DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT
Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh
Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn tuoitretrungtin.forum-viet.com!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đây là diễn đàn của tuổi trẻ thánh thất TRUNG TÍN. địa chỉ: đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT
Click "Đăng Kí" để đăng kí thành viên. Nếu bạn không thể đăng kí được hoặc không thể đăng nhập được vui lòng liên hệ [ Administrator ]
Thanh sinh Nguyễn Đình Thảo thanh đoàn Chơn Khai, thánh thất Trung Tín.
phone: 0978652249, 01217930720
E-mail: dinhthaonguyen1992@gmail.com
Y!M: billgate_nguyendinh
Đây là sân chơi chung của con nhà đạo nên hân hoan chào đón tất cả các bạn tham gia !
Thân chào! admin Suri Ken!
https://www.facebook.com/groups/331197093586284/
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu không muốn hiển thị bảng này nữa click "Do not display again"
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN GIAO LƯU CỦA TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GĐĐC TRUNG TÍN CHUNG SỨC PHỤNG SỰ ĐẮP XÂY GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG VỮNG MẠNH
www.tuoitretrungtin.forum-viet.com CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ GIA ĐÌNH ĐẠO CHÚNG TRUNG TÍN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU! địa chỉ: thánh thất TRUNG TÍN đường 47, thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu website: http://www.thanhthattrungtin.com
trong quá trình sử dụng có mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến các bạn vui lòng liên hệ Administrators số điện thoại nóng :0978652249
dây là diễn đàn tôn giáo nên mấy mem spam mình sẽ ban nick nha
Tổng số bài gửi : 99 Points : 279 Reputation : 0 Join date : 12/05/2011 Age : 31
Tiêu đề: TÒA THÁNH TÂY NINH (tập 2) Sun May 15, 2011 10:32 pm
IV. Mô tả Tòa Thánh. Đứng trước Tòa Thánh, chỗ khoảng sân rộng có cột phướn, nhìn thẳng vào Tòa Thánh, chúng ta thấy nổi bật 2 tháp vuông lớn, cao vút, song song nhau. Đó là Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi Âm Cổ Đài, thường gọi là Lầu Chuông và Lầu Trống. Mỗi tháp đều có 6 từng không đều nhau, có mái ngắn bao quanh phân chia các từng. Từng dưới cùng (từng trệt) của 2 tháp nầy có 2 khuôn bông lớn hình chữ nhựt, ở giữa có 2 chữ Nho lớn trong hình bầu dục, bên Lầu Trống là chữ CAO ( ) và bên Lầu Chuông là chữ ĐÀI ( ) Bên trên khuôn bông nầy là 4 ô hình tròn có gắn 4 chữ Nho : Bên Lầu Trống 4 chữ LÔI ÂM CỔ ĐÀI ( ) và bên Lầu Chuông 4 chữ BAÏCH NGỌC CHUNG ĐÀI ( ). Từng kế bên trên, ở bên Lầu chuông có đắp tượng Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay mặt cầm quyển Thiên thơ; và ở bên Lầu Trống thì có đắp tượng Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay mặt cầm một nhánh bông, tay trái xách giỏ Hoa lam. (Xem Tiểu sử Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung và Tiểu sử của Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh trong Phần thứ sáu). Từng thứ ba kế bên trên, ngắn hơn 2 từng dưới, mỗi bên có gắn 2 bông gió để thông hơi. Lên từng thứ tư, bề cao dài nhứt, giữa hình chữ T rất lớn màu trắng có đắp hình một bó hoa lớn, màu sắc sặc sỡ, như đang rơi xuống biển, dưới ánh bình minh, còn 3 phía hông còn lại thì gắn những khung lá sách sơn màu xanh. (Xem Giải thích ý nghĩa Bó hoa trong Phần thứ sáu). Bên trong từng thứ tư nầy, bên Lầu trống có đặt 1 cái trống lớn, gọi là Lôi Âm Cổ, và bên Lầu chuông đặt một cái chuông lớn gọi là Bạch Ngọc Chung. Khi đánh chuông hay đánh trống, âm thanh vang rền truyền đi rất xa để thức tỉnh những người đang còn chìm đắm trong giấc mộng trần. Từng thứ năm và thứ sáu có 4 cạnh dần dần nhỏ lại, và 4 bên đều có gắn các khuôn bông thông gió, trang trí với nhiều màu sắc rất đẹp. Nơi từng thứ sáu là từng chót, cao nhứt, có làm lan can bao quanh, để du khách có thể lên đứng trên đó nhìn thấy khung cảnh toàn vùng Thánh địa. Trên nóc Lầu chuông và Lầu trống, mỗi bên đều có đắp hình 3 Bửu pháp : Bên dưới là Giỏ Hoa lam, bên trên là cái Bầu Hồ lô và một cây Gậy. Hồ lô và cây Gậy là bửu pháp của Đại Tiên Lý thiết Quả, đứng đầu Bát Tiên, mà trong thời ĐĐTKPĐ nầy, Ngài vâng lịnh Đức Chí Tôn giáng trần là Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung; còn Giỏ Hoa lam là bửu pháp của vị Long Nữ, đệ tử của Đức Quan Âm Bồ Tát, vâng lịnh Chí Tôn giáng trần là Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh. Giữa Lầu chuông và Lầu trống là một kiến trúc 3 từng (một trệt, 2 lầu) gọi chung là Hiệp Thiên Đài, mà phía trước có một bao lơn hình bán nguyệt rất lớn, gọi là Vinh Dự Công Lao Chi đài, gọi tắt là Đài Danh dự. Trên bao lơn có dựng một cây cột cờ, hơi xiên ra ngoài để treo lá cờ Đạo vào những ngày lễ trong Đạo. (Xem Giải thích ý nghĩa lá cờ Đạo trong Phần thứ sáu). Chống đỡ bao lơn nầy có 4 cây cột, chia ra mỗi bên 2 cây đặt kế nhau : Một cây có đắp hình con rồng đỏ quấn xung quanh cột, một cây đắùp hình các hoa sen, lá sen và cọng sen quấn chung quanh cột, để 2 cây cột rồng và sen đó ghép lại tượng trưng 2 chữ LONG HOA. (Long là rồng, Hoa là bông) (Xem giải thích chi tiết chữ Long Hoa nơi Phần thứ sáu). Trên vành bao lơn có đắp 8 khuôn hình ghi lại 8 Điển tích tượng trưng 8 ngành nghề trong dân chúng : Sĩ, Nông, Công, Thương, Ngư, Tiều, Canh, Mục. (Xem 8 Điển tích nầy nơi Phần thứ sáu). Hai bên cửa chánh của từng trệt HTĐ, sát vách Lầu chuông và Lầu trống, có đắp pho tượng 2 vị Thiên Thần : Ác và Thiện, thường gọi là Ông Ác và Ông Thiện. (Xem sự tích Ông Ác và Thiện trong Phần thứ sáu). Tòa nhà HTĐ 3 từng ấy có từng trệt được gọi là Tịnh Tâm Điện, lầu kế bên trên Tịnh Tâm Điện được gọi là Lầu Hiệp Thiên Đài, vì có lập Bàn thờ 15 vị Chức sắc cao cấp nhứt của HTĐ, và từng nầy thông ra bao lơn hình bán nguyệt như đã nói ở trên. Phía trước Lầu HTĐ, ở 2 bên bìa có bông 2 chữ Nho đại tự là NHƠN và NGHĨA . Phía dưới 2 chữ NHƠN NGHĨA nầy là đôi liễn Hiệp Thiên Đài, khởi đầu bằng 2 chữ HIỆP và THIÊN :
Hiệp nhập Cao Đài, bá tánh thập phương qui chánh quả, Thiên khai Huỳnh đạo, Ngũ chi Tam giáo hội Long Hoa.
Nghĩa là : - Hiệp vào Đạo Cao Đài, nhơn sanh khắp nơi được trở về ngôi Chánh quả, - Trời mở Đạo Cao Đài, các Đấng trong Ngũ Chi Đại Đạo và trong Tam giáo tham dự Đại Hội Long Hoa.
Từng lầu bên trên hết được gọi là Phi Tưởng Đài, cũng gọi là Thông Thiên Đài, xưa gọi là Tiêu Diêu Điện, nơi mặt tiền phía trước có đắp hình Thiên Nhãn rất lớn, chỗ lan can trước Thiên Nhãn có đắp hình Cổ pháp Tam giáo : bình Bát vu (tượng trưng Phật giáo), cây Phất chủ (tượng trưng Tiên giáo), sách Xuân Thu (tượng trưng Nho giáo). Trên nóc của Phi Tưởng Đài có đắp tượng của Đức Phật Di-Lạc (Di-Lạc Vương Phật) ngự trên tòa sen đặt trên lưng một con cọp vàng. (Xem sự tích Đức Phật Di-Lạc nơi phần thứ tư). Con cọp ấy tượng trưng năm Bính Dần (1926) là năm Khai Đạo Cao Đài.
Bước qua bên cạnh, nhìn vào phía hông Tòa Thánh, chúng ta thấy bên trên có 3 từng mái đỏ cong cong, đúc bằng bê-tông, nhưng trang trí như lợp ngói móc, bên trên nóc nhô lên 2 cái tháp cao : một cái có hình vuông bên dưới hình tròn bên trên gọi là Nghinh Phong Đài, và một cái hình tám cạnh gọi là Bát Quái Đài. Nghinh Phong Đài nằm ở chính giữa Cửu Trùng Đài, và phần Cửu Trùng Đài gồm có 9 lồng căn có mái ngói đều sơn màu đỏ, còn phần Bát Quái Đài, mái ngói đều sơn màu vàng. Như vậy, Tòa Thánh gồm có 3 phần : - Phần trước là Hiệp Thiên Đài (HTĐ), 2 bên có 2 tháp vuông rất cao là Lầu chuông và Lầu trống. - Phần giữa là Cửu Trùng Đài (CTĐ) có tháp tròn là Nghinh Phong Đài. - Phần cuối là Bát Quái Đài (BQĐ), có tháp cao hình 8 cạnh Bát quái. (Xem giải thích ý nghĩa nơi Phần thứ sáu)
Nóc của Nghinh Phong Đài là một bán cầu úp xuống, trên đó có vẽ họa đồ Ngũ Châu và Ngũ Đại dương, để tượng trưng Địa cầu của nhơn loại chúng ta đang sống, và trên bán cầu nầy có đắp hình một con Long mã phụ Hà đồ, đang bỏ vó chạy về hướng Tây, nhưng ngoái đầu lại nhìn về hướng Đông. Ngay phía dưới Nghinh Phong Đài là hai cửa hông ở hai bên đi vào Chánh điện Tòa Thánh. Còn trên nóc của Bát Quái Đài, đắp một tòa sen lớn, trên đó có 3 vị Cổ Phật la: Brahma Phật, Civa Phật, và Christna Phật. Bên dưới Bát Quái Đài, mỗi bên có xây một cầu thang đi lên, hai bên mỗi cầu thang đều có đắp hình 2 con Kim Mao Hẩu màu vàng, trông rất oai vệ. Nơi 2 cửa hông Tòa Thánh bên dưới Nghinh Phong Đài, cũng có làm 2 cầu thang đi lên , và mỗi cầu thang đều có đắp hình 2 con Kim Mao Hẩu như nơi BQĐ. Hai bên hông Tòa Thánh là một dãy hành lang rộng, đi từ trước bọc ra sau, thông hai bên. Hành lang có nhiều bực giống như bên trong Tòa Thánh, từ thấp ở phía trước, dần lên cao ở phía sau. Chống đỡ mái hiên hành lang là một hàng cột tròn bao quanh Tòa Thánh , đếm được tất cả là 112 cây cột. Dưới mái hiên, trên đường viền giữa các cây cột, có trang trí hình dây nho, lá và trái nho; bên trên có một khuôn tròn vẽ hình 2 con hạc bay lúc mặt Trời mới mọc. (Xem giải thích chi tiết nơi Phần thứ sáu).
Phía trong hành lang là vách Tòa Thánh, giữa mỗi căn có một khuôn bông sen rất lớn gồm những bông sen, lá sen và cọng sen, đỡ một khung có hình Thiên Nhãn ở chính giữa một tam giác đều, có làm những tia hào quang phát ra. Chung quanh Tòa Thánh có tất cả 23 khuông bông sen có hình Thiên Nhãn, hiệp với Thiên Nhãn trên Phi Tưởng Đài phía trước Tòa Thánh, tổng cộng là 24 Thiên Nhãn.
Chúng ta trở lại phía trước để chuẩn bị đi vào Tòa Thánh theo lối cửa chánh, quan sát bên trong Tòa Thánh. Chúng ta bước lên bực thềm 5 cấp bằng đá mài màu nâu. Năm cấp thềm nầy tượng trưng 5 cấp tiến hóa của người tu phải trải qua khi đạt đến Phật vị. Đó là : Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo. Lên đến mí thềm, chúng ta gặp ngay 4 cây cột lớn, mỗi bên 2 cây đứng kế nhau, một cây có hình rồng màu đỏ quấn quanh, một cây có hình cọng sen và bông sen quấn quanh. Hai cây cột có quấn rồng và bông sen nầy nầy tượng trưng 2 chữ LONG HOA (Long là rồng, Hoa là bông). (Xem giải thích về Long Hoa trong Phần thứ sáu). Chúng ta đứng ngước nhìn lên phía trên, thấy một bức họa, trên đó vẽ một bàn tay từ trong mây đưa ra cầm cây Cân đặt trên quả địa cầu của nhơn loại. Đó là bàn tay của Đấng Thượng Đế cầm cây Cân Công Bình thiêng liêng để cân TỘI và PHƯỚC của mỗi người sau khi qui liễu, để có sự thưởng phạt công bình cho mỗi linh hồn. Hai bên cửa chánh, chúng ta lại thấy 2 pho tượng lớn : - Phía sát vách Lầu chuông là tượng của vị Thiện Thần, mà người đạo quen gọi là Ông Thiện, có gương mặt hiền từ, tay cầm cây siêu cán dài, đứng trên tòa sen (Liên đài). - Phía sát vách Lầu trống là pho tượng của vị Ác Thần, mà người đạo quen gọi là Ông Ác, có gương mặt dữ tợn, tay mặt cầm một cái búa lớn, tay trái cầm cục Ngọc tỷ, đứng trên tòa lửa (Hỏa đài). Phía sau 4 cây cột tròn sơn sọc xanh là tới cửa chánh làm bằng gỗ quí, gồm một cửa lớn ở giữa và hai cửa nhỏ ở hai bên, được đánh vẹc ni màu sậm bóng láng. Hai cây cột hai bên cửa lớn có hình vuông, trên đó có cẩn đôi liễn Hiệp Thiên Đài bằng chữ Nho, khởi đầu bởi 2 chữ Hiệp Thiên : - HIỆP nhập Cao Đài bá tánh thập phương qui chánh quả, - THIÊN khai Huỳnh Đạo, Ngũ Chi Tam Giáo hội Long Hoa.
Bên trong cửa chánh là một khoảng rộng, gọi là Tịnh Tâm Điện, là nơi để cho các tín đồ giữ lòng trong sạch, loại bỏ các tư tưởng không tốt, trước khi vào Chánh điện bái lễ Đức Chí Tôn. Một bức vách chắn ngang ngăn cách Tịnh Tâm Điện và phần Chánh điện bên trong, trên đó có một bức họa thật lớn, gọi là bức họa TAM THÁNH KÝ HÒA ƯỚC. Trên bức họa nầy có họa hình 3 vị : - Đức Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm Thánh hiệu là Thanh Sơn Đạo Sĩ (hay Thanh Sơn Chơn Nhơn), mặc triều phục Việt Nam, cầm bút lông, đang viết câu chữ Nho : Thiên thượng Thiên hạ - Bác Ái Công Bình
- Đức Victor Hugo, đại văn hào của nước Pháp, Thánh hiệu là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, mặc triều phục nước Pháp, cầm bút lông ngỗng, đang viết câu chữ Pháp : DIEU et HUMANITÉ - AMOUR et JUSTICE
- Đức Tôn dật Tiên, tức là Tôn Văn, nhà Đại Cách Mạng của nước Trung Hoa, Thánh hiệu là Trung Sơn Chơn Nhơn, cầm nghiên mực đỏ, để cho 2 vị kia chấm bút lông vào đó mà viết chữ trên tấm bia đá chiếu hào quang. Đó là bảng Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước, tức là bảng giao kết giữa Trời và Người. (Xem giải thích chi tiết trong Phần thứ hai) . Cả 3 vị Thánh đều đứng trên mây, nghiên mực và bia đá đều tỏa hào quang.
TRUYỆN KÝ TAM THÁNH : " - Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm, nhà Tiên tri danh tiếng lớn ở đời Mạc- Lê, thi đậu Trạng nguyên, tước vị Trình Quốc Công, tục gọi là Trạng Trình, giáng cơ tự xưng là Thanh Sơn Đạo Sĩ, tức là Sư Phó của Bạch Vân Động. - Cụ Victor Hugo, nhà thi gia trứ danh của Pháp quốc, giáng cơ tự xưng là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, tức là đệ tử của Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động. - Cụ Tôn dật Tiên, đại cách mạng gia nước Trung Hoa, nhũ danh là Tôn Văn, giáng cơ tự xưng là Trung Sơn Chơn Nhơn, tức là đệ tử của Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động. Ba vị Thánh Nhơn trên đây là Thiên Sứ đắc lịnh làm hướng đạo cho nhơn loại để thực hành Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước. " (HỘI THÁNH)
Qua khỏi Tịnh Tâm Điện và bức họa Tam Thánh Ký Hòa Ước, chúng ta bước xuống bực tam cấp đá mài nâu, thì chúng ta đứng tại bực thấp nhứt của CTĐ. Đó là cấp 1 của CTĐ. Quay mặt nhìn vào gian giữa, chúng ta thấy 3 pho tượng to lớn đứng trên 3 tòa sen :
- Tượng của Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc ở giữa, mặc Đại phục, đứng trên tòa sen giữa Thất đầu xà ở bực đá mài cao hơn hết, tay cầm cây Kim Tiên (Bửu pháp của Thái Sư Văn Trọng thời nhà Trụ trao cho Đức Hộ Pháp). - Tượng của Đức Thượng Phẩm Cao quỳnh Cư ở phía tay mặt của Đức Hộ Pháp, đứng trên tòa sen trước cây Phướn Thượng Phẩm, mặc Đại phục, tay mặt cầm Long Tu Phiến có gắn Phất Chủ, tay trái cầm xâu chuỗi Từ Bi. - Tượng của Đức Thượng Sanh Cao hoài Sang ở phía tay trái của Đức Hộ Pháp, đứng trên tòa sen trước cây phướn Thượng Sanh, mặc Đại phục, tay mặt cầm cây Phất Chủ, tay trái nắm xâu chuỗi Từ Bi, sau lưng thì giắt Thư Hùng kiếm.
Ba tòa sen đặt trên 3 cái đôn, một con rắn lớn, da màu nâu sậm, có 7 đầu gọi là Thất Đầu Xà, mình rất dài, quấn vào cả 3 cái đôn nầy, đuôi rắn quấn tròn vào đôn của Đức Thượng Sanh, thân rắn quấn vào đôn của Đức Thượng Phẩm, phần đầu quấn vào đôn của Đức Hộ Pháp, còn 7 đầu rắn tượng trưng Thất Tình của con người, chia ra : 3 đầu Hỷ, Lạc, Ái đưa thẳng lên cao sau lưng Đức Hộ Pháp giống như tạo thành chỗ dựa; 2 đầu Ố và Dục tẻ ra hai bên, gục xuống vừa tầm để Đức Hộ Pháp đặt 2 tay lên như để chế ngự; 2 đầu Nộ và Ai ở dưới thấp, gục xuống vừa tầm để Đức Hộ Pháp đặt chân lên khi Đức Ngài ngồi trên tòa sen. Như thế, 7 đầu rắn ấy kết hợp với tòa sen đặt trên cái đôn, tạo thành như một cái ngai để Đức Hộ Pháp ngự trên đó, với 2 tay kềm chế 2 đầu Ố và Dục, 2 chân đạp lên 2 đầu Nộ và Ai, không cho 2 đầu nầy ngóc lên, và 3 đầu Hỷ, Lạc, Ái cho cất lên cao như làm thành chỗ dựa lưng cho Đức Hộ Pháp.
Trên vách phía sau ngai của Đức Hộ Pháp là bùa chữ KHÍ ( ), vẽ màu vàng trên nền đỏ. Sau lưng Đức Thượng Phẩm có treo lá phướn Thượng Phẩm, trên đó có Cổ pháp Thượng Phẩm là Long Tu Phiến và Phất Chủ. Sau lưng Đức Thượng Sanh thì có treo lá phướn Thượng Sanh, trên đó có Cổ pháp Thượng Sanh là Thư Hùng Kiếm và Phất Chủ. Chúng ta còn thấy trên 2 cây cột ở hai bên chữ KHÍ có đôi liễn Phạm Môn :
- PHAÏM giáo tùy nguơn cứu thế độ nhơn hành chánh pháp, - MÔN quyền định hội trừ tà diệt mị hộ chơn truyền.
Nghĩa là : . Phật dạy tùy thời kỳ mà cứu độ người đời thi hành theo Chánh pháp, . Quyền lực của cửa Đạo định ra thời kỳ trừ diệt tà mị bảo hộ chơn truyền.
Dưới 3 pho tượng của Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh là 5 bực đá mài màu nâu hình bán nguyệt, gọi là Ngũ Lôi Đài, dành cho Thập nhị Thời Quân Hiệp Thiên Đài đứng chầu lễ Đức Chí Tôn. Dưới 5 bực đá mài bán nguyệt vừa kể ở trên là cấp thứ 1 (thấp nhứt) của CTĐ. Trong cấp nầy, phần giữa dành cho các Chức sắc Pháp Chánh HTĐ đứng chầu lễ Đức Chí Tôn, và 2 phần 2 bên dành cho các tín đồ Đạo hữu nam nữ chầu lễ. Đứng tại đây nhìn vào Bửu điện, chúng ta thấy 2 hàng cột rồng xanh thẳng tắp cao lớn, với nhiều bực từ thấp lên cao. Mỗi hàng có 9 cây cột rồng xanh, hai hàng gồm 18 cây cột, tương ứng với 9 cấp của CTĐ cao dần lên tới Bửu điện. Đặc biệt có 2 cây cột rồng xanh ở hàng thứ năm từ ngoài đếm vào, có xây 2 cái đài nhỏ hình xoắn ốc lên cao, bằng phân nửa bề cao của cột rồng, được gọi là Giảng đài, dùng làm nơi để Chức sắc lên đứng Thuyết đạo, hoặc làm nơi cho 2 vị Chức sắc đứng điều khiển buổi lễ cúng đàn : Giảng đài bên Nam có vị Giáo Sư phái Ngọc đứng xướng lễ; Giảng đài bên Nữ có vị Nhạc Sư Bộ Nhạc, cầm cái bông sen và có một đèn hiệu để điều khiển ban nhạc, lễ và đồng nhi. Dọc theo hai bên vách Tòa Thánh, ngang với mặt bằng lầu một HTĐ, là 2 dãy bao lơn dài vô tới Bát Quái Đài. Dãy bao lơn nầy được gọi là Bao lơn Thanh đẳng (Ngài Thời Quân Khai Đạo dịch ra Pháp văn là Balcon des Innocents), dành cho phẩm Lễ Sanh chầu lễ Đức Chí Tôn trong những kỳ Đại lễ có quá đông Lễ Sanh tham dự đàn cúng. Bao lơn bên Nam phái dành cho Lễ Sanh và Giáo Thiện Nam phái, bên bao lơn Nữ phái dành cho Lễ Sanh và Giáo Thiện Nữ phái.
Chúng ta đi lên đến bực thứ 9 của Cửu Trùng Đài, chúng ta thấy nơi gian giữa có đặt 7 cái ngai sơn son thếp vàng rất long trọng và rất đẹp, đặt trên bệ gỗ bóng láng. 7 cái ngai nầy dành cho 7 vị Chức sắc cao cấp nhứt của Cửu Trùng Đài, kể ra như sau : - 3 ngai dưới dành cho 3 vị Đầu Sư 3 phái : Thái, Thượng, Ngọc. - 3 ngai kế trên dành cho 3 vị Chưởng Pháp 3 phái : Thái, Thượng, Ngọc. - 1 cái ngai lớn nhứt và đẹp nhứt đặt sau cùng dành cho Đức Giáo Tông. Hai bên 7 cái ngai nầy là 2 hàng tàn, lọng và Dàn Bát bửu. 7 cái ngai nầy ở cấp thứ 9 của CTĐ, tức là cấp cao nhứt của CTĐ. Qua khỏi 7 cái ngai là đến cấp thứ 10 làm trung gian giữa Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài, nơi đây có khoảng rộng gọi là Cung Đạo. Tại Cung Đạo, tiếp giáp với Bát Quái, chúng ta thấy có 2 cây cột quấn rồng vàng. Kể từ chỗ 2 cây cột có quấn rồng vàng nầy, các bực đi lên được xây theo hình Bát Quái có 8 cạnh đều nhau, bên ngoài lớn, bên trong cao lên và nhỏ dần, được làm bằng đá mài màu vàng. Có tất cả 12 cấp Bát Quái, cấp trên cao hơn cấp dưới kế tiếp 10 phân. Cấp thứ 12 cao nhất, có cẩn đủ 8 Cung Bát Quái : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Cung Đoài ở ngay hướng Tây, Cung Chấn ở ngay hướng Đông, Cung Khảm hướng Nam, và Cung Ly hướng Bắc. Ngay trung tâm của Bát Quái có đúc một hình trụ tròn để giữ vững cây trụ của Quả Càn Khôn. Bên trên cây trụ nầy là một Quả Càn Khôn thật lớn, hình cầu, đường kính 3 thước 3 tấc (3,30 m), sơn màu xanh da trời, trên đó có vẽ rất nhiều ngôi sao, (tổng cộng 3072 ngôi sao). Phía trước Quả Càn Khôn ngó ra Cửu Trùng Đài có vẽ một Thiên Nhãn lớn tỏa hào quang, hiện ra giữa đám mây, ngay phía trên ngôi sao Bắc Đẩu. Phía dưới Quả Càn Khôn là bàn thờ đóng bằng gỗ theo hình Bát Quái. Trên bàn nầy, theo 8 đường ly tâm ra 8 góc Bát Quái, có đặt 8 con rồng màu trắng bạc (Bạch long) đầu hướng ra ngoài, trong tư thế như đang gìn giữ và bảo vệ nơi thờ phượng tôn nghiêm trong Bát Quái Đài. Cũng trên bàn thờ nầy, phía dưới Thiên Nhãn, phần đối diện với CTĐ, có đặt nhiều Long vị viết bằng chữ Nho, sơn son thếp vàng, thờ các Đấng Giáo Chủ, Tam Trấn, và các Thánh Tử Đạo, kể ra sau đây :
- Long vị thờ Đức Phật Thích Ca, Giáo Chủ Phật giáo, đề là Tây Phương Giáo Chủ - Long vị thờ Đức Lão Tử, hóa thân của Đức Thái Thượng Đạo Tổ, Giáo Chủ Tiên Giáo, đề là : Thái Thượng Đạo Tổ - Long vị thờ Đức Khổng Tử, Giáo Chủ Nho giáo, đề là : Khổng Thánh Tiên Sư
3 Long vị của 3 Đấng Giáo Chủ nầy đặt ngang hàng nhau, Long vị của Đức Phật Thích Ca đặt ở chính giữa, Long vị của Đức Lão Tử đặt phía tay mặt của Đức Phật Thích Ca, và phía tay trái là Long vị của Đức Khổng Tử.
Dưới 3 Long vị trên là 3 Long vị của Tam Trấn Oai Nghiêm ĐĐTKPĐ, kể ra:
- Long vị thờ Đức Lý Đại Tiên Trưởng, Nhứt Trấn Oai Nghiêm, đặt ngay phía dưới Long vị Đức Phật Thích Ca, đề là : Thái Bạch Kim Tinh - Long vị thờ Đức Quan Âm Bồ Tát, Nhị Trấn Oai Nghiêm, đặt dưới Long vị của Đức Lão Tử, đề là : Quan Âm Như Lai - Long vị thờ Đức Quan Thánh, Tam Trấn Oai Nghiêm, đặt dưới Long vị của Đức Khổng Tử, đề là : Quan Thánh Đế Quân Dưới Long vị của Đức Lý Thái Bạch ở hàng giữa là : - Long vị Đức Chúa Jésus, Giáo Chủ Thiên Chúa Giáo, đề là : Gia Tô Giáo Chủ - Dưới Long vị của Đức Chúa Jésus là Long vị của Đức Khương Thượng, làm đầu Thần đạo Trung Hoa, đề là Khương Thượng Tử Nha. Hai bên Long vị của Đức Chúa Jésus là 2 Long vị : Thánh Tử Đạo Nam phái và Thánh Tử Đạo Nữ phái. Ngoài ra, bên Nam phái còn có một Long vị nhỏ thờ Victor Hugo (Văn hào Pháp) đề là : Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn vì Ngài được Đức Chí Tôn giao nhiệm vụ Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo. Bên cạnh phía dưới có một bài vị đề là : Thần vị Nourn Dinh. Bên dưới các Long vị có một đôi Qui Hạc khá lớn (hình con Hạc vươn cổ cao lên, đứng trên lưng con Rùa). Ngoài ra còn có các dĩa chưng trái cây, bình hoa, lư hương, chưn đèn, và các đồ thờ linh tinh khác. Các Đấng có Long vị thờ nơi Bát Quái Đài đều có tạc tượng trên tấm diềm chính giữa, phía trên Cung Đạo. Tấm diềm nầy có hình chữ M ở khoảng giữa 2 cây cột rồng vàng tại Cung Đạo, có đắp 5 sắc mây lành (Ngũ sắc tường vân), trên đó có đắp tượng các Đấng Giáo Chủ và Tam Trấn, kể ra như sau :
. Nơi hàng giữa, trên hết là tượng Đức Phật Thích Ca mặc áo cà sa vàng, ngồi trên tòa sen, kế dưới là tượng Đức Lý Thái Bạch, Đức Chúa Jésus Christ, và Đức Khương Thượng Tử Nha. . Phía tay trái của Đức Phật Thích Ca là tượng của Đức Khổng Tử và Đức Quan Thánh. . Phía tay mặt của Đức Phật Thích Ca là tượng của Đức Lão Tử và Đức Quan Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen.
Hai bên tấm diềm chính giữa, ở 2 căn 2 bên, cũng có 2 tấm diềm nữa, đặt xéo góc ôm theo hình Bát Quái, cũng có dạng chữ M với 5 sắc mây lành, trên đó có gắn các tượng :
- Tấm diềm bên phía Nữ phái có gắn tượng Bát Tiên, gồm : hàng trên 4 vị cỡi thú bay và hàng dưới có 4 vị cỡi thú chạy, kể tên ra như sau : . Lữ Động Tân cỡi chim hạc. . Hà Tiên Cô cỡi chim phụng. . Hàn Tương Tử thổi sáo cỡi con công. . Lam Thể Hòa cỡi chim trĩ. . Tào Quốc Cựu cỡi Mai Hoa Lộc. . Lý Thiết Quả cỡi voi. . Hớn Chung Ly cỡi Tứ bất tướng. . Trương Quả Lão cỡi lừa ngược.
- Tấm diềm phía bên Nam phái có gắn tượng Thất Thánh hồi đời Phong Thần Trung Hoa, gồm : - . Lý Tịnh . Na Tra . Mộc Tra . Kim Tra . Vi Hộ . Dương Tiễn . Lôi Chấn Tử.
Bây giờ, chúng ta quan sát những hình trang trí trên la-phông (Plafond) : * Nơi la-phông dù của Cung Đạo, ở giữa các vì sao trên bầu trời xanh, có một hình bầu dục, chung quanh có 12 tia hào quang dài xen kẽ 24 tia hào quang ngắn. Bên trong hình bầu dục nầy gồm có : . Chính giữa là hình Thiên Nhãn có hào quang tỏa ra xung quanh, tượng trưng Trời, tức là Thượng Đế. . Chung quanh Thiên Nhãn gồm : cây Đại Ngọc Cơ, Ống Xăm và 2 miếng âm dương, cây Tiểu Ngọc Cơ với vòng cung mẫu tự ABC ..., một cái dĩa nhỏ để giao tiền quẻ, một cái bàn 3 chân dùng xây bàn, một lỗ tai, một bộ sách buộc băng vàng đề chữ Tứ Kinh, hình một Ông già có râu đen trên quả địa cầu, một cái bảng đá mở ra có 3 dòng chữ nôm đọc ra là :
Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền, Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên. Đạo mầu rưới khắp . . . (có in trong TNHT.I.5)
một xấp giấy có cây bút đang viết 3 câu thơ chữ nôm đọc ra là: Viết thử Thiên thơ với nét trần, Hầu sau bền giữ nghiệp Hồng Quân. Chuyển luân thế sự . . . (có in trong TNHT.II.121)
một bàn tay từ trong mây đưa ra viết 3 câu thơ chữ nôm đọc ra là: Ký thành một cuốn gọi Thiên thơ, Khai Đạo muôn năm trước định giờ, May bước phải gìn . . . (có in trong TNHT.I.115)
Ý nghĩa của các hình vẽ nầy là : Trời (Thiên Nhãn) và Người (biểu tượng Ông râu đen trên quả địa cầu), có thể thông công với nhau nhờ các dụng cụ như : - Đại Ngọc Cơ, - Tiểu Ngọc Cơ, - Xây bàn, - Chấp bút (biểu tượng cái bàn tay cầm cây viết), - Ống Xăm với 2 miếng Âm Dương để xin keo, gieo tiền quẻ trên dĩa. Nhờ đó, nhơn loại tiếp nhận được các bài Thánh giáo của Đức Chí Tôn và của chư Thần Thánh Tiên Phật, để lưu truyền dạy dỗ nhơn sanh về đường đạo đức. Con mắt, lỗ tai và tay cầm viết trong khuôn hình tượng trưng Trời thấy tất cả, nghe biết tất cả, biên chép tất cả (Dieu voit tout, entend tout, écrit tout), không có chi trong CKVT nầy mà giấu giếm được Trời. * Nơi la-phông dù của 9 cấp CTĐ đều có trang trí hình 6 con rồng đoanh nhau: 2 rồng vàng, 2 rồng xanh và 2 rồng đỏ, tượng trưng 2 câu kinh trong Bài Ngọc Hoàng Kinh : "Thời thừa lục long, Du hành bất tức." * Nơi la-phông bằng phẳng của 2 gian 2 bên Chánh Điện, mỗi ô đều có trang trí hình 3 con thú linh là : Lân, Qui, Phụng. Ba con thú linh nầy kết hợp với Rồng nơi la-phông dù của gian giữa thành Tứ linh : Long, Lân, Qui, Phụng. Người xưa cho biết, khi thú linh xuất hiện ở vùng đất nào là điềm lành báo trước có việc lành sắp xảy đến.
[img]http:
nguyen dinh thao suri ken
Admin Suri Ken Admin
Tổng số bài gửi : 99 Points : 279 Reputation : 0 Join date : 12/05/2011 Age : 31
Tiêu đề: Re: TÒA THÁNH TÂY NINH (tập 2) Tue Jun 07, 2011 12:50 pm
nguyen dinh thao Suri Ken đã viết:
IV. Mô tả Tòa Thánh. Đứng trước Tòa Thánh, chỗ khoảng sân rộng có cột phướn, nhìn thẳng vào Tòa Thánh, chúng ta thấy nổi bật 2 tháp vuông lớn, cao vút, song song nhau. Đó là Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi Âm Cổ Đài, thường gọi là Lầu Chuông và Lầu Trống. Mỗi tháp đều có 6 từng không đều nhau, có mái ngắn bao quanh phân chia các từng. Từng dưới cùng (từng trệt) của 2 tháp nầy có 2 khuôn bông lớn hình chữ nhựt, ở giữa có 2 chữ Nho lớn trong hình bầu dục, bên Lầu Trống là chữ CAO ( ) và bên Lầu Chuông là chữ ĐÀI ( ) Bên trên khuôn bông nầy là 4 ô hình tròn có gắn 4 chữ Nho : Bên Lầu Trống 4 chữ LÔI ÂM CỔ ĐÀI ( ) và bên Lầu Chuông 4 chữ BAÏCH NGỌC CHUNG ĐÀI ( ). Từng kế bên trên, ở bên Lầu chuông có đắp tượng Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay mặt cầm quyển Thiên thơ; và ở bên Lầu Trống thì có đắp tượng Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay mặt cầm một nhánh bông, tay trái xách giỏ Hoa lam. (Xem Tiểu sử Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung và Tiểu sử của Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh trong Phần thứ sáu). Từng thứ ba kế bên trên, ngắn hơn 2 từng dưới, mỗi bên có gắn 2 bông gió để thông hơi. Lên từng thứ tư, bề cao dài nhứt, giữa hình chữ T rất lớn màu trắng có đắp hình một bó hoa lớn, màu sắc sặc sỡ, như đang rơi xuống biển, dưới ánh bình minh, còn 3 phía hông còn lại thì gắn những khung lá sách sơn màu xanh. (Xem Giải thích ý nghĩa Bó hoa trong Phần thứ sáu). Bên trong từng thứ tư nầy, bên Lầu trống có đặt 1 cái trống lớn, gọi là Lôi Âm Cổ, và bên Lầu chuông đặt một cái chuông lớn gọi là Bạch Ngọc Chung. Khi đánh chuông hay đánh trống, âm thanh vang rền truyền đi rất xa để thức tỉnh những người đang còn chìm đắm trong giấc mộng trần. Từng thứ năm và thứ sáu có 4 cạnh dần dần nhỏ lại, và 4 bên đều có gắn các khuôn bông thông gió, trang trí với nhiều màu sắc rất đẹp. Nơi từng thứ sáu là từng chót, cao nhứt, có làm lan can bao quanh, để du khách có thể lên đứng trên đó nhìn thấy khung cảnh toàn vùng Thánh địa. Trên nóc Lầu chuông và Lầu trống, mỗi bên đều có đắp hình 3 Bửu pháp : Bên dưới là Giỏ Hoa lam, bên trên là cái Bầu Hồ lô và một cây Gậy. Hồ lô và cây Gậy là bửu pháp của Đại Tiên Lý thiết Quả, đứng đầu Bát Tiên, mà trong thời ĐĐTKPĐ nầy, Ngài vâng lịnh Đức Chí Tôn giáng trần là Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung; còn Giỏ Hoa lam là bửu pháp của vị Long Nữ, đệ tử của Đức Quan Âm Bồ Tát, vâng lịnh Chí Tôn giáng trần là Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh. Giữa Lầu chuông và Lầu trống là một kiến trúc 3 từng (một trệt, 2 lầu) gọi chung là Hiệp Thiên Đài, mà phía trước có một bao lơn hình bán nguyệt rất lớn, gọi là Vinh Dự Công Lao Chi đài, gọi tắt là Đài Danh dự. Trên bao lơn có dựng một cây cột cờ, hơi xiên ra ngoài để treo lá cờ Đạo vào những ngày lễ trong Đạo. (Xem Giải thích ý nghĩa lá cờ Đạo trong Phần thứ sáu). Chống đỡ bao lơn nầy có 4 cây cột, chia ra mỗi bên 2 cây đặt kế nhau : Một cây có đắp hình con rồng đỏ quấn xung quanh cột, một cây đắùp hình các hoa sen, lá sen và cọng sen quấn chung quanh cột, để 2 cây cột rồng và sen đó ghép lại tượng trưng 2 chữ LONG HOA. (Long là rồng, Hoa là bông) (Xem giải thích chi tiết chữ Long Hoa nơi Phần thứ sáu). Trên vành bao lơn có đắp 8 khuôn hình ghi lại 8 Điển tích tượng trưng 8 ngành nghề trong dân chúng : Sĩ, Nông, Công, Thương, Ngư, Tiều, Canh, Mục. (Xem 8 Điển tích nầy nơi Phần thứ sáu). Hai bên cửa chánh của từng trệt HTĐ, sát vách Lầu chuông và Lầu trống, có đắp pho tượng 2 vị Thiên Thần : Ác và Thiện, thường gọi là Ông Ác và Ông Thiện. (Xem sự tích Ông Ác và Thiện trong Phần thứ sáu). Tòa nhà HTĐ 3 từng ấy có từng trệt được gọi là Tịnh Tâm Điện, lầu kế bên trên Tịnh Tâm Điện được gọi là Lầu Hiệp Thiên Đài, vì có lập Bàn thờ 15 vị Chức sắc cao cấp nhứt của HTĐ, và từng nầy thông ra bao lơn hình bán nguyệt như đã nói ở trên. Phía trước Lầu HTĐ, ở 2 bên bìa có bông 2 chữ Nho đại tự là NHƠN và NGHĨA . Phía dưới 2 chữ NHƠN NGHĨA nầy là đôi liễn Hiệp Thiên Đài, khởi đầu bằng 2 chữ HIỆP và THIÊN :
Hiệp nhập Cao Đài, bá tánh thập phương qui chánh quả, Thiên khai Huỳnh đạo, Ngũ chi Tam giáo hội Long Hoa.
Nghĩa là : - Hiệp vào Đạo Cao Đài, nhơn sanh khắp nơi được trở về ngôi Chánh quả, - Trời mở Đạo Cao Đài, các Đấng trong Ngũ Chi Đại Đạo và trong Tam giáo tham dự Đại Hội Long Hoa.
Từng lầu bên trên hết được gọi là Phi Tưởng Đài, cũng gọi là Thông Thiên Đài, xưa gọi là Tiêu Diêu Điện, nơi mặt tiền phía trước có đắp hình Thiên Nhãn rất lớn, chỗ lan can trước Thiên Nhãn có đắp hình Cổ pháp Tam giáo : bình Bát vu (tượng trưng Phật giáo), cây Phất chủ (tượng trưng Tiên giáo), sách Xuân Thu (tượng trưng Nho giáo). Trên nóc của Phi Tưởng Đài có đắp tượng của Đức Phật Di-Lạc (Di-Lạc Vương Phật) ngự trên tòa sen đặt trên lưng một con cọp vàng. (Xem sự tích Đức Phật Di-Lạc nơi phần thứ tư). Con cọp ấy tượng trưng năm Bính Dần (1926) là năm Khai Đạo Cao Đài.
Bước qua bên cạnh, nhìn vào phía hông Tòa Thánh, chúng ta thấy bên trên có 3 từng mái đỏ cong cong, đúc bằng bê-tông, nhưng trang trí như lợp ngói móc, bên trên nóc nhô lên 2 cái tháp cao : một cái có hình vuông bên dưới hình tròn bên trên gọi là Nghinh Phong Đài, và một cái hình tám cạnh gọi là Bát Quái Đài. Nghinh Phong Đài nằm ở chính giữa Cửu Trùng Đài, và phần Cửu Trùng Đài gồm có 9 lồng căn có mái ngói đều sơn màu đỏ, còn phần Bát Quái Đài, mái ngói đều sơn màu vàng. Như vậy, Tòa Thánh gồm có 3 phần : - Phần trước là Hiệp Thiên Đài (HTĐ), 2 bên có 2 tháp vuông rất cao là Lầu chuông và Lầu trống. - Phần giữa là Cửu Trùng Đài (CTĐ) có tháp tròn là Nghinh Phong Đài. - Phần cuối là Bát Quái Đài (BQĐ), có tháp cao hình 8 cạnh Bát quái. (Xem giải thích ý nghĩa nơi Phần thứ sáu)
Nóc của Nghinh Phong Đài là một bán cầu úp xuống, trên đó có vẽ họa đồ Ngũ Châu và Ngũ Đại dương, để tượng trưng Địa cầu của nhơn loại chúng ta đang sống, và trên bán cầu nầy có đắp hình một con Long mã phụ Hà đồ, đang bỏ vó chạy về hướng Tây, nhưng ngoái đầu lại nhìn về hướng Đông. Ngay phía dưới Nghinh Phong Đài là hai cửa hông ở hai bên đi vào Chánh điện Tòa Thánh. Còn trên nóc của Bát Quái Đài, đắp một tòa sen lớn, trên đó có 3 vị Cổ Phật la: Brahma Phật, Civa Phật, và Christna Phật. Bên dưới Bát Quái Đài, mỗi bên có xây một cầu thang đi lên, hai bên mỗi cầu thang đều có đắp hình 2 con Kim Mao Hẩu màu vàng, trông rất oai vệ. Nơi 2 cửa hông Tòa Thánh bên dưới Nghinh Phong Đài, cũng có làm 2 cầu thang đi lên , và mỗi cầu thang đều có đắp hình 2 con Kim Mao Hẩu như nơi BQĐ. Hai bên hông Tòa Thánh là một dãy hành lang rộng, đi từ trước bọc ra sau, thông hai bên. Hành lang có nhiều bực giống như bên trong Tòa Thánh, từ thấp ở phía trước, dần lên cao ở phía sau. Chống đỡ mái hiên hành lang là một hàng cột tròn bao quanh Tòa Thánh , đếm được tất cả là 112 cây cột. Dưới mái hiên, trên đường viền giữa các cây cột, có trang trí hình dây nho, lá và trái nho; bên trên có một khuôn tròn vẽ hình 2 con hạc bay lúc mặt Trời mới mọc. (Xem giải thích chi tiết nơi Phần thứ sáu).
Phía trong hành lang là vách Tòa Thánh, giữa mỗi căn có một khuôn bông sen rất lớn gồm những bông sen, lá sen và cọng sen, đỡ một khung có hình Thiên Nhãn ở chính giữa một tam giác đều, có làm những tia hào quang phát ra. Chung quanh Tòa Thánh có tất cả 23 khuông bông sen có hình Thiên Nhãn, hiệp với Thiên Nhãn trên Phi Tưởng Đài phía trước Tòa Thánh, tổng cộng là 24 Thiên Nhãn.
Chúng ta trở lại phía trước để chuẩn bị đi vào Tòa Thánh theo lối cửa chánh, quan sát bên trong Tòa Thánh. Chúng ta bước lên bực thềm 5 cấp bằng đá mài màu nâu. Năm cấp thềm nầy tượng trưng 5 cấp tiến hóa của người tu phải trải qua khi đạt đến Phật vị. Đó là : Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo. Lên đến mí thềm, chúng ta gặp ngay 4 cây cột lớn, mỗi bên 2 cây đứng kế nhau, một cây có hình rồng màu đỏ quấn quanh, một cây có hình cọng sen và bông sen quấn quanh. Hai cây cột có quấn rồng và bông sen nầy nầy tượng trưng 2 chữ LONG HOA (Long là rồng, Hoa là bông). (Xem giải thích về Long Hoa trong Phần thứ sáu). Chúng ta đứng ngước nhìn lên phía trên, thấy một bức họa, trên đó vẽ một bàn tay từ trong mây đưa ra cầm cây Cân đặt trên quả địa cầu của nhơn loại. Đó là bàn tay của Đấng Thượng Đế cầm cây Cân Công Bình thiêng liêng để cân TỘI và PHƯỚC của mỗi người sau khi qui liễu, để có sự thưởng phạt công bình cho mỗi linh hồn. Hai bên cửa chánh, chúng ta lại thấy 2 pho tượng lớn : - Phía sát vách Lầu chuông là tượng của vị Thiện Thần, mà người đạo quen gọi là Ông Thiện, có gương mặt hiền từ, tay cầm cây siêu cán dài, đứng trên tòa sen (Liên đài). - Phía sát vách Lầu trống là pho tượng của vị Ác Thần, mà người đạo quen gọi là Ông Ác, có gương mặt dữ tợn, tay mặt cầm một cái búa lớn, tay trái cầm cục Ngọc tỷ, đứng trên tòa lửa (Hỏa đài). Phía sau 4 cây cột tròn sơn sọc xanh là tới cửa chánh làm bằng gỗ quí, gồm một cửa lớn ở giữa và hai cửa nhỏ ở hai bên, được đánh vẹc ni màu sậm bóng láng. Hai cây cột hai bên cửa lớn có hình vuông, trên đó có cẩn đôi liễn Hiệp Thiên Đài bằng chữ Nho, khởi đầu bởi 2 chữ Hiệp Thiên : - HIỆP nhập Cao Đài bá tánh thập phương qui chánh quả, - THIÊN khai Huỳnh Đạo, Ngũ Chi Tam Giáo hội Long Hoa.
Bên trong cửa chánh là một khoảng rộng, gọi là Tịnh Tâm Điện, là nơi để cho các tín đồ giữ lòng trong sạch, loại bỏ các tư tưởng không tốt, trước khi vào Chánh điện bái lễ Đức Chí Tôn. Một bức vách chắn ngang ngăn cách Tịnh Tâm Điện và phần Chánh điện bên trong, trên đó có một bức họa thật lớn, gọi là bức họa TAM THÁNH KÝ HÒA ƯỚC. Trên bức họa nầy có họa hình 3 vị : - Đức Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm Thánh hiệu là Thanh Sơn Đạo Sĩ (hay Thanh Sơn Chơn Nhơn), mặc triều phục Việt Nam, cầm bút lông, đang viết câu chữ Nho : Thiên thượng Thiên hạ - Bác Ái Công Bình
- Đức Victor Hugo, đại văn hào của nước Pháp, Thánh hiệu là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, mặc triều phục nước Pháp, cầm bút lông ngỗng, đang viết câu chữ Pháp : DIEU et HUMANITÉ - AMOUR et JUSTICE
- Đức Tôn dật Tiên, tức là Tôn Văn, nhà Đại Cách Mạng của nước Trung Hoa, Thánh hiệu là Trung Sơn Chơn Nhơn, cầm nghiên mực đỏ, để cho 2 vị kia chấm bút lông vào đó mà viết chữ trên tấm bia đá chiếu hào quang. Đó là bảng Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước, tức là bảng giao kết giữa Trời và Người. (Xem giải thích chi tiết trong Phần thứ hai) . Cả 3 vị Thánh đều đứng trên mây, nghiên mực và bia đá đều tỏa hào quang.
TRUYỆN KÝ TAM THÁNH : " - Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm, nhà Tiên tri danh tiếng lớn ở đời Mạc- Lê, thi đậu Trạng nguyên, tước vị Trình Quốc Công, tục gọi là Trạng Trình, giáng cơ tự xưng là Thanh Sơn Đạo Sĩ, tức là Sư Phó của Bạch Vân Động. - Cụ Victor Hugo, nhà thi gia trứ danh của Pháp quốc, giáng cơ tự xưng là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, tức là đệ tử của Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động. - Cụ Tôn dật Tiên, đại cách mạng gia nước Trung Hoa, nhũ danh là Tôn Văn, giáng cơ tự xưng là Trung Sơn Chơn Nhơn, tức là đệ tử của Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động. Ba vị Thánh Nhơn trên đây là Thiên Sứ đắc lịnh làm hướng đạo cho nhơn loại để thực hành Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước. " (HỘI THÁNH)
Qua khỏi Tịnh Tâm Điện và bức họa Tam Thánh Ký Hòa Ước, chúng ta bước xuống bực tam cấp đá mài nâu, thì chúng ta đứng tại bực thấp nhứt của CTĐ. Đó là cấp 1 của CTĐ. Quay mặt nhìn vào gian giữa, chúng ta thấy 3 pho tượng to lớn đứng trên 3 tòa sen :
- Tượng của Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc ở giữa, mặc Đại phục, đứng trên tòa sen giữa Thất đầu xà ở bực đá mài cao hơn hết, tay cầm cây Kim Tiên (Bửu pháp của Thái Sư Văn Trọng thời nhà Trụ trao cho Đức Hộ Pháp). - Tượng của Đức Thượng Phẩm Cao quỳnh Cư ở phía tay mặt của Đức Hộ Pháp, đứng trên tòa sen trước cây Phướn Thượng Phẩm, mặc Đại phục, tay mặt cầm Long Tu Phiến có gắn Phất Chủ, tay trái cầm xâu chuỗi Từ Bi. - Tượng của Đức Thượng Sanh Cao hoài Sang ở phía tay trái của Đức Hộ Pháp, đứng trên tòa sen trước cây phướn Thượng Sanh, mặc Đại phục, tay mặt cầm cây Phất Chủ, tay trái nắm xâu chuỗi Từ Bi, sau lưng thì giắt Thư Hùng kiếm.
Ba tòa sen đặt trên 3 cái đôn, một con rắn lớn, da màu nâu sậm, có 7 đầu gọi là Thất Đầu Xà, mình rất dài, quấn vào cả 3 cái đôn nầy, đuôi rắn quấn tròn vào đôn của Đức Thượng Sanh, thân rắn quấn vào đôn của Đức Thượng Phẩm, phần đầu quấn vào đôn của Đức Hộ Pháp, còn 7 đầu rắn tượng trưng Thất Tình của con người, chia ra : 3 đầu Hỷ, Lạc, Ái đưa thẳng lên cao sau lưng Đức Hộ Pháp giống như tạo thành chỗ dựa; 2 đầu Ố và Dục tẻ ra hai bên, gục xuống vừa tầm để Đức Hộ Pháp đặt 2 tay lên như để chế ngự; 2 đầu Nộ và Ai ở dưới thấp, gục xuống vừa tầm để Đức Hộ Pháp đặt chân lên khi Đức Ngài ngồi trên tòa sen. Như thế, 7 đầu rắn ấy kết hợp với tòa sen đặt trên cái đôn, tạo thành như một cái ngai để Đức Hộ Pháp ngự trên đó, với 2 tay kềm chế 2 đầu Ố và Dục, 2 chân đạp lên 2 đầu Nộ và Ai, không cho 2 đầu nầy ngóc lên, và 3 đầu Hỷ, Lạc, Ái cho cất lên cao như làm thành chỗ dựa lưng cho Đức Hộ Pháp.
Trên vách phía sau ngai của Đức Hộ Pháp là bùa chữ KHÍ ( ), vẽ màu vàng trên nền đỏ. Sau lưng Đức Thượng Phẩm có treo lá phướn Thượng Phẩm, trên đó có Cổ pháp Thượng Phẩm là Long Tu Phiến và Phất Chủ. Sau lưng Đức Thượng Sanh thì có treo lá phướn Thượng Sanh, trên đó có Cổ pháp Thượng Sanh là Thư Hùng Kiếm và Phất Chủ. Chúng ta còn thấy trên 2 cây cột ở hai bên chữ KHÍ có đôi liễn Phạm Môn :
- PHAÏM giáo tùy nguơn cứu thế độ nhơn hành chánh pháp, - MÔN quyền định hội trừ tà diệt mị hộ chơn truyền.
Nghĩa là : . Phật dạy tùy thời kỳ mà cứu độ người đời thi hành theo Chánh pháp, . Quyền lực của cửa Đạo định ra thời kỳ trừ diệt tà mị bảo hộ chơn truyền.
Dưới 3 pho tượng của Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh là 5 bực đá mài màu nâu hình bán nguyệt, gọi là Ngũ Lôi Đài, dành cho Thập nhị Thời Quân Hiệp Thiên Đài đứng chầu lễ Đức Chí Tôn. Dưới 5 bực đá mài bán nguyệt vừa kể ở trên là cấp thứ 1 (thấp nhứt) của CTĐ. Trong cấp nầy, phần giữa dành cho các Chức sắc Pháp Chánh HTĐ đứng chầu lễ Đức Chí Tôn, và 2 phần 2 bên dành cho các tín đồ Đạo hữu nam nữ chầu lễ. Đứng tại đây nhìn vào Bửu điện, chúng ta thấy 2 hàng cột rồng xanh thẳng tắp cao lớn, với nhiều bực từ thấp lên cao. Mỗi hàng có 9 cây cột rồng xanh, hai hàng gồm 18 cây cột, tương ứng với 9 cấp của CTĐ cao dần lên tới Bửu điện. Đặc biệt có 2 cây cột rồng xanh ở hàng thứ năm từ ngoài đếm vào, có xây 2 cái đài nhỏ hình xoắn ốc lên cao, bằng phân nửa bề cao của cột rồng, được gọi là Giảng đài, dùng làm nơi để Chức sắc lên đứng Thuyết đạo, hoặc làm nơi cho 2 vị Chức sắc đứng điều khiển buổi lễ cúng đàn : Giảng đài bên Nam có vị Giáo Sư phái Ngọc đứng xướng lễ; Giảng đài bên Nữ có vị Nhạc Sư Bộ Nhạc, cầm cái bông sen và có một đèn hiệu để điều khiển ban nhạc, lễ và đồng nhi. Dọc theo hai bên vách Tòa Thánh, ngang với mặt bằng lầu một HTĐ, là 2 dãy bao lơn dài vô tới Bát Quái Đài. Dãy bao lơn nầy được gọi là Bao lơn Thanh đẳng (Ngài Thời Quân Khai Đạo dịch ra Pháp văn là Balcon des Innocents), dành cho phẩm Lễ Sanh chầu lễ Đức Chí Tôn trong những kỳ Đại lễ có quá đông Lễ Sanh tham dự đàn cúng. Bao lơn bên Nam phái dành cho Lễ Sanh và Giáo Thiện Nam phái, bên bao lơn Nữ phái dành cho Lễ Sanh và Giáo Thiện Nữ phái.
Chúng ta đi lên đến bực thứ 9 của Cửu Trùng Đài, chúng ta thấy nơi gian giữa có đặt 7 cái ngai sơn son thếp vàng rất long trọng và rất đẹp, đặt trên bệ gỗ bóng láng. 7 cái ngai nầy dành cho 7 vị Chức sắc cao cấp nhứt của Cửu Trùng Đài, kể ra như sau : - 3 ngai dưới dành cho 3 vị Đầu Sư 3 phái : Thái, Thượng, Ngọc. - 3 ngai kế trên dành cho 3 vị Chưởng Pháp 3 phái : Thái, Thượng, Ngọc. - 1 cái ngai lớn nhứt và đẹp nhứt đặt sau cùng dành cho Đức Giáo Tông. Hai bên 7 cái ngai nầy là 2 hàng tàn, lọng và Dàn Bát bửu. 7 cái ngai nầy ở cấp thứ 9 của CTĐ, tức là cấp cao nhứt của CTĐ. Qua khỏi 7 cái ngai là đến cấp thứ 10 làm trung gian giữa Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài, nơi đây có khoảng rộng gọi là Cung Đạo. Tại Cung Đạo, tiếp giáp với Bát Quái, chúng ta thấy có 2 cây cột quấn rồng vàng. Kể từ chỗ 2 cây cột có quấn rồng vàng nầy, các bực đi lên được xây theo hình Bát Quái có 8 cạnh đều nhau, bên ngoài lớn, bên trong cao lên và nhỏ dần, được làm bằng đá mài màu vàng. Có tất cả 12 cấp Bát Quái, cấp trên cao hơn cấp dưới kế tiếp 10 phân. Cấp thứ 12 cao nhất, có cẩn đủ 8 Cung Bát Quái : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Cung Đoài ở ngay hướng Tây, Cung Chấn ở ngay hướng Đông, Cung Khảm hướng Nam, và Cung Ly hướng Bắc. Ngay trung tâm của Bát Quái có đúc một hình trụ tròn để giữ vững cây trụ của Quả Càn Khôn. Bên trên cây trụ nầy là một Quả Càn Khôn thật lớn, hình cầu, đường kính 3 thước 3 tấc (3,30 m), sơn màu xanh da trời, trên đó có vẽ rất nhiều ngôi sao, (tổng cộng 3072 ngôi sao). Phía trước Quả Càn Khôn ngó ra Cửu Trùng Đài có vẽ một Thiên Nhãn lớn tỏa hào quang, hiện ra giữa đám mây, ngay phía trên ngôi sao Bắc Đẩu. Phía dưới Quả Càn Khôn là bàn thờ đóng bằng gỗ theo hình Bát Quái. Trên bàn nầy, theo 8 đường ly tâm ra 8 góc Bát Quái, có đặt 8 con rồng màu trắng bạc (Bạch long) đầu hướng ra ngoài, trong tư thế như đang gìn giữ và bảo vệ nơi thờ phượng tôn nghiêm trong Bát Quái Đài. Cũng trên bàn thờ nầy, phía dưới Thiên Nhãn, phần đối diện với CTĐ, có đặt nhiều Long vị viết bằng chữ Nho, sơn son thếp vàng, thờ các Đấng Giáo Chủ, Tam Trấn, và các Thánh Tử Đạo, kể ra sau đây :
- Long vị thờ Đức Phật Thích Ca, Giáo Chủ Phật giáo, đề là Tây Phương Giáo Chủ - Long vị thờ Đức Lão Tử, hóa thân của Đức Thái Thượng Đạo Tổ, Giáo Chủ Tiên Giáo, đề là : Thái Thượng Đạo Tổ - Long vị thờ Đức Khổng Tử, Giáo Chủ Nho giáo, đề là : Khổng Thánh Tiên Sư
3 Long vị của 3 Đấng Giáo Chủ nầy đặt ngang hàng nhau, Long vị của Đức Phật Thích Ca đặt ở chính giữa, Long vị của Đức Lão Tử đặt phía tay mặt của Đức Phật Thích Ca, và phía tay trái là Long vị của Đức Khổng Tử.
Dưới 3 Long vị trên là 3 Long vị của Tam Trấn Oai Nghiêm ĐĐTKPĐ, kể ra:
- Long vị thờ Đức Lý Đại Tiên Trưởng, Nhứt Trấn Oai Nghiêm, đặt ngay phía dưới Long vị Đức Phật Thích Ca, đề là : Thái Bạch Kim Tinh - Long vị thờ Đức Quan Âm Bồ Tát, Nhị Trấn Oai Nghiêm, đặt dưới Long vị của Đức Lão Tử, đề là : Quan Âm Như Lai - Long vị thờ Đức Quan Thánh, Tam Trấn Oai Nghiêm, đặt dưới Long vị của Đức Khổng Tử, đề là : Quan Thánh Đế Quân Dưới Long vị của Đức Lý Thái Bạch ở hàng giữa là : - Long vị Đức Chúa Jésus, Giáo Chủ Thiên Chúa Giáo, đề là : Gia Tô Giáo Chủ - Dưới Long vị của Đức Chúa Jésus là Long vị của Đức Khương Thượng, làm đầu Thần đạo Trung Hoa, đề là Khương Thượng Tử Nha. Hai bên Long vị của Đức Chúa Jésus là 2 Long vị : Thánh Tử Đạo Nam phái và Thánh Tử Đạo Nữ phái. Ngoài ra, bên Nam phái còn có một Long vị nhỏ thờ Victor Hugo (Văn hào Pháp) đề là : Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn vì Ngài được Đức Chí Tôn giao nhiệm vụ Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo. Bên cạnh phía dưới có một bài vị đề là : Thần vị Nourn Dinh. Bên dưới các Long vị có một đôi Qui Hạc khá lớn (hình con Hạc vươn cổ cao lên, đứng trên lưng con Rùa). Ngoài ra còn có các dĩa chưng trái cây, bình hoa, lư hương, chưn đèn, và các đồ thờ linh tinh khác. Các Đấng có Long vị thờ nơi Bát Quái Đài đều có tạc tượng trên tấm diềm chính giữa, phía trên Cung Đạo. Tấm diềm nầy có hình chữ M ở khoảng giữa 2 cây cột rồng vàng tại Cung Đạo, có đắp 5 sắc mây lành (Ngũ sắc tường vân), trên đó có đắp tượng các Đấng Giáo Chủ và Tam Trấn, kể ra như sau :
. Nơi hàng giữa, trên hết là tượng Đức Phật Thích Ca mặc áo cà sa vàng, ngồi trên tòa sen, kế dưới là tượng Đức Lý Thái Bạch, Đức Chúa Jésus Christ, và Đức Khương Thượng Tử Nha. . Phía tay trái của Đức Phật Thích Ca là tượng của Đức Khổng Tử và Đức Quan Thánh. . Phía tay mặt của Đức Phật Thích Ca là tượng của Đức Lão Tử và Đức Quan Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen.
Hai bên tấm diềm chính giữa, ở 2 căn 2 bên, cũng có 2 tấm diềm nữa, đặt xéo góc ôm theo hình Bát Quái, cũng có dạng chữ M với 5 sắc mây lành, trên đó có gắn các tượng :
- Tấm diềm bên phía Nữ phái có gắn tượng Bát Tiên, gồm : hàng trên 4 vị cỡi thú bay và hàng dưới có 4 vị cỡi thú chạy, kể tên ra như sau : . Lữ Động Tân cỡi chim hạc. . Hà Tiên Cô cỡi chim phụng. . Hàn Tương Tử thổi sáo cỡi con công. . Lam Thể Hòa cỡi chim trĩ. . Tào Quốc Cựu cỡi Mai Hoa Lộc. . Lý Thiết Quả cỡi voi. . Hớn Chung Ly cỡi Tứ bất tướng. . Trương Quả Lão cỡi lừa ngược.
- Tấm diềm phía bên Nam phái có gắn tượng Thất Thánh hồi đời Phong Thần Trung Hoa, gồm : - . Lý Tịnh . Na Tra . Mộc Tra . Kim Tra . Vi Hộ . Dương Tiễn . Lôi Chấn Tử.
Bây giờ, chúng ta quan sát những hình trang trí trên la-phông (Plafond) : * Nơi la-phông dù của Cung Đạo, ở giữa các vì sao trên bầu trời xanh, có một hình bầu dục, chung quanh có 12 tia hào quang dài xen kẽ 24 tia hào quang ngắn. Bên trong hình bầu dục nầy gồm có : . Chính giữa là hình Thiên Nhãn có hào quang tỏa ra xung quanh, tượng trưng Trời, tức là Thượng Đế. . Chung quanh Thiên Nhãn gồm : cây Đại Ngọc Cơ, Ống Xăm và 2 miếng âm dương, cây Tiểu Ngọc Cơ với vòng cung mẫu tự ABC ..., một cái dĩa nhỏ để giao tiền quẻ, một cái bàn 3 chân dùng xây bàn, một lỗ tai, một bộ sách buộc băng vàng đề chữ Tứ Kinh, hình một Ông già có râu đen trên quả địa cầu, một cái bảng đá mở ra có 3 dòng chữ nôm đọc ra là :
Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền, Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên. Đạo mầu rưới khắp . . . (có in trong TNHT.I.5)
một xấp giấy có cây bút đang viết 3 câu thơ chữ nôm đọc ra là: Viết thử Thiên thơ với nét trần, Hầu sau bền giữ nghiệp Hồng Quân. Chuyển luân thế sự . . . (có in trong TNHT.II.121)
một bàn tay từ trong mây đưa ra viết 3 câu thơ chữ nôm đọc ra là: Ký thành một cuốn gọi Thiên thơ, Khai Đạo muôn năm trước định giờ, May bước phải gìn . . . (có in trong TNHT.I.115)
Ý nghĩa của các hình vẽ nầy là : Trời (Thiên Nhãn) và Người (biểu tượng Ông râu đen trên quả địa cầu), có thể thông công với nhau nhờ các dụng cụ như : - Đại Ngọc Cơ, - Tiểu Ngọc Cơ, - Xây bàn, - Chấp bút (biểu tượng cái bàn tay cầm cây viết), - Ống Xăm với 2 miếng Âm Dương để xin keo, gieo tiền quẻ trên dĩa. Nhờ đó, nhơn loại tiếp nhận được các bài Thánh giáo của Đức Chí Tôn và của chư Thần Thánh Tiên Phật, để lưu truyền dạy dỗ nhơn sanh về đường đạo đức. Con mắt, lỗ tai và tay cầm viết trong khuôn hình tượng trưng Trời thấy tất cả, nghe biết tất cả, biên chép tất cả (Dieu voit tout, entend tout, écrit tout), không có chi trong CKVT nầy mà giấu giếm được Trời. * Nơi la-phông dù của 9 cấp CTĐ đều có trang trí hình 6 con rồng đoanh nhau: 2 rồng vàng, 2 rồng xanh và 2 rồng đỏ, tượng trưng 2 câu kinh trong Bài Ngọc Hoàng Kinh : "Thời thừa lục long, Du hành bất tức." * Nơi la-phông bằng phẳng của 2 gian 2 bên Chánh Điện, mỗi ô đều có trang trí hình 3 con thú linh là : Lân, Qui, Phụng. Ba con thú linh nầy kết hợp với Rồng nơi la-phông dù của gian giữa thành Tứ linh : Long, Lân, Qui, Phụng. Người xưa cho biết, khi thú linh xuất hiện ở vùng đất nào là điềm lành báo trước có việc lành sắp xảy đến.
Tổng số bài gửi : 99 Points : 279 Reputation : 0 Join date : 12/05/2011 Age : 31
Tiêu đề: TÒA THÁNH TÂY NINH (tập 2)
Tiêu đề:
IV. Mô tả Tòa Thánh. Đứng trước Tòa Thánh, chỗ khoảng sân rộng có cột phướn, nhìn thẳng vào Tòa Thánh, chúng ta thấy nổi bật 2 tháp vuông lớn, cao vút, song song nhau. Đó là Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi Âm Cổ Đài, thường gọi là Lầu Chuông và Lầu Trống. Mỗi tháp đều có 6 từng không đều nhau, có mái ngắn bao quanh phân chia các từng. Từng dưới cùng (từng trệt) của 2 tháp nầy có 2 khuôn bông lớn hình chữ nhựt, ở giữa có 2 chữ Nho lớn trong hình bầu dục, bên Lầu Trống là chữ CAO ( ) và bên Lầu Chuông là chữ ĐÀI ( ) Bên trên khuôn bông nầy là 4 ô hình tròn có gắn 4 chữ Nho : Bên Lầu Trống 4 chữ LÔI ÂM CỔ ĐÀI ( ) và bên Lầu Chuông 4 chữ BAÏCH NGỌC CHUNG ĐÀI ( ). Từng kế bên trên, ở bên Lầu chuông có đắp tượng Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay mặt cầm quyển Thiên thơ; và ở bên Lầu Trống thì có đắp tượng Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay mặt cầm một nhánh bông, tay trái xách giỏ Hoa lam. (Xem Tiểu sử Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung và Tiểu sử của Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh trong Phần thứ sáu). Từng thứ ba kế bên trên, ngắn hơn 2 từng dưới, mỗi bên có gắn 2 bông gió để thông hơi. Lên từng thứ tư, bề cao dài nhứt, giữa hình chữ T rất lớn màu trắng có đắp hình một bó hoa lớn, màu sắc sặc sỡ, như đang rơi xuống biển, dưới ánh bình minh, còn 3 phía hông còn lại thì gắn những khung lá sách sơn màu xanh. (Xem Giải thích ý nghĩa Bó hoa trong Phần thứ sáu). Bên trong từng thứ tư nầy, bên Lầu trống có đặt 1 cái trống lớn, gọi là Lôi Âm Cổ, và bên Lầu chuông đặt một cái chuông lớn gọi là Bạch Ngọc Chung. Khi đánh chuông hay đánh trống, âm thanh vang rền truyền đi rất xa để thức tỉnh những người đang còn chìm đắm trong giấc mộng trần. Từng thứ năm và thứ sáu có 4 cạnh dần dần nhỏ lại, và 4 bên đều có gắn các khuôn bông thông gió, trang trí với nhiều màu sắc rất đẹp. Nơi từng thứ sáu là từng chót, cao nhứt, có làm lan can bao quanh, để du khách có thể lên đứng trên đó nhìn thấy khung cảnh toàn vùng Thánh địa. Trên nóc Lầu chuông và Lầu trống, mỗi bên đều có đắp hình 3 Bửu pháp : Bên dưới là Giỏ Hoa lam, bên trên là cái Bầu Hồ lô và một cây Gậy. Hồ lô và cây Gậy là bửu pháp của Đại Tiên Lý thiết Quả, đứng đầu Bát Tiên, mà trong thời ĐĐTKPĐ nầy, Ngài vâng lịnh Đức Chí Tôn giáng trần là Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung; còn Giỏ Hoa lam là bửu pháp của vị Long Nữ, đệ tử của Đức Quan Âm Bồ Tát, vâng lịnh Chí Tôn giáng trần là Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh. Giữa Lầu chuông và Lầu trống là một kiến trúc 3 từng (một trệt, 2 lầu) gọi chung là Hiệp Thiên Đài, mà phía trước có một bao lơn hình bán nguyệt rất lớn, gọi là Vinh Dự Công Lao Chi đài, gọi tắt là Đài Danh dự. Trên bao lơn có dựng một cây cột cờ, hơi xiên ra ngoài để treo lá cờ Đạo vào những ngày lễ trong Đạo. (Xem Giải thích ý nghĩa lá cờ Đạo trong Phần thứ sáu). Chống đỡ bao lơn nầy có 4 cây cột, chia ra mỗi bên 2 cây đặt kế nhau : Một cây có đắp hình con rồng đỏ quấn xung quanh cột, một cây đắùp hình các hoa sen, lá sen và cọng sen quấn chung quanh cột, để 2 cây cột rồng và sen đó ghép lại tượng trưng 2 chữ LONG HOA. (Long là rồng, Hoa là bông) (Xem giải thích chi tiết chữ Long Hoa nơi Phần thứ sáu). Trên vành bao lơn có đắp 8 khuôn hình ghi lại 8 Điển tích tượng trưng 8 ngành nghề trong dân chúng : Sĩ, Nông, Công, Thương, Ngư, Tiều, Canh, Mục. (Xem 8 Điển tích nầy nơi Phần thứ sáu). Hai bên cửa chánh của từng trệt HTĐ, sát vách Lầu chuông và Lầu trống, có đắp pho tượng 2 vị Thiên Thần : Ác và Thiện, thường gọi là Ông Ác và Ông Thiện. (Xem sự tích Ông Ác và Thiện trong Phần thứ sáu). Tòa nhà HTĐ 3 từng ấy có từng trệt được gọi là Tịnh Tâm Điện, lầu kế bên trên Tịnh Tâm Điện được gọi là Lầu Hiệp Thiên Đài, vì có lập Bàn thờ 15 vị Chức sắc cao cấp nhứt của HTĐ, và từng nầy thông ra bao lơn hình bán nguyệt như đã nói ở trên. Phía trước Lầu HTĐ, ở 2 bên bìa có bông 2 chữ Nho đại tự là NHƠN và NGHĨA . Phía dưới 2 chữ NHƠN NGHĨA nầy là đôi liễn Hiệp Thiên Đài, khởi đầu bằng 2 chữ HIỆP và THIÊN :
Hiệp nhập Cao Đài, bá tánh thập phương qui chánh quả, Thiên khai Huỳnh đạo, Ngũ chi Tam giáo hội Long Hoa.
Nghĩa là : - Hiệp vào Đạo Cao Đài, nhơn sanh khắp nơi được trở về ngôi Chánh quả, - Trời mở Đạo Cao Đài, các Đấng trong Ngũ Chi Đại Đạo và trong Tam giáo tham dự Đại Hội Long Hoa.
Từng lầu bên trên hết được gọi là Phi Tưởng Đài, cũng gọi là Thông Thiên Đài, xưa gọi là Tiêu Diêu Điện, nơi mặt tiền phía trước có đắp hình Thiên Nhãn rất lớn, chỗ lan can trước Thiên Nhãn có đắp hình Cổ pháp Tam giáo : bình Bát vu (tượng trưng Phật giáo), cây Phất chủ (tượng trưng Tiên giáo), sách Xuân Thu (tượng trưng Nho giáo). Trên nóc của Phi Tưởng Đài có đắp tượng của Đức Phật Di-Lạc (Di-Lạc Vương Phật) ngự trên tòa sen đặt trên lưng một con cọp vàng. (Xem sự tích Đức Phật Di-Lạc nơi phần thứ tư). Con cọp ấy tượng trưng năm Bính Dần (1926) là năm Khai Đạo Cao Đài.
Bước qua bên cạnh, nhìn vào phía hông Tòa Thánh, chúng ta thấy bên trên có 3 từng mái đỏ cong cong, đúc bằng bê-tông, nhưng trang trí như lợp ngói móc, bên trên nóc nhô lên 2 cái tháp cao : một cái có hình vuông bên dưới hình tròn bên trên gọi là Nghinh Phong Đài, và một cái hình tám cạnh gọi là Bát Quái Đài. Nghinh Phong Đài nằm ở chính giữa Cửu Trùng Đài, và phần Cửu Trùng Đài gồm có 9 lồng căn có mái ngói đều sơn màu đỏ, còn phần Bát Quái Đài, mái ngói đều sơn màu vàng. Như vậy, Tòa Thánh gồm có 3 phần : - Phần trước là Hiệp Thiên Đài (HTĐ), 2 bên có 2 tháp vuông rất cao là Lầu chuông và Lầu trống. - Phần giữa là Cửu Trùng Đài (CTĐ) có tháp tròn là Nghinh Phong Đài. - Phần cuối là Bát Quái Đài (BQĐ), có tháp cao hình 8 cạnh Bát quái. (Xem giải thích ý nghĩa nơi Phần thứ sáu)
Nóc của Nghinh Phong Đài là một bán cầu úp xuống, trên đó có vẽ họa đồ Ngũ Châu và Ngũ Đại dương, để tượng trưng Địa cầu của nhơn loại chúng ta đang sống, và trên bán cầu nầy có đắp hình một con Long mã phụ Hà đồ, đang bỏ vó chạy về hướng Tây, nhưng ngoái đầu lại nhìn về hướng Đông. Ngay phía dưới Nghinh Phong Đài là hai cửa hông ở hai bên đi vào Chánh điện Tòa Thánh. Còn trên nóc của Bát Quái Đài, đắp một tòa sen lớn, trên đó có 3 vị Cổ Phật la: Brahma Phật, Civa Phật, và Christna Phật. Bên dưới Bát Quái Đài, mỗi bên có xây một cầu thang đi lên, hai bên mỗi cầu thang đều có đắp hình 2 con Kim Mao Hẩu màu vàng, trông rất oai vệ. Nơi 2 cửa hông Tòa Thánh bên dưới Nghinh Phong Đài, cũng có làm 2 cầu thang đi lên , và mỗi cầu thang đều có đắp hình 2 con Kim Mao Hẩu như nơi BQĐ. Hai bên hông Tòa Thánh là một dãy hành lang rộng, đi từ trước bọc ra sau, thông hai bên. Hành lang có nhiều bực giống như bên trong Tòa Thánh, từ thấp ở phía trước, dần lên cao ở phía sau. Chống đỡ mái hiên hành lang là một hàng cột tròn bao quanh Tòa Thánh , đếm được tất cả là 112 cây cột. Dưới mái hiên, trên đường viền giữa các cây cột, có trang trí hình dây nho, lá và trái nho; bên trên có một khuôn tròn vẽ hình 2 con hạc bay lúc mặt Trời mới mọc. (Xem giải thích chi tiết nơi Phần thứ sáu).
Phía trong hành lang là vách Tòa Thánh, giữa mỗi căn có một khuôn bông sen rất lớn gồm những bông sen, lá sen và cọng sen, đỡ một khung có hình Thiên Nhãn ở chính giữa một tam giác đều, có làm những tia hào quang phát ra. Chung quanh Tòa Thánh có tất cả 23 khuông bông sen có hình Thiên Nhãn, hiệp với Thiên Nhãn trên Phi Tưởng Đài phía trước Tòa Thánh, tổng cộng là 24 Thiên Nhãn.
Chúng ta trở lại phía trước để chuẩn bị đi vào Tòa Thánh theo lối cửa chánh, quan sát bên trong Tòa Thánh. Chúng ta bước lên bực thềm 5 cấp bằng đá mài màu nâu. Năm cấp thềm nầy tượng trưng 5 cấp tiến hóa của người tu phải trải qua khi đạt đến Phật vị. Đó là : Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo. Lên đến mí thềm, chúng ta gặp ngay 4 cây cột lớn, mỗi bên 2 cây đứng kế nhau, một cây có hình rồng màu đỏ quấn quanh, một cây có hình cọng sen và bông sen quấn quanh. Hai cây cột có quấn rồng và bông sen nầy nầy tượng trưng 2 chữ LONG HOA (Long là rồng, Hoa là bông). (Xem giải thích về Long Hoa trong Phần thứ sáu). Chúng ta đứng ngước nhìn lên phía trên, thấy một bức họa, trên đó vẽ một bàn tay từ trong mây đưa ra cầm cây Cân đặt trên quả địa cầu của nhơn loại. Đó là bàn tay của Đấng Thượng Đế cầm cây Cân Công Bình thiêng liêng để cân TỘI và PHƯỚC của mỗi người sau khi qui liễu, để có sự thưởng phạt công bình cho mỗi linh hồn. Hai bên cửa chánh, chúng ta lại thấy 2 pho tượng lớn : - Phía sát vách Lầu chuông là tượng của vị Thiện Thần, mà người đạo quen gọi là Ông Thiện, có gương mặt hiền từ, tay cầm cây siêu cán dài, đứng trên tòa sen (Liên đài). - Phía sát vách Lầu trống là pho tượng của vị Ác Thần, mà người đạo quen gọi là Ông Ác, có gương mặt dữ tợn, tay mặt cầm một cái búa lớn, tay trái cầm cục Ngọc tỷ, đứng trên tòa lửa (Hỏa đài). Phía sau 4 cây cột tròn sơn sọc xanh là tới cửa chánh làm bằng gỗ quí, gồm một cửa lớn ở giữa và hai cửa nhỏ ở hai bên, được đánh vẹc ni màu sậm bóng láng. Hai cây cột hai bên cửa lớn có hình vuông, trên đó có cẩn đôi liễn Hiệp Thiên Đài bằng chữ Nho, khởi đầu bởi 2 chữ Hiệp Thiên : - HIỆP nhập Cao Đài bá tánh thập phương qui chánh quả, - THIÊN khai Huỳnh Đạo, Ngũ Chi Tam Giáo hội Long Hoa.
Bên trong cửa chánh là một khoảng rộng, gọi là Tịnh Tâm Điện, là nơi để cho các tín đồ giữ lòng trong sạch, loại bỏ các tư tưởng không tốt, trước khi vào Chánh điện bái lễ Đức Chí Tôn. Một bức vách chắn ngang ngăn cách Tịnh Tâm Điện và phần Chánh điện bên trong, trên đó có một bức họa thật lớn, gọi là bức họa TAM THÁNH KÝ HÒA ƯỚC. Trên bức họa nầy có họa hình 3 vị : - Đức Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm Thánh hiệu là Thanh Sơn Đạo Sĩ (hay Thanh Sơn Chơn Nhơn), mặc triều phục Việt Nam, cầm bút lông, đang viết câu chữ Nho : Thiên thượng Thiên hạ - Bác Ái Công Bình
- Đức Victor Hugo, đại văn hào của nước Pháp, Thánh hiệu là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, mặc triều phục nước Pháp, cầm bút lông ngỗng, đang viết câu chữ Pháp : DIEU et HUMANITÉ - AMOUR et JUSTICE
- Đức Tôn dật Tiên, tức là Tôn Văn, nhà Đại Cách Mạng của nước Trung Hoa, Thánh hiệu là Trung Sơn Chơn Nhơn, cầm nghiên mực đỏ, để cho 2 vị kia chấm bút lông vào đó mà viết chữ trên tấm bia đá chiếu hào quang. Đó là bảng Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước, tức là bảng giao kết giữa Trời và Người. (Xem giải thích chi tiết trong Phần thứ hai) . Cả 3 vị Thánh đều đứng trên mây, nghiên mực và bia đá đều tỏa hào quang.
TRUYỆN KÝ TAM THÁNH : " - Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm, nhà Tiên tri danh tiếng lớn ở đời Mạc- Lê, thi đậu Trạng nguyên, tước vị Trình Quốc Công, tục gọi là Trạng Trình, giáng cơ tự xưng là Thanh Sơn Đạo Sĩ, tức là Sư Phó của Bạch Vân Động. - Cụ Victor Hugo, nhà thi gia trứ danh của Pháp quốc, giáng cơ tự xưng là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, tức là đệ tử của Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động. - Cụ Tôn dật Tiên, đại cách mạng gia nước Trung Hoa, nhũ danh là Tôn Văn, giáng cơ tự xưng là Trung Sơn Chơn Nhơn, tức là đệ tử của Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động. Ba vị Thánh Nhơn trên đây là Thiên Sứ đắc lịnh làm hướng đạo cho nhơn loại để thực hành Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước. " (HỘI THÁNH)
Qua khỏi Tịnh Tâm Điện và bức họa Tam Thánh Ký Hòa Ước, chúng ta bước xuống bực tam cấp đá mài nâu, thì chúng ta đứng tại bực thấp nhứt của CTĐ. Đó là cấp 1 của CTĐ. Quay mặt nhìn vào gian giữa, chúng ta thấy 3 pho tượng to lớn đứng trên 3 tòa sen :
- Tượng của Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc ở giữa, mặc Đại phục, đứng trên tòa sen giữa Thất đầu xà ở bực đá mài cao hơn hết, tay cầm cây Kim Tiên (Bửu pháp của Thái Sư Văn Trọng thời nhà Trụ trao cho Đức Hộ Pháp). - Tượng của Đức Thượng Phẩm Cao quỳnh Cư ở phía tay mặt của Đức Hộ Pháp, đứng trên tòa sen trước cây Phướn Thượng Phẩm, mặc Đại phục, tay mặt cầm Long Tu Phiến có gắn Phất Chủ, tay trái cầm xâu chuỗi Từ Bi. - Tượng của Đức Thượng Sanh Cao hoài Sang ở phía tay trái của Đức Hộ Pháp, đứng trên tòa sen trước cây phướn Thượng Sanh, mặc Đại phục, tay mặt cầm cây Phất Chủ, tay trái nắm xâu chuỗi Từ Bi, sau lưng thì giắt Thư Hùng kiếm.
Ba tòa sen đặt trên 3 cái đôn, một con rắn lớn, da màu nâu sậm, có 7 đầu gọi là Thất Đầu Xà, mình rất dài, quấn vào cả 3 cái đôn nầy, đuôi rắn quấn tròn vào đôn của Đức Thượng Sanh, thân rắn quấn vào đôn của Đức Thượng Phẩm, phần đầu quấn vào đôn của Đức Hộ Pháp, còn 7 đầu rắn tượng trưng Thất Tình của con người, chia ra : 3 đầu Hỷ, Lạc, Ái đưa thẳng lên cao sau lưng Đức Hộ Pháp giống như tạo thành chỗ dựa; 2 đầu Ố và Dục tẻ ra hai bên, gục xuống vừa tầm để Đức Hộ Pháp đặt 2 tay lên như để chế ngự; 2 đầu Nộ và Ai ở dưới thấp, gục xuống vừa tầm để Đức Hộ Pháp đặt chân lên khi Đức Ngài ngồi trên tòa sen. Như thế, 7 đầu rắn ấy kết hợp với tòa sen đặt trên cái đôn, tạo thành như một cái ngai để Đức Hộ Pháp ngự trên đó, với 2 tay kềm chế 2 đầu Ố và Dục, 2 chân đạp lên 2 đầu Nộ và Ai, không cho 2 đầu nầy ngóc lên, và 3 đầu Hỷ, Lạc, Ái cho cất lên cao như làm thành chỗ dựa lưng cho Đức Hộ Pháp.
Trên vách phía sau ngai của Đức Hộ Pháp là bùa chữ KHÍ ( ), vẽ màu vàng trên nền đỏ. Sau lưng Đức Thượng Phẩm có treo lá phướn Thượng Phẩm, trên đó có Cổ pháp Thượng Phẩm là Long Tu Phiến và Phất Chủ. Sau lưng Đức Thượng Sanh thì có treo lá phướn Thượng Sanh, trên đó có Cổ pháp Thượng Sanh là Thư Hùng Kiếm và Phất Chủ. Chúng ta còn thấy trên 2 cây cột ở hai bên chữ KHÍ có đôi liễn Phạm Môn :
- PHAÏM giáo tùy nguơn cứu thế độ nhơn hành chánh pháp, - MÔN quyền định hội trừ tà diệt mị hộ chơn truyền.
Nghĩa là : . Phật dạy tùy thời kỳ mà cứu độ người đời thi hành theo Chánh pháp, . Quyền lực của cửa Đạo định ra thời kỳ trừ diệt tà mị bảo hộ chơn truyền.
Dưới 3 pho tượng của Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh là 5 bực đá mài màu nâu hình bán nguyệt, gọi là Ngũ Lôi Đài, dành cho Thập nhị Thời Quân Hiệp Thiên Đài đứng chầu lễ Đức Chí Tôn. Dưới 5 bực đá mài bán nguyệt vừa kể ở trên là cấp thứ 1 (thấp nhứt) của CTĐ. Trong cấp nầy, phần giữa dành cho các Chức sắc Pháp Chánh HTĐ đứng chầu lễ Đức Chí Tôn, và 2 phần 2 bên dành cho các tín đồ Đạo hữu nam nữ chầu lễ. Đứng tại đây nhìn vào Bửu điện, chúng ta thấy 2 hàng cột rồng xanh thẳng tắp cao lớn, với nhiều bực từ thấp lên cao. Mỗi hàng có 9 cây cột rồng xanh, hai hàng gồm 18 cây cột, tương ứng với 9 cấp của CTĐ cao dần lên tới Bửu điện. Đặc biệt có 2 cây cột rồng xanh ở hàng thứ năm từ ngoài đếm vào, có xây 2 cái đài nhỏ hình xoắn ốc lên cao, bằng phân nửa bề cao của cột rồng, được gọi là Giảng đài, dùng làm nơi để Chức sắc lên đứng Thuyết đạo, hoặc làm nơi cho 2 vị Chức sắc đứng điều khiển buổi lễ cúng đàn : Giảng đài bên Nam có vị Giáo Sư phái Ngọc đứng xướng lễ; Giảng đài bên Nữ có vị Nhạc Sư Bộ Nhạc, cầm cái bông sen và có một đèn hiệu để điều khiển ban nhạc, lễ và đồng nhi. Dọc theo hai bên vách Tòa Thánh, ngang với mặt bằng lầu một HTĐ, là 2 dãy bao lơn dài vô tới Bát Quái Đài. Dãy bao lơn nầy được gọi là Bao lơn Thanh đẳng (Ngài Thời Quân Khai Đạo dịch ra Pháp văn là Balcon des Innocents), dành cho phẩm Lễ Sanh chầu lễ Đức Chí Tôn trong những kỳ Đại lễ có quá đông Lễ Sanh tham dự đàn cúng. Bao lơn bên Nam phái dành cho Lễ Sanh và Giáo Thiện Nam phái, bên bao lơn Nữ phái dành cho Lễ Sanh và Giáo Thiện Nữ phái.
Chúng ta đi lên đến bực thứ 9 của Cửu Trùng Đài, chúng ta thấy nơi gian giữa có đặt 7 cái ngai sơn son thếp vàng rất long trọng và rất đẹp, đặt trên bệ gỗ bóng láng. 7 cái ngai nầy dành cho 7 vị Chức sắc cao cấp nhứt của Cửu Trùng Đài, kể ra như sau : - 3 ngai dưới dành cho 3 vị Đầu Sư 3 phái : Thái, Thượng, Ngọc. - 3 ngai kế trên dành cho 3 vị Chưởng Pháp 3 phái : Thái, Thượng, Ngọc. - 1 cái ngai lớn nhứt và đẹp nhứt đặt sau cùng dành cho Đức Giáo Tông. Hai bên 7 cái ngai nầy là 2 hàng tàn, lọng và Dàn Bát bửu. 7 cái ngai nầy ở cấp thứ 9 của CTĐ, tức là cấp cao nhứt của CTĐ. Qua khỏi 7 cái ngai là đến cấp thứ 10 làm trung gian giữa Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài, nơi đây có khoảng rộng gọi là Cung Đạo. Tại Cung Đạo, tiếp giáp với Bát Quái, chúng ta thấy có 2 cây cột quấn rồng vàng. Kể từ chỗ 2 cây cột có quấn rồng vàng nầy, các bực đi lên được xây theo hình Bát Quái có 8 cạnh đều nhau, bên ngoài lớn, bên trong cao lên và nhỏ dần, được làm bằng đá mài màu vàng. Có tất cả 12 cấp Bát Quái, cấp trên cao hơn cấp dưới kế tiếp 10 phân. Cấp thứ 12 cao nhất, có cẩn đủ 8 Cung Bát Quái : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Cung Đoài ở ngay hướng Tây, Cung Chấn ở ngay hướng Đông, Cung Khảm hướng Nam, và Cung Ly hướng Bắc. Ngay trung tâm của Bát Quái có đúc một hình trụ tròn để giữ vững cây trụ của Quả Càn Khôn. Bên trên cây trụ nầy là một Quả Càn Khôn thật lớn, hình cầu, đường kính 3 thước 3 tấc (3,30 m), sơn màu xanh da trời, trên đó có vẽ rất nhiều ngôi sao, (tổng cộng 3072 ngôi sao). Phía trước Quả Càn Khôn ngó ra Cửu Trùng Đài có vẽ một Thiên Nhãn lớn tỏa hào quang, hiện ra giữa đám mây, ngay phía trên ngôi sao Bắc Đẩu. Phía dưới Quả Càn Khôn là bàn thờ đóng bằng gỗ theo hình Bát Quái. Trên bàn nầy, theo 8 đường ly tâm ra 8 góc Bát Quái, có đặt 8 con rồng màu trắng bạc (Bạch long) đầu hướng ra ngoài, trong tư thế như đang gìn giữ và bảo vệ nơi thờ phượng tôn nghiêm trong Bát Quái Đài. Cũng trên bàn thờ nầy, phía dưới Thiên Nhãn, phần đối diện với CTĐ, có đặt nhiều Long vị viết bằng chữ Nho, sơn son thếp vàng, thờ các Đấng Giáo Chủ, Tam Trấn, và các Thánh Tử Đạo, kể ra sau đây :
- Long vị thờ Đức Phật Thích Ca, Giáo Chủ Phật giáo, đề là Tây Phương Giáo Chủ - Long vị thờ Đức Lão Tử, hóa thân của Đức Thái Thượng Đạo Tổ, Giáo Chủ Tiên Giáo, đề là : Thái Thượng Đạo Tổ - Long vị thờ Đức Khổng Tử, Giáo Chủ Nho giáo, đề là : Khổng Thánh Tiên Sư
3 Long vị của 3 Đấng Giáo Chủ nầy đặt ngang hàng nhau, Long vị của Đức Phật Thích Ca đặt ở chính giữa, Long vị của Đức Lão Tử đặt phía tay mặt của Đức Phật Thích Ca, và phía tay trái là Long vị của Đức Khổng Tử.
Dưới 3 Long vị trên là 3 Long vị của Tam Trấn Oai Nghiêm ĐĐTKPĐ, kể ra:
- Long vị thờ Đức Lý Đại Tiên Trưởng, Nhứt Trấn Oai Nghiêm, đặt ngay phía dưới Long vị Đức Phật Thích Ca, đề là : Thái Bạch Kim Tinh - Long vị thờ Đức Quan Âm Bồ Tát, Nhị Trấn Oai Nghiêm, đặt dưới Long vị của Đức Lão Tử, đề là : Quan Âm Như Lai - Long vị thờ Đức Quan Thánh, Tam Trấn Oai Nghiêm, đặt dưới Long vị của Đức Khổng Tử, đề là : Quan Thánh Đế Quân Dưới Long vị của Đức Lý Thái Bạch ở hàng giữa là : - Long vị Đức Chúa Jésus, Giáo Chủ Thiên Chúa Giáo, đề là : Gia Tô Giáo Chủ - Dưới Long vị của Đức Chúa Jésus là Long vị của Đức Khương Thượng, làm đầu Thần đạo Trung Hoa, đề là Khương Thượng Tử Nha. Hai bên Long vị của Đức Chúa Jésus là 2 Long vị : Thánh Tử Đạo Nam phái và Thánh Tử Đạo Nữ phái. Ngoài ra, bên Nam phái còn có một Long vị nhỏ thờ Victor Hugo (Văn hào Pháp) đề là : Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn vì Ngài được Đức Chí Tôn giao nhiệm vụ Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo. Bên cạnh phía dưới có một bài vị đề là : Thần vị Nourn Dinh. Bên dưới các Long vị có một đôi Qui Hạc khá lớn (hình con Hạc vươn cổ cao lên, đứng trên lưng con Rùa). Ngoài ra còn có các dĩa chưng trái cây, bình hoa, lư hương, chưn đèn, và các đồ thờ linh tinh khác. Các Đấng có Long vị thờ nơi Bát Quái Đài đều có tạc tượng trên tấm diềm chính giữa, phía trên Cung Đạo. Tấm diềm nầy có hình chữ M ở khoảng giữa 2 cây cột rồng vàng tại Cung Đạo, có đắp 5 sắc mây lành (Ngũ sắc tường vân), trên đó có đắp tượng các Đấng Giáo Chủ và Tam Trấn, kể ra như sau :
. Nơi hàng giữa, trên hết là tượng Đức Phật Thích Ca mặc áo cà sa vàng, ngồi trên tòa sen, kế dưới là tượng Đức Lý Thái Bạch, Đức Chúa Jésus Christ, và Đức Khương Thượng Tử Nha. . Phía tay trái của Đức Phật Thích Ca là tượng của Đức Khổng Tử và Đức Quan Thánh. . Phía tay mặt của Đức Phật Thích Ca là tượng của Đức Lão Tử và Đức Quan Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen.
Hai bên tấm diềm chính giữa, ở 2 căn 2 bên, cũng có 2 tấm diềm nữa, đặt xéo góc ôm theo hình Bát Quái, cũng có dạng chữ M với 5 sắc mây lành, trên đó có gắn các tượng :
- Tấm diềm bên phía Nữ phái có gắn tượng Bát Tiên, gồm : hàng trên 4 vị cỡi thú bay và hàng dưới có 4 vị cỡi thú chạy, kể tên ra như sau : . Lữ Động Tân cỡi chim hạc. . Hà Tiên Cô cỡi chim phụng. . Hàn Tương Tử thổi sáo cỡi con công. . Lam Thể Hòa cỡi chim trĩ. . Tào Quốc Cựu cỡi Mai Hoa Lộc. . Lý Thiết Quả cỡi voi. . Hớn Chung Ly cỡi Tứ bất tướng. . Trương Quả Lão cỡi lừa ngược.
- Tấm diềm phía bên Nam phái có gắn tượng Thất Thánh hồi đời Phong Thần Trung Hoa, gồm : - . Lý Tịnh . Na Tra . Mộc Tra . Kim Tra . Vi Hộ . Dương Tiễn . Lôi Chấn Tử.
Bây giờ, chúng ta quan sát những hình trang trí trên la-phông (Plafond) : * Nơi la-phông dù của Cung Đạo, ở giữa các vì sao trên bầu trời xanh, có một hình bầu dục, chung quanh có 12 tia hào quang dài xen kẽ 24 tia hào quang ngắn. Bên trong hình bầu dục nầy gồm có : . Chính giữa là hình Thiên Nhãn có hào quang tỏa ra xung quanh, tượng trưng Trời, tức là Thượng Đế. . Chung quanh Thiên Nhãn gồm : cây Đại Ngọc Cơ, Ống Xăm và 2 miếng âm dương, cây Tiểu Ngọc Cơ với vòng cung mẫu tự ABC ..., một cái dĩa nhỏ để giao tiền quẻ, một cái bàn 3 chân dùng xây bàn, một lỗ tai, một bộ sách buộc băng vàng đề chữ Tứ Kinh, hình một Ông già có râu đen trên quả địa cầu, một cái bảng đá mở ra có 3 dòng chữ nôm đọc ra là :
Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền, Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên. Đạo mầu rưới khắp . . . (có in trong TNHT.I.5)
một xấp giấy có cây bút đang viết 3 câu thơ chữ nôm đọc ra là: Viết thử Thiên thơ với nét trần, Hầu sau bền giữ nghiệp Hồng Quân. Chuyển luân thế sự . . . (có in trong TNHT.II.121)
một bàn tay từ trong mây đưa ra viết 3 câu thơ chữ nôm đọc ra là: Ký thành một cuốn gọi Thiên thơ, Khai Đạo muôn năm trước định giờ, May bước phải gìn . . . (có in trong TNHT.I.115)
Ý nghĩa của các hình vẽ nầy là : Trời (Thiên Nhãn) và Người (biểu tượng Ông râu đen trên quả địa cầu), có thể thông công với nhau nhờ các dụng cụ như : - Đại Ngọc Cơ, - Tiểu Ngọc Cơ, - Xây bàn, - Chấp bút (biểu tượng cái bàn tay cầm cây viết), - Ống Xăm với 2 miếng Âm Dương để xin keo, gieo tiền quẻ trên dĩa. Nhờ đó, nhơn loại tiếp nhận được các bài Thánh giáo của Đức Chí Tôn và của chư Thần Thánh Tiên Phật, để lưu truyền dạy dỗ nhơn sanh về đường đạo đức. Con mắt, lỗ tai và tay cầm viết trong khuôn hình tượng trưng Trời thấy tất cả, nghe biết tất cả, biên chép tất cả (Dieu voit tout, entend tout, écrit tout), không có chi trong CKVT nầy mà giấu giếm được Trời. * Nơi la-phông dù của 9 cấp CTĐ đều có trang trí hình 6 con rồng đoanh nhau: 2 rồng vàng, 2 rồng xanh và 2 rồng đỏ, tượng trưng 2 câu kinh trong Bài Ngọc Hoàng Kinh : "Thời thừa lục long, Du hành bất tức." * Nơi la-phông bằng phẳng của 2 gian 2 bên Chánh Điện, mỗi ô đều có trang trí hình 3 con thú linh là : Lân, Qui, Phụng. Ba con thú linh nầy kết hợp với Rồng nơi la-phông dù của gian giữa thành Tứ linh : Long, Lân, Qui, Phụng. Người xưa cho biết, khi thú linh xuất hiện ở vùng đất nào là điềm lành báo trước có việc lành sắp xảy đến.
[img]http:
nguyen dinh thao suri ken
Tue Jun 07, 2011 12:50 pm
MaiKhongQuen - Admin Suri Ken – [Admin]
Tổng số bài gửi : 99 Points : 279 Reputation : 0 Join date : 12/05/2011 Age : 31
Tổng số bài gửi : 99
Points : 279
Reputation : 0
Join date : 12/05/2011
Age : 31
Tiêu đề: Re: TÒA THÁNH TÂY NINH (tập 2)
Tiêu đề:
nguyen dinh thao Suri Ken đã viết:
IV. Mô tả Tòa Thánh. Đứng trước Tòa Thánh, chỗ khoảng sân rộng có cột phướn, nhìn thẳng vào Tòa Thánh, chúng ta thấy nổi bật 2 tháp vuông lớn, cao vút, song song nhau. Đó là Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi Âm Cổ Đài, thường gọi là Lầu Chuông và Lầu Trống. Mỗi tháp đều có 6 từng không đều nhau, có mái ngắn bao quanh phân chia các từng. Từng dưới cùng (từng trệt) của 2 tháp nầy có 2 khuôn bông lớn hình chữ nhựt, ở giữa có 2 chữ Nho lớn trong hình bầu dục, bên Lầu Trống là chữ CAO ( ) và bên Lầu Chuông là chữ ĐÀI ( ) Bên trên khuôn bông nầy là 4 ô hình tròn có gắn 4 chữ Nho : Bên Lầu Trống 4 chữ LÔI ÂM CỔ ĐÀI ( ) và bên Lầu Chuông 4 chữ BAÏCH NGỌC CHUNG ĐÀI ( ). Từng kế bên trên, ở bên Lầu chuông có đắp tượng Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay mặt cầm quyển Thiên thơ; và ở bên Lầu Trống thì có đắp tượng Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay mặt cầm một nhánh bông, tay trái xách giỏ Hoa lam. (Xem Tiểu sử Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung và Tiểu sử của Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh trong Phần thứ sáu). Từng thứ ba kế bên trên, ngắn hơn 2 từng dưới, mỗi bên có gắn 2 bông gió để thông hơi. Lên từng thứ tư, bề cao dài nhứt, giữa hình chữ T rất lớn màu trắng có đắp hình một bó hoa lớn, màu sắc sặc sỡ, như đang rơi xuống biển, dưới ánh bình minh, còn 3 phía hông còn lại thì gắn những khung lá sách sơn màu xanh. (Xem Giải thích ý nghĩa Bó hoa trong Phần thứ sáu). Bên trong từng thứ tư nầy, bên Lầu trống có đặt 1 cái trống lớn, gọi là Lôi Âm Cổ, và bên Lầu chuông đặt một cái chuông lớn gọi là Bạch Ngọc Chung. Khi đánh chuông hay đánh trống, âm thanh vang rền truyền đi rất xa để thức tỉnh những người đang còn chìm đắm trong giấc mộng trần. Từng thứ năm và thứ sáu có 4 cạnh dần dần nhỏ lại, và 4 bên đều có gắn các khuôn bông thông gió, trang trí với nhiều màu sắc rất đẹp. Nơi từng thứ sáu là từng chót, cao nhứt, có làm lan can bao quanh, để du khách có thể lên đứng trên đó nhìn thấy khung cảnh toàn vùng Thánh địa. Trên nóc Lầu chuông và Lầu trống, mỗi bên đều có đắp hình 3 Bửu pháp : Bên dưới là Giỏ Hoa lam, bên trên là cái Bầu Hồ lô và một cây Gậy. Hồ lô và cây Gậy là bửu pháp của Đại Tiên Lý thiết Quả, đứng đầu Bát Tiên, mà trong thời ĐĐTKPĐ nầy, Ngài vâng lịnh Đức Chí Tôn giáng trần là Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung; còn Giỏ Hoa lam là bửu pháp của vị Long Nữ, đệ tử của Đức Quan Âm Bồ Tát, vâng lịnh Chí Tôn giáng trần là Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh. Giữa Lầu chuông và Lầu trống là một kiến trúc 3 từng (một trệt, 2 lầu) gọi chung là Hiệp Thiên Đài, mà phía trước có một bao lơn hình bán nguyệt rất lớn, gọi là Vinh Dự Công Lao Chi đài, gọi tắt là Đài Danh dự. Trên bao lơn có dựng một cây cột cờ, hơi xiên ra ngoài để treo lá cờ Đạo vào những ngày lễ trong Đạo. (Xem Giải thích ý nghĩa lá cờ Đạo trong Phần thứ sáu). Chống đỡ bao lơn nầy có 4 cây cột, chia ra mỗi bên 2 cây đặt kế nhau : Một cây có đắp hình con rồng đỏ quấn xung quanh cột, một cây đắùp hình các hoa sen, lá sen và cọng sen quấn chung quanh cột, để 2 cây cột rồng và sen đó ghép lại tượng trưng 2 chữ LONG HOA. (Long là rồng, Hoa là bông) (Xem giải thích chi tiết chữ Long Hoa nơi Phần thứ sáu). Trên vành bao lơn có đắp 8 khuôn hình ghi lại 8 Điển tích tượng trưng 8 ngành nghề trong dân chúng : Sĩ, Nông, Công, Thương, Ngư, Tiều, Canh, Mục. (Xem 8 Điển tích nầy nơi Phần thứ sáu). Hai bên cửa chánh của từng trệt HTĐ, sát vách Lầu chuông và Lầu trống, có đắp pho tượng 2 vị Thiên Thần : Ác và Thiện, thường gọi là Ông Ác và Ông Thiện. (Xem sự tích Ông Ác và Thiện trong Phần thứ sáu). Tòa nhà HTĐ 3 từng ấy có từng trệt được gọi là Tịnh Tâm Điện, lầu kế bên trên Tịnh Tâm Điện được gọi là Lầu Hiệp Thiên Đài, vì có lập Bàn thờ 15 vị Chức sắc cao cấp nhứt của HTĐ, và từng nầy thông ra bao lơn hình bán nguyệt như đã nói ở trên. Phía trước Lầu HTĐ, ở 2 bên bìa có bông 2 chữ Nho đại tự là NHƠN và NGHĨA . Phía dưới 2 chữ NHƠN NGHĨA nầy là đôi liễn Hiệp Thiên Đài, khởi đầu bằng 2 chữ HIỆP và THIÊN :
Hiệp nhập Cao Đài, bá tánh thập phương qui chánh quả, Thiên khai Huỳnh đạo, Ngũ chi Tam giáo hội Long Hoa.
Nghĩa là : - Hiệp vào Đạo Cao Đài, nhơn sanh khắp nơi được trở về ngôi Chánh quả, - Trời mở Đạo Cao Đài, các Đấng trong Ngũ Chi Đại Đạo và trong Tam giáo tham dự Đại Hội Long Hoa.
Từng lầu bên trên hết được gọi là Phi Tưởng Đài, cũng gọi là Thông Thiên Đài, xưa gọi là Tiêu Diêu Điện, nơi mặt tiền phía trước có đắp hình Thiên Nhãn rất lớn, chỗ lan can trước Thiên Nhãn có đắp hình Cổ pháp Tam giáo : bình Bát vu (tượng trưng Phật giáo), cây Phất chủ (tượng trưng Tiên giáo), sách Xuân Thu (tượng trưng Nho giáo). Trên nóc của Phi Tưởng Đài có đắp tượng của Đức Phật Di-Lạc (Di-Lạc Vương Phật) ngự trên tòa sen đặt trên lưng một con cọp vàng. (Xem sự tích Đức Phật Di-Lạc nơi phần thứ tư). Con cọp ấy tượng trưng năm Bính Dần (1926) là năm Khai Đạo Cao Đài.
Bước qua bên cạnh, nhìn vào phía hông Tòa Thánh, chúng ta thấy bên trên có 3 từng mái đỏ cong cong, đúc bằng bê-tông, nhưng trang trí như lợp ngói móc, bên trên nóc nhô lên 2 cái tháp cao : một cái có hình vuông bên dưới hình tròn bên trên gọi là Nghinh Phong Đài, và một cái hình tám cạnh gọi là Bát Quái Đài. Nghinh Phong Đài nằm ở chính giữa Cửu Trùng Đài, và phần Cửu Trùng Đài gồm có 9 lồng căn có mái ngói đều sơn màu đỏ, còn phần Bát Quái Đài, mái ngói đều sơn màu vàng. Như vậy, Tòa Thánh gồm có 3 phần : - Phần trước là Hiệp Thiên Đài (HTĐ), 2 bên có 2 tháp vuông rất cao là Lầu chuông và Lầu trống. - Phần giữa là Cửu Trùng Đài (CTĐ) có tháp tròn là Nghinh Phong Đài. - Phần cuối là Bát Quái Đài (BQĐ), có tháp cao hình 8 cạnh Bát quái. (Xem giải thích ý nghĩa nơi Phần thứ sáu)
Nóc của Nghinh Phong Đài là một bán cầu úp xuống, trên đó có vẽ họa đồ Ngũ Châu và Ngũ Đại dương, để tượng trưng Địa cầu của nhơn loại chúng ta đang sống, và trên bán cầu nầy có đắp hình một con Long mã phụ Hà đồ, đang bỏ vó chạy về hướng Tây, nhưng ngoái đầu lại nhìn về hướng Đông. Ngay phía dưới Nghinh Phong Đài là hai cửa hông ở hai bên đi vào Chánh điện Tòa Thánh. Còn trên nóc của Bát Quái Đài, đắp một tòa sen lớn, trên đó có 3 vị Cổ Phật la: Brahma Phật, Civa Phật, và Christna Phật. Bên dưới Bát Quái Đài, mỗi bên có xây một cầu thang đi lên, hai bên mỗi cầu thang đều có đắp hình 2 con Kim Mao Hẩu màu vàng, trông rất oai vệ. Nơi 2 cửa hông Tòa Thánh bên dưới Nghinh Phong Đài, cũng có làm 2 cầu thang đi lên , và mỗi cầu thang đều có đắp hình 2 con Kim Mao Hẩu như nơi BQĐ. Hai bên hông Tòa Thánh là một dãy hành lang rộng, đi từ trước bọc ra sau, thông hai bên. Hành lang có nhiều bực giống như bên trong Tòa Thánh, từ thấp ở phía trước, dần lên cao ở phía sau. Chống đỡ mái hiên hành lang là một hàng cột tròn bao quanh Tòa Thánh , đếm được tất cả là 112 cây cột. Dưới mái hiên, trên đường viền giữa các cây cột, có trang trí hình dây nho, lá và trái nho; bên trên có một khuôn tròn vẽ hình 2 con hạc bay lúc mặt Trời mới mọc. (Xem giải thích chi tiết nơi Phần thứ sáu).
Phía trong hành lang là vách Tòa Thánh, giữa mỗi căn có một khuôn bông sen rất lớn gồm những bông sen, lá sen và cọng sen, đỡ một khung có hình Thiên Nhãn ở chính giữa một tam giác đều, có làm những tia hào quang phát ra. Chung quanh Tòa Thánh có tất cả 23 khuông bông sen có hình Thiên Nhãn, hiệp với Thiên Nhãn trên Phi Tưởng Đài phía trước Tòa Thánh, tổng cộng là 24 Thiên Nhãn.
Chúng ta trở lại phía trước để chuẩn bị đi vào Tòa Thánh theo lối cửa chánh, quan sát bên trong Tòa Thánh. Chúng ta bước lên bực thềm 5 cấp bằng đá mài màu nâu. Năm cấp thềm nầy tượng trưng 5 cấp tiến hóa của người tu phải trải qua khi đạt đến Phật vị. Đó là : Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo. Lên đến mí thềm, chúng ta gặp ngay 4 cây cột lớn, mỗi bên 2 cây đứng kế nhau, một cây có hình rồng màu đỏ quấn quanh, một cây có hình cọng sen và bông sen quấn quanh. Hai cây cột có quấn rồng và bông sen nầy nầy tượng trưng 2 chữ LONG HOA (Long là rồng, Hoa là bông). (Xem giải thích về Long Hoa trong Phần thứ sáu). Chúng ta đứng ngước nhìn lên phía trên, thấy một bức họa, trên đó vẽ một bàn tay từ trong mây đưa ra cầm cây Cân đặt trên quả địa cầu của nhơn loại. Đó là bàn tay của Đấng Thượng Đế cầm cây Cân Công Bình thiêng liêng để cân TỘI và PHƯỚC của mỗi người sau khi qui liễu, để có sự thưởng phạt công bình cho mỗi linh hồn. Hai bên cửa chánh, chúng ta lại thấy 2 pho tượng lớn : - Phía sát vách Lầu chuông là tượng của vị Thiện Thần, mà người đạo quen gọi là Ông Thiện, có gương mặt hiền từ, tay cầm cây siêu cán dài, đứng trên tòa sen (Liên đài). - Phía sát vách Lầu trống là pho tượng của vị Ác Thần, mà người đạo quen gọi là Ông Ác, có gương mặt dữ tợn, tay mặt cầm một cái búa lớn, tay trái cầm cục Ngọc tỷ, đứng trên tòa lửa (Hỏa đài). Phía sau 4 cây cột tròn sơn sọc xanh là tới cửa chánh làm bằng gỗ quí, gồm một cửa lớn ở giữa và hai cửa nhỏ ở hai bên, được đánh vẹc ni màu sậm bóng láng. Hai cây cột hai bên cửa lớn có hình vuông, trên đó có cẩn đôi liễn Hiệp Thiên Đài bằng chữ Nho, khởi đầu bởi 2 chữ Hiệp Thiên : - HIỆP nhập Cao Đài bá tánh thập phương qui chánh quả, - THIÊN khai Huỳnh Đạo, Ngũ Chi Tam Giáo hội Long Hoa.
Bên trong cửa chánh là một khoảng rộng, gọi là Tịnh Tâm Điện, là nơi để cho các tín đồ giữ lòng trong sạch, loại bỏ các tư tưởng không tốt, trước khi vào Chánh điện bái lễ Đức Chí Tôn. Một bức vách chắn ngang ngăn cách Tịnh Tâm Điện và phần Chánh điện bên trong, trên đó có một bức họa thật lớn, gọi là bức họa TAM THÁNH KÝ HÒA ƯỚC. Trên bức họa nầy có họa hình 3 vị : - Đức Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm Thánh hiệu là Thanh Sơn Đạo Sĩ (hay Thanh Sơn Chơn Nhơn), mặc triều phục Việt Nam, cầm bút lông, đang viết câu chữ Nho : Thiên thượng Thiên hạ - Bác Ái Công Bình
- Đức Victor Hugo, đại văn hào của nước Pháp, Thánh hiệu là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, mặc triều phục nước Pháp, cầm bút lông ngỗng, đang viết câu chữ Pháp : DIEU et HUMANITÉ - AMOUR et JUSTICE
- Đức Tôn dật Tiên, tức là Tôn Văn, nhà Đại Cách Mạng của nước Trung Hoa, Thánh hiệu là Trung Sơn Chơn Nhơn, cầm nghiên mực đỏ, để cho 2 vị kia chấm bút lông vào đó mà viết chữ trên tấm bia đá chiếu hào quang. Đó là bảng Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước, tức là bảng giao kết giữa Trời và Người. (Xem giải thích chi tiết trong Phần thứ hai) . Cả 3 vị Thánh đều đứng trên mây, nghiên mực và bia đá đều tỏa hào quang.
TRUYỆN KÝ TAM THÁNH : " - Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm, nhà Tiên tri danh tiếng lớn ở đời Mạc- Lê, thi đậu Trạng nguyên, tước vị Trình Quốc Công, tục gọi là Trạng Trình, giáng cơ tự xưng là Thanh Sơn Đạo Sĩ, tức là Sư Phó của Bạch Vân Động. - Cụ Victor Hugo, nhà thi gia trứ danh của Pháp quốc, giáng cơ tự xưng là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, tức là đệ tử của Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động. - Cụ Tôn dật Tiên, đại cách mạng gia nước Trung Hoa, nhũ danh là Tôn Văn, giáng cơ tự xưng là Trung Sơn Chơn Nhơn, tức là đệ tử của Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động. Ba vị Thánh Nhơn trên đây là Thiên Sứ đắc lịnh làm hướng đạo cho nhơn loại để thực hành Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước. " (HỘI THÁNH)
Qua khỏi Tịnh Tâm Điện và bức họa Tam Thánh Ký Hòa Ước, chúng ta bước xuống bực tam cấp đá mài nâu, thì chúng ta đứng tại bực thấp nhứt của CTĐ. Đó là cấp 1 của CTĐ. Quay mặt nhìn vào gian giữa, chúng ta thấy 3 pho tượng to lớn đứng trên 3 tòa sen :
- Tượng của Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc ở giữa, mặc Đại phục, đứng trên tòa sen giữa Thất đầu xà ở bực đá mài cao hơn hết, tay cầm cây Kim Tiên (Bửu pháp của Thái Sư Văn Trọng thời nhà Trụ trao cho Đức Hộ Pháp). - Tượng của Đức Thượng Phẩm Cao quỳnh Cư ở phía tay mặt của Đức Hộ Pháp, đứng trên tòa sen trước cây Phướn Thượng Phẩm, mặc Đại phục, tay mặt cầm Long Tu Phiến có gắn Phất Chủ, tay trái cầm xâu chuỗi Từ Bi. - Tượng của Đức Thượng Sanh Cao hoài Sang ở phía tay trái của Đức Hộ Pháp, đứng trên tòa sen trước cây phướn Thượng Sanh, mặc Đại phục, tay mặt cầm cây Phất Chủ, tay trái nắm xâu chuỗi Từ Bi, sau lưng thì giắt Thư Hùng kiếm.
Ba tòa sen đặt trên 3 cái đôn, một con rắn lớn, da màu nâu sậm, có 7 đầu gọi là Thất Đầu Xà, mình rất dài, quấn vào cả 3 cái đôn nầy, đuôi rắn quấn tròn vào đôn của Đức Thượng Sanh, thân rắn quấn vào đôn của Đức Thượng Phẩm, phần đầu quấn vào đôn của Đức Hộ Pháp, còn 7 đầu rắn tượng trưng Thất Tình của con người, chia ra : 3 đầu Hỷ, Lạc, Ái đưa thẳng lên cao sau lưng Đức Hộ Pháp giống như tạo thành chỗ dựa; 2 đầu Ố và Dục tẻ ra hai bên, gục xuống vừa tầm để Đức Hộ Pháp đặt 2 tay lên như để chế ngự; 2 đầu Nộ và Ai ở dưới thấp, gục xuống vừa tầm để Đức Hộ Pháp đặt chân lên khi Đức Ngài ngồi trên tòa sen. Như thế, 7 đầu rắn ấy kết hợp với tòa sen đặt trên cái đôn, tạo thành như một cái ngai để Đức Hộ Pháp ngự trên đó, với 2 tay kềm chế 2 đầu Ố và Dục, 2 chân đạp lên 2 đầu Nộ và Ai, không cho 2 đầu nầy ngóc lên, và 3 đầu Hỷ, Lạc, Ái cho cất lên cao như làm thành chỗ dựa lưng cho Đức Hộ Pháp.
Trên vách phía sau ngai của Đức Hộ Pháp là bùa chữ KHÍ ( ), vẽ màu vàng trên nền đỏ. Sau lưng Đức Thượng Phẩm có treo lá phướn Thượng Phẩm, trên đó có Cổ pháp Thượng Phẩm là Long Tu Phiến và Phất Chủ. Sau lưng Đức Thượng Sanh thì có treo lá phướn Thượng Sanh, trên đó có Cổ pháp Thượng Sanh là Thư Hùng Kiếm và Phất Chủ. Chúng ta còn thấy trên 2 cây cột ở hai bên chữ KHÍ có đôi liễn Phạm Môn :
- PHAÏM giáo tùy nguơn cứu thế độ nhơn hành chánh pháp, - MÔN quyền định hội trừ tà diệt mị hộ chơn truyền.
Nghĩa là : . Phật dạy tùy thời kỳ mà cứu độ người đời thi hành theo Chánh pháp, . Quyền lực của cửa Đạo định ra thời kỳ trừ diệt tà mị bảo hộ chơn truyền.
Dưới 3 pho tượng của Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh là 5 bực đá mài màu nâu hình bán nguyệt, gọi là Ngũ Lôi Đài, dành cho Thập nhị Thời Quân Hiệp Thiên Đài đứng chầu lễ Đức Chí Tôn. Dưới 5 bực đá mài bán nguyệt vừa kể ở trên là cấp thứ 1 (thấp nhứt) của CTĐ. Trong cấp nầy, phần giữa dành cho các Chức sắc Pháp Chánh HTĐ đứng chầu lễ Đức Chí Tôn, và 2 phần 2 bên dành cho các tín đồ Đạo hữu nam nữ chầu lễ. Đứng tại đây nhìn vào Bửu điện, chúng ta thấy 2 hàng cột rồng xanh thẳng tắp cao lớn, với nhiều bực từ thấp lên cao. Mỗi hàng có 9 cây cột rồng xanh, hai hàng gồm 18 cây cột, tương ứng với 9 cấp của CTĐ cao dần lên tới Bửu điện. Đặc biệt có 2 cây cột rồng xanh ở hàng thứ năm từ ngoài đếm vào, có xây 2 cái đài nhỏ hình xoắn ốc lên cao, bằng phân nửa bề cao của cột rồng, được gọi là Giảng đài, dùng làm nơi để Chức sắc lên đứng Thuyết đạo, hoặc làm nơi cho 2 vị Chức sắc đứng điều khiển buổi lễ cúng đàn : Giảng đài bên Nam có vị Giáo Sư phái Ngọc đứng xướng lễ; Giảng đài bên Nữ có vị Nhạc Sư Bộ Nhạc, cầm cái bông sen và có một đèn hiệu để điều khiển ban nhạc, lễ và đồng nhi. Dọc theo hai bên vách Tòa Thánh, ngang với mặt bằng lầu một HTĐ, là 2 dãy bao lơn dài vô tới Bát Quái Đài. Dãy bao lơn nầy được gọi là Bao lơn Thanh đẳng (Ngài Thời Quân Khai Đạo dịch ra Pháp văn là Balcon des Innocents), dành cho phẩm Lễ Sanh chầu lễ Đức Chí Tôn trong những kỳ Đại lễ có quá đông Lễ Sanh tham dự đàn cúng. Bao lơn bên Nam phái dành cho Lễ Sanh và Giáo Thiện Nam phái, bên bao lơn Nữ phái dành cho Lễ Sanh và Giáo Thiện Nữ phái.
Chúng ta đi lên đến bực thứ 9 của Cửu Trùng Đài, chúng ta thấy nơi gian giữa có đặt 7 cái ngai sơn son thếp vàng rất long trọng và rất đẹp, đặt trên bệ gỗ bóng láng. 7 cái ngai nầy dành cho 7 vị Chức sắc cao cấp nhứt của Cửu Trùng Đài, kể ra như sau : - 3 ngai dưới dành cho 3 vị Đầu Sư 3 phái : Thái, Thượng, Ngọc. - 3 ngai kế trên dành cho 3 vị Chưởng Pháp 3 phái : Thái, Thượng, Ngọc. - 1 cái ngai lớn nhứt và đẹp nhứt đặt sau cùng dành cho Đức Giáo Tông. Hai bên 7 cái ngai nầy là 2 hàng tàn, lọng và Dàn Bát bửu. 7 cái ngai nầy ở cấp thứ 9 của CTĐ, tức là cấp cao nhứt của CTĐ. Qua khỏi 7 cái ngai là đến cấp thứ 10 làm trung gian giữa Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài, nơi đây có khoảng rộng gọi là Cung Đạo. Tại Cung Đạo, tiếp giáp với Bát Quái, chúng ta thấy có 2 cây cột quấn rồng vàng. Kể từ chỗ 2 cây cột có quấn rồng vàng nầy, các bực đi lên được xây theo hình Bát Quái có 8 cạnh đều nhau, bên ngoài lớn, bên trong cao lên và nhỏ dần, được làm bằng đá mài màu vàng. Có tất cả 12 cấp Bát Quái, cấp trên cao hơn cấp dưới kế tiếp 10 phân. Cấp thứ 12 cao nhất, có cẩn đủ 8 Cung Bát Quái : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Cung Đoài ở ngay hướng Tây, Cung Chấn ở ngay hướng Đông, Cung Khảm hướng Nam, và Cung Ly hướng Bắc. Ngay trung tâm của Bát Quái có đúc một hình trụ tròn để giữ vững cây trụ của Quả Càn Khôn. Bên trên cây trụ nầy là một Quả Càn Khôn thật lớn, hình cầu, đường kính 3 thước 3 tấc (3,30 m), sơn màu xanh da trời, trên đó có vẽ rất nhiều ngôi sao, (tổng cộng 3072 ngôi sao). Phía trước Quả Càn Khôn ngó ra Cửu Trùng Đài có vẽ một Thiên Nhãn lớn tỏa hào quang, hiện ra giữa đám mây, ngay phía trên ngôi sao Bắc Đẩu. Phía dưới Quả Càn Khôn là bàn thờ đóng bằng gỗ theo hình Bát Quái. Trên bàn nầy, theo 8 đường ly tâm ra 8 góc Bát Quái, có đặt 8 con rồng màu trắng bạc (Bạch long) đầu hướng ra ngoài, trong tư thế như đang gìn giữ và bảo vệ nơi thờ phượng tôn nghiêm trong Bát Quái Đài. Cũng trên bàn thờ nầy, phía dưới Thiên Nhãn, phần đối diện với CTĐ, có đặt nhiều Long vị viết bằng chữ Nho, sơn son thếp vàng, thờ các Đấng Giáo Chủ, Tam Trấn, và các Thánh Tử Đạo, kể ra sau đây :
- Long vị thờ Đức Phật Thích Ca, Giáo Chủ Phật giáo, đề là Tây Phương Giáo Chủ - Long vị thờ Đức Lão Tử, hóa thân của Đức Thái Thượng Đạo Tổ, Giáo Chủ Tiên Giáo, đề là : Thái Thượng Đạo Tổ - Long vị thờ Đức Khổng Tử, Giáo Chủ Nho giáo, đề là : Khổng Thánh Tiên Sư
3 Long vị của 3 Đấng Giáo Chủ nầy đặt ngang hàng nhau, Long vị của Đức Phật Thích Ca đặt ở chính giữa, Long vị của Đức Lão Tử đặt phía tay mặt của Đức Phật Thích Ca, và phía tay trái là Long vị của Đức Khổng Tử.
Dưới 3 Long vị trên là 3 Long vị của Tam Trấn Oai Nghiêm ĐĐTKPĐ, kể ra:
- Long vị thờ Đức Lý Đại Tiên Trưởng, Nhứt Trấn Oai Nghiêm, đặt ngay phía dưới Long vị Đức Phật Thích Ca, đề là : Thái Bạch Kim Tinh - Long vị thờ Đức Quan Âm Bồ Tát, Nhị Trấn Oai Nghiêm, đặt dưới Long vị của Đức Lão Tử, đề là : Quan Âm Như Lai - Long vị thờ Đức Quan Thánh, Tam Trấn Oai Nghiêm, đặt dưới Long vị của Đức Khổng Tử, đề là : Quan Thánh Đế Quân Dưới Long vị của Đức Lý Thái Bạch ở hàng giữa là : - Long vị Đức Chúa Jésus, Giáo Chủ Thiên Chúa Giáo, đề là : Gia Tô Giáo Chủ - Dưới Long vị của Đức Chúa Jésus là Long vị của Đức Khương Thượng, làm đầu Thần đạo Trung Hoa, đề là Khương Thượng Tử Nha. Hai bên Long vị của Đức Chúa Jésus là 2 Long vị : Thánh Tử Đạo Nam phái và Thánh Tử Đạo Nữ phái. Ngoài ra, bên Nam phái còn có một Long vị nhỏ thờ Victor Hugo (Văn hào Pháp) đề là : Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn vì Ngài được Đức Chí Tôn giao nhiệm vụ Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo. Bên cạnh phía dưới có một bài vị đề là : Thần vị Nourn Dinh. Bên dưới các Long vị có một đôi Qui Hạc khá lớn (hình con Hạc vươn cổ cao lên, đứng trên lưng con Rùa). Ngoài ra còn có các dĩa chưng trái cây, bình hoa, lư hương, chưn đèn, và các đồ thờ linh tinh khác. Các Đấng có Long vị thờ nơi Bát Quái Đài đều có tạc tượng trên tấm diềm chính giữa, phía trên Cung Đạo. Tấm diềm nầy có hình chữ M ở khoảng giữa 2 cây cột rồng vàng tại Cung Đạo, có đắp 5 sắc mây lành (Ngũ sắc tường vân), trên đó có đắp tượng các Đấng Giáo Chủ và Tam Trấn, kể ra như sau :
. Nơi hàng giữa, trên hết là tượng Đức Phật Thích Ca mặc áo cà sa vàng, ngồi trên tòa sen, kế dưới là tượng Đức Lý Thái Bạch, Đức Chúa Jésus Christ, và Đức Khương Thượng Tử Nha. . Phía tay trái của Đức Phật Thích Ca là tượng của Đức Khổng Tử và Đức Quan Thánh. . Phía tay mặt của Đức Phật Thích Ca là tượng của Đức Lão Tử và Đức Quan Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen.
Hai bên tấm diềm chính giữa, ở 2 căn 2 bên, cũng có 2 tấm diềm nữa, đặt xéo góc ôm theo hình Bát Quái, cũng có dạng chữ M với 5 sắc mây lành, trên đó có gắn các tượng :
- Tấm diềm bên phía Nữ phái có gắn tượng Bát Tiên, gồm : hàng trên 4 vị cỡi thú bay và hàng dưới có 4 vị cỡi thú chạy, kể tên ra như sau : . Lữ Động Tân cỡi chim hạc. . Hà Tiên Cô cỡi chim phụng. . Hàn Tương Tử thổi sáo cỡi con công. . Lam Thể Hòa cỡi chim trĩ. . Tào Quốc Cựu cỡi Mai Hoa Lộc. . Lý Thiết Quả cỡi voi. . Hớn Chung Ly cỡi Tứ bất tướng. . Trương Quả Lão cỡi lừa ngược.
- Tấm diềm phía bên Nam phái có gắn tượng Thất Thánh hồi đời Phong Thần Trung Hoa, gồm : - . Lý Tịnh . Na Tra . Mộc Tra . Kim Tra . Vi Hộ . Dương Tiễn . Lôi Chấn Tử.
Bây giờ, chúng ta quan sát những hình trang trí trên la-phông (Plafond) : * Nơi la-phông dù của Cung Đạo, ở giữa các vì sao trên bầu trời xanh, có một hình bầu dục, chung quanh có 12 tia hào quang dài xen kẽ 24 tia hào quang ngắn. Bên trong hình bầu dục nầy gồm có : . Chính giữa là hình Thiên Nhãn có hào quang tỏa ra xung quanh, tượng trưng Trời, tức là Thượng Đế. . Chung quanh Thiên Nhãn gồm : cây Đại Ngọc Cơ, Ống Xăm và 2 miếng âm dương, cây Tiểu Ngọc Cơ với vòng cung mẫu tự ABC ..., một cái dĩa nhỏ để giao tiền quẻ, một cái bàn 3 chân dùng xây bàn, một lỗ tai, một bộ sách buộc băng vàng đề chữ Tứ Kinh, hình một Ông già có râu đen trên quả địa cầu, một cái bảng đá mở ra có 3 dòng chữ nôm đọc ra là :
Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền, Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên. Đạo mầu rưới khắp . . . (có in trong TNHT.I.5)
một xấp giấy có cây bút đang viết 3 câu thơ chữ nôm đọc ra là: Viết thử Thiên thơ với nét trần, Hầu sau bền giữ nghiệp Hồng Quân. Chuyển luân thế sự . . . (có in trong TNHT.II.121)
một bàn tay từ trong mây đưa ra viết 3 câu thơ chữ nôm đọc ra là: Ký thành một cuốn gọi Thiên thơ, Khai Đạo muôn năm trước định giờ, May bước phải gìn . . . (có in trong TNHT.I.115)
Ý nghĩa của các hình vẽ nầy là : Trời (Thiên Nhãn) và Người (biểu tượng Ông râu đen trên quả địa cầu), có thể thông công với nhau nhờ các dụng cụ như : - Đại Ngọc Cơ, - Tiểu Ngọc Cơ, - Xây bàn, - Chấp bút (biểu tượng cái bàn tay cầm cây viết), - Ống Xăm với 2 miếng Âm Dương để xin keo, gieo tiền quẻ trên dĩa. Nhờ đó, nhơn loại tiếp nhận được các bài Thánh giáo của Đức Chí Tôn và của chư Thần Thánh Tiên Phật, để lưu truyền dạy dỗ nhơn sanh về đường đạo đức. Con mắt, lỗ tai và tay cầm viết trong khuôn hình tượng trưng Trời thấy tất cả, nghe biết tất cả, biên chép tất cả (Dieu voit tout, entend tout, écrit tout), không có chi trong CKVT nầy mà giấu giếm được Trời. * Nơi la-phông dù của 9 cấp CTĐ đều có trang trí hình 6 con rồng đoanh nhau: 2 rồng vàng, 2 rồng xanh và 2 rồng đỏ, tượng trưng 2 câu kinh trong Bài Ngọc Hoàng Kinh : "Thời thừa lục long, Du hành bất tức." * Nơi la-phông bằng phẳng của 2 gian 2 bên Chánh Điện, mỗi ô đều có trang trí hình 3 con thú linh là : Lân, Qui, Phụng. Ba con thú linh nầy kết hợp với Rồng nơi la-phông dù của gian giữa thành Tứ linh : Long, Lân, Qui, Phụng. Người xưa cho biết, khi thú linh xuất hiện ở vùng đất nào là điềm lành báo trước có việc lành sắp xảy đến.
[img]http:
nguyen dinh thao suri ken
TÒA THÁNH TÂY NINH (tập 2)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự. * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn. * Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề. Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.