giáo Sư Đại biểu (Trần quang Vinh) lo tổ chức cơ phục quốc, trước là lo cho nước đặng tự do, sau là đòi Sư phụ trở về Tòa Thánh. Từ đó, các con cũng hăng hái lo hiệp tác với anh em, trải qua mấy năm, các con cũng giữ tròn nhiệm vụ.
3. Qua giai đoạn thứ ba : Rất may mắn thay, nhơn nguyện Thiên tùng, lẽ Thiên cơ biến chuyển thình lình, tới ngày 24 tháng Giêng năm Ất Dậu (dl 8-3-1945), Việt Nam được nắm chánh quyền thì nền Đại Đạo được phục hồi, Tòa Thánh mở cửa. Lúc nầy Ông Giáo Sư Khí thay mặt cho Hội Thánh lo kiến thiết lại. Kế Ông thì có Thừa Sử Huỳnh hữu Lợi tận tâm sát cạnh với Ông Lâm tài Khí rất hoạt động, vận tải đồ đạc đặng làm Tòa Thánh, thì các con chung tâm hiệp trí lo làm theo di tích của Sư phụ còn lưu lại nơi Đền Thánh. Nhưng mà vận Đạo còn ở trong đám mây mờ, nên sự tạo tác chỉ lây lất cho qua ngày đặng đợi Thầy về. Tùy theo thời thế xây trở theo chiều, nào là tiền bạc, nào quyền thế, mà còn chỗ phân tâm, nên dân thợ làm Tòa Thánh đình công một ngày. Ông rất ôn tồn hòa nhã mà nhẫn nại khuyên nhủ anh em làm Tòa Thánh, và có nhắc lời tiên tri của Thầy để lại rằng còn nhiều nỗi khó khăn nữa, mấy em phải rán nhẫn nại mà nghe lời Qua thì sau sẽ gặp Thầy. Ngày Chánh phủ Pháp sắp đến, Ông truyền lịnh cả chu vi Tòa Thánh phải treo cờ Tàu, thì các con lấy làm ngạc nhiên, nhìn thấy lá cờ Tàu bay phất phới theo chiều gió. Đó là do nơi lời tiên đoán của Thầy để lại, nên gió Thánh đã xủ phất lá cờ hộ mạng che phủ cho Tòa Thánh. Trường hợp nầy rất nên mắc mỏ, một đàng trì một đàng kéo, ông ở giữa phải giao thiệp cả hai bên, nào là ruồng rừng lấp lộ, nào làm cống đào mương, đã vậy mà Ông Lâm tài Khý còn phải bị nạn trong 3 tiếng đồng hồ nơi khám Tây Ninh. Ôi ! Biết bao nỗi khổ, Ông là người Tàu mà dám hy sinh với Đạo và một phần Chức sắc cùng đàn em theo tùng sự với Ông nên rất đau đớn. Ấy chẳng qua là Thiên cơ tiền định, nhờ sự ủng hộ của thiêng liêng, dầu việc dữ cũng hóa ra hiền, sự rủi hoá may, nhiều điều rất kinh tâm tán đởm, mà rồi cũng đặng dung hòa.
4. Qua giai đoạn thứ tư : Cơ Chuyển thế xây vần, lẽ Thiên cơ biến tướng, nên Ông Giáo Sư Đại biểu và cả Chức sắc Thiên phong ở Sài gòn phải thọ khổ, cũng nhờ thọ khổ mới toan giải khổ, Ông sẽ đòi sự tự do của Đạo lại và đem Sư phụ trả về Tòa Thánh. Ngày mà đặng tin Sư phụ khải hoàn thì toàn Đạo ai cũng đều hớn hở vui mừng. Hội Thánh thì lo sắp đặt sửa soạn huy hoàng đặng rước Đức Giáo Chủ qui hồi cố quốc. Thế nên Đạo đã đến kỳ tăng tiến, nhơn sanh đổi họa ra phước từ đây. Đã trên 10 năm, thuyền Đạo bị truân chuyên trắc trở, biết bao bão táp mưa sa, nay Trời êm sóng lặng, Sư phụ đã qui hồi thì sự hy vọng của toàn Đạo nay đã mãn nguyện.
5. Qua giai đoạn thứ năm : Ngày Sư phụ về Tòa Thánh đến nay, Ôi ! Thân già sức yếu, gối mỏi da dùn, phần thì 5 năm xông pha trên bước lao trường, lẽ thì phải an dưỡng một thời gian mới phải, nhưng mà Đền Thánh còn lưu lại sự tô điểm sờ sờ nơi góc Trời Nam kia, nhơn sanh đã trông ngóng từ lâu, nên Sư phụ cho lịnh đòi cả anh em, chị em tạo tác Tòa Thánh ban sơ mau trở lại, sự đoàn kết khi xưa đã qui hợp, nhưng mà cái số 500 dân thợ khi trước, nay chỉ còn không đặng phân nửa cái số ấy, kẻ thì mắc phải gia đình ràng buộc, người thì lo việc khác, người thì qui liễu, nghĩ có đáng buồn chẳng ? Nhưng mà các con cũng cố gắng theo Thầy lo tô điểm đã ngoài 4 tháng, nhằm ngày 30 tháng Chạp mới hoàn tất. Vậy ngày nay, các con xin giao Tòa Thánh lại cho Hội Thánh.
6. Qua giai đoạn thứ sáu : Chúng con xin dâng những nguyện vọng của các con sau nầy. Từ buổi ban sơ đến nay, các con được hấp thụ những lời giáo hóa của Sư phụ thì Đền Thờ Đấng Cha Lành là của chung toàn nhơn sanh, nay mà làm đặng trong xứ Nam nầy tức là nguồn cội của dân Nam. Các con đây, tuy là phận ngu hèn dốt nát mặc dầu, cũng hiểu biết ít nhiều Đạo lý. Đền Thờ là của chung, các con đây là con của Đức Chí Tôn, nên các con phải nhịn ăn nhịn mặc, sự làm dầu khó khăn nhọc nhằn đến mấy thì các con cũng cương quyết. Ngày nay, Đền Thờ đã kết liễu, thì sự vui mừng của các con đã mãn nguyện, nên các con đây cũng không vì công làm bấy lâu mà nài xin với Hội Thánh điều chi hết. Các con có một điều hy vọng là ngày nào đời đặng thái bình, dân Nam đều biết Đạo, thì các con chí hướng đi tu mà thôi. Hiện nay Sư phụ đã già, mà sự tạo tác cũng còn, thì các con cũng tình nguyện theo chơn Thầy mà làm việc. Ngày nào Sư phụ giao việc lại cho Hội Thánh thì các con cũng xin thôi, hầu có lo cơ bảo tồn. Đó là nguyện vọng của các con như thế. Nhân dịp ngày Xuân, các con đồng chúc Sư phụ muôn tuổi, Chức sắc HTĐ, Chức sắc CTĐ, Chức sắc Phước Thiện, đều đặng trường cửu, Thượng Hạ Sĩ quan Quân đội vạn sự hòa bình, Tòa Thánh mới đặng thất ức niên. HỰU BÚT : Theo lời vừa mới đọc qua, đó là nguyện vọng chung, còn phần riêng của anh chị em nào muốn cầu xin Hội Thánh điều chi thì làm, nạp cho Tá Lý và Tổng Giám xét công dâng lên Hội Thánh định đoạt. "
Tòa Thánh, ngày mùng 3 tháng Giêng năm Đinh Hợi. (dl 24-1-1947) TỔNG GIÁM Lê Văn Bàng
Tá Lý Lê ngọc Lời đọc xong, Đức Hộ Pháp đáp lại, với vẻ cảm động và vui mừng, rằng :
" Những công trình kiến tạo nầy, nếu không phải có Thiên cơ tiền định thì chưa mấy ai tạo đặng, bằng cớ là khi Đạo đặng thạnh hành, nhơn sanh hằng triệu, Ông Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh đảm đương khởi tạo, rốt cuộc cũng thất bại. Sau, Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt hiệp cùng bà Nữ Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh kế tạo cũng không thành. Sau nữa, Ông Tiếp Thế Lê thế Vĩnh cũng hăng hái nông trang, lại cũng không kết quả.
Sau bao lần bất thành, Bần đạo đứng ra hiệp cùng những môn đệ trung thành còn sót lại mà lần hồi tạo tác cho đến ngày nay được kết quả với một kỳ công xứng đáng. Khi khởi công, trong tủ không có một đồng, phải chăng Đức Chí Tôn đã thử thách tấm lòng son sắt của chúng ta. Ấy vậy, tên tuổi của mấy em và mấy con trong lúc kiến tạo nầy, sử Đạo sẽ lưu truyền nêu danh hậu thế."
Cô thợ hồ Nguyễn thị Sen đọc bài chúc mừng Đ. Hộ Pháp :
" Bạch Đức Hộ Pháp, Thưa cùng chư Chức sắc Thiên phong Nam Nữ, Chúng con là thợ hồ phái Nữ, xin kính lễ chào Quí Ngài, và có mấy lời biện bạch, cúi xin Quí Ngài niệm tình tha lỗi. Trong thời kỳ tạo tác Tòa Thánh, chúng con không ngờ rằng một dịp may cho Nữ phái chung công hiệp sức cùng Nam phái để tạo Đền thờ Đại Từ Phụ. Nếu được các Ngài nhìn nhận, chúng con cũng dám tự nói rằng, trong sự đua tranh về hành vi giúp đời tạo thế, chúng con dù phận liễu yếu đào thơ, cũng không đến nỗi thẹn cùng bạn mày râu Nam tử. Hồi nhớ lại khi hẩm hút tương rau, khi áo quần không đủ ấm, chúng con nhờ nương nơi chí thanh cao của Đức Giáo chủ dắt dìu, chúng con lòng không sờn, chí chẳng đổi, dầu phải trải qua bao phen khổ não về tinh thần lẫn vật chất, Ôi ! thời kỳ tạo tác Tòa Thánh, nếu chúng con không đủ đức tính hy sinh, không đủ lòng kiên nhẫn, không đủ sức thắng nổi phàm tâm, thì ngày nay, chúng con không còn đứng trước mặt Quí Ngài mà tự hào công trạng. Ấy vậy, Tòa Thánh ngày nay được hoàn thành, chúng con rất vui mừng không xiết. Và ngày nay, tháng Giêng năm Đinh Hợi, Bính Tuất đã dứt, Đinh Hợi vừa sang, chúng con cúi đầu chúc Sư phụ năm mới được vạn sự an lành; nhân dịp, chúng con cúi đầu chúc chư Chức sắc HTĐ và CTĐ được Đức Chí Tôn ban bố hồng ân hầu đủ phương thế cứu vớt nhơn sanh thoát vòng khổ hải. Sau đây, chúng con cầu chúc quí vị Sĩ quan sang năm mới được nhiều may mắn. Xuân đi Xuân đến, đối với các con đã gây biết bao mối cảm tình, hòa lẫn những dòng lệ ưu hoài cuộc thế vần xoay, ngày nay chúng con cảm thấy bao nhiêu chuyện mới mẻ tươi cười, mà cũng bao nhiêu điều cũ kỹ bi ai, các con hồi tưởng lại 5 năm vừa qua, trong lúc vắng mặt Sư phụ, các con đây chẳng khác chim nọ lạc bầy, chiu chít nơi mây bạc đầu non, chân trời góc bể, các con trên đường đời như cánh nhạn trời cao, mỗi người một ngã, các con chỉ sống với một cái sống tạm thời, cũng như sương sa gió thoảng, tìm đủ phương dẹp mối thê lương, song cũng không thể nào quên hết những nỗi đau khổ của một ông cha hiền lành và rất kính mến, vì nhơn loại, vì các con mà phải chịu cực khổ mấy năm trường, các con ở nơi nhà, hằng để tâm cầu khẩn cùng Đức Chí Tôn, xin cho Sư phụ được trở về nơi Tổ quốc. May mắn thay, Thiên ý chiều người, Sư phụ đã trở về. Ngày nay, các con đặng gặp và tụ hội nơi đây để chúc mừng Sư phụ trong ba ngày Xuân nhựt. Trong ba ngày, các con dọn cái bàn trong tâm giới, đốt sáng ngọn đèn huệ minh, lau chùi sạch sẽ cái trí, lọc lừa trong nước hằng sống của linh hồn, đặng đến trước Đền Thờ cầu nguyện cùng Đấng Chí Tôn, cầu xin cả thế giới đặng hòa bình, khỏi nạn chiến tranh, và nền Đại Đạo được mau chóng hoằng hóa. Các con đồng kính. "
Khi đọc xong, Đức Phạm Hộ Pháp đáp lời rằng : "Bần đạo không ngờ mấy em phái Nữ mà đạt được một kỳ công đáng giá dường nầy. Hồi nhớ lại, khi mới khởi công, Bần đạo đã chọn bên phái Nam tạo tác mà thôi, sau vì nhơn công không đủ làm việc, nên mới lập cho mấy em, ban đầu trộn hồ gánh gạch, lần hồi xây đắp vách tường, công việc của mấy em làm càng ngày càng tiến bộ, cũng như phần đông Nam phái. Có phải mọi việc chi cũng có đủ Nam Nữ (Âm Dương) mới tạo thành lý Đạo, ấy là định ý của Đức Chí Tôn đó vậy. Khi ấy, vì lòng dè dặt của Bần đạo, nên mới buộc mấy em và mấy con phải hồng thệ thủ trinh, đặng đủ tinh khiết mà tạo nên Đền Thánh. Ngày nay đặng hoàn thành rồi, Bần đạo sẽ lần lượt giải thệ cho mấy em và mấy con nào muốn ra lập gia đình tùy thích."
Đức Hộ Pháp kêu vị Tổng Giám Lê văn Bàng đem TỜ GIAO LÃNH mà khi xưa mấy vị nầy đã ký giao ước với Ngài lại với Hội Thánh, chư Chức sắc CTĐ Nam Nữ đồng ký tên nhận lãnh, có các Chức sắc HTĐ chứng kiến, mà Đức Hộ Pháp lại ký tên với danh vị một người thợ hồ. Ông Ngọc Chánh Phối Sư thay mặt Hội Thánh CTĐ để lời cám ơn Đức Hộ Pháp và chư Đạo hữu Nam Nữ đã dày công kiến tạo Tòa Thánh. Ông xin nhơn danh Hội Thánh CTĐ mà nhận lãnh Tòa Thánh gìn giữ muôn đời.
Lập tại Tòa Thánh Tây Ninh, ngày mùng 3-Giêng-Đinh Hợi. (dl 24-01-1947)
Tổng số bài gửi : 99 Points : 279 Reputation : 0 Join date : 12/05/2011 Age : 31
Tổng số bài gửi : 99
Points : 279
Reputation : 0
Join date : 12/05/2011
Age : 31
Tiêu đề: Re: TÒA THÁNH TÂY NINH ( tập 1)
Tiêu đề:
nguyen dinh thao Suri Ken đã viết:
[color=black]Lịch Sử Kiến Trúc TÒA THÁNH TÂY NINH
I. Tìm đất Thánh Địa. II. Định vị trí và kích thước Tòa Thánh. III. Lịch sử kiến trúc Tòa Thánh. IV. Mô tả Tòa Thánh. V. Kích thước thực sự của Tòa Thánh. VI. Lễ Trấn Thần Tòa Thánh. VII. Vụ trái mìn 1000 Kg chôn dưới nền Tòa Thánh. VIII. Những sự kỳ diệu của Tòa Thánh.
Mục Lục
Tòa Thánh Tây Ninh, còn được gọi là Đền Thánh, là Tổ Đình, là Tòa Thánh Trung Ương của Đạo Cao Đài, hiện nay tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách Thị Xã Tây Ninh khoảng 5 Km về hướng Đông Nam, thuộc Miền Nam nước Việt Nam. Đây là một ngôi Đền đồ sộ, nguy nga, đặc sắc, để thờ phượng Đấng Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, các vị Giáo chủ Tam Giáo và Ngũ Chi Đại Đạo, cùng các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Gọi Tòa Thánh Tây Ninh là Tổ Đình, vì đây là nơi phát xuất của Đạo Cao Đài, là nơi đặt các cơ quan trung ương của Hội Thánh Cao Đài, tức Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, để điều hành toàn bộ các hoạt động truyền giáo và cứu độ nhơn sanh. Tòa Thánh được khởi công xây dựng từ năm 1931 (Tân Mùi), hoàn thành vào năm 1947 (Đinh Hợi), và được khánh thành vào dịp Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất Mùi (dl 1-2-1955). Tòa Thánh được cất theo kiểu vở của Thiên đình, quay mặt về hướng Tây, có kích thước theo dự tính ban đầu của Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch là : - Bề dài : 135 mét. - Bề ngang : 27 mét. - Bề cao tại Lầu chuông và Lầu trống : 36 mét. - Bề cao tại Nghinh Phong Đài : 25 mét. - Bề cao tại Bát Quái Đài : 30 mét.
Việc chọn đất Thánh địa làm nơi xây dựng Tòa Thánh và kiểu vở xây cất Tòa Thánh đều do Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông giáng cơ chỉ dạy tỉ mỉ.
Top of Page
I. Tìm đất Thánh Địa.
Đạo Cao Đài làm Lễ Khai Đạo ngày 15-10 Bính Dần (dl 19-11-1926) tại Thánh Thất tạm đặt tại Chùa Từ Lâm Tự (tục gọi là Chùa Gò Kén, Tây Ninh).
Nguyên ngôi chùa nầy do Hòa Thượng Như Nhãn (cũng gọi là Hòa Thưởng Giác Hải) góp tiền bổn đạo mua đất và xây dựng nên. Kịp khi Đức Chí Tôn giáng cơ mở đạo, Đức Chí Tôn dùng huyền diệu cơ bút độ được Hòa Thượng Như Nhãn theo Đạo Cao Đài và trở thành một vị Chức sắc Đại Thiên phong của Đạo Cao Đài, nên Hòa Thượng Như Nhãn hiến chùa Từ Lâm Tự cho Hội Thánh Cao Đài làm Thánh Thất tổ chức Lễ Khai Đạo. Nhưng sau ngày Lễ Khai Đạo, Hòa Thượng Như Nhãn (cũng gọi là HoThượng Giác Hải) một phần bị mất đức tin, một phần bị nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ xúi giục và hăm dọa, nên Hòa Thượng Như Nhãn không theo Đạo Cao Đài nữa và đòi chùa lại, không hiến cho Hội Thánh.
Hội Thánh Cao Đài phải trả chùa lại cho Như Nhãn và hứa trong 3 tháng sẽ tìm đất để dọn đi.
" Kể từ Rằm tháng 10 năm Bính Dần (1926) tới Rằm tháng Giêng Đinh Mão (1927) là đúng kỳ hứa trả chùa Từ Lâm Tự (Gò Kén) là 3 tháng, nhưng tới tháng 2 năm Đinh Mão, đã quá kỳ hạn 1 tháng mà Hội Thánh chưa trả chùa lại được, vì chưa kiếm được đất để mua, còn Ông Hòa Thượng Giác Hải thì cứ đòi chùa lại hoài." (ĐS.I.51)
Vì sự đòi chùa ấy nên Đức Lý Giáo Tông giáng dạy tại chùa Gò Kén ngày 20-2-1927 (âl 19-1-Đinh Mão) như sau: "Ngày nay Lão nhứt định chùa nầy trả lại. Xong trước khi trả, phải cất Thánh Thất cho xong y như lời dạy. Chư Đạo hữu phải hiệp sức nhau đặng lập thành Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi, vì là Thánh địa, vả lại phong thổ thuận cho nhiều nước ngoại quốc đến đây học đạo. Lão muốn nơi khác mà Chí Tôn không chịu. Thượng Trung Nhựt ! Phải làm thế nào chừa đất dư ra ít nữa là 50 mẫu là cả trọn bản đồ Bạch Ngọc Kinh và cho đủ Thánh địa ấy. Hiền hữu đi chọn đất về cho Lão hay, cầu khẩn Chí Tôn nghe ! " (Trích ĐS. II. 222)
Hôm sau, cũng tại chùa Gò Kén, ngày 21-2-1927 (âl 20-1-Đinh Mão), Đức Chí Tôn giáng dạy như sau :
" Các con nghe ! Nơi nào Thầy ngự thì nơi ấy là Thánh địa. Thầy đã ban sắc cho Thần Hoàng Long Thành thăng lên chức Văn Xương vào trấn nhậm làng Hiệp Ninh dạy dỗ dân vô đạo, Thầy ban đặng quyền thưởng phạt, đặng răn làng ấy cho đến ngày chúng nó biết ăn năn cải hóa. Vậy thì Làng Long Thành, các con khá an lòng.
Còn Tòa Thánh thì muốn để cho có nhơn lực hiệp cùng Thiên ý, là hạnh của Thầy, các con nên xem gương mà bắt chước. Từ Thầy đến lập Đạo cho đến giờ, Thầy chưa hề một mình chuyên quyền bao giờ. Các con lựa chọn nơi nào mà Hội Thánh vừa lòng thì là đẹp lòng Thầy.
Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi.
Các con đã hiểu Thánh ý Thầy, phải cần kiệm mỗi sự chi về phương tiện mà thôi.
Thơ ! Thầy giao cho con góp tư bổn trong một tháng cho rồi, dặn các em con rằng : "Danh thể Đạo nơi Tòa Thánh, nghe à !" Sau Thái Bạch sẽ dạy con kiểu vở.
Cẩm Giang thì các con phải chịu khổ về phần ăn uống, Bén Kéo thì địa thế hẹp hòi, chớ chi các con khôn ngoan lấy cớ rằng, vì ích lợi lương sanh, vì đạo đức mà ký Chánh phủ cho các con mé rừng cấm bên kia đường thì đẹp lắm. Các con liệu thử.
Thơ ! Suối Vàng thì đặng, phương chuyên chở không thuận tiện, song phong thổ tốt đẹp. Con cũng yêu cầu Hội Thánh xét nét, nghe à ! Thầy ban ơn cho các con." (ĐS. II. 223) & [TNHT. I. 98]
Tiếp theo, cũng tại chùa Gò Kén, ngày 22-2-1927 (âl 21-1-Đinh Mão), Đức Lý Giáo Tông giáng :
" Thượng Trung Nhựt ! Thái Thơ Thanh ! Cười ! Nhị vị Hiền hữu muốn cho Đạo phải mang tiếng rằng : Trốn lánh hay sao mà tính dời Tòa Thánh xa dữ vậy hử ? Tỷ như Lão muốn lập Tòa Thánh gần bên thành binh, chư Hiền hữu tưởng sao ? Trung bạch : Có hai làng cúng đất. - Mua thì đặng, khó gì ! Một nơi chí Thánh trước mắt mà chư Hiền hữu chẳng biết xem, ấy cũng còn 2 phần phàm. Thái Thơ Thanh ! Lão cậy Hiền hữu một phen nữa, mai nầy đi lên đường trên gọi là dây thép, nhắm địa thế dài theo cho tới ngã Ao Hồ, coi Hiền hữu thấy đặng chăng cho biết. Lão đã nói rằng : Mỗi sự chi đều bày trước mắt nhơn sanh hết. Chư Hiền hữu đừng sợ ai hết, hễ sợ thì chối quyền thiêng liêng của Chí Tôn thì còn gì Đạo ! nghe à !" (ĐS. II. 224)
Bà Nữ Đầu Sư Nguyễn Hương Hiếu thuật lại buổi Hội Thánh đi tìm mua đất cất Tòa Thánh ngay ngày hôm sau, theo lời dạy của Đức Lý Giáo Tông như sau :
" Qua ngày sau, quí ông đi tìm đất, Ông Thái Thơ Thanh cho mượn một chiếc xe, Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh cho mượn một chiếc.
Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng ngồi trên 2 chiếc xe hơi, thì có : Đức Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm, Anh Cả Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, Anh Thái Thơ Thanh, Anh Thượng Tương Thanh, Anh Ngọc Trang Thanh.
Khi xe chạy tới cửa số 2 hồi trước còn rừng rậm, cạnh góc ngã ba có cây vừng, Đức Cao Thượng Phẩm ngó thấy nơi cây vừng có tấm bảng treo đề tên Cao văn Điện, ông nầy là bạn học của Đức Cao Thượng Phẩm hồi thuở nhỏ.
Trong lúc bối rối kiếm đất không được, Thượng Phẩm bất ngờ thấy tên bạn mình đứng tên trên miếng đất nầy, nên Đức Cao Thượng Phẩm nói với Hội Thánh rằng : Để tôi đi tìm ông Cao văn Điện, nhờ bạn tôi điềm chỉ giùm chủ đất nầy, và cũng nhờ ông Cao văn Điện điềm chỉ mới biết ông chủ đất nầy là ông Kiểm lâm người Pháp tên là ASPAR.
Khi kiếm được đất rồi, tối lại quí Ông cầu Đức Lý về dạy coi Hội Thánh đi kiếm đất như vậy có trúng không.
Đức Lý giáng dạy như vầy :
(Đó là đêm 24-2-1927, âl 23-1-Đinh Mão, tại chùa Gò Kén) " THÁI BAÏCH. Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo muội. Lão khen Thái Thơ Thanh, phải đó đa không, tưởng chư Hiền hữu không thấy nữa. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh địa ? Sâu hơn 300 thước, như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa 6 nguồn, làm như 6 con rồng đoanh nhau. Nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi, gọi là LỤC LONG PHÒ ẤN. Ngay miếng đất đó đặng 3 đầu : Một đầu ra giếng mạch Ao hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia. Người Lang sa chỉ đòi 20 ngàn, nói rồi trả đúng có 15 ngàn, Lão dặn thì thành trả 17 ngàn, 18 ngàn thì đặng vậy. Còn xin khai khẩn miếng đất rừng bên kia nữa mới trọn. Đất nay còn rẻ, miếng đất chung quanh Thánh địa ngày sau hóa vàng. Chư Hiền hữu biết lo lập, ngày sau rất quí báu. THĂNG." (ĐS. II. 225).
" Khi phá đám rừng nầy thì đàn Thổ (người Miên) xuống cả ngàn người để phá rừng, làm cho ông Chánh Tham Biện (Tỉnh Trưởng Tây Ninh) người Pháp nghi ngờ, mời Đức Thượng Phẩm ra Tòa Bố. Ông hỏi Đức Thượng Phẩm : Chớ làm cái gì mà đông đảo như vậy ? Đức Thượng Phẩm trả lời rằng : Tôi mua miếng đất đó đặng trồng cao su. Ông Tham Biện hỏi : Trồng mấy mẫu ? Đức Thượng Phẩm trả lời : Tôi trồng hết sở đất tôi mua, phá tới đâu tôi trồng tới đó. Nên ngày nay, trong Nội Ô có cây cao su là do đó." (trích ĐS. I. 52)
Tóm tắt diễn tiến mua đất cất Tòa Thánh :
1/. Sau khi làm Lễ Khai Đạo tại chùa Từ Lâm (Gò Kén) ngày 15-10-Bính Dần (dl 19-11-1926), chủ chùa Từ Lâm là Hòa Thượng Như Nhãn (Giác Hải) đòi chùa lại, không hiến cho Hội Thánh Cao Đài nữa, kỳ hẹn trong 3 tháng phải dời đi.
2/. Ngày 19-1-Đinh Mão (dl 20-2-1927), tại Từ Lâm Tự, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ quyết định trả chùa lại cho Hòa Thượng Như Nhãn, rồi dạy Hội Thánh đi chọn mua đất cất Tòa Thánh, phải chọn đất tại Tây Ninh nầy mà thôi. Đức Lý xin mua đất nơi khác nhưng Đức Chí Tôn không chịu, bởi vì Tây Ninh là Thánh địa, nơi đây phong thổ thuận tiện cho người ngoại quốc đến học Đạo.
3/. Ngày 20-1-Đinh Mão (dl 21-2-1927), cũng tại Từ Lâm Tự, Đức Chí Tôngiáng cơ xác định : " Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi."
Đức Chí Tôn còn phân tích và gợi ý : Nếu cất Tòa Thánh nơi : - Cẩm Giang thì nhơn sanh phải chịu khổ về phần ăn uống. - Bến Kéo thì địa thế hẹp hòi. - Suối Vàng thì phong thổ tốt đẹp nhưng phương tiện vận chuyển không thuận tiện. - Chỉ có khu rừng cấm phía bên kia đường thì đẹp lắm !
4/. Ngay sáng hôm sau là ngày 21-1-Đinh Mão (dl 22-2-1927), Hội Thánh đi tìm mua đất, nhưng không được. Tối lại, cầu Đức Lý Giáo Tông tại chùa Gò Kén thì Ngài giáng dạy rằng : Ngày mai, Hội Thánh cần đi xem đất một lần nữa, xem từ Mít Một, cặp theo đường dây thép đến làng Long Thành, coi có thấy được không ?
5/. Ngày 22-1- Đinh Mão (dl 23-2-1927), Hội Thánh vâng theo lời chỉ dạy của Đức Lý, đi tìm đất một lần nữa thì gặp được một miếng đất là khu rừng rậm do ông ASPAR làm chủ, nằm kế khu đất của ông Cao văn Điện, bạn của Đức Cao Thượng Phẩm. Tối lại, lập đàn cơ cầu hỏi Đức Lý Giáo Tông, Ngài giáng khen Hội Thánh đã tìm đúng, cuộc đất ấy là Thánh địa, vì bên dưới, trong lòng đất sâu 300 thước, có 6 nguồn nước tụ lại, gọi là Lục Long Phò Ấn. Đức Lý cho biết trước, người Pháp chủ miếng đất rừng ấy đòi bán 20 ngàn, trả giá chừng 17 hay 18 ngàn là họ bán. Đức Lý còn dặn : Mua xong miếng đất ấy rồi, phải xin khai khẩn miếng đất rừng bên kia nữa, nhập vào mới trọn để cất Tòa Thánh theo kiểu vở của Bạch Ngọc Kinh. Đức Lý cho biết, đất bây giờ còn rẻ, nhưng ngày sau khai khẩn xong rồi, lập nên Tòa Thánh, Đạo phát triển thì chung quanh đất ấy sẽ rất quí báu, đất mắc hơn vàng.
Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng việc tìm ra cuộc đất để lập thành Thánh địa, xây cất Tòa Thánh là hoàn toàn do Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông chỉ dạy và hướng dẫn, chớ không phải do Hội Thánh tự ý đặt ra. Câu nói mà Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông cùng xác nhận là : " Chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi." Đó là Thiên Điều, bất di bất dịch, của Đạo Cao Đài, tức là của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Cho nên chúng ta thấy các Tòa Thánh khác của các Chi phái Đạo Cao Đài lập ra ở những nơi khác, đều không thể tồn tại lâu dài được. Đó chỉ là nhất thời trong sự bất đồng cũng nhất thời, để rồi ngày sau cũng phải qui hiệp về Tòa Thánh Tây Ninh, chỉ có một gốc Tây Ninh mà thôi.
[img]
II. Định vị trí và kích thước Tòa Thánh. Ngày 28-2- 1927 (âl 27-1-Đinh Mão), Đức Lý Thái Bạch giáng cơ dạy về vị trí xây cất Tòa Thánh và kích thước Tòa Thánh như sau :
" THÁI BAÏCH. Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo muội. Bình thân. Bính Thanh ! Hình Phật Thích Ca trước Hiệp Thiên Đài đó, phải làm thế nào cho đừng hư gãy, vì Chí Tôn đã trấn Thần chính nơi tay Người nghe. Quả Càn Khôn cũng vậy, khi tháo ra rồi ráp lại y như vậy, khi tháo ra phải cầu Lão đưa Thần một đổi, rồi mới đặt tay người vào, nghe à ! Dặn đến Thánh Thất mới, phải cầu Chí Tôn trấn Thần lại nữa.
Thánh Thất tạm phải cất ngay miếng đất trống, còn Hiệp Thiên Đài tạm phải cất trước Thánh Thất tạm. Đạo hữu lại phải khai phá đám rừng trước miếng đất . Như vậy, ngay trung tim rùng, cách miếng đất trống chừng 3 thước rưỡi, đóng một cây nọc, đo Hiệp Thiên Đài như vầy : Ngoài Bàu Cà Na đo chừng 30 thước đóng một cây nọc. Ấy là khuôn viên Tòa Thánh. Lão lại dặn, từ cây nọc bên phía miếng đất phải đo vô Bàu Cà Na 27 thước Lang sa, nghe à ! Tư vuông 27 thước, mỗi góc của Đài Bát Quái, nghĩa là hình nhà tròn có 8 nóc, cao từ đất lên thềm 9 thước Lang sa, làm 8 góc rộng bao nhiêu tùy ý, trên Điện Bát Quái bề cao 9 mét, hình nóc tròn mô lên chỉ 8 nóc cho phân minh, trên đầu đài phải để cây đèn vàng.
Kế nữa là Chánh Điện, bề dài 81 mét, bề ngang 27 mét. Lão phải vẽ mới đặng.
Kế nữa Hiệp Thiên Đài tư vuông 27, hai từng, mỗi từng 9 mét, hai bên Hiệp Thiên Đài, bên mặt có Lôi Âm Cổ Đài, bên tả có Bạch Ngọc Chung Đài. Lão phải vẽ mới đặng.
Hộ Pháp, Thượng Phẩm ! Nội trưa nầy phải cắm một cây viết vào đầu cơ, lấy một miếng giấy lớn vào Điện phò loan cho Lão vẽ. Bính Thanh phải có mặt, còn kỳ dư không cho ai vào Điện hết, nghe à ! Phải mua khoảnh đất Bàu Cà Na làm Động Đình Hồ, nghe à ! THĂNG. (ĐS. II. 226) [ HTĐ tư vuông 27 : tức là HTĐ cất trên miếng đất hình vuông, mỗi cạnh 27 mét ].
Theo bài Thánh giáo của Đức Lý Giáo Tông thì Tòa Thánh cất gồm 3 phần :
- Bát Quái Đài, xây trên khoảnh đất hình vuông, mỗi cạnh 27 mét, nền cao 9 mét. - Cửu Trùng Đài, là phần Chánh Điện, xây nối theo, bề ngang 27 mét, bề dài 81 mét. - Hiệp Thiên Đài, xây nối theo Cửu Trùng Đài, trên hình vuông, mỗi cạnh 27 mét.
Tổng cộng thì bề dài của Tòa Thánh là : 27 + 81 + 27 = 135 mét và bề ngang của Tòa Thánh là : 27 mét. Những chi tiết khác thì Đức Lý vẽ và dạy riêng cho Đức Phạm Hộ Pháp, Đức Cao Thượng Phẩm và Ngài Phối Sư Thái Bính Thanh. Chúng ta nhận thấy các con số về kích thước của Tòa Thánh đều là những bội số của một số căn bản là 9.
Cũng trong ngày hôm đó, Đức Chí Tôn giáng dạy tiếp như sau : "Thơ ! Thái Bạch muốn lập Thánh Thất coi cho tốt đẹp, chẳng tưởng sự khó nhọc của các con, Thầy chẳng đành. Thoảng như tốn kém nhiều, các con coi theo họa đồ, tính làm theo thước mộc, nghe à ! Tắc ! Con vẽ trúng, nhưng con Long mã làm sao thêm cho 3 ngọn đèn bằng nhau. Thơ ! Con khá chịu cực nhọc với Đạo một phen, liệu lượng thế nào, Thầy giáng tâm dạy dỗ, nghe à ! Các con lo làm, Thái Bạch xem sóc các con. Nhớ rằng danh Đạo do nơi Tòa Thánh, làm thế nào danh các con cùng Vạn quốc thì làm. Thầy ban ơn cho các con. " (ĐS. II. 227)
CHÚ THÍCH : Thơ : là Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh. Tắc : là Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc.
Thước mộc : là cây thước làm bằng gỗ thuở xưa của dân ta, có bề dài bằng một chống cánh chỏ. Theo Từ Điển Tiếng Việt, thước mộc có bề dài khoảng 0,425 mét. Thước Lang sa : Cây thước Tây, dài 1 mét.
Theo bài Thánh giáo trên của Đức Chí Tôn, Đức Chí Tôn thấy Đức Lý Giáo Tông ra kích thước cất Tòa Thánh lớn lao quá, sợ quá hao tốn tiền bạc của nhơn sanh, nên gợi ý với Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh là thay vì thực hiện họa đồ của Đức Lý bằng thước Tây (mét), thì nên thực hiện theo thước mộc, như vậy kích thước của Tòa Thánh sẽ giảm nhỏ lại, đỡ tốn kém hơn.
Sau đó, đến ngày 8-3-1927 (âl 7-2-Đinh Mão), tại chùa Gò Kén, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy tiếp về việc xây cất Tòa Thánh :
" Cư ! Con vẽ Thánh Thất phải, song nơi con để con Long mã, con nên làm một cái đài nhỏ có cửa sổ cho hơi không khí thông thương vô Đại điện tốt hơn. Thơ bạch : Xin đúc nền Tòa Thánh bề cao 9 mét theo kiểu của Đại Tiên cho. - Tốn kém nhiều lắm con ơi ! Bính ! Con nên đo từ mé rừng dưới vào cho tới 50 mét, rồi kế 81 mét, rồi kế 27 mét, làm như vậy, Thánh Thất nằm trọn vào rừng mà thành ra như bao quanh một Vườn Thiên nhiên rất đẹp. Thầy tưởng khi con cũng thấy sái, con cứ lấy đường con cất, đo vô rừng 27 mét mà phát trống thì Chùa nằm tại chỗ, còn khi cất, con nhắm thế nào cho nọc Bát Quái Đài và Hiệp Thiên Đài cho ngay mặt Trời phía Tây thì trúng. Con nhớ nghe ! Thầy ban ơn cho các con." (ĐS. II. 229) Đức Đại Tiên Lý Thái Bạch giáng cơ dạy tiếp : " Cười … Họa đồ của Lão, Chí Tôn chê và trách rằng : Hao phí vô nền nặng lắm. Chí Tôn sửa lại mỗi cấp 3 tấc Tây mà thôi, dưới đất 5 tấc, chín cấp 3 tấc là 2 mét 70, cộng là 3 mét 20, còn 10 mét thì chí đầu trong nền Bát Quái Đài, trên đầu song chí nóc 13 thước mới khỏi mưa nước đọng mà phải mục, nóc của Đại điện và của Hiệp Thiên Đài cũng y mực như vậy, phải làm plafond hai đài chuông trống cao hơn nóc Hiệp Thiên Đài 6 thước. 1) Đèn xanh ngay giữa Đại điện làm hình Long mã phụ Hà đồ. 2) Điện BQĐ để cây đèn vàng ngay nóc. 3) HTĐ để cây đèn đỏ. THĂNG." (ĐS. II. 230)
[/img]
III. Lịch sử kiến trúc Tòa Thánh. Như phần trên đã trình bày, Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông đã dạy tất cả chi tiết, kích thước trong họa đồ xây cất Tòa Thánh từ tháng Giêng năm Đinh Mão (1927), nhưng lúc đó Đạo còn quá nghèo, số tín đồ chưa đủ đông, nên việc xây cất Tòa Thánh bằng vật liệu kiên cố chưa thể thực hiện ngay được. Hiện thời chỉ có thể cất Tòa Thánh tạm bằng mái tranh vách ván, để có ngay nơi thờ cúng Đức Chí Tôn, và gấp rút dời Thánh Thất từ chùa Gò Kén về đây để trả chùa lại cho Hòa Thượng Như Nhãn. Ngày 13-2-Đinh Mão (dl 16-3-1927), Hội Thánh quyết định trả chùa Gò Kén cho Hòa Thượng Như Nhãn, thỉnh cốt tượng Thái Tử Sĩ Đạt Ta cỡi ngựa Kiền Trắc về Thánh Thất tạm cất trên đất mới, gọi là Thánh địa. Các cơ quan khác của Đạo cũng lần lượt được xây dựng tạm với mái tranh vách đất, để có nơi làm việc và nghỉ ngơi cho chư Chức sắc. Công việc tiến hành dần dần đi vào ổn định để lo xây dựng Tòa Thánh bằng vật liệu nặng với qui mô lớn lao mà Đức Lý Giáo Tông đã định. Nhưng rồi sau đó, nội bộ của Hội Thánh rạn nứt, có một số ít Chức sắc tách riêng ra lập Chi phái, trở lại công kích Hội Thánh, toan phá Đạo, nên việc xây dựng Tòa Thánh không thể khởi công được, mà phải gác lại nhiều năm.
1/. Mãi đến tháng 10 năm Tân Mùi (1931), Ngài Thái Thơ Thanh (lúc đó còn ở phẩm Thái Chánh Phối Sư) mới đứng ra khởi công đào móng làm nền, đào hầm Bát Quái, công việc không tiến triển được nhiều, rồi vì thiếu thốn tiền bạc nên phải tạm ngưng. (Đó là Kỳ nhứt).
2/. Năm 1933 (Quí Dậu), Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt hiệp cùng Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh tiếp nối công trình, làm thêm được một ít rồi cũng phải ngưng lại, (Đó là Kỳ thứ nhì), kế Đức Quyền Giáo Tông lâm bịnh và đăng Tiên ngày 13-10-Giáp Tuất (1934).
3/. Năm 1935 (Ất Hợi), Ngài Tiếp Thế HTĐ Lê thế Vĩnh nông trang, chấp chưởng vận động tiền bạc, nhờ Bác Vật Phan hiếu Kinh từ Sài gòn lên làm Cố vấn, khởi làm được lầu Hiệp Thiên Đài, đúc cột đổ plafond đặng chút ít nữa, rồi cũng phải ngưng công việc lại. (Đó là Kỳ xây dựng thứ ba).
4/. Sau khi Đức Quyền Giáo Tông đăng Tiên, Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc được giao nắm quyền Hội Thánh, chưởng quản Nhị Hữu hình Đài : Hiệp Thiên và Cửu Trùng, Đức Hộ Pháp mới trù tính kế hoạch tiếp tục xây cất Tòa Thánh cho đạt được thành công. Đức Ngài huy động được 500 công quả hiến thân nơi Phạm Môn làm lực lượng công thợ nồng cốt, khởi công tiếp nối việc xây cất Tòa Thánh vào ngày 1-11- Bính Tý (dl 14-2-1936). Đức Ngài buộc các vị công quả công thợ, Nam và Nữ, phải lập Hồng thệ, trong suốt thời gian xây cất Tòa Thánh, không được cưới vợ hay lấy chồng, đặng đủ tinh khiết mà tạo tác Tòa Thánh. Đức Ngài cũng ban lịnh cho các Châu đạo và Tộc đạo Hành Chánh và Phước Thiện, Nam phái và Nữ phái, nổ lực lo tiền bạc, vật liệu, lương thực, gởi về Tòa Thánh liên tục để công cuộc tạo tác Tòa Thánh không bị gián đoạn. Nhờ khéo tổ chức như thế, nên công việc tạo tác Tòa Thánh được tiến hành liên tục trong suốt 4 năm rưỡi, thì Đạo Cao Đài bị chánh quyền Pháp khủng bố, vào Tòa Thánh bắt Đức Phạm Hộ Pháp ngày 4-6-Tân Tỵ (dl 28-6-1941) và đày đi hải đảo Madagascar ở Phi Châu. Công việc tạo tác Tòa Thánh đã hoàn thành được phần căn bản, chỉ còn phần đắp vẽ trang trí nữa là xong, nhưng tất cả đều phải ngưng lại, vì chánh quyền Pháp đã bắt Đức Phạm Hộ Pháp, nhà binh Pháp chiếm đóng Tòa Thánh làm nhà xe, và chỗ ở cho lính Pháp, đuổi các công thợ và Chức sắc ra khỏi Tòa Thánh. Quân đội Pháp còn lén chôn dưới nền Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh một trái mìn rất lớn, chứa 1000 kg chất nổ, ý đồ giựt cho nổ sập Tòa Thánh trước khi chúng rút đi và đầu hàng quân đội Nhựt. Nhưng ý đồ đen tối của chúng không thành công. [Xem : Phần VII phía sau] Ngày 4-8-Bính Tuất (dl 30-8-1946), Đức Phạm Hộ Pháp được Chánh quyền Pháp đưa trở về Tòa Thánh, sau hơn 5 năm bị lưu đày nơi hải ngoại. Ngay sau đó, Đức Phạm Hộ Pháp liền huy động số công thợ công quả trở lại để sửa chữa những chỗ hư hỏng của Tòa Thánh do lính Pháp gây ra, rồi lo đắp vẽ, sơn phết, trang trí gấp rút hoàn thành nội trong năm Bính Tuất, tức là đến Tết Đinh Hợi phải xong. Ngày mùng 3-Giêng-Đinh Hợi (dl 24-1-1947), Tòa Thánh được hoàn thành. Tổng Giám Lê văn Bàng, các Phó Tổng Giám và Tá Lý, đại diện các công thợ Nam Nữ làm Lễ Bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh, được Hội Thánh tiếp nhận vô cùng hoan hỷ. Ngày mùng 6-Giêng-Đinh Hợi (dl 27-1-1947), tức là 3 ngày sau khi làm Lễ Bàn giao Tòa Thánh, Đức Phạm Hộ Pháp làm Lễ Trấn Thần Tòa Thánh. Ngày mùng 8-Giêng-Đinh Hợi (dl 29-1-1947), Đức Phạm Hộ Pháp làm Lễ rước Quả Càn Khôn (đã gởi nơi Báo Ân Từ khi tạo tác Tòa Thánh) về thờ nơi Tòa Thánh, để khuya hôm đó, giờ Tý cúng Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn. Nhưng mãi đến 8 năm sau, Đức Phạm Hộ Pháp mới tổ chức Đại lễ Khánh Thành Tòa Thánh vào dịp Vía Đức Chí Tôn ngày mùng 9-Giêng-Ất Mùi (dl 01-02-1955). Đây là một cuộc lễ vĩ đại nhứt của Đạo Cao Đài kể từ trước tới nay.
Người Tín đồ Cao Đài rất hãnh diện có được một ngôi Tòa Thánh đồ sộ, nguy nga, tráng lệ, do Thiên ý hợp cùng nhơn lực tạo nên, xứng đáng là Bạch Ngọc Kinh tại thế, tiêu biểu cho một nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ : Qui nguyên Tam giáo và Phục nhứt Ngũ Chi
. Trong cuộc Lễ Bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh, Tổng Giám Lê văn Bàng có viết một bài Diễn văn ghi lại các giai đoạn tạo tác Tòa Thánh một cách khá chi tiết, xin chép lại nguyên văn sau đây : (Tài liệu của Ban Kiến Trúc, ấn hành năm Tân Hợi 1971).
Ngày 3 tháng Giêng năm Đinh Hợi (dl 24-1-1947) Đúng 8 giờ ban mai, khi Đức Hộ Pháp đến Bửu điện, có cả Chức sắc Thiên phong Nam Nữ và một số Chức việc, Đạo hữu, độ 300 vị tề tựu đủ mặt. Vị Tổng Giám Lê văn Bàng xin phép Đức Hộ Pháp cho toàn thể nhơn công Nam Nữ làm lễ ra mắt những vị tiền vãng. Đoạn Đức Hộ Pháp mời cả Chức sắc Nam Nữ vào lạy Chí Tôn xin ban ơn huệ cho cả gia quyến các công thợ và những thiện tâm hỷ cúng vào sự tạo tác Tòa Thánh. Khi bái lễ xong, Đức Hộ Pháp nhơn danh Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài, để lời cảm tạ tấm lòng thiết thạch của những môn đệ chí hiếu và tận trung, kẻ công người của, mà đã trải qua biết bao thời gian nguy biến và gian lao gìn giữ đức tin, mới lần hồi kiến tạo nên một Đền Thờ vĩ đại oai nghiêm, tráng lệ dường nầy. Vị Tá Lý Lê ngọc Lời, thay mặt Tổng Giám Lê văn Bàng, dọc lời chúc mừng Đức Hộ Pháp :
" Tòa Thánh là cái hồn của Đạo hoặc là khối đức tin lớn, xuất hiện tại vùng Á Đông, là cuối kỳ Hạ nguơn hầu mãn, nhờ nơi huyền diệu thiêng liêng mà Đạo đặng phổ thông mau chóng, biết bao nhiêu tín đồ đã tùng giáo. Đạo phải có một Thánh thể của Chí Tôn thiệt hiện tại thế, là khối đức tin của toàn nhơn loại, để chú trọng và tín ngưỡng . Bởi lẽ ấy mà nguyện vọng thiết tha của bao nhiêu tín đồ đòi hỏi ở chỗ phải cất Tòa Thánh, và biết bao người Đạo ở các nơi cứ trông ngóng hỏi Tòa Thánh cất rồi chưa ? - Vì lẽ đó mà Đức Quyền Giáo Tông , ba vị Chánh Phối Sư, thi hành theo tiếng gọi của chúng sanh để làm Tòa Thánh, thì biết bao nhiêu hăng hái vui mừng của người Đạo chung hợp cùng nhau để làm Tòa Thánh cho mau đến ngày kết quả. Ngày …… tháng 10 năm Tân Mùi (1931) thì khởi công tạo tác, nào đào hầm Bát Quái đổ bê-tông, rồi không hiểu tại sao phải ngưng làm, thì cái hầm ấy cũng là một di tích, hay là một cái mầm móng của bước đầu tiên đã sáng tạo nên , đành chấm một dấu hỏi để sau nầy ? Từ ấy, Đức Quyền Giáo Tông cứ ung dung lo phổ thông nền Chơn giáo.
- Qua kỳ thứ hai thì lo tiếp tục lại để làm Tòa Thánh nữa. Hội đồng cả Chức sắc HTĐ và CTĐ lại để chung trí đặng tạo thành. Ông Tiếp Thế Lê thế Vĩnh chấp chưởng vận động, mướn Bác vật Phan hiếu Kinh, người lãnh la-tách, khởi làm lầu HTĐ, đúc cột và đổ la-phong đặng chút ít, lại cũng ngưng công việc làm, đành chịu một chấm hỏi thứ hai nữa ? Lúc ấy nhằm lúc khó khăn, cơ đời biến đổi, làm cho thuyền Đạo lắm lúc ngửa nghiêng, cũng bởi nhân tình thế thái kích bác chê bai, vu cáo Đức Quyền Giáo Tông đủ lẽ, nhân nơi lẽ ấy mà Ngài chán nãn cõi đời vô vị, chỉ đem lại cho Ngài những mỉa mai của miệng thế, vì lẽ ấy mà Ngài sớm lìa cõi trần, hồi về cựu vị. Ôi thôi ! Cũng do nơi cái Tâm của nhơn loại đãi Ngài, từ đó mất hết một tay rường cột của nền Đại Đạo. Khi ấy, Sư phụ ( Đức Phạm Hộ Pháp) phải thay thế gánh vác cả nhiệm vụ mà chính Chí Tôn phú thác, thống nhứt Nhị Hữu hình Đài, thực hiện mối Đạo nhơn nghĩa, mới trúng theo Thiên ý mà Đức Chí Tôn gọi là Phổ độ chúng sanh. Sư phụ thi hành triệt để theo ý của Đại Từ Phụ, phổ thông Chơn giáo cho cả Chức sắc Nam Nữ CTĐ đi hành đạo các tỉnh. Đạo phổ thông mau chóng, hàng triệu tín đồ tùng giáo. Sư phụ đinh ninh rằng : Công cuộc tạo tác Tòa Thánh chắc chắn sẽ tiếp tục làm lại ở sau nầy. Còn một mặt, Sư phụ sắp đặt cho những người ở bên Phạm Môn, chính hai chữ Phạm Môn ở trong phạm vi eo hẹp về kinh tế, làm cho lắm người ngờ vực mà các con không thể nói đặng. Hại thay ! Chánh trị bên ngoài lại còn nghi kỵ hơn nữa, bắt buộc phải giải tán hai chữ Phạm Môn, treo bảng cấm nhặt các cơ sở Phạm Môn. Do nơi ấy mà Sư phụ mới day trở, cái cớ để lập ra Cơ Quan Phước Thiện, dạy những người Phạm Môn cứ đi các tỉnh Nam Kỳ để khai mở Cơ Quan Phước Thiện và Lương Điền Công Nghệ, vv… Những người lãnh cả sứ mạng ấy thật là dốt nát, chơn chất thật thà, có người không biết chữ quốc âm nữa là khác, nhưng cũng nhờ tánh chất ấy mà Cơ Quan Phước Thiện mở mang một cách mau chóng, biết bao người mang cả sự nghiệp, đồn điền để hiến làm một cái nhà chung, trong khi ấy, Đạo có đến 3 triệu người tùng giáo. Sư phụ nhận thấy chắc chắn làm Tòa Thánh đặng, không thất bại nữa. Trong 3 triệu người, mỗi người chung hiệp 1 đồng bạc cũng làm được, nên Sư phụ không ngần ngại gì cả mà không tạo tác Tòa Thánh, để đáp lại cái nguyện vọng của chúng sanh mong đợi. 1. Giai đoạn thứ nhứt : Đến ngày mùng 1 tháng 11 năm Bính Tý (dl 14-12-1936), Sư phụ khởi công làm Tòa Thánh. Ngày mà khởi mua đồ thì trong tủ Hộ Viện không tiền, lại còn lưu lại nợ ăn trước nữa là khác. Song le, nhờ sự tổ chức của Sư phụ rất biệt tài, nào xe bò, xe camion vận tải đồ đạc, trong các Châu, các Tộc, các Làng, kẻ của người công, đủ dùng không thiếu. Trên thì có Sư phụ làm hướng đạo, dưới thì các con đồng tâm hiệp lực, bao quản nhọc nhằn, nắng mưa bao ngại, cơm còn phải thiếu ăn, hẩm hút cháo rau từ bữa. Nhưng các con cứ phấn tâm nung chí, rán sức bền lòng lo tô điểm nhà thờ chung cho mau chóng. Đó là 2 năm đầu.
2. Qua giai đoạn thứ nhì : Trải qua 3 năm sau, biết bao lần đau khổ, ngoài thì nghịch Đạo phá rối đủ điều, còn trong thì thiếu thốn, tình thế khó khăn, các vật liệu bị Chánh phủ hạn chế. Lúc ấy, Sư phụ sợ Tòa Thánh làm không rồi, mà nếu Tòa Thánh biếng trễ một ngày là một hại cho nhơn sanh vậy. Vì thương Thầy mến Đạo, nên lúc ấy các con tình nguyện lãnh làm Tòa Thánh và có dâng Tờ Cam Kết với Sư phụ và Hội Thánh rằng : Các con vì Đạo, vì nhơn sanh, nên mới làm Đền Thờ Đức Chí Tôn, sau khi hoàn thành thì các con không đòi hỏi điều chi với Hội Thánh cả. Khi Tờ Cam Kết đã nạp rồi thì các con lại càng hăng hái làm việc thêm nữa, nhưng mà lẽ Thiên cơ dĩ định, sức phàm khó thắng với sức thiêng liêng, nên sự tạo tác đành cam ngưng trệ. Lệnh Chánh phủ bắt buộc Tòa Thánh phải đình công. Tin đó đưa ra như đất bằng sóng dậy, sét đánh vào tai, toàn Đạo nghe qua rất nên não nuột, đã vậy mà còn bắt Sư phụ lưu đày sang hải ngoại. Giai đoạn nầy, các con lấy làm thảm đạm, là Thầy xa trò, thì có mong chi Tòa Thánh đoạt thành. Nơi Tòa Thánh từ đó Quân đội Pháp đã đóng binh, các Chức sắc còn lại lo trù hoạch, tìm phương lo Đạo. Lúc ấy, các con như gà mất mẹ, như chim lạc đàn, bơ vơ chiu chít, không còn phải lắng nghe tiếng còi đặng trở về chuồng, rồi kẻ một nơi, người một ngã, lăn lóc với cuộc đời sầu khổ. Ôi ! Các con tưởng rằng không còn trở lại Tòa Thánh lần thứ hai nữa, nhưng các con còn nhớ lời tiên tri của Thầy rằng : Sau đây các con còn trở lại làm Tòa Thánh nữa. Lời tiên tri ấy, các con vẫn đinh ninh để an ủi lấy lương tâm chờ đợi. May thay ! Tin Hội Thánh cho hay rằng : Ông Giáo Sư Đại biểu (Trần quang Vinh) lo tổ chức cơ phục quốc, trước là lo cho nước đặng tự do, sau là đòi Sư phụ trở về Tòa Thánh. Từ đó, các con cũng hăng hái lo hiệp tác với anh em, trải qua mấy năm, các con cũng giữ tròn nhiệm vụ.
3. Qua giai đoạn thứ ba : Rất may mắn thay, nhơn nguyện Thiên tùng, lẽ Thiên cơ biến chuyển thình lình, tới ngày 24 tháng Giêng năm Ất Dậu (dl 8-3-1945), Việt Nam được nắm chánh quyền thì nền Đại Đạo được phục hồi, Tòa Thánh mở cửa. Lúc nầy Ông Giáo Sư Khí thay mặt cho Hội Thánh lo kiến thiết lại. Kế Ông thì có Thừa Sử Huỳnh hữu Lợi tận tâm sát cạnh với Ông Lâm tài Khí rất hoạt động, vận tải đồ đạc đặng làm Tòa Thánh, thì các con chung tâm hiệp trí lo làm theo di tích của Sư phụ còn lưu lại nơi Đền Thánh. Nhưng mà vận Đạo còn ở trong đám mây mờ, nên sự tạo tác chỉ lây lất cho qua ngày đặng đợi Thầy về. Tùy theo thời thế xây trở theo chiều, nào là tiền bạc, nào quyền thế, mà còn chỗ phân tâm, nên dân thợ làm Tòa Thánh đình công một ngày. Ông rất ôn tồn hòa nhã mà nhẫn nại khuyên nhủ anh em làm Tòa Thánh, và có nhắc lời tiên tri của Thầy để lại rằng còn nhiều nỗi khó khăn nữa, mấy em phải rán nhẫn nại mà nghe lời Qua thì sau sẽ gặp Thầy. Ngày Chánh phủ Pháp sắp đến, Ông truyền lịnh cả chu vi Tòa Thánh phải treo cờ Tàu, thì các con lấy làm ngạc nhiên, nhìn thấy lá cờ Tàu bay phất phới theo chiều gió. Đó là do nơi lời tiên đoán của Thầy để lại, nên gió Thánh đã xủ phất lá cờ hộ mạng che phủ cho Tòa Thánh. Trường hợp nầy rất nên mắc mỏ, một đàng trì một đàng kéo, ông ở giữa phải giao thiệp cả hai bên, nào là ruồng rừng lấp lộ, nào làm cống đào mương, đã vậy mà Ông Lâm tài Khý còn phải bị nạn trong 3 tiếng đồng hồ nơi khám Tây Ninh. Ôi ! Biết bao nỗi khổ, Ông là người Tàu mà dám hy sinh với Đạo và một phần Chức sắc cùng đàn em theo tùng sự với Ông nên rất đau đớn. Ấy chẳng qua là Thiên cơ tiền định, nhờ sự ủng hộ của thiêng liêng, dầu việc dữ cũng hóa ra hiền, sự rủi hoá may, nhiều điều rất kinh tâm tán đởm, mà rồi cũng đặng dung hòa.
4. Qua giai đoạn thứ tư : Cơ Chuyển thế xây vần, lẽ Thiên cơ biến tướng, nên Ông Giáo Sư Đại biểu và cả Chức sắc Thiên phong ở Sài gòn phải thọ khổ, cũng nhờ thọ khổ mới toan giải khổ, Ông sẽ đòi sự tự do của Đạo lại và đem Sư phụ trả về Tòa Thánh. Ngày mà đặng tin Sư phụ khải hoàn thì toàn Đạo ai cũng đều hớn hở vui mừng. Hội Thánh thì lo sắp đặt sửa soạn huy hoàng đặng rước Đức Giáo Chủ qui hồi cố quốc. Thế nên Đạo đã đến kỳ tăng tiến, nhơn sanh đổi họa ra phước từ đây. Đã trên 10 năm, thuyền Đạo bị truân chuyên trắc trở, biết bao bão táp mưa sa, nay Trời êm sóng lặng, Sư phụ đã qui hồi thì sự hy vọng của toàn Đạo nay đã mãn nguyện.
5. Qua giai đoạn thứ năm : Ngày Sư phụ về Tòa Thánh đến nay, Ôi ! Thân già sức yếu, gối mỏi da dùn, phần thì 5 năm xông pha trên bước lao trường, lẽ thì phải an dưỡng một thời gian mới phải, nhưng mà Đền Thánh còn lưu lại sự tô điểm sờ sờ nơi góc Trời Nam kia, nhơn sanh đã trông ngóng từ lâu, nên Sư phụ cho lịnh đòi cả anh em, chị em tạo tác Tòa Thánh ban sơ mau trở lại, sự đoàn kết khi xưa đã qui hợp, nhưng mà cái số 500 dân thợ khi trước, nay chỉ còn không đặng phân nửa cái số ấy, kẻ thì mắc phải gia đình ràng buộc, người thì lo việc khác, người thì qui liễu, nghĩ có đáng buồn chẳng ? Nhưng mà các con cũng cố gắng theo Thầy lo tô điểm đã ngoài 4 tháng, nhằm ngày 30 tháng Chạp mới hoàn tất. Vậy ngày nay, các con xin giao Tòa Thánh lại cho Hội Thánh.
6. Qua giai đoạn thứ sáu : Chúng con xin dâng những nguyện vọng của các con sau nầy. Từ buổi ban sơ đến nay, các con được hấp thụ những lời giáo hóa của Sư phụ thì Đền Thờ Đấng Cha Lành là của chung toàn nhơn sanh, nay mà làm đặng trong xứ Nam nầy tức là nguồn cội của dân Nam. Các con đây, tuy là phận ngu hèn dốt nát mặc dầu, cũng hiểu biết ít nhiều Đạo lý. Đền Thờ là của chung, các con đây là con của Đức Chí Tôn, nên các con phải nhịn ăn nhịn mặc, sự làm dầu khó khăn nhọc nhằn đến mấy thì các con cũng cương quyết. Ngày nay, Đền Thờ đã kết liễu, thì sự vui mừng của các con đã mãn nguyện, nên các con đây cũng không vì công làm bấy lâu mà nài xin với Hội Thánh điều chi hết. Các con có một điều hy vọng là ngày nào đời đặng thái bình, dân Nam đều biết Đạo, thì các con chí hướng đi tu mà thôi. Hiện nay Sư phụ đã già, mà sự tạo tác cũng còn, thì các con cũng tình nguyện theo chơn Thầy mà làm việc. Ngày nào Sư phụ giao việc lại cho Hội Thánh thì các con cũng xin thôi, hầu có lo cơ bảo tồn. Đó là nguyện vọng của các con như thế. Nhân dịp ngày Xuân, các con đồng chúc Sư phụ muôn tuổi, Chức sắc HTĐ, Chức sắc CTĐ, Chức sắc Phước Thiện, đều đặng trường cửu, Thượng Hạ Sĩ quan Quân đội vạn sự hòa bình, Tòa Thánh mới đặng thất ức niên. HỰU BÚT : Theo lời vừa mới đọc qua, đó là nguyện vọng chung, còn phần riêng của anh chị em nào muốn cầu xin Hội Thánh điều chi thì làm, nạp cho Tá Lý và Tổng Giám xét công dâng lên Hội Thánh định đoạt. "
Tòa Thánh, ngày mùng 3 tháng Giêng năm Đinh Hợi. (dl 24-1-1947) TỔNG GIÁM Lê Văn Bàng
Tá Lý Lê ngọc Lời đọc xong, Đức Hộ Pháp đáp lại, với vẻ cảm động và vui mừng, rằng :
" Những công trình kiến tạo nầy, nếu không phải có Thiên cơ tiền định thì chưa mấy ai tạo đặng, bằng cớ là khi Đạo đặng thạnh hành, nhơn sanh hằng triệu, Ông Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh đảm đương khởi tạo, rốt cuộc cũng thất bại. Sau, Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt hiệp cùng bà Nữ Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh kế tạo cũng không thành. Sau nữa, Ông Tiếp Thế Lê thế Vĩnh cũng hăng hái nông trang, lại cũng không kết quả.
Sau bao lần bất thành, Bần đạo đứng ra hiệp cùng những môn đệ trung thành còn sót lại mà lần hồi tạo tác cho đến ngày nay được kết quả với một kỳ công xứng đáng. Khi khởi công, trong tủ không có một đồng, phải chăng Đức Chí Tôn đã thử thách tấm lòng son sắt của chúng ta. Ấy vậy, tên tuổi của mấy em và mấy con trong lúc kiến tạo nầy, sử Đạo sẽ lưu truyền nêu danh hậu thế."
Cô thợ hồ Nguyễn thị Sen đọc bài chúc mừng Đ. Hộ Pháp :
" Bạch Đức Hộ Pháp, Thưa cùng chư Chức sắc Thiên phong Nam Nữ, Chúng con là thợ hồ phái Nữ, xin kính lễ chào Quí Ngài, và có mấy lời biện bạch, cúi xin Quí Ngài niệm tình tha lỗi. Trong thời kỳ tạo tác Tòa Thánh, chúng con không ngờ rằng một dịp may cho Nữ phái chung công hiệp sức cùng Nam phái để tạo Đền thờ Đại Từ Phụ. Nếu được các Ngài nhìn nhận, chúng con cũng dám tự nói rằng, trong sự đua tranh về hành vi giúp đời tạo thế, chúng con dù phận liễu yếu đào thơ, cũng không đến nỗi thẹn cùng bạn mày râu Nam tử. Hồi nhớ lại khi hẩm hút tương rau, khi áo quần không đủ ấm, chúng con nhờ nương nơi chí thanh cao của Đức Giáo chủ dắt dìu, chúng con lòng không sờn, chí chẳng đổi, dầu phải trải qua bao phen khổ não về tinh thần lẫn vật chất, Ôi ! thời kỳ tạo tác Tòa Thánh, nếu chúng con không đủ đức tính hy sinh, không đủ lòng kiên nhẫn, không đủ sức thắng nổi phàm tâm, thì ngày nay, chúng con không còn đứng trước mặt Quí Ngài mà tự hào công trạng. Ấy vậy, Tòa Thánh ngày nay được hoàn thành, chúng con rất vui mừng không xiết. Và ngày nay, tháng Giêng năm Đinh Hợi, Bính Tuất đã dứt, Đinh Hợi vừa sang, chúng con cúi đầu chúc Sư phụ năm mới được vạn sự an lành; nhân dịp, chúng con cúi đầu chúc chư Chức sắc HTĐ và CTĐ được Đức Chí Tôn ban bố hồng ân hầu đủ phương thế cứu vớt nhơn sanh thoát vòng khổ hải. Sau đây, chúng con cầu chúc quí vị Sĩ quan sang năm mới được nhiều may mắn. Xuân đi Xuân đến, đối với các con đã gây biết bao mối cảm tình, hòa lẫn những dòng lệ ưu hoài cuộc thế vần xoay, ngày nay chúng con cảm thấy bao nhiêu chuyện mới mẻ tươi cười, mà cũng bao nhiêu điều cũ kỹ bi ai, các con hồi tưởng lại 5 năm vừa qua, trong lúc vắng mặt Sư phụ, các con đây chẳng khác chim nọ lạc bầy, chiu chít nơi mây bạc đầu non, chân trời góc bể, các con trên đường đời như cánh nhạn trời cao, mỗi người một ngã, các con chỉ sống với một cái sống tạm thời, cũng như sương sa gió thoảng, tìm đủ phương dẹp mối thê lương, song cũng không thể nào quên hết những nỗi đau khổ của một ông cha hiền lành và rất kính mến, vì nhơn loại, vì các con mà phải chịu cực khổ mấy năm trường, các con ở nơi nhà, hằng để tâm cầu khẩn cùng Đức Chí Tôn, xin cho Sư phụ được trở về nơi Tổ quốc. May mắn thay, Thiên ý chiều người, Sư phụ đã trở về. Ngày nay, các con đặng gặp và tụ hội nơi đây để chúc mừng Sư phụ trong ba ngày Xuân nhựt. Trong ba ngày, các con dọn cái bàn trong tâm giới, đốt sáng ngọn đèn huệ minh, lau chùi sạch sẽ cái trí, lọc lừa trong nước hằng sống của linh hồn, đặng đến trước Đền Thờ cầu nguyện cùng Đấng Chí Tôn, cầu xin cả thế giới đặng hòa bình, khỏi nạn chiến tranh, và nền Đại Đạo được mau chóng hoằng hóa. Các con đồng kính. "
Khi đọc xong, Đức Phạm Hộ Pháp đáp lời rằng : "Bần đạo không ngờ mấy em phái Nữ mà đạt được một kỳ công đáng giá dường nầy. Hồi nhớ lại, khi mới khởi công, Bần đạo đã chọn bên phái Nam tạo tác mà thôi, sau vì nhơn công không đủ làm việc, nên mới lập cho mấy em, ban đầu trộn hồ gánh gạch, lần hồi xây đắp vách tường, công việc của mấy em làm càng ngày càng tiến bộ, cũng như phần đông Nam phái. Có phải mọi việc chi cũng có đủ Nam Nữ (Âm Dương) mới tạo thành lý Đạo, ấy là định ý của Đức Chí Tôn đó vậy. Khi ấy, vì lòng dè dặt của Bần đạo, nên mới buộc mấy em và mấy con phải hồng thệ thủ trinh, đặng đủ tinh khiết mà tạo nên Đền Thánh. Ngày nay đặng hoàn thành rồi, Bần đạo sẽ lần lượt giải thệ cho mấy em và mấy con nào muốn ra lập gia đình tùy thích."
Đức Hộ Pháp kêu vị Tổng Giám Lê văn Bàng đem TỜ GIAO LÃNH mà khi xưa mấy vị nầy đã ký giao ước với Ngài lại với Hội Thánh, chư Chức sắc CTĐ Nam Nữ đồng ký tên nhận lãnh, có các Chức sắc HTĐ chứng kiến, mà Đức Hộ Pháp lại ký tên với danh vị một người thợ hồ. Ông Ngọc Chánh Phối Sư thay mặt Hội Thánh CTĐ để lời cám ơn Đức Hộ Pháp và chư Đạo hữu Nam Nữ đã dày công kiến tạo Tòa Thánh. Ông xin nhơn danh Hội Thánh CTĐ mà nhận lãnh Tòa Thánh gìn giữ muôn đời.
Lập tại Tòa Thánh Tây Ninh, ngày mùng 3-Giêng-Đinh Hợi. (dl 24-01-1947)
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự. * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn. * Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề. Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.